Chương 5: Gồm thâu tuyệt nghệ
Dưới sự hướng dẫn của Cơ Đồng lão nhân, Thiếu Bạch bắt tay vào việc luyện tập nội công thượng thừa. Cơ Đồng thương yêu chàng như con đẻ, việc cơm nước hàng ngày chàng không phải mó tay đến, chàng chỉ có việc hết ngày lại tới đêm chuyên tâm vào luyện tập nội công. Mỗi tối trước khi đi nghỉ Cơ Đồng đều múc về một chén nước Vạn niên thạch nhũ cho Thiếu Bạch uống.Thời gian thấm thoát trôi qua, chẳng bao lâu mà hai năm đã đi qua. Nói đến chuyện truyền thọ kiếm pháp, trong mỗi tháng trừ ngày ba ngày: mồng năm, ngày rằm, hai mươi lăm là ba ngày chàng phải luyện đao pháp của Hướng Ngao truyền thọ, kỳ dư những ngày khác chàng đều ngồi điều tức, vận khí hành công.
Kịp đến khi bước sang quá nửa năm thứ ba, Thiếu Bạch vì được dùng nước vạn niên thạch nhũ nên thể lực của chàng tăng thêm rất nhiều mà cơ sở nội công cũng đã vững chải, Cơ Đồng mới bắt đầu truyền thọ cho chàng kiếm pháp.
Đó là một đêm thật khuya, trăng sáng vằng vặc, Cơ Đồng lão nhân dẫn Thiếu Bạch tới một nơi chân núi đầy hoa thơm cỏ lạ, cười nói :
- Hài tử, ngươi xem cảnh vật nơi đây thế nào?
Thiếu Bạch đưa mắt nhìn khắp ba bề bốn bên một lượt, nói :
- Phồn hoa như gấm, gió mát say người, đẹp tuyệt!
Cơ Đồng cười nói :
- Hơn hai năm trời, ngươi ngoài việc luyện tập đao pháp ở trước nhà ra thì tuyệt nhiên chân không bước ho cửa, tuy khổ sở thật đấy nhưng mức thành tựu đã vượt khỏi sự liệu định của lão phu.
Thiếu Bạch nói :
- Ấy cũng đều do công lão vun quén cho.
Cơ Đồng cười nói :
- Kể từ tối nay trở đi, ta phải bắt đầu truyền dạy kiếm pháp cho nhà ngươi đây.
Thiếu Bạch thụp quỳ ngay xuống đất, lạy ba lạy nói :
- Sư phụ ở trên, xin nhận một lạy của đệ tử.
Cơ Đồng không cản, vui vẻ nhận đại lễ của Thiếu Bạch xong, cười nói :
- Hiện tại kể như vậy chúng ta đã có danh phận thầy trò với nhau rồi, từ giờ phút này tính đi ngươi ở trong Vô Ưu cốc này nhiều lắm chỉ còn khoảng chừng nửa năm, có thầy ở bên chỉ điểm đại khái cũng đủ để ngươi học được chín chiêu kiếm pháp của ta đấy, vườn hoa này đây là do ta vỡ đất trồng trọt từ cái năm ngươi đặt chân tới nên mới có, hiện tại ta cho nhà ngươi để dùng vào việc luyện tập kiếm pháp.
Thiếu Bạch tuy không hiểu tại sao tập kiếm pháp phải tới khu đất trồng toàn thứ hoa đẹp này, nhưng rồi cảm ơn thầy cao dầy như trời biển, chàng quá cảm động thút thít khóc nói :
- Ơn của sư phụ sâu như biển, đệ tử thật không biết làm sao báo đáp được?
Cơ Đồng nói :
- Nếu như nhà ngươi luyện tập tinh thục được chín chiêu Vương Kiếm, kế thừa y bát của ta ấy là đã đáp đền cho ta rồi.
Thiếu Bạch nói :
- Đệ tử xin mang hết sức chu toàn không dám để sư phụ phải thất vọng.
Cơ Đồng hỏi :
- Thiếu Bạch, con có biết tại sao sư phụ lại khai khẩn vườn hoa ngát hương này cho con dùng vào việc luyện tập kiếm không?
Thiếu Bạch đáp :
- Đệ tử không được biết.
Cơ Đồng nói :
- Pho kiếm pháp này của sư phụ, không giống như các môn võ công khác, nếu đem so sánh với Đoạn Hồn Nhất Đao của Hướng Ngao lại càng trái ngược nhau hẳn, hơn hai năm trở lại đây, sư phụ thấy con luyện tập đao pháp của Hướng Ngao đằng đằng mù mịt những sát cơ ác độc, trong khi ấy kiếm pháp của sư phụ lại chẳng khác gõ xuân tươi mát, cỏ cây ấm áp những thương yêu khoan thứ, lúc tập kiếm tất trong lòng phải thật vui, nhưng muôn hoa chen đua nở rộ mới được, bởi vậy sư phụ đã đặc biệt vì con mà khai khẩn vườn hoa này, ở nơi hoa rừng thắm tươi như gấm dệt thi nhau chào đón hương phong này giúp con mau thành tựu kiếm pháp.
Thiếu Bạch thở ra một tiếng nói :
- Sư phụ đối với đệ tử tốt quá.
Cơ Đồng nói :
- Vương đạo cửu kiếm của thầy còn có tên gọi là Đại Bi kiếm pháp, chiêu thứ nhất mang tên Tường vân liễu nhiễu, nhấc tay vung ra một chiêu kiếm giống như trời giáng mây lành, vây bọc lấy đối phương trong một màn kiếm quang loang loáng xẹt đi liên tục biến khác chín lần, chia nhắm ngay vào chín huyệt đạo trên ngươi đối phương. Trước tiên bẽ gãy ngay nhuệ khí của địch nhân, kiếm pháp tuy nói là chỉ có chín chiêu, nhưng mỗi chiêu lại chín lần biến hóa, chín chín tám mốt lần biến hóa, xoay trở đảo lộn mà đem ra dùng, cộng có cả thảy bảy trăm hai mươi chín lần biến hóa, phức tàp dị thường, tối hôm nay ta truyền cho con một chiêu, con lại phải dùng hai ngày để luyện tập thêm, vị chi tập một chiêu mất ba ngày, ba chín hai mươi bảy ngày thì học xong. Ta chuẩn bị thời gian để truyền dạy cho con chín chiêu, còn dư ba ngày lại dành cho việc tập liên hợp các chiêu từ đầu đến cuối.
Lão nhân thở nhẹ một tiếng nói tiếp :
- Nhưng có điều trong khi tập luyện Đại Bi kiếm pháp của thầy thì con không được sờ đến Đoạn Hồn Nhất Đao, vì Cửu kiếm và Nhất đao bất luận nói theo phương diện nào, tình tự hay là khí thế đều trái ngược hẳn nhau. Nếu như dùng chung vào một lúc chỉ sợ tình tự và tâm tánh về phần con khó mà thích ứng được.
