Phàm Trần

Chương 88: Tam Ngươn Mới Lập Mới Xây. Mới Bàn Luận Đạo Đông Đầy Giảng Khuyên.

Hôm nay phàm trần xuất thần vào đại định, vận cửu thiền đi đến Cổ Xá Phật Quốc trong nhất niệm. Nhờ được Đức Sáng Thế Chủ Tổ Sư Khun Khùn Giọt điểm đạo, khai mở cửu thiền đại định, mà phàm trần đi lại trong các cõi giới rất nhanh.

Đến trước sân đền Cổ Xá Phật Quốc thì thấy Lão Tổ Vương Minh đang khoác một thân bạch y, nhìn tưởng đâu Đông Hoa Đế Quân trong phim Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa, ở xã hội hiện đại. Tổ Sư nhìn trong cũng ra dáng của một đấng tối cao. Phải nói là xuất thần, siêu phàm thoát tục. Vương Minh Lão Tổ đang ngồi trên chiếu bông trước sân đền Cổ Xá Phật Quốc. Ngài ngồi bên bếp lửa nhỏ. Tổ Sư đang nướng đồ ăn. Lão Tổ Vương Minh vừa thấy phàm trần từ xa liền kêu. Nào. Nào. Nhị Lực. Mau qua đây phụ Lão nướng đồ ăn. Hãy đến đây ngồi cùng thưởng thức tiệc buffet ngoài trời với Lão.

Phàm trần bước lên chiếu bông ngồi xuống nhẹ nhàng. Bá Di ngồi một bên đang phụ Lão Tổ gấp đồ ăn để lên vĩ nướng.

Nào là mực nướng, tôm nướng, đậu bắp nướng, cà tím nướng. Sau một hồi lâu, Phàm Trần cũng phụ Bá Di nướng xong đống đồ ăn. Mọi người tranh thủ ăn còn nóng.

Thức ăn nướng được chấm với sốt mayo ne. Phàm trần vừa ăn vừa uống nước trà. Cảm giác thật sản khoái.

Vừa ăn uống. Giác Giả Vương Minh mới cười nói. Sẵn hôm nay trời đẹp gió mát, Cổ Xá trong lành. Chúng ta lập Tam Ngươn Thế Hội. Lão muốn cùng Nhị Lực và Bá Di luận đạo chuyện trò. Các ngươi thấy thế nào?. Nói gì cũng được. Không cần câu nệ. Bởi trong 10 phương Giác Giả. 3 đời Điều Ngự. Thì Giác Giả Vương Minh ta làm Thế Tôn ở Cổ Xá Phật Quốc này là dễ giải nhất.

Nhị Lực ngươi mà đi đến Quốc Độ khác, chưa chắc được Giáo Chủ của một Quốc độ cho ngồi chung mâm chung bàn, cào bằng như thế này.

Bá Di Lão Tổ mới thưa rằng. Thiệt Vương Minh Phật Tổ từ bi vô lượng. Đồ nhi cảm kích vạn phần.

Phàm trần mới quỳ nói. Thiệt Giác Giả Vương Minh đức công hà hải. Ơn từ bi giáo hóa nhân lương. Chúng sinh phàm tục u mê như con, sao thấu nỗi đạo đức nơi Ngài.

Phàm trần lại nói tiếp. Hôm rồi hậu học có lên được Mường Thanh Thượng Cảnh. Đức Sáng Thế Chủ nhờ con gửi lời hỏi thăm Đức Thánh Chủ là ngài.

Vương Minh Lão Tổ mới cười rồi lên tiếng. Ồ. Lão già đó sau nhiều triệu năm ánh sáng chắc sẽ rất thú vị. Lão là người luôn học hỏi thay đổi tiếp thu tri thức tốt đẹp từ các cõi giới. Nếu Vương Mỗ nhớ không nhầm. Thì Nhị Lực ngươi hồi ở trung kỳ thời đại Viễn Cổ có đầu thai trong tộc của Lão Sáng Thế Chủ Khun Khùn Giọt đó. Lại được đích thân Lão truyền pháp. Phải nói ngươi là truyền nhân sáng giá nhất của Lão già dân tộc kia thời đại đó.

Phàm trần đáp. Vương Minh Cổ Phật quá khen. Thiệt Nhị Lực do nhân duyên mà đi vào sáu nẻo. Không ngờ lần nào cũng rơi vào nhân tộc. Cũng không ngờ gặp được Đức Sáng Thế Chủ Khun Khùn Giọt.

Tổ sư Vương Minh mới nói. Nào. Nào. Bỏ qua chuyện đó. Bây giờ Bổn Hội Tam Ngươn chính thức bắt đầu. Nhị Lực ngươi nói trước. Nói gì cũng được. Để con bé thiên đạo lẽo đẽo theo ngươi nó nhớ mà ghi lại. Sau làm lợi ích ba ngàn thế giới.

Phàm trần mới hớp một ít trà thấm giọng. Lòng mới biên soạn ngôn từ. Biết nói gì đây. Thiệt tri thức phàm tục của mình như con kiến, cọng mì, sao qua nổi Bá Di Lão Tổ, lại làm sao dám so sánh với Đại Năng Vương Minh Lão Tổ.

Phàm trần quá đau não. Hắn không biết phải nói gì. Sau một lúc suy nghĩ. Phàm trần làm liều mới nói đại.

