Hẻm nhỏ ở Giang Nam.
Sau khi trở thành học sinh cấp hai định lượng lương thực của Trang Đồ Nam đã thêm được năm cân. Cậu được phân 28 cân lương thực một tháng, nhưng trong nhà lại thêm một người —— bà nội tới nhưng không mang theo phần lương hực của mình.
Vì thế Trang Đồ Nam lại lần nữa cảm nhận được đói khát cực độ.
Tháng đầu tiên vào Nhất Trung Hoàng Linh dùng 28 cân phiếu gạo trong định lượng của Trang Đồ Nam để mua 28 phiếu cơm ở nhà ăn của trường. Vốn tưởng Trang Đồ Nam chỉ ăn cơm trưa ở trường học nên 28 tờ phiếu cơm là đủ rồi. Nhưng chỉ mới hai tuần Trang Đồ Nam đã dùng hết 28 tờ phiếu cơm, nói cách khác một bữa cậu phải dùng hai tờ phiếu. Mà thế vẫn chưa đủ, cậu vẫn đói.
Định lượng lương thực của Trang Đồ Nam còn kém xa nhu cầu ăn cơm của cậu ở Nhất Trung, nay trong nhà còn thêm bà nội nữa nên tình hình càng khó khăn.
Ở chợ nông sản có vài nhà tư nhân bán đồ ăn nên mọi người có thể tới đó mua gạo, mỳ, nhưng giá của nơi ấy cao hơn tiệm gạo quá nhiều nên đó không phải kế lâu dài. Hoàng Linh cũng hết đường xoay xở.
Trang Đồ Nam tự phát hiện ra kỳ quặc trong đó. Một cân phiếu gạo có thể mua một cân gạo, một cân gạo đó đại khái có thể nấu ra hai cân cơm. Nhưng một cân phiếu gạo lại chỉ đổi được một cân cơm ở nhà ăn, hơn nữa nơi ấy đồ ăn cũng chẳng có thịt thà gì nên dù cậu có ăn bao nhiêu cũng không no.
Trang Đồ Nam quyết định về nhà ăn cơm trưa, buổi sáng Hoàng Linh sẽ nấu cơm bỏ vào hộp sắt, lúc cậu về chỉ cần bỏ vào l*иg hấp là có thể ăn.
Nhất Trung xa nhà, Trang Đồ Nam lại không muốn tiêu tiền ngồi xe buýt nên kiên trì đi bộ qua lại, cứ thế cậu chẳng có chút thời gian nào để nghỉ trưa, buổi chiều đi học thường xuyên mệt rã rời.
Không có tem phiếu xe đạp sẽ không mua được xe, dù có tem phiếu nhưng cửa hàng thường xuyên thiếu hàng. Hoàng Linh nghĩ mãi, lại hỏi han khắp nơi, cuối cùng dùng cái máy may của hồi môn để đổi một cái xe đạp.
Hoàng Linh khéo tay, thường dùng cái máy may này làm quần áo cho người nhà, còn giúp Lâm Đống Triết vá quần. Cái máy may này vừa có ý nghĩa kỷ niệm lại có ích nhưng Trang Đồ Nam thực sự cần xe đạp nên dù luyến tiếc cô vẫn đổi với người ta.
Sau khi những bộ phim điện ảnh Nhật Bản như "Sandakan No.8" và "Manhunt" được trình chiếu thì mốt quần ống loe thịnh hành khắp cả nước. Tống Oánh là người cực kỳ thời thượng nhưng vì mua TV nên dạo này cô luôn ăn mặc cần kiệm, luyến tiếc chi tiền may vá làm quần ống loe. Hoàng Linh thấy thế thì dùng tâm tình bi tráng đổi phiếu vải lấy một miếng vải màu đen làm một cái quần ống loe cho Tống Oánh và Trang Tiêu Đình.
Trang Tiêu Đình không dám mặc tới trường, sợ thầy cô phê bình.