Thiếu Bạch nghĩ bụng :
- Thì ra Vương Kiếm, Bá Đao từ trong căn bản đã xung đột nhau như thế rồi, mỗi đàng đi một nẻo, chẳng trách một ngươi là vương, một ngươi là bá, cả hai tuy đều đem lòng ngưỡng mộ nhau nhưng lại tránh mặt, chẳng người nào muốn gặp người nào cả.
Chỉ nghe Cơ Đồng nói :
- Để ý này, trước tiên thầy thi triển cả pho cho con coi qua một lần.
Thiếu Bạch nói :
- Đệ tử lau mắt chờ để được xem.
Cơ Đồng từ từ nâng trường kiếm trong tay lên, thật chậm biểu diễn chín chiêu kiếm pháp. Thiếu Bạch chăm chú nhìn, chàng thấy mỗi chiêu của lão nhân biến hóa liên miên bất tận trông rất đẹp mắt nhưng kiếm thế rất phức tạp dị thường, thật là khó nhớ.
Cơ Đồng thu trường kiếm cười nói :
- Sao, thấy thế nào?
Thiếu Bạch đáp :
- Đệ tử một chiêu cũng không nhớ được!
Cơ Đồng cười nói :
- Nếu nhà ngươi mà chỉ nhìn phớt qua một lần đã lãnh hội được ngay rồi thì đầu còn là tiếng tăm cùng sự lợi hại của nhất đại tuyệt kỹ được.
Thiếu Bạch nói :
- Đệ tử tư chất ngu lục, chỉ sợ phụ ân của sư phụ.
Cơ Đồng cười nói :
- Ngày tháng còn dài rộng lắm, nếu như quả thật ngươi không thể trong vòng nửa năm học được pho kiếm pháp của ta thì ở lại cốc này thêm ba năm nữa chớ lo gì?
Thiếu Bạch kinh hãi nghĩ bụng :
- “Ở thêm ba năm nữa? Chuyện này làm sao có thể được?”
Hình ảnh những người thân yêu bị thảm sát lúc nào cũng lởn vởn hiện diện trong đầu óc chàng, Thiếu Bạch làm sao quên được mối thù nhà. Chàng chỉ hận không thể nào thành tài ngay để về kiếm cho được kẻ thù mà phanh thây, chặt ra làm trăm mảnh để tế vong linh phụ mẫu ở dưới cửu tuyền và rửa sạch mối trầm oan cho phụ mẫu, trùng chấn lại Bạch Hạc môn.
Nghĩ vậy nên chàng thở dài buồn bã nói :
- Đệ tử xin mang hết toàn lực ra học tập.
Thời gian trôi mau, nhẩm đốt ngón tay tính đã đầy một tháng, dưới sự chỉ dạy thật tận tâm của Cơ Đồng, Thiếu Bạch đã đúng như kỳ hạn mà học được toàn thể pho Đại Bi kiếm pháp.
Ngày ấy sau khi chàng tập xong kiếm thuật rồi, Cơ Đồng đưa tay chỉ đám hoa rừng nói :
- Con có biết tại sao thầy lại phải trồng đám hoa rừng này để làm chỗ luyện kiếm không?
Thiếu Bạch lắc đầu nói :
- Đệ tử không được biết.
Cơ Đồng nói :
- Một tháng trời nay mỗi ngày con luyện kiếm ở đây, con có cảm giác gì lạ không?
Thiếu Bạch đưa mắt nhìn đám hoa rừng xung quanh một lượt rồi nói :
- Đệ tử nghĩ không ra.
Cơ Đồng khẽ mỉm cười, cũng không giải thích mà chuyển sang câu chuyện, nói tiếp :
- Từ ngày mai trở đi, thầy không đến chỉ giáo cho con nữa. Moi ngày hai buổi con tự tới đây tập kiếm.
Thiếu Bạch hốt hoảng nói :
- Đệ tử bất quá chỉ mới hiểu được qua loa, còn biết bao nhiêu chỗ biến hóa tinh vi, vẫn chưa nắm vững được, sư phụ nếu không ở bên chỉ điểm, đệ tử làm sao...
Cơ Đồng ngắt lời :
- Thầy không thể mãi mãi ở bên cạnh con...
Giọng nói ngưng lại một thoáng rồi lại tiếp lời :
- Chín chiêu chủ biến của Đại Bi kiếm pháp con đã hoàn toàn nhớ nằm lòng rồi, còn như mấy trăm chiêu biến hóa phụ thuộc đều toàn là tùy cơ ứng biến trong lúc giao đấu với địch nhân. Cho nên không thể nào đặt một giới hạn cho sự biến hóa của chiêu thức được. Con cứ tự luyện lấy một mình, không có thầy ở bên can thiệp vào con sẽ được phóng tay thi triển, đến như việc con có thể thành tựu lớn lao được đến đâu thì thầy không dám đoán trước. Cái này cũng phải trông vào thiên tư cùng vận số của con. Trong gian nhà cổ này có tích trữ lương thực, đủ cho con dùng trong ba tháng. Còn nước vạn niên thạch nhũ tuy không còn bao nhiêu nhưng cũng đủ cho con dùng mấy tháng nữa.
Thiếu Bạch càng nghe càng cảm thấy không xong, chàng không giữ miệng được chen vào nói :
- Sư phụ định đi đâu thế?
Cơ Đồng nói :
- Thầy có một chuyện cần phải đi, tạm biệt con ba tháng, con cứ yên tâm gia công luyện tập, đừng lo lắng cho thầy làm gì.
Dứt lời không để cho Thiếu Bạch có thời giờ hỏi han lôi thôi, tung vυ't mình đi, chỉ trong chớp mắt nhìn theo, trong lòng chàng nổi lên vô số nghi vấn, suy nghĩ mãi vẫn không sao hiểu ra được vì đất Vô Ưu cốc phạm vi không rộng quá mấy trăm trượng vuông, đem trừ tòa thạch động âm u Hướng Ngao lấy làm nơi cư trú ra thì không còn chỗ nào có thể đi tới. Vậy sư phụ của chàng lần này người đi về đâu?
Thiếu Bạch ngửa mặt nhìn trời, chàng cứ đứng thừ ra như thế thật lâu, rồi sau cùng mới tự luyện kiếm một mình.
Chàng bắt đầu sống một cuộc sống cô độc và tự lập. Chàng phải thổi cơm mà ăn, mỗi ngày ngoài việc luyện tập kiếm ra, chàng phải ngồi điều tức, luyện tập nội công.
Mấy năm trở lại đây, chàng cũng không hiểu nội công của mình đã tiến tới cảnh giới nào. Chàng chỉ biết theo y môn tâm pháp hành công mà Cơ Đồng truyền thọ ngồi tập luyện thôi.