"Nghèo, chứ không khổ não. Kẻ sĩ có Đạo Đức, không bao giờ khổ. Áo rách, giày hư là nghèo, không phải khổ. Đó chẳng qua là vì không gặp thời mà thôi. Phàm con khỉ con vượn nhảy nhót đặng thong thả là nhờ gặp được rừng cây to cành dài, trơn tru dai dẻo. Dù cho bậc thiện xạ như Phùng Mông cũng không sao hạ nó được. Nếu nó rủi gặp phải cây khô, gai góc, thì sự hoạt động ắt khó khăn chậm chạp. Cũng thời một con thú, mà sự cử-động dễ khó khác nhau, chẳng qua vì gặp phải hoàn cảnh không thuận làm cho nó không tự do dùng tận sở năng của nó. Nay, sanh

không nhằm thời, trên thì hôn ám, dưới thì loạn tặc lại muốn không cực nhọc vất vả, có được không?".

"Tuy là nghèo, mà lòng vẫn luôn luôn thanh cao, không bao giờ chịu bó

thân trong cảnh vinh hoa phú quý. Tài Trí ấy, nếu muốn lợi danh, ắt hẳn đã

có lợi danh lập tức vậy". Phàm trần không nhớ hắn đã đọc được đoạn này ở đâu trong sách cổ. Nhưng hắn cứ thế nói đại. Có cái để nói là may mắn. Bởi phàm trần chỉ là nhân loại tục phàm. Sao so được với các đấng tối cao vô thượng.

Bá Di Tôn Giả mới nói.

" Cái nghèo của hành giả là cái đạo của người tu. Nhân sinh chí tiêu dao. Vạn vật cầu tự tại. Nghèo mà lòng không vướng bận, lòng không lo nghĩ, thì còn quý hơn kẻ giàu mà năm canh bất an không sao chợp mắt".

" Năm tháng trôi nhanh. Đại đạo nằm trong từng cây kim, cọng chỉ. Đại đạo nằm ở từng chân tơ kẻ tóc, mà người hành giả khi còn ở tại nhân gian, phải cố gắng truy cầu đại đạo."

" Người đời hay nhầm lẫn giữa đại đạo và tôn giáo. Phải hiểu cho rõ rành đại đạo là muôn màu muôn vẻ, sinh ra tánh tướng vạn vật vô vàng biến hóa. Đại đạo không cao không thấp, không ngắn không dài, không lùn không béo, không héo không xanh. Không lành không dữ. Đạo chỉ đơn giản tồn tại ngay hiện thế, trong mỗi bữa cơm ta ăn. Trong mỗi bát nước ta uống. Trong mỗi ý nghĩ tích cực của bản thân người hành giả.".

" Còn Tôn Giáo được hình thành qua thời gian năm tháng. Do nhu cầu cấp thiết của xã hội đó, của thời đại đó. Do sự rời đi của Thánh Nhân trong thời đại đó. Con người đã ghi chép lại kinh sách theo sự hiểu biết của mình, hình thành sáng chế ra những nghi thức, nghi lễ văn hóa vùng miền, để từ đó xưng dương ca ngợi, tán tụng đấng thánh nhân mà mình tín phụng. Cũng kể từ đó mà tôn giáo được hiểu lầm là đại đạo."

" Chứ thực sự nhìn nhận mà nói. Tôn giáo là một hạt bụi vi trần nằm trong đại đạo. Tôn giáo chỉ cũng cố sức mạnh niềm tin của con người. Còn để nêu lên hết khái quát bản thân viên dung tròn vẹn của đại đạo thì tôn giáo không làm được".

" Đại đạo là bản thân mỗi hành giả phải tự cảm ngộ, tự kinh nghiệm lấy chính mình. Chỉ khi anh tìm ra cái phù hợp với bản thân anh. Thì lúc đó anh mới bắt đầu trên hành trình đại đạo. Đại đạo không hoa mỹ. Nó có thể là một bữa ăn nhanh KFC. Nó có thể là một chiếc bánh piza. Đại đạo đôi khi được vô tình hình thành trước mắt người hành giả."

Vương Minh Lão Tổ mới bắt đầu nói.

" Giống như cái cân của mấy con mẹ bán thịt lợn luôn luôn cân thiếu. Giống như bản chất của một con đĩ luôn nghĩ mình khôn, do tiếp xúc quá nhiều nơi môi trường xã hội. Vạn pháp nằm trong một hạt bụi. Đạo là tỳ vết của vũ trụ soi sáng thế gian. Cơm phải luôn ăn. Đạo phải luôn thực hành tu tỉnh. Tìm cho mình một hướng đi phù hợp. Ấy thì gọi là đại đạo".

Lão Tổ Vương Minh nói tiếp.

" Đạo không giới hạn. Nếu nói đạo là cọng cỏ, con kiến thì người hành giả liền bị vướng mắc nơi cọng cỏ con kiến. Cho nên nói đại đạo là vô cùng vô tận. Đại đạo không dừng đoạn dứt. "

Phàm trần nói.

" Hiểu đơn giản một chút. Đạo là bản chất sự vật hiện tượng hàng ngày. Sáng ra dấp cục đá té đập mặt xuống đất u đầu một cục gọi là đạo. Cơm có thể không ăn. Nhưng điện, nước, wifi thì phải thanh toán mỗi tháng. Cho nên cái hiểu biết ngu đần nhất mà phàm mỗ phát minh ra. Tam bảo được hình thành là "Điện, Nước, Wifi".