Tống Oánh lại rất tự nhiên thoải mái mặc sau đó dụ dỗ lừa dối Trang Tiêu Đình cũng mặc rồi dắt tay đứa nhỏ tới nhà sách Tân Hoa.
Hai cái quần có cùng màu sắc, cùng kiểu dáng thế là cực kỳ nổi bật. Về nhà rồi Tống Oánh mới cười nói với Hoàng Linh, “Vài người đều ngăn em lại hỏi tiệm may quần này, bảo là họ cũng muốn may. Còn có người bảo em và Tiêu Đình là mẹ con và khen con bé xinh đẹp.”
Hoàng Linh rất buồn phiền, “Máy may này chị vốn muốn để lại cho con bé, đợi nó lớn chút chị sẽ dạy nó học cắt may.”
Tống Oánh vụng về an ủi Hoàng Linh, “Không sao, chờ Đồ Nam kiếm được việc, kiếm ra tiền thì để thằng bé mua đền em gái là được.”
Cứ thế máy may bị nâng lên xe ba bánh, còn chiếc xe đạp hiệu Vĩnh Cửu được đẩy vào căn nhà nhỏ. Vấn đề cơm trưa của Trang Đồ Nam cuối cùng cũng được giải quyết.
Vấn đề ăn cơm tạm thời được giải quyết, nhưng ngủ lại là một phiền phức lớn.
Bà nội nhà họ Trang đi lại không tiện, ban ngày ở nhà một mình cũng buồn nên thường bà ta sẽ ngủ. Chờ Trang Tiêu Đình và Trang Đồ Nam một trước một sau tan học về nhà thì bà ta đã tỉnh táo và cực kỳ hy vọng có người nói chuyện. Vì thế bà ta giữ chặt lấy hai anh em mà tán gẫu không dứt.
Bài tập của Nhất Trung nhiều nên Trang Đồ Nam không thể không ở lại trường và cố gắng làm càng nhiều bài tập càng tốt, sau đó đợi tối mịt mới đạp xe về. Mùa thu trời tối sớm, trên đường lại ít đèn vì thế Trang Siêu Anh và Hoàng Linh đều vô cùng bất an. Nhưng nghĩ tới việc học của con bọn họ cũng chỉ có thể dặn dò thằng bé đạp chậm một chút.
Buổi tối lúc cả nhà ngủ rồi bà nội nhà họ Trang lại không ngủ bởi vì ban ngày bà ta đã ngủ chán rồi. Bà ta nằm trên giường lật qua lật lại khiến ba người bên kia cũng không ngủ được.
Khó khăn lắm mới chờ được bà ta ngủ nhưng người già thường hay ngáy, rồi ho khan thế là ba người chỉ có thể ngủ chập chờn trong những tiếng động bất ngờ kia. Bọn họ cố bức bách bản thân nhanh chóng ngủ.
Miễn cưỡng ngủ được một lúc thì bà ta lại tỉnh và đòi đi tiểu. Thực ra bản thân bà ta có năng lực nhất định, ban ngày ở nhà một mình bà ta vẫn có thể tự chăm sóc mình nhưng buổi tối lại khác. Bất kể là uống nước hay dùng ống nhổ bà ta đều phải gọi người hỗ trợ. Bà ta gọi vài tiếng thì mọi người trong nhà, bao gồm cả Trang Đồ Nam cách đó một bức tường cũng bị đánh thức.
Đợi bà ta uống nước hoặc dùng ống nhổ xong người một nhà lại miễn cưỡng cố gắng ngủ.
Qua một lát bà ta lại tỉnh, lại muốn đi tiểu.
Hai gian phòng bé bằng bàn tay, động tĩnh của bà ta lớn như thế khiến cả nhà chẳng ai ngủ được. Mới vài ngày mà Trang Siêu Anh đã cảm thấy đầu ong ong, ngực rầu rĩ.