Có khi Thiếu Bạch lại y theo tâm pháp Hướng Ngao lão nhân truyền thọ cho mà ngồi điều tức.
Chàng không có cách gì phân biệt được xem tâm pháp luyện tập nội công của hai người truyền dạy cho có gì không giống nhau, chàng chỉ biết được có một điều là khí luyện theo mỗi cách cơ thể chàng lại có một cảm giác khác mà thôi.
Thì ra Thiếu Bạch đã có chút thành tựu về đường nội công rồi, mỗi khi vận hơi thở hành công trong cơ thể chàng đã lập tức có cảm ứng ngay.
Theo cách Cơ Đồng truyền dạy tọa tức hành công, mỗi khi vận khí xong, tức thời có một cảm giác rất khoan khoái dễ chịu, toàn thân có một luồng hơi nóng lưu chuyển, từ từ phân chia ra tứ chi, mạch chạy thật đều, lòng rất bình thản.
Đến như cách hành công tọa tức của Hướng Ngao thì lại không thể hành công xong liền thấy chân khí đùng đùng dâng lên như muốn phá không mà vυ't đi, chân khí ở trong kinh mạch chảy cuồn cuộn, ngực nóng ran vì máu hồng dồn lên như muốn phá tung l*иg ngực.
Hai cảm giác khác biệt nhau ấy càng lúc càng hiện rõ ràng, Thiếu Bạch trong lòng vô cùng kinh dị, nhưng chàng lại không dám bỏ đi một cách mà không luyện tập. Hai môn tâm pháp ấy, một môn thì như con suối nhỏ hoặc giả một hồ nước phẳng lặng, còn một môn sục sôi dữ tợn, như ba đào. Hai cảm giác rất không giống nhau ấy khiến Thiếu Bạch quá đỗi khổ não, suy nghĩ nát óc mà không hiểu được.
Thời gian ba tháng tính đốt ngón tay đã đi qua, lương thực tích trử trong nhà đã cạn. Thiếu Bạch lo lắng cho ân sư, suốt ngày chàng bấm đốt ngón tay thầm tính ngày trở về của Cơ Đồng.
Một hôm, đã đúng hạn ngày trở về của Cơ Đồng, Thiếu Bạch thổi cơm, nấu mấy bát canh, ngồi đợi sư phụ về. Chẳng dè từ sớm cho mãi đến tối mịt vẫn không thấy Cơ Đồng về, kịp mãi khi gần hết đêm rồi Cơ Đồng mới xuất hiện, chậm rãi bước chân vào trong gian nhà cỏ.
Thiếu Bạch mừng mừng rỡ rỡ, vội vàng nghênh đón, nói :
- Sư phụ...
Cơ Đồng xua tay nói :
- Ta mệt lắm rồi, muốn nghỉ ngơi một lúc, chuyện gì cũng để ngày mai nói.
Nhờ luyện tập nội công đã đến hồi khá, cho nên mục lực của Thiếu Bạch đã tinh anh, ban đêm có thể nhìn rõ mọi vật, chàng hướng mắt nhìn kỹ sư phụ, quả nhiên thấy mặt sư phụ phờ phạc ra chiều mỏi mệt lắm thật, bất giác chàng hãi cực, thảng thốt trong lòng, hấp tấp hỏi :
- Sư phụ làm sao thế?
Cơ Đồng xua tay yếu ớt nói :
- Hài tử, đừng phá rối ta, ta không sao cả, chỉ muốn nghỉ ngơi một lúc.
Loạng choạng bước đi, đến bên chiếc chõng leo lên, chúi đầu ngủ. Thiếu Bạch thấy vậy nghĩ bụng :
- “Sư phụ mình nội công thâm hậu, tại sao lại mệt mỏi như thế được nhỉ?”
Bao nhiêu câu hỏi dồn dập đến trong đầu óc chàng, nhưng thấy sư phụ trèo lên chõng ngủ ngay một giấc thật say tựa hồ dù cho có ngồi điều tức cũng không thể gắng gượng được, thành ra chàng đâu có dám mở miệng hỏi han lôi thôi.
Đêm đó Thiếu Bạch chẳng ngủ được một chút nào, hắn ngồi xếp bằng bên chõng, đợi sư phụ sai bảo.
Nhưng Cơ Đồng ngủ rất ngon, lão nhân ngủ một mạch cho đến rõ trưa ngày hôm sau mới tỉnh dậy.
Thiếu Bạch ngồi hầu suốt đêm bên mình Cơ Đồng đợi đến khi Cơ Đồng tỉnh dậy rồi chàng mới thở ra một hơi dài nói :
- Sư phụ thức dậy rồi?
Cơ Đồng thấy cặp mắt chàng đỏ ngầu, biết ngay chàng thức suốt đêm, khẽ mỉm cười nói :
- Hài tử, suốt một đêm con không chợp mắt sao?
Thiếu Bạch đáp :
- Trong người đệ tử rất mạnh, sư phụ đừng lo cho con.
Cơ Đồng nghĩ ngợi giây lát, nhảy xuống chõng hỏi :
- Hài tử, kiếm pháp của con ra sao rồi?
Thiếu Bạch đáp :
- Đệ tử tài sơ trí thiển chỉ sợ phụ lòng mong mỏi của sư phụ.
Cơ Đồng nói :
- Đi, luyện cho ta coi thử.
Thiếu Bạch dạ ran, xách kiếm chạy ra, thế là chàng thi triển Đại Bi kiếm pháp. Cơ Đồng coi xong gật đầu nói :
- Kiếm pháp, chiêu số đã nhuần tay lắm rồi, ngày sau chỉ cần gắng thêm để hết tâm vào mà thể hội thì không khó tiến vào được cảnh vực tinh thâm.
Thiếu Bạch nói :
- Còn nhờ sư phụ chỉ điểm, chỉ điểm.
Cơ Đồng ngửa mặt nhìn da trời nói :
- Hài tử, Đoạn Hồn Nhất Đao của con ra sao? Đến đầu rồi?
Thiếu Bạch đáp :
- Đệ tử tuy thuộc hết những biến hóa, nhưng có chỗ không thể thi triển ra được.
Cơ Đồng nghĩ ngợi giây lâu nói :
- Lúc Hướng Ngao truyền cho ngươi đao pháp, có từng dạy ngươi khẩu quyết không?
Thiếu Bạch nói :
- Dạ có.
Cơ Đồng hỏi :
- Khi con thi triển Đại Bi kiếm pháp, con có cảm giác như thế nào?
Thiếu Bạch đáp :
- Trong lòng đệ tử tựa hồ có cảm giác êm đềm.
Cơ Đồng đột nhiên buông tiếng cười lớn nói :
- Hay đấy hài tử! Con đã kể như đặt bước vào nhà rồi đấy.
Thiếu Bạch nói :
- Sư phụ quá khen đồ nhi rồi.