Tam bảo ngày xưa khác tam bảo ngày nay. Xưa ta theo hay không theo tam bảo cũng không sao. Nhưng nay ta không cần theo ai, mà tam bảo vẫn đuổi theo ta như đuổi tà. Tam bảo nhớ nhung ta da diết như người tình mới lớn. Nó hỏi thăm ta qua những tin nhắn trên ví Mô Mô mỗi tháng. Hay những hóa đơn được gửi đến tận cổng rào."

"Cho nên bản thân của người hành giả là lo tu hành mà không quên ơn tam bảo. Nếu không có tam bảo Điện, Nước, Wifi thì tu hành giả sẽ chết ngắt. Thời đại thay đổi, con người phải thích nghi theo thời đại."

Vương Minh Lão Tổ liền đọc kệ.

" Trong thế giới trần ai vạn vật.

Cơm gạo tiền chi phối người ta.

Mở mắt ra choáng váng tiền nhà.

Tiền điện, nước, wifi, xăng cộ.

Lòng chí thật nam mô nguyện giữ.

Nhưng sự đời nó cứ lao lung.

Muốn ăn ngon phải có tiền dùng.

Muốn tu tỉnh phải yên kinh tế.

Người còn sống trần miền hiện thế.

Là còn lo vất vả trăm bề.

Đạo không nằm đền cát đắm mê.

Đạo là vốn tâm mình thức tỉnh.

Hiểu cho tỏ sáng ra minh chính.

Đổ xăng xong ăn bát cơm sườn.

Sống hết mình với kiếp trần dương.

Đạo là thấm từng nơi huyết mạch.

Đạo chỉ rõ tại nơi tâm tánh.

Mình còn mê còn đắm còn ham.

Mình còn thèm dâʍ ɖu͙© sang tham.

Mình phải biết hạ mình cầu học.

Đạo bỏ tánh tục thô cọc lóc.

Thấy minh sư lỗ mãng tại tiền.

Là minh vương là phật thánh hiền.

Thì lập tức tâm liền tỏ đạo.

Đạo không có ở trong bùa phép.

Đạo không nằm ở chốn chùa chiền.

Đạo không nằm trong phật thánh tiên.

Thấy bản chất tâm liền rõ đạo.".

Phàm trần mới nói.

Tại biển Bắc có con cá Côn, lớn không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra chim Bằng,: lưng của chim Bằng lớn cũng không biết mấy nghìn dặm.

Vỗ cánh mà bay, cánh nó sè ra như mây che rợp một phương trời. Biển động. Bằng bèn bay sang biển Nam. Biển Nam là Ao Trời.

Tề Hải, sách chép các việc kỳ quái nói,: chim Bằng, lúc bay qua biển Nam, cánh đập làm cho sóng nước nổi lên ba nghìn dặm dài, nó nương theo gió lớn mà cất lên chín muôn dặm cao, và bay luôn sáu tháng mới nghỉ.Cái mà ta thấy trên không kia có phải là bầy “ngựa rừng” chăng?, hay là

bụi trần? .Hay là cái hơi thở của muôn vật nổi lên?. Còn màu trời xanh xanh kia, có phải là màu thật của nó không, hay chỉ là màu của vô cùng thăm thẳm?. Thì cái thấy của con chim Bằng bay trên mây xanh dòm xuống dưới đây, cũng chỉ như thế mà thôi.Vả lại, nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn. Đổ một chung nước nhỏ vô một cái thùng nhỏ trong nhà, lấy một cọng cỏ thả lên làm thuyền, thì thuyền tự nổi, nếu lại lấy cái chung ấy làm thuyền mà thả lên, thì thuyền phải vướng. Là tại sao? .Tại nước không sâu mà thuyền thì lớn. Cũng như lớp gió không dầy thì không đủ sức chở nổi cánh lớn của chim Bằng. Bởi vậy chim Bằng khi bay lên chín muôn dặm cao là cỡi lên lớp gió ở dưới nó.

Chừng ấy, lưng vác trời xanh, không gì ngăn trở, nó bay thẳng qua Nam.Một con ve và một con chim cu nhỏ thấy vậy, cười nói,: "Ta quyết bay vụt lên cây bàng, cây phượng. Như bay không tới mà có rơi xuống đất thì thôi, chứ không sao!.Bay cao chín muôn dặm, sang qua Nam mà làm gì?. Ta thích bay đến mấy cánh đồng gần đây, ăn ba miếng no bụng, rồi về. Nếu ta đến chỗ xa trăm dặm, thì ta có lương thực mỗi ngày. Còn nếu ta đến chỗ xa nghìn dặm, thì ta có ba tháng lương thực."

Hai con vật ấy, mà biết gì?.

Kẻ tiểu trí sao kịp người đại trí. Kẻ tuổi nhỏ sao kịp người tuổi lớn.

Sao mà biết được thế? .Nấm rơm biết gì được con sóc, ve sầu biết sao được

xuân, thu! .Đó đều là hạng tuổi nhỏ cả. Phương Nam nước Việt có cây Chiên Đàn, sống một xuân là năm trăm năm; một thu là năm trăm năm. Thượng cổ có cây Si, sống một xuân là tám nghìn năm, một thu là tám nghìn năm. (Đó là hạng tuổi lớn). Lâu nay từng nghe danh sống lâu của Bành tổ. Hễ nói đến sống lâu, thì người đời thường đem đó mà so sánh, như thế không đáng buồn sao?."