Lâm Võ Phong và Tống Oánh tan tầm về nhà muộn nên cuối cùng là Lâm Đống Triết phát hiện ra Trang Đồ Nam có nhà mà không thể về. Vì thế cậu nhóc tự chủ tìm Trang Đồ Nam nói, “Anh Đồ Nam, em về nhà sớm hơn anh vì thế sau khi về nhà anh tới phòng em mà làm bài.”
Chuyện làm bài tập được giải quyết nhưng buổi tối Trang Đồ Nam vẫn khó có thể ngủ. Mỗi ngày cậu đều mang theo quầng thâm mắt mà ra ra vào vào. Trang Tiêu Đình cũng không tốt hơn bao nhiêu, cô nhóc thường xuyên vừa ngồi đã ngủ gật. Tống Oánh thấy thế thì chủ động tìm Hoàng Linh nói, “Trong khoảng thời gian này chị để Đồ Nam tạm thời ngủ chung với Đống Triết đi, Tiêu Đình có thể ngủ phòng anh con bé, coi như cố gắng qua đoạn thời gian này.”
Đừng nói Hoàng Linh, ngay cả Trang Siêu Anh cũng đều cảm động đến rơi nước mắt, chỉ còn thiếu chưa quỳ xuống cảm tạ ơn cứu khổ cứu nạn của Tống Oánh.
Trong nhà có một cái giường tre dùng để hóng mát vào mùa hè, hai vợ chồng họ sợ Tống Oánh đổi ý thế là lập tức lấy tư thế sét đánh không kịp bưng tai để khiêng cái giường kia vào phòng Lâm Đống Triết. Từ đây Trang Đồ Nam ngủ trong phòng Lâm Đống Triết.
Bà nọi nhà họ Trang đòi ngủ phòng của Trang Đồ Nam vì phòng phụ kia quá chật, lại không thoải mái nhưng Hoàng Linh không cho, “Mẹ ngủ cùng phòng với bọn con đi, như thế buổi tối có việc gọi bọn con cũng tiện hơn. Mẹ ngủ phòng của Đồ Nam cách một cánh cửa gọi thì đừng nói nhà chúng ta mà hàng xóm cũng không ngủ được đâu.”
Trang Đồ Nam ngủ trong phòng Lâm Đống Triết, Trang Tiêu Đình ngủ phòng anh mình, còn Trang Siêu Anh và Hoàng Linh thì cố chống đỡ chăm sóc bà nội nhà họ Trang. Cuối cùng nhà họ cũng coi như có thể tiếp tục chịu đựng.
Hai tháng sau chân bà nội nhà họ Trang khỏi hẳn nhưng bà ta lại không muốn đi. Bởi vì ở với con trai út phải làm việc nhà, ở với con cả chỉ cần há mồm ăn nên bà ta đương nhiên muốn ở lại đây cho sướиɠ.
Trên bàn cơm bà ta bắt đầu mở miệng thể hiện ý đồ, “Mẹ không về nữa, mẹ sẽ ở lại giúp vợ thằng cả chăm sóc Đồ Nam và Tiêu Đình… Hiện tại chân mẹ đã khỏi rồi, buổi tối không cần người chăm sóc nữa, ban ngày cũng có thể giúp đỡ việc nhà……”
Bà ta cười tủm tỉm nói, “Hai đứa đi làm vất vả hẳn nên ngủ phòng lớn, mẹ và bố chúng mày ngủ phòng nhỏ của Đồ Nam là được rồi, Tiêu Đình vẫn tiếp tục ngủ phòng nhỏ kia là ổn.”
Trang Siêu Anh ngây ngẩn cả người, trực giác mách bảo anh cách này không thể được —— nhưng vì thường xuyên thiếu ngủ nên hiện tại anh chỉ thấy tai ù, tinh thần gần như tan vỡ. Anh biết Hoàng Linh cũng sắp chịu đựng không nổi nữa rồi —— nhưng anh thật sự không biết phải từ chối mẹ mình thế nào.