Cơ Đồng mặt mất đi nét cười, nghiêm giọng nói :
- Hài tử, khuya đêm nay thầy đã chuẩn bị đầy đủ vật ứng dụng để con vượt Sanh Tử kiều. Khuya đêm nay thế là con phải rời khỏi chốn Vô Ưu cốc này.
Mấy năm sống bên nhau, giờ đây bỗng nhiên sắp phải chia tay, Thiếu Bạch không khỏi sinh ra bịn rịn như hạng nhi nữ thường tình, chàng thở dài nói :
- Sư phụ không cùng đi với đệ tử sao?
Cơ Đồng lắc đầu đáp :
- Thầy đối với chốn cố cư mấy chục năm trời nay đã sinh ra lưu luyến, tuy cũng có tịch mịch một chút thật đấy, nhưng tìm được chỗ để di dưỡng tinh thần lúc tuổi già như chốn này thật không đâu có thể kiếm ra. Hài tử, con không phải lo nghĩ về phần thầy.
Thiếu Bạch nói :
- Sau này khi đòi được món nợ máu cho Bạch Hạc môn, rửa được thù cho phụ mẫu xong, đệ tử xin trở lại chốn Vô Ưu cốc này thăm sư phụ.
Cơ Đồng lẳng lặng lắc đầu nói :
- Khỏi cần , tuổi đời của thầy đã cận, chỉ sợ khó còn sống được lâu...
Lão nhân có vẻ bồi hồi nên bỗng nín lặng, không nói tiếp cho hết ý, từ từ đưa tay vuốt tóc Thiếu Bạch, nói :
- Hài tử, con còn phải đi thăm Hướng Ngao nữa đó.
Thiếu Bạch nhanh nhẹn đáp :
- Dạ phải, đệ tử cũng phải đi từ giã Hướng lão tiền bối một lần cho phải đạo.
Cơ Đồng lắc đầu mấy cái nói :
- Khỏi cần, lão Hướng Ngao tính tình cổ quái lắm, không đi chào y cũng được.
Thiếu Bạch nói :
- Hướng lão tiền bối có ơn truyền dạy võ công cho đệ tử, đệ tử phải đi phen này không biết đến năm tháng nào mới được thấy lại...
Cơ Đồng ngắt lời :
- Khỏi cần đi làm gì, hài tử. Lời thầy nói không sai đâu, bây giờ con phải nghỉ ngơi một lúc cho khỏe ngươi.
Thiếu Bạch tuy trong lòng có rất nhiều nghi vấn, nhưng chàng không dám mở miệng hỏi han, chàng tuân theo lời sư phụ trở vào trong gian nhà cỏ, xếp bằng tròn, nhưng trong lòng cứ quẩn quanh với bao nhiêu câu hỏi, thành ra chàng không sao tĩnh tâm được.
Chỉ nghe Cơ Đồng nói :
- Hài tử, cái giếng có nước vạn niên thạch nhũ ấy đã cho con thêm được mười năm công lực. Hình như trời cao đã đặc biệt để dành cho con cái giếng thạch nhũ vạn niên ấy bởi vì con đi thì cái giếng ấy cũng khô cạn.
Thiếu Bạch bùi ngùi nói :
- Sư phụ đối với đồ nhi có ơn tái tạo, không những đồ nhi suốt đời cảm kích bất tận mà ngay cả phụ mẫu đồ nhi ở dưới cửu tuyền cũng thọ trạch ân.
Cơ Đồng nói :
- Hài tử, đừng nghĩ ngợi lôi thôi gì nữa, mau lắng lòng tỉnh trí nghỉ ngơi cho khỏe đi. Trong giây lát chàng đã chìm mình trong cảnh quên cả tấm thân.
Kịp khi chàng vận hành xong một vòng, tỉnh dậy thì tròi đã bước sang canh hai. Cơ Đồng đã đứng bên chờ đợi từ lúc nào rồi.
Thiếu Bạch tung mình đứng dậy nói :
- Bây giờ đã là bao giờ?
Cơ Đồng nói :
- Còn sớm lắm, con mang báu kiếm của sư phụ và ngọn đao của Hướng Ngao đeo cả bên mình đi.
Thiếu Bạch y lời đeo đao và kiếm vào. Cơ Đồng đi ra khỏi gian nhà cỏ trước nói :
- Đi, hài tử!
Thiếu Bạch lưu luyến nhìn lại gian nhà cỏ đã ở suốt mấy năm trời một cái rồi nhanh chân đi theo Cơ Đồng. Cơ Đồng đi trước dẫn đường đi vòng qua một sơn giác, trước mặt hai ngươi đột ngột hiện ra một thâm cốc.
Một dây mây một đầu đã được buộc chặt vào một tảng đá lớn, đầu kia thòng xuống cốc. Cơ Đồng nói :
- Hài tử, con dò theo dây mây này leo xuống đi.
Thiếu Bạch vâng dạ, tay bám lấy dây mây leo xuống. Trong đêm tối, đáy cốc càng thêm phần tối om một màn sương lạnh hiu hiu giăng mờ, che khuất cả ánh sáng các vì sao, xuống tới cốc lại càng khốn khổ, đưa tay ra không còn trông thấy năm ngón.
Bỗng Thiếu Bạch nghe thấy tiếng nói của Cơ Đồng từ trên mõm núi vọng xuống hỏi :
- Hài tử, con có bình yên không?
Thiếu Bạch đáp :
- Con rất bình yên, đã xuống tới đáy cốc rồi.
Cơ Đồng nói :
- Đứng yên đừng đi đâu cả, đợi sư phụ xuống.
Thiếu Bạch vâng lời đứng yên, đợi khoảng công phu một tuần trà, Cơ Đồng bấy giờ mới xuống tới. Giờ đây, mục lực của Thiếu Bạch dĩ nhiên đã theo với việc nội công của chàng tinh tất vượt bực mà có thể nhìn thấy rõ sự vật trong đêm tối, nhưng vì ở dưới đáy cốc sương lạnh quá dầy đặc mờ mịt cả Thiếu Bạch đã dùng hết mục lực vẫn chỉ có thể nhìn thấy cảnh vật ở trong khoảng ba bốn thước mà thôi. Chàng phải chắc lưỡi nghĩ bụng :
- “Thật là một nơi dễ sợ!”
Cơ Đồng nhẹ nhàng đưa tay ra nắm cổ tay Thiếu Bạch, dịu dàng nói :
- Hài tử, việc làm không có gặp may thì không thành công được. Con và thầy cùng Hướng Ngao đều đã quá may mắn, ngang nhiên qua được Sanh Tử kiều, thầy và Hướng Ngao đã gặp được một cơ hội trăm năm khó kiếm, gặp được luồng Hồi triền phong ở Sanh Tử kiều bị một luồng khí lưu tự nhiên mất đi rất nhiều uy lực. Tuy thế mà thầy cũng đã phải dùng hết khí lực toàn thân mới may mắn qua được. Hướng Ngao tuy không nói chuyện với thầy về việc ấy nhưng thiết nghĩ y cũng như thầy đã phải dùng hết khí lực toàn thân. Mấy chục năm trời nay y cứ ở mãi trong tòa thạch động âm u không có ánh sáng mặt trời ấy không chịu dời khỏi có thể là bằng cớ chứng minh cho sự xét đoán không sai của thầy...