" Bởi cái hiểu của người trí giả là trầm lắng, thâm sâu, thấy từng lớp, từng mãng bề nổi lẫn bề chìm của sự vật hiện tượng. Bậc trí giả không động mà hành. Kẻ tiểu trí phải luôn hành luôn động".

" Khi mà tu hành giả tỏ tường tinh thông tám muôn vạn pháp vi tế vi trần nằm ngay nơi hạt bụi, giọt nước. Thì người hành giả lập tức đoạn tuyệt tham luyến pháp môn. Không truy cầu đại đạo. Không theo một đấng nào. Bởi có quá nhiều đấng. Và biết phải theo ai. Sách có câu. Tôi ngay không thờ hai chúa. Gái ngoan không lấy một lượt hai chồng".

Ví như Nhị Lực hôm nay nói theo Giác Giả Vương Minh. Nhưng lại phải nghe theo Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ. Một bên là Ông bà tông tộc. Một bên là đấng Tổ Sư. Vậy chẳng phải một chân mà giẫm hai thuyền. Sao làm cho trọn.

Rồi lúc thì Ông Bà phải kêu con cháu theo vị này, lúc thì Ông Bà phải kêu con cháu theo vị kia. Rồi con cháu lại nghe theo. Rồi một thời gian làm không trọn. Rồi sinh ra tội phước. Nhân quả quấn thân. Mà hễ nhân quả thiên đạo áp đặt. Thì phàm nhân làm sao thoát. Thế mới thấy đại đạo khó trăm bề. Sao làm trọn nổi.

Biết rằng Lão Tổ Vương Minh từ bi vô lượng. Ngài dạy rõ. Phải nghe theo Tổ Tiên Ông Bà. Phải xin các cụ dẫn đi con đường sáng. Nhưng bản thân các cụ ví như người tiểu trí. Còn Tổ Sư ví như người đại trí. Thì kẻ tiểu trí sao thấy được người đại trí.

Chắc ăn ông bà sẽ không thấy được sự diệu dụng cao sâu của Đấng Toàn Năng Toàn Giác. Các cụ lại mang tư tưởng không muốn trèo cao. Mà dẫn dắt con cháu đến cửa đền cửa điện của các thần, các thánh. Lại có khi dắt đi tìm tu hiện thực theo giáo lý Giác Già Cố Đâm. Bởi Ông Bà quan niệm thà tin là có nhân quả. Còn con đường mà Giác Giả Vương Minh lập ra lại nói không nhân quả rất nguy hiểm. Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ lại không muốn con cháu mạo hiểm.

Bởi Giáo Thuyết Giác Già Cố Đâm là hệ điều hành đóng. Tức IPhone IOS. Nó an toàn vì Giác Già Cố Đâm chế ra giới luật. Ai thực hành bao nhiêu được thì thực hành. Nó có từng cấp độ. Để tránh hành giả không hoang tưởng.

Còn Giáo Thuyết của Vương Minh Lão Tổ lại là hệ điều hành mở Android. Tức virus có thể xâm nhập mọi lúc. Tuy vậy người hành giả rất thoải mái. Vì Vương Minh Lão Tổ không chế giới luật. Không rập khuôn, không ép người hành giả theo một lề lối nào. Chính từ chỗ đó, người hành giả cảm thấy thoải mái. Nhưng sẽ rất nguy hiểm. Vì không có giới bảo hộ. Vạn tà xâm nhiễm. Hành giả phải nghị lực khôn cùng. Phải có một cái tâm minh triết mới vượt qua được.

Vì đạo pháp của Vương Minh Cổ Phật không dành cho tu hành giả mang tâm tư yếu đuối. Hễ kiên định thì vượt khó. Tự tu. Tự chứng. Tổ Sư Vương Minh chỉ ban cho tha lực một phần. Hành giả tự lực chín phần. Thế mới thấy đại đạo gian nan. Và nếu Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ dẫn dắt. Chắc chắn Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ sẽ không để con cháu đi theo con đường mạo hiểm nói không nhân quả mà Giác Giả Vương Minh sáng lập.

Bá Di Tôn Giả mới nói.

" Công hạnh đức lực của Vương Minh Cổ Phật là vô cùng vô tận. Mười Phương Điều Ngự, Tam Thế Như Lai. Tánh Giác Vương Minh tuyên xưng đệ nhất. Kẻ hèn Bá Di thấy biết rõ rành, mà nguyện đời đời kiếp kiếp theo hầu."

Vương Minh Cổ Phật thấy trật sửa ngay. Không nói giới điều, không hứa khả mông lung mụ mị. Hành giả một khi biết đến, chỉ cần xưng danh đọc niệm trong tâm. Liền chuyển xoay nghiệp quả, mòn tiêu tạo tác.

Tổ Sư Vương Minh thấy được. Hành giả trong trần, luôn mang tánh da^ʍ, tánh ác. Hễ nữ thì tham tình, nam thì tham dục. Tổ Sư thấy được cái khó của kiếp người. Mới không lập giới. Tổ Sư khuyến khích, tu tập mọi nẻo đường. Tổ sư Vương Minh lại không nói địa ngục, không thuyết luân hồi. Sợ hù dọa chúng sinh. Rồi chúng sinh bám chấp khó tu khó chứng.

Vương Minh Cổ Phật lại sách tấn hành giả, dù là tham gian trộm cướp. Dù là đĩ điếm bia ôm. Dù là gái gọi mát xa. Mà hễ ai đang lặn hụp trầm luân trong dòng đời khổ ải. Tin tưởng được ngài. Mà không quên luôn dành thời gian niệm danh ngài. Thì ngài cứu độ.