Hoàng Linh cũng ngây ra nhìn mẹ chồng, cô mơ hồ thấy chỗ nào đó không đúng nhưng bởi vì thường xuyên thiếu ngủ nên đầu óc cô cũng không nghĩ được gì nhiều, càng đừng nói tới phản bác. Ngay cả lời bà ta vừa nói cô cũng không hiểu lắm, vì thế cô gian nan nghĩ cái gì mà “Không về nữa, ở lại giúp vợ thằng cả chăm sóc Đồ Nam và Tiêu Đình.”
Bà nội nhà họ Trang thì không ngừng mở miệng thuyết phục, hy vọng có thể nói một lần cho xong chuyện này, “Nếu hai đứa không có ý kiến gì thì mẹ sẽ gọi ba mấy đứa tới đây.”
Trong không khí im lặng Trang Tiêu Đình rụt rè nói, “Vậy anh sẽ ngủ ở đâu? Anh còn đang ngủ trong phòng Lâm Đống Triết đó. Cậu ta lúc nào cũng lôi kéo anh nói chuyện phiếm, đọc truyện, buổi tối anh muốn đọc thêm ít sách cũng không được.”
Trang Siêu Anh và Hoàng Linh đồng thời bừng tỉnh và hoàn hồn. Bọn họ thế mà lại quên mất Trang Đồ Nam vẫn đang lưu lạc bên ngoài kia kìa.
Trang Tiêu Đình lại nói, “Lâm Đống Triết không hiểu《 Tam Quốc Diễn Nghĩa 》thế là cứ quấn lấy anh bắt giảng cho cậu ấy.”
Trang Siêu Anh lập tức thay đổi sắc mặt. Nhà của bố mẹ anh và một nhà Trang Kiện Mỹ không tệ, anh không thể vì ý nghĩ kỳ lạ của mẹ mình mà hy sinh chuyện học tập của Trang Đồ Nam được.
Hoàng Linh thấy vẻ mặt của Trang Siêu Anh thì biết con gái đã đánh trúng trọng tâm và bản thân không cần mở miệng nữa.
Bà nội nhà họ Trang thấy hướng gió không đúng thì lập tức muốn ngăn cơn sóng dữ, “Chương trình học cấp hai đơn giản ấy mà, tùy tiện cũng được.”
Trang Tiêu Đình lại nói một câu làm Trang Siêu Anh hạ quyết tâm, “Anh nói các bạn khác đều học rất chăm, mỗi ngày anh ấy đều phải làm bài xong mới dám đi ngủ. Sáng ra anh còn rửa mặt bằng nước lạnh, nói là như thế lúc đạp xe mới không mệt quá ngã ra đường.”
Hoàng Linh thờ ơ lạnh nhạt, thấy con gái đã chặn họng bà mẹ chồng vốn luôn giỏi cả vυ' lấp miệng em thế là cô đột nhiên nghĩ tới lời nhật xét của xưởng dệt đối với Lâm Đống Triết, “Đúng là quả cân tuy nhỏ nhưng áp được ngàn cân, một giọng nói mà gào ra được những hai gian phòng.”
Hoàng Linh chậm rãi thấy buồn cười.
Bà nội nhà họ Trang không thể không về nhà mình. Bà ta vừa về đã phải ôm đồm mọi việc trong nhà, buổi tối tự mình đi tiểu không dám gọi ai.
Lâm Võ Phong và Tống Oánh không hẹn mà cùng phát hiện trong khoảng thời gian bà nội nhà họ Trang ở đây hai người bọn họ đúng là sống cuộc sống thần tiên.
Trang Đồ Nam ở chung với Lâm Đống Triết nên buổi sáng thức dậy sẽ gọi thằng nhóc kia dậy, buổi tối sẽ thúc giục thằng bé làm bài tập, đánh răng và đi ngủ.
Con khỉ Lâm Đống Triết rất nghe lời Đồ Nam và ngoan ngoãn dậy đúng giờ, buổi tối cũng nghiêm túc làm bài tập.