Nói đến đây, lão nhân thở một hơi dài rồi mới nói tiếp :
- Hài tử, địa phương này tuy có được thanh tĩnh dị thường nhưng cái phần lạnh lẽo và vắng vẻ ấy thực khiến ngươi ta không thể nào chịu nổi, sư phụ đã từng mạo hiểm mấy bận, hy vọng vượt được Sanh Tử kiều một lần thứ hai, nhưng rồi đi không đầy ba bước lại bị đẩy trở lại. Qua mấy phen thăm dò như thế, sư phụ đành chôn vùi cái ý muốn dời bỏ miền đất này, bởi vì dẫu có nát óc tính toán thế nào đi nữa thì trong vạn phần có lấy được một phần sinh cơ.
Thiếu Bạch nói :
- Với võ công tuyệt thế của ân sư mà vẫn không qua được Sanh Tử kiều thì nói chi đến đệ tử. Nghĩ lại ngày trước sở dĩ vượt qua được Sanh Tử kiều tất phụ mẫu linh thiêng ở dưới âm thế đã phù hộ cho.
Cơ Đồng khẽ thở dài nói :
- Vì việc này, sư phụ đã nghĩ rất nhiều, cuối cùng nghĩ ra được một nguyên nhân. Hài tử, con và thầy xa nhau ba tháng, ấy là thầy tới cái sơn cốc mù mịt những sương lạnh này đấy. Nó đã chứng thực sự suy đoán của thầy không sai, nhờ vậy thầy đã nghĩ ra được một biện pháp giúp con ra khỏi miền đất này bình yên vô sự.
Thiếu Bạch hỏi :
- Sư phụ nhận thực được điều gì?
Cơ Đồng nói :
- Luồng Hồi triền phong ấy chất chứa một uy lực không sao tưởng được nhưng nếu không hề kháng cự, phải không được kháng cự một chút nào cả thì luồng Hồi triền phong kỳ diệu ấy sẽ không có cách gì phát huy được cái uy lực không thể tưởng tượng được của nó. Hài tử, chính đã với thái độ không để ý gì tới sống chết ấy mà con qua được cầu. Thấy phụ huynh thảm tử, tình cảnh mẫu thân chết phơi thây khiến cho con quên đi sự tồn tại của mình, uy lực của đại tự nhiên tuy lớn lao mãnh liệt nhưng vẫn còn để cho con người một phần sinh cơ. Sư phụ và Hướng Ngao gặp được cơ hội trăm năm khó kiếm nhưng đó là chuyện may mắn hạnh vận, còn con thì đã nắm chặt được phần nào sinh cơ của đại tự nhiên ban cho.
Thiếu Bạch nói :
- Sư phụ đã tìm ra nguyên nhân, đệ tử xin nguyện đem thân mình ra thử, đi trở về, qua cầu một lần nữa, đệ tử sẽ không vận công lực chống cự với luồng Hồi triền phong là xong.
Cơ Đồng nói :
- Phụ mẫu sinh ngươi ra đã chết, đi khắp cả trong gầm trời ngươi cũng không thể nào tìm ra được phụ mẫu thứ hai có công sinh ngươi ra. Hài tử, trừ mối bi thương đau lòng, đứt ruột ấy ra thì không thể có biện pháp thứ hai nào là khiến cho con có thể quên đi được sự tồn tại của thân con. Thiên cổ gian nan duy nhất tử, chỉ có cái chết mới thật sự là nổi gian nan nhất ở trên đời. Đứng đối mặt với cái chết mới thật sự có ai quên được mạng sống của mình? Chỉ cần trí óc con tỉnh táo một chút, chỉ cần con hơi có ý nghĩ là hiện thời mình đang sống đây, và chỉ cần như thế thôi là con không có cách gì thoát khỏi bị sức gió cuốn thốc xuống đáy hố. Ta phải mất ba tháng trời, ngày đêm ở dưới đáy cốc sương lạnh giăng đầy này lẳng lặng tra xét uy thế của luồng khí lưu, phát giác ra rằng mỗi tháng vào đêm nay uy thế của luồng khí lưu suy yếu đi. Lại cộng thêm với kinh nghiệm mấy chục năm tra xét sức gió của luồng Hồi triền phong của ta, thấy rằng cứ trong ba năm thảy đều có mười hai giờ uy lực của nó suy giảm. Nhưng cái thế có thể kháng cự được là vào đêm nay giờ tý, chính là giờ khắc mà sức gió của luồng Hồi triền phong yếu nhất và cũng đồng thời bắt đầu tăng cường trở lại, cho nên nếu như để cho qua giờ khắc ấy thì lại phải chờ ba năm sau.
Thiếu Bạch hỏi :
- Sư phụ có cùng dời khỏi nơi đây một lượt với đồ nhi?
Cơ Đồng nói :
- Vượt qua luồng khí lưu tuy so ra sinh cơ có lớn hơn là khi vượt qua Sanh Tử kiều, nhưng bất quá cũng chỉ là một hai phần sinh cơ trong cả trăm phần chết, hà huống không phải là sức một ngươi có thể đạt tới, con khỏi cần phải lo cho sư phụ.
Thiếu Bạch còn định lên tiếng cầu nài, Cơ Đồng đã lôi chàng hấp tấp bước nhanh đi. Trong màn sương lạnh mênh mông, Thiếu Bạch cảm thấy chỗ chàng đặt chân xuống dần cao lên, tựa hồ như đang lên một cái đèo.
Chỉ nghe Cơ Đồng nói :
- Hài tử, nằm sấp ngươi xuống theo sau ta bò tới phía trước.
Chàng cảm thấy đường đất mỗi lúc một hẹp, trên dưới bên phải, bên trái, đâu đâu cũng thấy đυ.ng vách đá lạnh cứng. Bò tới cuối đường chỉ còn rộng vừa đủ cho một người cố thu mình thật nhỏ để bò qua.
Cở chừng một công phu ăn xong bữa cơm, bên tai đã vang lên ầm ầm tiếng động của luồng khí lưu, hình thế cũng đột nhiên mở rộng hẳn ra, đã có thể đứng dậy đi được.
Thiếu Bạch vận đủ mục lực nhìn, phát giác mình hiện đang ở trong một thạch động, bên tai gió thổi vù vù, hợp cùng tiếng đập ầm ầm của luồng khích lưu thành một khúc nhạc kinh hồn táng đởm.