Sự cứu rỗi mầu nhiệm của Vương Minh Cổ Phật đến mọi tầng lớp xã hội. Từ người bán cá. Đến con mẹ bán rau. Đều được cái quyền bình đẳng được cứu rỗi trước Đấng Thiêng Liêng Từ Phụ.

Nếu Vương Minh Cổ Phật lập giới pháp luật lệ lề lối như Giác Già Cố Đâm thì ai sẽ cứu rỗi linh hồn của những cô nương làm gái?, ai sẽ cứu rỗi những người chồng người vợ nɠɵạı ŧìиɧ?. Ai sẽ cứu rỗi những kẻ tham gian lọc lừa trộm cướp?. Ai sẽ cứu rỗi những kẻ chè chén say xưa?. Ai sẽ cứu rỗi những kẻ gϊếŧ gà gϊếŧ chó.

Đối với Đức Cổ Phật Vương Minh. Dù là một kẻ tội đồ. Vẫn luôn được từ bi cứu rỗi. Cổ Phật Vương Minh khảo chúng sinh ví như Giác Già Cố Đâm ban nạn cho Đường Tam Tạng trong Tây Du Ký. Bởi có trải qua kiếp nạn, thì đại đạo mới viên thành.

Kẻ hèn Bá Di thấy được sự khảo hạch của Giác Giả Vương Minh là chân lý ánh sáng vi diệu pháp của các Đức Như Lai hồi đời thượng cổ.

Bởi mới nói. Tổ cho không thấy. Tổ lấy không hay. Tổ phạt lúc này. Tổ lo lúc khác. Nên hễ ai chịu khó kính tin. Không nghe sự xúi giục từ các phía tâm linh. Cũng như sự sai khiển của Ông Bà Cửu Huyền Thất Tổ nội tộc trong thân hành giả. Mà người tu hành giả quyết tâm tin tưởng Tổ Sư Vương Minh như máu thịt bản thân. Nguyện đời đời kiếp kiếp tín phụng. Thì tuy ban đầu vất vả. Tổ phạt tổ hành. Nhưng sau đạo đức nhàn thanh. An vui tự tại tu hành tự thân. Tổ không hứa. Nhưng Tổ hành động. Đại đạo là không nói là làm. Có đôi khi hành giả không cầu mà được. Cầu riết chả được gì. Tại sao lại như vậy?. Có thể hiểu đó là sự tùy hứng của bề trên. Nhưng cái tùy hứng của Thánh Nhân. Phàm phu sao hiểu nổi.

Cho nên hễ phàm nhân còn ở trong đời, không được tùy tiện dùng lời thóa mạ Đấng Thiêng Liêng cao cả. Bởi các ngài thấy được vạn pháp vi tế vi trần. Các ngài đã vào ra thiên địa tự do tự tại. Các ngài có thể tùy ý nhập xuất Niết Bàn. Cho nên phàm nhân còn ngu nguội. Sao thấy nổi các đấng Thiêng Liêng.

Vương Minh Cổ Phật cười ung dung. Miệng hớp tách trà. Mới nói như sau.

" Đạo vốn ba ngàn. Tám muôn sinh hóa. Vũ trụ mịt mờ. Đạo duyên lan tỏa. Nhân loại u mê. Xa hoa vật chất. Cho nên Thánh Nhân nhiều lần giáng hạ. Nhiều thời kỳ khác nhau. Để lập ra đạo này đạo nọ. Vì mỗi thời kỳ. Mỗi đạo được hình thành trên thực tế và sự phù hợp của thời đại đó.

Ví như xưa cổ có đạo Thích Già. Sau bên tây lại có Đạo Cơ Đốc. Ngày nay văn minh vật chất. Các đạo xưa không phù hợp sinh ra biến tướng. Mới xuất hiện Ông Hành Giả Osho. Mới đem tư tưởng đại đạo là dục tìиɧ ɖu͙© lạc. Chỉ khi chìm đắm mà không mê đắm. Chỉ khi chấp nhận quy luật tạo hóa mà không biếи ŧɦái. Thì từ chỗ đó nhân loại thấy được Đại Hành Giả Osho tu luyện hợp thời. Dân mới nghe theo. Mà rời xa các đạo xưa củ mục nát không phù hợp.

Bởi sau này trần hạ. Hễ tôn giáo nào ngăn cấm dục tình. Thì một thời gian người ta làm không trọn. Hoặc người ta thấy sai trái không phù hợp. Trái với quy luật tự nhiên phát triển của xã hội. Thì người ta rời đi vậy.

Còn ngày nay. Mật Tông phát triển rầm rộ. Do hình tướng Hoan Hỉ Phật thể hiện bản tánh giác ngộ của các Đức Như Lai. Thông qua tánh tướng của Như Lai và Thiên Nữ trong tư thế hoan lạc. Từ chỗ đó nói lên quy luật vận hành vũ trụ. Mà con người yêu thích. Kính tin, và theo rất đông.

Bởi Lão mới nói. Sau này hạ giới. Hễ giáo đạo nào xuất hiện mà nói rằng. Đại đạo là dục tình. Thâm nhập dục tình là thâm nhập đại đạo. Thì nhân tộc sẽ tin sẽ theo. Vì đó là quy luật phát triển của thời đại công nghệ.