Lâm Đống Triết nghe lời thế là Tống Oánh cũng đã lâu không đánh chửi con. Hai mẹ con hòa thuận nên cả nhà đều vui vẻ.
Nhưng ngày tháng tốt đẹp quá ngắn ngủi, Lâm Võ Phong và Tống Oánh thực luyến tiếc không muốn Trang Đồ Nam dọn về. Tống Oánh cực kỳ hy vọng một đêm nào đó Hoàng Linh sẽ tới gõ cửa nhà họ và nói, “Trong nhà không ở được nữa rồi, chị gửi con trai chị ở nhà cô nhé.”
Tống Oánh thở ngắn than dài, “Sao em lại không sinh được cho Đống Triết một thằng anh trai tính tình và năng lực học tập đều ưu tú như thế nhỉ?!”
Bà nội nhà họ Trang đi rồi thế là cuộc sống của nhà họ cuối cùng cũng trở về quỹ đạo. Trang Đồ Nam càng thêm cố gắng để thích ứng với trường và hoàn cảnh học tập mới.
Non nửa gia đình của học sinh ở Nhất Trung là cán bộ hoặc phần tử trí thức. Con cái từ những gia đình này có kiến thức rộng, hứng thú lớn vì vậy bọn họ thường tham gia các hạng mục hoạt động ở trường.
Sau đại hội thể thao mùa thu ủy viên các lớp gõ trống khua chiêng mời chào các bạn học sinh ghi danh tham gia liên hoan cuối năm. Đám học sinh mới vào trường còn chưa dám làm gì to gan, chỉ dám đăng ký đọc thơ ca gì đó.
Lớp trưởng nhìn danh sách báo danh toàn đọc diễn cảm thơ văn gì đó thì khóc không ra nước mắt. Ai biết ủy viên môn toán của cả lớp là Trang Đồ Nam lại bị ma xui quỷ khiến gì đó mà báo danh độc tấu đàn phong cầm bài《 ở trên núi Kim của Bắc Kinh 》.
Tống Oánh có một cái đàn phong cầm vì thế Trang Đồ Nam quyết định nhờ cô hướng dẫn.
Tống Oánh lập tức đồng ý lời đề nghị này và lấy ra cái đàn phong cầm để lâu phủ bụi cùng cầm phổ. Trang Đồ Nam bất ngờ phát hiện Hoàng Linh cũng hiểu nhạc phổ thế là hai bà mẹ nhân ngày chủ nhật thay phiên nhau dạy cậu.
Trang Đồ Nam chăm học khổ luyện, chỉ một tháng sau dưới sự hỗ trợ đắc lực của người nhà cậu đã có thể đánh một đoạn. Cậu đang ở tuổi khỏe mạnh có thể chịu khổ tốt nhất vì thế không màng bả vai và đùi đau đớn mà nắm chặt thời gian để luyện tập với hy vọng có thể tạo ra một màn biểu diễn hoàn hảo nhất trong buổi tiệc cuối năm.
Trong ngôi nhà nhỏ truyền ra tiếng đàn và Lâm Đống Triết cũng không đánh ruồi bọ nữa —— tài nghệ của cậu đã thăng tới độ có thể dùng tay không bắt đám côn trùng kia —— cậu thường xuyên ngồi bên đối diện Trang Đồ Nam đang luyện đàn mà nghiêm túc nghe. Cậu cũng muốn học đàn nhưng cái đàn này quá nặng, với bộ dạng lùn xủn hiện tại thì cậu còn chưa phải đối thủ của nó. Vì thế cậu chỉ có thể cầu Trang Đồ Nam luyện tập nhiều hơn một lát để cậu cũng được nghe lâu hơn.
Tiếng đàn từ ngây ngô chuyển thành róc rách trôi chảy. Lúc Trang Đồ Nam có thể đàn hoàn chỉnh cả bài thì Lâm Võ Phong vừa vặn mang hai đứa nhỏ từ Cung Thiếu Nhi về nhà và đẩy xe vào cửa.