Cơ Đồng đưa tay vỗ vỗ lên một khúc cây dài hơn độ hơn một trượng nói :
- Tòa thạch động này có một đoạn rất hẹp, rất chật chội. Sư phụ phải dùng mất mấy ngày công phu đem mở nó rộng ra rất nhiều. Do theo miệng thạch động đổ ra là một luồng khích lưu ở dưới lòng đất tuy tràn trề mãnh ác nhưng bị chỗ cửa ra quá hẹp ngăn chận bớt cho nên thủy thế không thể nào kéo dài thêm...
Nói đến đây, lão nhân nhẹ đằng hắng một tiếng rồi mới nói tiếp :
- Hiện tại thời gian không có nhiều, không thể nào giải thích cho tỏ tường được, sự thực nếu con không biết nội tình bên trong thì lại càng tốt hơn là biết, một đầu khúc cây này sư phụ dùng thứ mấy già ngàn năm buộc chặt. Đất trong cốc này nhiều quái thạch lởm chởm, khúc cây này sau khi rớt vào trong nước rồi thì không bị quái thạch chặn lấy, con sẽ nắm chặt lấy dây mây, mượn sức của nó mà vượt qua luồng khích lưu. Nếu như gặp phải nguy hiểm sẽ lớn tiếng gọi to sư phụ rồi chặt đứt mối dây mây cột vào đầu khúc cây, nắm chặt lấy dây mây, sư phụ sẽ kéo con trở lại.
Dứt lời, song thủ nâng cao khúc cây, quát lớn một tiếng, mang hết sức bình sinh, ném vυ't đi. Chỉ thấy sợi dây mây già thẳng tắp một động, bắn vυ't đi bay ra xa ngoài bốn năm trượng, thế lao mới chậm lại.
Cơ Đồng hai tay cầm chặt một đầu dây mây nói :
- Hài tử, con đi đi!
Thiếu Bạch phục lạy nói :
- Nếu như đệ tử qua khỏi được luồng khích lưu, đệ tử sẽ buộc sợi dây mây già chặt vào một tảng đá ở bờ bên, xin sư phụ và Hướng lão tiền bối mượn sức của sợi dây ấy mà ra khỏi chốn đất cùng này.
Cơ Đồng nói :
- Đấy là chuyện của ba năm tới, thời gian không còn nhiều, con đi mau đi.
Thiếu Bạch khóc nói :
- Tình thâm của ân sư dạy dỗ vun đắp cho, đệ tử có tan xương nát thịt cũng không sao đền đáp được, xin sư phụ trân trọng mình vàng, đệ tử xin đi.
Đứng thẳng người lên để lấy chân khí, chàng nắm lấy sợi dây mây, tung mình ra khỏi thạch động. Tòa sơn động này cao hơn mặt nước nhiều nhưng hơi lạnh từ bên dưới bốc lên làm lạnh buốt cả da thịt, khiến cho Thiếu Bạch không khỏi rùng mình kinh hãi.
Theo với sợi dây mây tung ra, Thiếu Bạch rời khỏi thạch động. Tay nắm chặt lấy sợi dây mây, nhìn luồng khích lưu bên dưới đập ầm ầm vào vách đá không ngớt.
Không nhìn thì còn đỡ, khi nhìn xuống Thiếu Bạch lại càng thấy kinh tâm, táng đởm, hồn vía bay đi đâu mất. Nếu là lúc bình thường thì không bao giờ mà Thiếu Bạch lại đi mạo hiểm đi theo cái kiểu này, nào nguy hiểm để dẫn đến cái chết như chơi.
Mà Thiếu Bạch lúc này không muốn chết, chàng cần phải sống, để rửa sạch mối trầm oan cho gia phụ, trả thù cho cả toàn gia của họ Tả đã bị chết oan ức. nhưng muốn ra khỏi Sanh Tử kiều này, theo lời sư phụ của Thiếu Bạch nói thì đây là phương pháp an toàn hơn cả. Không còn con đường nào khác nữa.
Bắt buộc Thiếu Bạch phải tìm trong cái nguy hiểm trăm bề kia ra một con đường sống. Hình ảnh thảm tử của phụ mẫu hiện ra trong đầu óc Thiếu Bạch, càng làm cho chàng quyết tâm ra khỏi nơi này hơn.
Sợi dây mây chịu sức nặng của Thiếu Bạch nên căng ra, vặn mình kêu răng rắc. Được nữa chừng thì luồng khích lưu càng thêm ghê rợn hơn, những luồng gió mang lại hơi lạnh lẽo đến rợn người như đang quyện chặt lấy người Thiếu Bạch và muốn lôi chàng vào trung tâm chuyển động của nó.
Lần trước, khi đi qua Sanh Tử kiều, Thiếu Bạch cũng bị luồng hàn phong này quấn lấy, nhưng khi đó Thiếu Bạch không để tâm gì tới nên không chống cự lại, thành thử chàng an toàn đi qua cầu một cách thung dung.
Lần này lại khác hẳn, vì khi trước Thiếu Bạch là kẻ không hồn, còn bây giờ thì chàng là kẻ có hồn phách, tỉnh táo như mọi người nên khi những luồng hàn phong vây lấy người chàng, tuy trong thâm tâm Thiếu Bạch vẫn có thành kiến là không chống cự lại nó nhưng khi ở trong tình thế này, ý niệm về tự vệ lại phát sinh. Đó là phản ứng tự nhiên của con người nên Thiếu Bạch vận công lên kháng cự.
Những luồng hàn phong như chỉ chờ có thế, uy lực của thiên nhiên liền phát động trận cuồng phong ào ạt quyện lấy người Thiếu Bạch như muốn kéo chàng xuống đáy vực.
Thiếu Bạch kinh hoàng vội vận công lực siết chặt lấy sợi dây mây nhưng sợi dây mây dù có dẻo dai đến thế nào đi nữa cũng không thể chịu nổi sức mạnh và uy lực của đại tự nhiên phát ra. Nên càng lúc càng vặn vẹo, đứt từng thớ một.
(thiếu 2 trang)
Còn người cứu mạng cho lão đệ không phải là lão phu mà là đứa cháu nội của lão là Hàn Liên Nhi đây.
Nghe lão bá nói vậy, Thiếu Bạch đưa mắt nhìn lại thiếu nữ có tên là Hàn Liên Nhi bằng một đôi mắt cảm kích.
Hàn Liên Nhi có dáng dấp của một thiếu nữ ở độ tuổi 16 hoặc 17, vóc người nỡ nang, khuôn mặt tuyệt trần. Khi nhìn nàng rồi là không muốn dời mắt đi nơi khác nữa. Thấy Thiếu Bạch nhìn sững mình, Hàn Liên Nhi cười khúc khích nói :
- Tướng công nhìn tiện nữ chi kỹ lắm vậy.
Thiếu Bạch giật mình, thấy mình có thái độ vô lễ nên vội vàng nói :
- Tại hạ thật vô lễ, mong cô nương lượng thứ cho. Tại hạ là Tả Thiếu Bạch, mang ơn cứu mạng của cô nương rất nặng, không biết lấy chi đền đáp.