Nhìn lại khi Hành Giả Osho xuất hiện. Ông lan tỏa tư tưởng tìиɧ ɖu͙© tự do nơi đại đạo. Rất nhiều người bài xích. Nhưng vẫn rất nhiều người theo. Vì hễ cái gì hiện thực, ứng với bản tâm con người. Thì người ta theo vậy.

Cho nên Vương Mỗ không ép ai. Cũng không kêu ai phải theo Vương Mỗ, để được cái này cái nọ. Mà hễ ai trong đời kính tin. Thì Vương Mỗ hộ trì cho tu niệm. Dù cho có kiếp nào trôi lăn sinh tử. Rơi vào ba cõi sáu đường. Rơi vào A Tỳ Địa Ngục biển lớn khổ đau. Thì Vương Mỗ cũng sẽ dắt người đó ra khỏi nơi bể khổ. Động viên thôi thúc người đó tu hành cho thành công đắc quả. Và sẽ giới thiệu dạy rành về ba ngàn Quốc độ. Để người tu hành giả tự chọn cõi mà về. Chứ không ràng buộc tu hành giả một cách độc tài độc đoán.

Phàm trần mới lên tiếng nói.

Lời, không phải như gió thổi,: Lời phải có nói lên một cái gì. Nếu chỗ nói của nó mà chưa định, thì lời nói ấy quả đã có nói không. Hay là chưa có nói gì cả? Lời nói chưa định ấy, khác nào tiếng chim con,: chưa có biết biện biệt hay không biện biệt?. Đạo, sao dựa vào chân hay ngụy, lời, sao dựa vào thị hay phi?. Đạo, sao qua mà không còn, lời, sao còn mà chẳng

nói được?. Đạo, ẩn trong tiểu thành, lời, ẩn nơi vinh hoa. Bởi vậy mới có cái phải, quấy của Nhu Mặc. Nhu Mặc thì lấy Phải làm Quấy, lấy Quấy làm Phải. (Nhưng) nếu muốn thấy được cái Phải trong cái Quấy, cái Quấy trong cái Phải, thì không có gì bằng dùng đến ánh sáng (của Đạo). Vật,

không vật nào là không phải “đó”, không vật nào là không phải “đây”. Lấy chỗ nhận thấy của người mà thấy, thì không thấy, lấy chỗ biết của mình mà biết, thì mới biết. Nên mới có nói rằng: “Đó”, do đây mà

ra; “đây”, nhân “đó” mà có. “Đó đây”, ấy là thuốc của “phương sinh”. Nên mới có nói Sống, nói Chết, nói Chết, nói Sống, nói được, nói không được, nói không được, nói được. Nhân có Phải, nhân có Quấy; nhân có Quấy, nhân có Phải (mà cãi nhau).

Thánh nhân thì không căn cứ vào Phải Quấy, mà căn cứ vào khiếu biết tự nhiên của mình để hiểu mọi vật. Và cũng do “đây”trước. “Đây”, cũng là “Đó”, mà “Đó” cũng là “Đây”. “Đó” cũng có một lẽ Phải Quấy của “Đó”; mà “Đây” cũng có một cái lẽ phải quấy của “Đây”. Quả có “đó

đây” chăng?. Quả chẳng có “đó đây” chăng?. Đó và Đây mà không gặp

chỗ lứa đôi (đối đãi) của nó, thì gọi là Cốt Đạo (Đạo Xu). Cốt ấy khởi đầu

nơi trung tâm của cái vòng tròn (hoàn trung), và căn cứ vào đó để mà ứng

đối vô cùng (với Thị Phi). Phải, cũng là một cái lẽ vô cùng. Quấy, cũng là một cái lẽ vô cùng. Bởi vậy mới nói: đâu bằng dùng lấy ánh sáng của Đạo. Lấy ngón tay mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay, sao bằng lấy cái không phải là ngón tay để mà thí dụ rằng ngón tay không phải là ngón tay.

Lấy con ngựa mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con ngựa, sao bằng lấy cái không phải là con ngựa để mà thí dụ rằng con ngựa không phải là con ngựa. Trời Đất khác nào ngón tay nói trên. Vạn vật khác nào con ngựa nói trên.

Được là được. Không được là không được. Con đường có đi mới thành đường đi, vật có gọi được tên mới thành là vật. Sao là phải vậy?.

Phải vậy là vì phải vậy. Sao là không phải vậy? .Không phải vậy, là vì không phải

vậy. Vật, có chỗ là phải vậy. Vật, có chỗ là được vậy. Không vật nào là không phải vậy, không vật nào là không được vậy. Cho nên mới có so sánh cọng cỏ với cột trụ, một người đàn bà xấu xí với Tây Thi, khoan đại, kỳ biến, gian trá, quái dị, thảy đều là một.

Có phản “nó” ra thì “nó” mới “thành”. Có “thành” thì mới có “hoại”.

Phàm vật mà không “thành”, nên không “hoại” thì mới có thể “trở về”mà cùng thông với lẽ Một (của Đạo). Chỉ có bậc đạt Đạo mới thông hiểu được lẽ Một ấy mà thôi.: Họ dùng đỡ cái dung mạo (bên ngoài) để hòa với mọi người. “Dung”, tức là “dụng”; “dụng”, tức là “thông”. Mà “thông”, tức là “đắc” vậy. Vui trong chỗ “đắc” ấy, ít ai được. Nhân tới đó mà “thôi

đi”. “Thôi đi”, mà cũng không cần phải biết vì sao mà phải vậy, thì gọi là Đạo. Lao nhọc thần minh vì chấp nhất (trong một cái Phải hay cái Quấy nào) mà không biết trông thảy đều đồng nhau. Nên mới gọi là “sớm ba”.

