Phàm Trần

Chương 48: Phép Thiên Thần Chú Nào Ra-Ngàn Xưa Chữ Cổ Do Ta Lập Dùng

Bên trong tượng thần là một tiểu thiên địa, nó giống như cõi Ăn Riêng mà Đại Đế Ông Sụt Rồi đã nói. Nơi tiểu thiên địa này do pháp lực của mỗi vị thần tạo thành tùy vào đạo hạnh.

Nhắc lại ngày trước Phàm Trần có thu nhặt hơn 100 linh bài thần vị khi đánh nhau với Chư Thần tại Hoàng Cung Ba Thục Quốc giải cứu Đường Tăng và Nữ Đế. Tất cả ngoại trừ dùng tặng cho một số ít đạo hữu, còn lại được phàm trần cất kỹ bên trong linh quang bảo hạp.

Nhưng khi Lão Tổ Thần Tộc Bàn Dương Tử đánh một kích bảy đòn chí mạng xuống thân thể phàm trần thì tất cả vỡ vụng hòa tan với thần hồn của hắn.

Cho nên trãi qua nhiều sanh tử, linh hồn phàm trần rất đặc biệt, có Hắc Long Kiếm hộ tâm, lại có Nguyệt Đao, khối đồng đen lục giác, tam đại chí bảo hộ hồn, lại có hàng trăm mộc bài chứa linh lực núi sông hòa quyện vào thần hồn hắn, điều này đã giúp hắn lập nên một quốc độ bằng chính thần hồn của mình hết sức trù phú.

Tiểu thiên địa này được Phàm Trần gọi tên là LIÊN HOA BẢO TẠNG CUNG. Hắn đã dùng thần niệm khắc vào bên trong tiểu thiên địa hai câu pháp chú.

" BẢO TẠNG SÁNG KHAI TRUYỀN CHÁNH PHÁP

LIÊN HOA KIẾN TẠO ĐẠO TỪ BI".

Bên trong tiểu thiên địa Liên Hoa Bảo Tạng Cung có nào là dòng sông đầy nước, núi non hùng vĩ chập chùng, thảo nguyên mênh mông, cánh đồng tươi tốt. Cây lúa mạch cao 60 mét bén đất màu mỡ. Bốn mùa sẽ thay đổi theo ý niệm của phàm trần khởi lên điều khiển. Bên trong tiểu thiên địa lại có một ngôi đền Chân Ngã, là biểu hiện tâm linh của ngôi đền Chân Ngã thực tại bên ngoài nhân thế. Phàm trần ngồi trong ngôi đền tâm linh này, khi bên ngoài ngôi đền thực thể hiện tại xảy ra chuyện gì phàm trần đều biết.

Ngồi trong tiểu thiên địa trong pho tượng, khói nhang dân chúng lễ bái nghi ngút, phàm trần nhận được nguyện lực tín phụng nhân dân từ 28 thành trì. Cho nên dù là thần hạ giới, nhưng đạo hạnh hắn bất khả tư nghì, không yêu ma nào dám mò vào Bách Lý Thành.

Ở Chấn Minh Thành. Nhân Hoàng cho các quan xây dựng một văn miếu và tôn tượng giống y như đúc ở Bách Lý Thành, thờ phụng trước cửa ra vào Chấn Minh Thành để nhân dân lễ bái.

Các đạo thánh chỉ sắc phong lần lượt gửi xuống cho thành chủ 28 thành thông báo việc ĐẠI LA THIÊN ĐẾ THÁI CỰC THÁNH HOÀNG ĐẾ TỤC ĐẠO TÔN là Thần lớn nhất trong Phong Khởi Đế Quốc.

Phàm trần ngồi bên trong tiểu thiên địa, hắn lấy ra trong túi càn khôn cuộn giấy cói, giấy này rất cổ xưa, được cuộn lại gói bên trong da lạc đà. Khi mở cuộn giấy ra, phàm trần nhìn vào lập tức có một ý chí đại đạo hỗn mang tác động vào thế giới linh hồn hắn.

Cũng may thần hồn hắn được tam đại chí bảo gia cố. Lại có đạo lực 10 vạn năm của phệ quỷ che chắn, hắn lại là thần trên vạn thần được đích thân Nhân Hoàng Sắc Phong, nên nguồn năng lượng hỗn mang đó khi xuyên vào não hắn không gây ra bất cứ tổn hại gì, mà làm hắn vô tình nhớ ra tất cả.

Trong ký ức phàm trần, hắn thấy được một con sông dài vô tận. Làm phàm trần nhớ lại bài hát con sông quê ở thế giới hiện đại của hắn.