Hàn Liên Nhi nghe nói, chỉ chúm chím cười không nói.
Khi nàng cười càng tăng thêm vẻ đẹp khuynh thành. Hèn gì người ta không tiếc đổ ngàn vàng để mua được nụ cười giai nhân.
Hàn lão nhi vội nói :
- May mắn cứu mạng sống của lão đệ được là mừng rồi, còn nói chi đến ơn nghĩa. Cháu gái của lão phu đây mới 14 tuổi thôi. Nó đã túc trực bên cạnh của lão đệ gần ba hôm rồi đấy. Nó cứ bâng khuâng khi thấy lão đệ không tỉnh lại, cứ ra vào hỏi chừng lão phu.
Hàn Liên Nhi nghe nói vậy hai má đỏ bừng lên e thẹn, cúi mặt ngồi làm thinh. Thiếu Bạch thấy vậy mới nói :
- Công đức của cô nương mai hậu tại hạ xin hết lòng đền đáp.
Hàn Liên Nhi ấp úng nói :
- Tiện nữ chỉ cần tướng công... tướng công cho... thôi để tiện nữ đi lấy thuốc cho Tả tướng công uống.
Nói xong, nàng đứng dậy vụt chạy đi. Thiếu Bạch mới hỏi Hàn lão nhi :
- Chẳng hay phụ mẫu của Liên cô nương đi đâu vắng rồi vậy lão bá.
Hàn lão nhi thở dài nói :
- Cha mẹ nó đã mất trong một chuyến đi biển khi mà Liên nhi chỉ vừa bốn tuổi. Nó đã ở với lão phu sống bằng nghề đánh cá từ đó đến nay.
Hàn Liên Nhi bước vào tay cầm chén thuốc, khẽ lòn tay đỡ Thiếu Bạch dậy uống thuốc. Thiếu Bạch uống thuốc mà trong lòng cảm kích vô cùng. Nghe nói nàng mồ côi cha mẹ nên lòng bồi hồi thương cảm, nghĩ tới cảnh côi cút của mình mà lệ đong đầy khóe mắt. Hàn Liên Nhi cho Thiếu Bạch uống thuốc xong rồi nhẹ đỡ chàng nằm xuống rồi nói :
- Tả tướng công nên tịnh dưỡng cho mau mạnh khỏe. Tiện nữ xin cáo lui.
Thiếu Bạch vội nói :
- Tại hạ thật mang ơn cô nương nhiều lắm.
Kể từ đó, Thiếu Bạch nằm ở nhà Hàn lão nhi tịnh dưỡng và được Hàn Liên Nhi chăm lo thang thuốc. Đến ngày thứ năm chàng hoàn toàn khỏe mạnh. Nhân dịp Hàn lão nhi đem cá vào thành bán, Thiếu Bạch chúng khăn gói đi theo. Để giả từ Thiếu Bạch, Hàn lão nhi đưa Thiếu Bạch tới một tửu lầu đặt một bữa tiệc. Thiếu Bạch và Hàn Liên Nhi vừa bước vào tửu lầu thì tửu bảo vội dẫn hai người vào một phòng dành riêng.
Hàn lão nhi phải đi vì có công chuyện nên Thiếu Bạch và Hàn Liên Nhi đành ngồi trước bàn tiệc chờ đợi. Hai người len lén nhìn nhau không nói, chợt nghe vang lên giọng nói, tiếng cười của Hàn lão nhi trước vừa dứt tiếng, đã thấy Hàn lão nhi bước nhanh vào trong phòng. Thiếu Bạch đứng ngay lên nói :
- Xin mời lão bá ngồi.
Hàn lão nhi cười nói :
- Lão phu vừa gặp mấy người bạn cũ bị họ níu kéo uống mấy chén, làm phiền ngươi phải đợi lâu.
Thiếu Bạch nói :
- Lão bá quá lời.
Giữa lúc ấy, một tên tửu bảo bưng khệ nệ rượu thịt vào. Người này vừa bước vào đã bị sắc đẹp của Hàn Liên Nhi thu hút ngay khiến y suýt nữa phải đυ.ng vào bàn. Hàn Liên Nhi không nhịn được liền phì cười.
Thiếu Bạch than thầm, nghĩ bụng :
- “Nàng bất quá mới 13, 14 tuổi đầu, thế mà lại trông như người 16, 17, áo quần vải thô vẫn không sao che giấu đi được vẻ yêu mị trời sinh nơi nàng, lại thêm nữa với tính tình dễ dãi...”
Bỗng nghe Hàn lão nhi nói :
- Lão đệ này, bọn mình cạn một chén đi.
Thiếu Bạch khi còn ở Vô Ưu cốc vẫn thường hầu rượu Càn Khôn Nhất Kiếm Cơ Đồng, công đấy tửu lượng cũng khá lên rất nhiều, chàng nâng chén cạn ngay hết sạch.
Hàn Liên Nhi sẽ đưa tay ngọc nâng hồ rượu cười nói :
- Tả tướng công, tiện nữ cũng kính người một chén.
Nói xong nàng rót đầy chén rượu cho chàng.
Thiếu Bạch đưa mắt nhìn Hàn lão nhi, trong tay cầm chén rượu mà trong bụng không biết nói sao cho phải, không biết có nên uống chén rượu của Hàn Liên Nhi mời hay không?
Đang khi chàng đang phân vân thì Hàn Lão nhi cười nói :
- Lão đệ cạn chén đi. Con a đầu này từ nhỏ xem lão bản uống rượu cho nên cũng đã có tửu lượng kha khá, một cân hay nữa cân đối với nó không nhằm gì đâu.
Thiếu Bạch than thầm trong bụng, nâng chén uống cạn.
Rượu quá ba tuần, Hàn Liên Nhi trông càng diễm lệ, như hoa nở rộ, vẻ kiều mị mê người. Thiếu Bạch bỗng cảm thấy phải nên đi sớm nên từ từ đứng dậy, vái một lạy thật thấp xuống tới đất nói :
- Ơn của lão bá và Hàn cô nương tương cứu, tại hạ cảm kích bất tận, xin đành khắc trong tim, không bao giờ dám quên, nhưng hiện giờ tại hạ có việc gấp, cần phải chu toàn nên không thể ở lâu, xin cáo biệt nơi đây.
Quay mình đi hai bước, bổng nghe Hàn Liên Nhi gọi giật :
- Tả tướng công đừng đi.
Thiếu Bạch quay người lại hỏi :
- Cô nương còn điều gì dặn dò?
Hàn Liên Nhi tươi cười nói :
- Ngày trước có một người tướng số đoán giùm vận mạng, nói tiện nữ không thể nào suốt đời làm nghề đánh cá, có một ngày tiện nữ sẽ vang danh trong thiên hạ.