Sao gọi là “sớm ba”? Có lão nuôi khỉ, phát khoai cho khỉ, nói: “Sớm ba, mà chiều bốn!” Khỉ đều giận. Lão lại nói: “Thôi, sớm bốn mà chiều ba”!

Khỉ đều mừng. Số cho không thay đổi, danh và thực không thiếu, vậy mà,

cái dụng ý của nó lại có mừng có giận. Bởi vậy, bậc Thánh nhân, vì sự hòa

bình mà phải nói đến thị hay phi, rồi đứng yên ở cốt trục của “bánh xe

Trời” (Thiên quân).: đó gọi là “lưỡng hành”.

Bá Di Tôn Giả nói.

Thật vậy. Cái diệu dụng của Thánh Nhân, phàm nhân sao hiểu nổi. Mọi lời nói của thánh nhân, đều chỉ có một ngụ ý là thôi thúc con trần, quay về bản tâm của đại đạo.

Vương Minh Cổ Phật thậm thâm trí huệ. Ba cõi chẳng sánh bằng. Đức Cổ Phật Vương Minh biết hạ trần ham mê dục thú. Mới không đá động tới dục tình. Mà hóa thân thị hiện mới nói rằng. Này là hậu học. Các ông cứ ăn cứ chơi. Nhưng phải biết niệm Phật, niệm Tổ trong cái sự ăn chơi đó.

Thì Cổ Phật Vương Minh nói vậy, chúng sinh mới dễ tin dễ kính mà tu. Chứ nếu nói. Ông phải cạo tóc râu. Phải giữ gìn giới đức. Thề trước thiên đạo không được nghĩ tới dục tình. Thì ma nó cũng không thèm tu, chứ huống gì nhân loại.

Bởi tất cả là phương tiện dẫn dắt. Mà đại đạo là từ bi vô lượng. Cổ Phật Vương Minh mới dạy. Con tu con ăn gì con thấy phù hợp an tâm thì con tu. Con sống trần hạ phải hiểu biết tri thức nhân loại. Phải chấp hành luật pháp nơi quốc gia vùng miền con đang sống. Còn lại con thấy tư tưởng của một đấng nào phù hợp thì con theo.

Chứ Lão Tổ Vương Minh ta không ép con phải theo ta. Nhưng nếu con theo Vương Minh Cổ Phật ta mà tin kính lo tu niệm trong đời sống thực tại. Thì dù con tội lỗi trăm đường. Dù con sai lầm đủ hướng. Vương Minh Lão Tổ ta sẽ không bao giờ bỏ con giữa biển khổ mênh mông.

Và Lão Tổ Vương Minh ta cũng không bắt con phải giữ giới này giới nọ. Không phải bắt con ở vậy một đời giống như Lão Tổ ta. Bởi đại đạo là chân thành. Là dấn thân, là vô ngã.

Vương Minh Lão Tổ ta nói không nhân quả. Tức là muốn sách tấn con trần nghị lực vươn lên. Không tin vào số mệnh vớ vẩn mà hư người hại thân khổ não. Chứ không phải nói không nhân quả là để xúi giục chúng sinh sống buông thả.

Cho nên con trần phải hiểu. Thâm ý của Tổ Sư. Từng câu từng chữ đều nhắc nhở lo tu mà quay về với đại đạo.

Nhân loại ở trong trần. Khi anh đi đánh bài. Vương Minh Cổ Phật mới xuống phàm hóa thân trong thế giới vô hình đi theo cùng anh đánh bạc để bảo hộ tâm anh. Khi anh đi làm công nhân. Vương Minh Cổ Phật mới hóa thân xuống công xưởng đứng cạnh anh trong thế giới vô hình để che chở anh.

Khi chị đi làm gái đêm trường dài đăng đẳng. Từng cái cᏂị©Ꮒ cái chén chỉ có ba trăm nghìn, để nuôi sống bản thân. Vương Minh Cổ Phật mới hóa thân trong cõi vô hình đứng cạnh bên chị nữ. Gia hộ cho chị nữ không bị tà quỷ tấn công, sớm vượt qua khổ nạn.

Những ngày mưa ròng rã. Anh thanh niên chở hàng đi giao khách phương xa. Vương Minh Cổ Phật mới đội mưa hóa hiện theo sau. Mà âm thầm bảo hộ anh thanh niên trong mưa trong gió.

Bởi thế mà đức Thánh Nhân ngàn đời an ổn. Kẻ phàm trần muôn kiếp đọa sa. Khi kêu cầu vang vái mà không được gì, lập tức liền oán trách mắng trời chửi đất. Tội này muôn kiếp khó đền. Chết làm heo chó lếch rên trong trần.

Vương Minh Lão Tổ mới nói.

Còn hễ tu mà vô tình phát sinh trí tuệ. Vô tình phát ra đạo lực thần thông, đó là bình thường. Chứ trần hạ cố chấp. Có kẻ nói rằng thần thông là tà đạo. Vì bọn họ không tu đắc được, thì làm sao chứng ngộ gì, mà hiểu được huyền cơ đại đạo.