Nghe thấy tiếng đàn phong cầm truyền ra từ trong phòng mình thế là Lâm Võ Phong ngây người.
Đợi Trang Đồ Nam đàn xong Tống Oánh đón lấy cái đàn chỉ dạy cho cậu mấy chỗ vừa đàn sai.
Hoàng Linh đang ở trong sân tưới nước cho đám rau thấy Lâm Võ Phong ngây người thì đột nhiên có hứng thú nói chuyện, “Lúc Tống Oánh còn trẻ rất xinh đẹp, lại thường xuyên đại diện xưởng biểu diễn đàn phong cầm. Khi đó bao nhiêu là người theo đuổi cô ấy.”
Đối mặt với ánh mắt chế nhạo của Hoàng Linh thế là Lâm Võ Phong lúng túng nói, “Tôi là người nhà quê, mãi tới khi học đại học mới vào thành phố, sau này đi làm mới lần đầu tiên được nghe biểu diễn đàn phong cầm.”
Lâm Võ Phong khờ khạo nói, “Tôi còn chớ rõ đó là vào dịp quốc khánh, các xưởng có quan hệ tốt cùng tổ chức liên hoan. Tống Oánh đại diện xưởng dệt lên biểu diễn hai bài.”
Hoàng Linh cười ha ha, “Tôi nghe nói sau hội diễn đó anh tìm mọi cách nhờ người làm quen với Tống Oánh hả?”
Không biết Tống Oánh đã đi ra từ lúc nào nghe thấy đôi câu vài lời thì không hề xấu hổ giống Lâm Võ Phong mà thoải mái hào phóng kể, “Lúc ấy em đâu có muốn gặp, nhưng người giới thiệu nói là sinh viên, người cũng thành thật nên em mới nghĩ thôi cứ đi gặp một lần cũng không mất gì.”
Tống Oánh phiền muộn, “Người ta nói nhà họ Ngô có con trai mới trưởng thành quả không sai. Em còn cảm thấy mình mới vừa kết hôn chứ đâu, thế mà bọn nhỏ đã lớn rồi.”
Hoàng Linh cũng xúc động, “Ngày đó Đồ Nam nghe nói tôi cũng biết thổi Harmonica thì giật mình. Chắc thằng bé cho rằng tôi vừa sinh ra đã già cỗi, cả ngày quanh quẩn trong nhà thế này.”
Trang Đồ Nam luyện đàn xong thì thu dọn cầm phổ rời khỏi nhà họ Lâm và chuẩn bị về phòng mình.
Tống Oánh cũng chẳng kiêng dè đám nhỏ mà tiếp tục kể, “Lần đầu tiên em và Võ Phong hẹn hò trời lạnh ơi là lạnh. Anh ấy đèo em đi trên đường nửa ngày, em mặc ít nên lạnh run cả người. Anh ấy thì mặc áo khoác dày, đội mũ, quấn khăn nhưng chẳng thèm nhường khăn với mũ cho em gì cả.”
Lâm Võ Phong đã biết vợ muốn nói cái gì thế là lại cười hê hê.
Tống Oánh tiếp tục kể, “Sau này tụi em thành đôi rồi, có lần em hỏi anh ấy vì sao lúc đó không nhường khăn với mũ cho em đội. Chị biết Võ Phong nói gì không? Anh ấy nói lúc ấy có thấy em kêu lạnh đâu, hơn nữa cho em mượn rồi thì chả phải anh sẽ lạnh cóng à. Em nghe thế thì tức quá. (Truyện này của trang Rừng Hổ Phách) Nếu không phải lúc ấy bọn em đã thành đôi rồi, anh ấy đối xử với em cũng không tồi, ăn mặc cần kiệm mua đồng hồ cho em, phiếu gạo của bản thân còn không đủ ăn mà vẫn mua đồ ăn vặt cho em thì em cũng chẳng thèm lấy tên ngốc này làm gì.”