Quá nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê

Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ

Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn

Từng hạt phù sa tháng ba, tháng bảy

Từng vị heo may trên má em hồng

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ

Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Ơi! con sông quê, con sông quê

Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi

Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm

Cùng một bến sông

Con trâu đằm, sóng dưới

Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn

Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng

Quá nửa đời phiêu dạt, con lại về úp mặt vào sông quê

Ơi con sông dạt dào như lòng mẹ

Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn

Từng hạt phù sa tháng ba, tháng bảy

Từng vị heo may trên má em hồng

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ

Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng

Ơi! Con sông quê, con sông quê

Ơi! con sông quê, con sông quê

Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi

Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm

Cùng một bến sông

Con trâu đằm, sóng dưới

Bầy trẻ thơ tắm mát phía thượng nguồn

Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng

Một dòng xanh trong chảy mãi tới vô cùng.

Sông này tên gọi Nhĩ Lô. Sông dài 7000 km,hùng vĩ bao la vời vợi, sông chảy qua địa phận Thành Khải Hoàn hay còn tên khác là Thành Cánh Rồng. Một tòa thành nguy nga đồ sộ với diện tích 700 km vuông, dân số 9 triệu người.

Phàm trần thấy được hình ảnh mình trong quá khứ, hắn ngồi trên ngai vàng tráng lệ, những buổi tuần hành thị xác nhân dân, đầu hắn đội khăn xếp, ngực trần, thân dưới mặc váy hoa ngắn, tay cầm cây quyền trượng đầu rắn, thứ hôm trước Đại Đế Ông Sụt Rồi tại Minh Phủ Y Diệp tặng hắn, tay còn lại cầm chính là cuộn giấy cói đang sở hữu.

Cuộn giấy cói này có lai lịch rất kinh khủng . Nó là tất cả nền tri thức của văn minh các cõi thế giới từ thời trước hỗn mang.

Thông qua ký ức linh hồn phàm trần được mật tự trong cuộn giấy cói tác động, hiện lên một thời đại huy hoàng xa xưa vô tận. Giấy trơn mịn láng vàng, ánh sáng cổ tự chiếu vào linh hồn phàm trần, làm cho hắn nhớ lại vô số chuyện.

Thuở ban đầu, vũ trụ một bầu, lúc này Phàm Trần là một Sáng Thế Đại Giả lập nên nhân tộc phồn thịnh bên bến sông Nhĩ Lô.

Lúc đó Phàm Trần có tên là Sáng Thế Cổ La. Đức Sáng Thế Cổ La cai trị Cổ Quốc Y Diệp bên bến sông Nhĩ Lô. Kinh Thành tên gọi là Cánh Rồng.

Thuở này trời đất có 10 vị Thượng Cổ Thần hay còn gọi là Thập Đại Trí Giả lần lượt là:

- Thượng Cổ Thần Gà cai quản mặt trời

- Thượng Cổ Thần Ăn No Báo là thần xác chết, và tẩm liệm

- Thượng Cổ Thần Ông Sụt Rồi là vị thần chết cải quản thế giới âm phủ

- Thượng Cổ Thần Nhục cai quản tất cả bầu trời

- Thượng Cổ Thần Gom cai quản tất cả mặt đất

- Thượng Cổ Thần Hông Run là thần ánh sáng

- Thượng Cổ Thần Thòng là vị thần của chữ viết và trí khôn

- Thượng Cổ Thần An Sinh là thần bảo vệ vận mệnh và sự sinh sản

- Thượng Cổ Thần Nút Phá Thây là thần của cái chết.

- Thượng Cổ Thần Sề là thần hủy diệt, hỗn loạn, gây ra hỗn chiến.

Thập Đại Trí Giả này đã cùng Đức Sáng Thế Cổ La tạo ra một nền văn minh vĩ đại.

Đức Sáng Thế Cổ La chấp nhận sống một đời bình dị yêu thương trị vì dân chúng Y Diệp Cổ Quốc.

Ngài rất được Thập Đại Trí Giả coi trọng và xem là tình hữu nghị của thuở ban sơ. Bên bến sông Nhĩ Lô, Đức Sáng Thế Cổ La đã sai tùy tùng thân tín thỉnh mời Thập Đại Trí Giả đến để cùng tạo ra cuộn giấy cói.

Nhờ sự chúc phúc của Thập Đại Trí Giả lên cuộn giấy cói. Đức Sáng Thế Cổ La đã tạo ra cổ văn đầu tiên hình thành mọi phép tắc nghĩ quỷ thiên địa.

Bên trong cuộn giấy cói chứa đựng ý chí đại đạo pháp tắc vô lượng từ Thập Đại Trí Giả. Đức Sáng Thế Cổ La lại dùng Cổ Tự Sáng Mộng Thiên, một loại cổ tự do chính Ngài phát minh, hình thành đại đạo mà sau này trời đất vận hành.