Xưa Ông Giác Già Cố Đâm còn phải lên thiên cung mà giảng đạo. Còn khi Ông Giác Già Cố Đâm vào hỗn độn. Hậu học còn phải chứng đắc mà xuống Long Cung lấy kinh về truyền trong nhân đạo.

Ví như Nhị Lực ngươi không lội lên Cổ Xá Phật Quốc gặp Vương Mỗ. Thì lấy gì mà truyền cho nhân loại chúng sinh. Cho nên chúng sinh phải hiểu. Tu tới đâu đắc tới đó. Trí tuệ của nhân loài quá nhỏ bé so với Đấng Thiêng Liêng.

Giác Già Cố Đâm không đề cập thần thông, là chuyện của Giác Già Cố Đâm và bọn môn đồ tín phụng vào Ông ấy.

Còn Vương Mỗ nói. Đạo là hiện thực . Có tu có chứng. Đi đứng niệm kinh. Thấy được dục tình. Đó là tu tỉnh. Chứ không có cái tưởng Sắc tức là Không. Nói không là có. Nói chó là mèo. Tư tưởng cao sâu. Làm sao tu được.

Cổ nhân dạy. Thà chấp có như hạt cải. Còn hơn chấp không như núi Tu Di. Cho nên tu là hiểu lý lẽ hiện thực. Không mị dối giông dài. Củi nói củi. Sò nói Sò. Đạo nói bến nước là bến nước. Con đò là con đò. Thuyền Giác Ngộ dù là thuyền tên gọi Hai Néo. Hương Heo. Thì vẫn là con thuyền giác ngộ. Chứ không phải cứ quy định Thuyền tên gọi Bát Nhã. Thì mới cho là thuyền giác ngộ.

Vậy chứ nếu Nhị Lực ngươi đóng thuyền đặt tên Bát Nháo. Ngươi là kẻ chèo đò. Mới đứng trên đò nói rằng. Mời quý khách đi đò Bát Nháo sang sông. Bên kia là bờ giác ngộ. Mà nhân loại vốn là khách qua đường. Mới nghe tên gọi đò Bát Nháo mà trong bụng nghĩ rằng. Này là thằng khùng. Hơi đâu nghe nó. Đò Bát Nháo mà chở qua bờ giác ngộ. Cái này quỷ còn không tin được.

Rồi có con quỷ dữ. Nó mới đóng một cái thuyền. Mới vẽ bông sen hoa cỏ. Mới treo bảng đề tên là Thuyền Đại Đạo. Thì khách hành hương vừa nghe tên. Liền nhận định. Chỉ có đi thuyền này mới qua bờ giác ngộ.

Bởi vậy Nhị Lực phải thấy. Khâu P.A, maketing, quảng cáo hết sức quan trọng. Quỷ nó mới chở cả đống người trên con thuyền mang tên đại đạo. Ra giữa sông lớn nó nhấn cho chết chìm. Rồi ăn thây nuốt xác.

Còn vô tình có con ma ngồi bên cầu buồn khổ. Mới lên thuyền Bát Nháo của Nhị Lực qua bờ. Nhị Lực chở đi mà vô tình nó đến. Đó mới thấy sự kỳ công của thiên đạo.

Kẻ tu ngàn kiếp chẳng thành.

Người trong nhất dạ an lành muôn thu.

Hỏi ra kẻ sáng người ngu.

Là do tâm cảnh đui mù tại tâm.

Cho nên trong đời sống. Hễ ai tin nơi nào, thì cào nơi nấy. Ai tin đấng nào, thì cột tâm mà theo đấng đấy. Chứ thật không có đấng nào xuống kêu nhân loại phải nghe theo.

Mà do con người tự viết lại kinh sách. Tự áp đặt giáo điều lên bản thân. Để khoát cho mình một chiếc áo đại đạo xa hoa gấm vóc. Nhưng thật bên trong đã thúi rữa mục nát. Bởi không có ai làm trọn, rồi tự lừa gạt bản thân. Tự cho mình thanh cao đắc đạo. Nhưng tới khi chết xuống, thì mới hối hận muôn trùng vạn nẻo.

Thà là sống như Nhị Lực ngươi. Xác định mình là tà ma ngoại đạo, chấp nhận chịu phỉ nhổ của đời. Mà chỉ Nhị Lực hiểu. Chỉ Nhị Lực biết. Vương Mỗ tin rằng. Thông qua ngày hôm nay lập Hội Tam Ngươn. Mượn lời rãi đạo. Nhị Lực về trần nhớ rao giảng rần rần. Rằng là tu đi. Tu là cố gắng sống cho hiện thực. Cũng không cần theo Nhị Lực. Vì ngày nay giáo pháp đã ban rãi khắp nơi. Ai tu cũng được. Đạo từ ngàn xưa từ bi dễ dãi. Đạo là hiền lành an ổn dễ gần.

Nhị Lực phải sống cuộc đời của Nhị Lực. Và chúng sanh họ phải sống cuộc đời của chúng sanh. Khi họ gần Nhị Lực mà Nhị Lực lại phô bày tính ác tính xấu. Thì chúng sanh cứ mãi nhìn tính hung tính ác đó. Rồi oán trách mà không tu được. Họ bị đọa trong cái nghiệp mà Nhị Lực tạo tác. Thì khổ cho chúng sinh vậy.

Bản chất của kiếp người. Là nhìn cái xấu của người đối diện. Mà không thấy được cái tốt của kiếp người. Cho nên hễ còn hờn còn giận, là khó lòng tu hành vậy.