Thiếu Bạch cắt ngang :
- Cô nương uống say rồi.
Rồi quay sang nói với Hàn lão nhi :
- Lão bá bá, cô nương lớn rồi, người cũng nên quản giáo nhiều hơn.
Chỉ nghe tiếng phì phò đáp lại thì Hàn lão nhi ấy đã sử không thắng nổi rượu, đã gục xuống bàn ngủ rồi.
Hàn Liên Nhi nói :
- Tả tướng công, nếu như người chịu dẫn tiện nữ theo, nhất định tổ sư phụ sẽ không bao giờ cấm đoán đâu.
Thiếu Bạch hoảng kinh, vội vàng đỡ lời :
- Tại hạ ngày sau được rãnh, sẽ xin đến bái vọng nhị vị.
Rồi vội vã tung mình vυ't đi.
Chỉ nghe giọng nói thanh tao của Hàn Liên Nhi vang theo nói :
- Tả tướng công, người tướng số ấy nói rằng ba tháng sau tiện nữ sẽ không phải đánh cá nữa.
Thiếu Bạch ra khỏi tửu lầu rồi liền thả bước rảo cẳng đi luôn một hơi, chàng đi được mười mấy dặm đường lúc bấy giờ chàng mới chậm bước lại.
Thiếu Bạch tuy mới bước chân vào giang hồ nhưng đã sẵn có kinh nghiệm của tám năm đào vong, lại còn được Cơ Đồng ngày thường kể cho nghe tất cả những tình hình ở trên giang hồ, bởi vậy nên trong lòng chàng không thấy sợ sệt bỡ ngỡ, chỉ bởi vì hiện tại đang canh cánh bên mình mối thù nhà nên không thể sống nhàn tản, nhất là lại phải ở bên ông cháu nhà họ Hàn. Quả thực chàng tự biết khó đối phó với hai ông cháu nhà này.
Mặt trời đang dần dần chìm xuống ở non tây, ráng chiều rực đỏ chiếu hắt xuống đường cái quan. Thiếu Bạch nhìn lại đằng sau, in óc chàng chợt hiện lên hình ảnh xinh đẹp, đầy vẻ yêu mị còn nhỏ mà đã sớm thành thạo của Hàn Liên Nhi. Chàng chỉ cảm thấy nàng có một chất khí rất đặc biệt, đầy sức quyến rũ, đáng yêu hết chỗ nói, nhưng cũng đáng sợ đáng chán đến cực điểm.
Chàng đứng thừ người ra, mãi đến khi ráng chiều đã mất dạng hoàn toàn ở chân trời, bóng tối ùa ra mênh mông chàng mới quay người lại dấn bước.
Thiếu Bạch thở mạnh ra xua đuổi mối sầu dằn dặt, mối cừu hận chất chứa trong lòng làm cho máu sôi sục lên trong l*иg ngực. Chàng sờ tay vào chuôi đao đeo ở hông và đốc trường kiếm đặt trên vai, ngầm tự cảnh giác lấy mình. Chàng thầm nói :
- “Tả Thiếu Bạch ơi, Tả Thiếu Bạch! Hiện giờ trên mình ngươi đang mang mối trầm oan của phụ mẫu, mối thù của cả trăm người trong Bạch Hạc môn bị thảm sát. Trách nhiệm nặng nề biết bao, tiền trình còn biết bao cay đắng, gian nan. Nhân vật võ lâm trong thiên hạ hầu hết là cừu nhân của ngươi, ngươi phải hết sức tỉnh trí, bình tĩnh để gánh vác trách nhiệm cực nặng ấy mới được. Lẽ nào ngươi lại đi chia trí vì Hàn Liên Nhi?”
Cuộc sống lưu vong lúc ấu thời đã tôi luyện cho Thiếu Bạch một tính cương nghị, trong hoàn cảnh khó khăn thế nào chàng cũng vẫn nhìn thấy hướng của đời chàng. Chàng đã sớm có trí tuệ, mới 18, 19 tuổi đầu nhưng chàng đã có được cái bình tĩnh của người đứng tuổi.
Thật mau, chàng quyết định cho hành tung từ đây chàng phải đi theo là trước hết sẽ trở về cố cư, tức là Bạch Hạc bảo ở Nhạc dương. Bùi ngùi trước cảnh gạch ngói đổ nát của một sự nghiệp lẩy lừng thuở trước, biết đâu trong cảnh hoang lạnh củ cố cư chàng lại chẳng nhớ lại món di vật mà phụ thân đã trao gởi.
Đã quyết định xong hành trình, đầy bầu phiền muộn trong lòng chàng cũng do đấy mà xua đuổi được. Chàng thấy trong lòng nhẹ nhõm, dấn bước đi thật nhanh về phía trước. Về đêm, trên đường quan đạo không thấy hành nhân, chỉ có gió lạnh làm tung bay tà áo chàng phần phật.
Thiếu Bạch đã tập quen với cảnh sống cô độc cho nên dẫu đêm khuya sương lạnh phải dấn bước trên đường cô quạnh hoàn toàn vắng vẻ, chàng không thấy buồn bã chút nào.
Đột nhiên Thiếu Bạch nghe thấy tiếng thở dốc rất nặng nề sói vào màng tai. Thanh âm này như thể của một người mắc phải trọng bệnh lại không chịu chết đi, cứ khắc khoải vùng vẫy để tống bầu ưu uất, khí độc trong bụng ra.
Hơi thở nặng nề ấy bổng gợi trí tò mò của Thiếu Bạch, bất giác chàng lần đi tìm. Len lỏi qua một cánh rừng lạnh lẽo, Thiếu Bạch đi tới một bãi cỏ rộng bằng phẳng. Dưới ánh sáng vằng vặc của ngàn sao, chỉ thấy hai người mặc đồ đen đang đánh vùi với nhau trong một trận tử chiến, người nào cũng không ngớt thở ra như bò rống hồng hộc nặng nhọc.
Thiếu Bạch cau mày nghĩ bụng :
- “Hai người này không hiểu có mối thâm thù đại hận gì với nhau mà là lại chọn giữa đêm khuya thanh vắng ở một nơi hoang lương ngoài thành trấn này mà giao đấu sanh tử”.
Thiếu Bạch nhìn kỹ thấy hai người nọ đều là người trẻ tuổi, tuổi chừng 24, 25 gì thôi. Một cặp Phán Quan bút và một thanh trường kiếm rớt nằm cách chỗ hai người hơn hai trượng. Hiển nhiên hai người thoạt đầu đã đánh nhau một trận kịch liệt bằng binh khí. Sau không phân được kẻ thắng người thua cho nên mới lại giao ước đấu nội công để tính liều mạng ăn thua với nhau. Chỉ thấy hai người lại khuỳnh chân đứng theo thế tọa mã, bốn bàn tay chập vào nhau, người nào cũng mang hết nội lực dồn công đối phương.