Thập Đại Trí Giả muốn chúc phúc Đức Sáng Thế Cổ La có thể cùng thành Thượng Cổ Thần để trị vì đất trời trường cửu. Nhưng Đức Sáng Thế Cổ La từ chối. Ngài chỉ muốn sống bình thường một cuộc sống phàm tục với nhân sinh. Đức Sáng Thế Cổ La được dân chúng Cổ Quốc Y Diệp hết sức kính trọng.

Khi Đức Sáng Thế Cổ La tọa hóa. Thập Đại Trí Giả đã chúc phúc Ông dù đầu thai đi miền nào trong trời đất vẫn sẽ luôn là một bậc trí giả của mọi thời đại. Thượng cổ Thần Ông Sụt Rồi được giao giữ gìn cuộn giấy cói và cây quyền trượng đầu rắn của Đức Sáng Thế Cổ La chờ Ngài trở lại. Thập Đại Trí Giả tin rằng đến một ngày Đức Sáng Thế Cổ La sẽ quay trở lại.

Tuy Ngài không chịu nhận mình là Sáng Thế Đại Năng. Nhưng Thập Đại Trí Giả thuở đó đã dùng quyền năng vô thượng của Thượng Cổ Thần chúc phúc lên linh hồn Ngài rằng: Dù nhà ngươi đi đến đâu, hay trãi qua vô số kiếp sống, nhà ngươi vẫn sẽ minh triết và là bậc trí giả trong mọi thời đại, vận khí của tạo hóa sẽ thúc đẩy đưa nhà ngươi quay trở về với chính mình, trong sự thiêng liêng hằng hữu sống.

Phàm trần như hiểu thông mọi sự, biết được thân thế mình, y không có gì hoảng hốt. Y cảm thấy cuộn giấy cói hết sức thú vị. Bên trong cuộc giấy cói là những văn tự cỗ buổi đầu tạo lập ra mọi thần ngôn, phép quyền của các cõi giới sao này. Và Thập Đại Trí Giả đã chú nguyện chỉ có Đức Sáng Thế Cổ La mới thấy biết vận dụng được.

Sáng Thế Cổ La được Thập Đại Trí Giả xem là cán cân cân bằng mọi tạo vật. Cho nên có thể hiểu Sáng Thế Cổ La cũng chính tức là Phàm Trần và cũng là Giáo Tổ đầu tiên của vũ trụ hình thành mọi pháp tắc.

Còn cây quyền trượng đầu rắn kia, cũng chính là do Sáng Thế Cổ La dùng vàng ròng đúc nên, lại được nhân dân thuở đó cầu nguyện tế bái trong đền thiêng nhiều năm. Lại được Thập Đại Trí Giả ban quyền năng vô lượng vào trong đó. Quyền Trượng có thể thay đổi thiên địa, và chỉ mỗi mình Đức Sáng Thế Cổ La vận hành được.

Phàm trần cảm thấy hết sức bình thường. Khi biết rõ hắn là một vị Thủy Tổ Phạc Ác Ông Viễn Cổ. Hắn không cảm thấy gì lạ. Không tự hào, cũng không tự phụ. Hắn chỉ trân trọng mọi thứ hiện tại.

Phàm trần lúc này tức là Đại La Thiên Đế Thái Cực Thánh Hoàng Đế Tục Đạo Tôn Thần. Hắn đặt tên cho cuộn giấy cói là SÁNG THẾ MINH THIÊN CỔ TỰ. Còn quyền trượng đầu rắn được gọi là HỖN MANG QUYỀN TRƯỢNG VĨNH CỮU.

Phàm trần bắt đầu nghiên cứu cuộn giấy cói. Thông qua ký ức xưa, hắn có thể tự tạo lập thần chú, cổ kinh, cổ văn từ cổ tự Sáng Mộng Thiên sang văn tự của mọi thời đại.

Vì hắn là vị Giáo Tổ đầu tiên quy định ra pháp tắc vận hành thiên địa thuở ban sơ. Nên có thể dễ dàng nắm bắt mọi vận khí, vận dụng từng con chữ đơn giản, truyền đạt ý chí đại đạo gồm thâu vào trong con chữ.

Dù con chữ ở thời đại nào, chỉ cần thông qua cuộn giấy cói, hắn có thể làm cho văn tự đương đại linh nghiệm như ban phúc, trừ tà, đuổi quỷ, và siêu độ linh hồn bên kia cửa tử.

Cũng chín từ đây. Khi mà vật về chủ củ. Quyền trượng đầu rắn, cuộn giấy cói được phàm trần tiếp nhận. Hắn sẽ tạo tác nên một thời đại huy hoàng cho ba tộc. Lịch sử cũng bắt đầu từ đây tạo thành.