Trang Đồ Nam làm như không nghe thấy gì mà cúi đầu bước nhanh về nhà.
Tống Oánh mỉm cười trêu, “Đồ Nam lớn rồi, biết thẹn thùng rồi đó.”
Trường học không có hội trường lớn đủ cho toàn bộ học sinh và giáo viên vì thế bọn họ chọn phòng học nhạc làm nơi tổ chức liên hoan. Phòng này cách tòa nhà chính 50 mét, sau khi dọn toàn bộ bàn ghế thì đủ rộng để chứa hết mọi người. Trường học rất nghiêm túc về giờ giấc, các giáo viên đều đổi lịch dạy của mình để dành thời gian cho buổi liên hoan này. Các khối lớp 6 tới lớp 11 sẽ lần lượt trình diễn các tiết mục.
Cán bộ lớp của khối 6 xóa bớt mấy bài đọc thơ diễn cảm và giữ lại mấy bài ca múa, chơi nhạc cụ gì đó, cuối cùng còn mười mấy tiết mục.
Tới ngày 30 tháng 12 khối lớp 6 tới phòng học nhạc biểu diễn đầu tiên. Cả năm khối là gần 200 người chen nhau ngồi trên sàn nhà của phòng học nhạc xem biểu diễn.
Các tiết mục đều đơn điệu, không có sự sáng tạo, trong tiếng đọc diễn cảm của mấy bài《 sân trường lúc sáng sớm 》gì đó thì màn độc tấu đàn phong cầm của Trang Đồ Nam được chào đón nhiệt tình.
Tiết mục này cũng kí©ɧ ŧɧí©ɧ hứng thú của giáo viên âm nhạc. Ông ấy đi qua ý bảo Trang Đồ Nam đưa đàn phong cầm cho mình. Sau đó thầy giáo ngồi ngay ngắn và thử vài âm để tìm cảm xúc rồi ngồi lặng im một chút trước khi bắt đầu chơi một bản nhạc xa lạ nhưng vui vẻ.
Bản nhạc này xa lạ mà nhẹ nhàng, phải nói là tuyệt đẹp, khác hẳn những ca khúc cách mạng trào dâng mà Trang Đồ Nam đã nghe quen từ nhỏ. Thậm chí nó không giống bất kỳ ca khúc nào cậu nghe được từ nhỏ tới giờ.
Nó nhẹ nhàng hoạt bát như gợn nước trên mặt sông. Trang Đồ Nam như thấy được một con thuyền nhỏ uyển chuyển nhẹ nhàng lướt qua để lại từng con sóng lay động.
Lúc sau làn điệu đột nhiên chuyển sang nhẹ nhàng chậm rãi và du dương, giống như gió xuân tươi mát lại dịu dàng kí©ɧ ŧɧí©ɧ tiếng lòng. Trang Đồ Nam thấy lòng mình thản nhiên sinh ra một cảm xúc hoàn toàn xa lạ, ngọt ngào lại ưu thương.
Không chỉ có Trang Đồ Nam, học sinh bốn phía đều khe khẽ thì thầm —— các bạn học chen bên nhau, ghé tai nói nhỏ —— cứ thế cho tới khi xong một bản này.
Bản nhạc kết thúc, toàn trường im phăng phắc, sau đó một học sinh nhút nhát sợ sệt vỗ tay. Lúc này các bạn học mới như bừng tỉnh mà tự nhiên vỗ tay theo, tiếng vỗ tay vang dội nhưng thầy giáo lại ra hiệu để mọi người yên lặng.
Có bạn học hỏi to, “Bản nhạc này thật hay, nó tên là gì vậy thầy?”
Thầy giáo hơi mỉm cười đáp, “Các bạn phải bảo đảm không nói ra ngoài thầy mới nói.”
Học trò bốn phía đều gật đầu như đảo tỏi thế là thầy giáo nhẹ nhàng nói, “Vũ khúc Ba Lan cung D trưởng.”