Ánh Dương Của Lòng Tôi

Chương 14: Trái tim hóa đá.

Còn anh, anh ngược lại rất sợ, sợ con mèo nhỏ của mình hiểu chuyện, hiểu chuyện đến đau lòng!

Một lúc sau, Lê Khuynh rời khỏi nhà, Lê Cao đã kêu quản gia chuẩn bị sẵn xe cho con rồi, nhìn con lên xe ngồi mới an lòng quay vào.

“Bà chủ, cô Thủy trở về rồi ư?” dì Hà bước đến vừa rót nước vừa hỏi.

“Um” Lê Cao dịu dàng “con bé là đứa trẻ chịu nhiều tổn thương, tôi lo... lần này con bé sẽ không mở lòng với Khuynh nhà mình nữa.” giọng bà nặng trĩu.

“Bọn nhỏ đều chỉ là những đứa trẻ tổn thương...” dì Hà trầm ngâm, cái giọng đặc đặc chan chứa bao kinh nghiệm của tuổi già.



Lúc nhỏ, Lê Khuynh là một đứa trẻ rất ngoan ngoãn và hiểu chuyện, vì Lê Khang muốn nở mày nở mặt nên cho thằng bé học rất nhiều lớp, từ kiến thức cho đến kỹ năng mềm, đặc biệt là học võ, để sau này theo ông ta làm việc trong quân đội. Tuổi thơ Lê Khuynh tuyệt nhiên chỉ có hai từ cố gắng, cố gắng làm mọi cách để ông ta tự hào. Nhưng đổi lại, không có nổi một xíu tình yêu thương cơ bản nhất của một người bố.

Không sao! Nó vẫn cố gắng không ngừng bởi trẻ con thường có một niềm tin rất ngây thơ: chỉ cần ngoan ngoãn nghe lời sẽ được người lớn yêu thương và thấu hiểu. Ông ta muốn nó đi uống rượu, gặp mặt cấp trên của ông ta, nó không từ chối, thậm chí còn hoàn thành rất tốt nhiệm vụ. Ông ta bảo nó giả vờ làm con mồi bị bắt cóc để tìm ra hang ổ của bọn xấu, dẫu bị đánh đập, bị tra tấn rã man, nó không rêи ɾỉ, không kêu ca vì sợ bố sẽ thất vọng. Có một lần, nó lỡ không hoàn thành yêu cầu của ông ta, thế là bị đánh đập không thương tiếc, nó chỉ cúi đầu chịu đựng giọng điệu đanh thép “là lỗi do con, không có lần sau đâu bố!” ...

Cho đến một đêm đông, Lê Khuynh đang ngủ thì bị đánh thức bởi tiếng động bên phòng bố mẹ. Nó liền lo lắng chạy sang đó, bố mẹ nó đang cãi nhau rất to tiếng.

Lê Cao lên tiếng, gằn từng chữ: “anh đừng tưởng tôi không biết anh có mưu kế gì! Thằng bé là con anh đấy!”

Lê Khang bỉ ổi đáp: “vợ à, con cái cũng chỉ là công cụ để chúng ta nâng cao địa vị và tiền bạc của mà thôi!”

Nghe thấy vậy, Lê Cao không kiềm chế nổi lời nói, tức giận tát ông ta một cái: “ông lợi dụng tôi chưa đủ sao?”

Lê Khang cũng không muốn diễn kịch tình tứ gì nữa, mạnh tay đẩy Lê Cao xuống đất, dứt khoát tát lại hai cái: “đây là cái giá của việc không nghe lời đó, mày đừng có không hiểu chuyện mà quá đáng.”

Lê Cao bị đánh mà ngã sạp xuống sàn “tôi quá đáng?”. Bà chống tay gượng ngồi dậy “ông thật là độc ác, đến hổ dữ còn không nỡ ăn thịt con.”. Nói rồi, bò lại chỗ ông ta đứng, đánh đập túi bụi vào người ông ta: “ông không được đưa thằng bé ra biên cương, tôi biết thừa ông sắp xếp cái chết cho nó ở đó rồi, lấy tính mạng con mình đổi lấy danh vọng như vậy, ông không sợ trời phạt chút nào ư?”

Ông ta mất kiên nhẫn, thẳng chân đạp vào bụng Lê Cao một cái - mạnh tới nỗi bà bị văng ra một đoạn: “câm miệng.”

Nãy giờ Lê Khuynh đứng ngoài cửa, tay chân run rẩy không tin được cuộc ẩu đả vừa xảy ra, nó không chấp nhận nổi việc mẹ nó bị bố nó đánh đập không thương tiếc, càng không tin nổi việc bố nó lợi dụng nó, muốn nó chết. Mãi đến lúc Lê Cao đau đớn kêu lên nó mới hoàn hồn, nước mắt lã chã từ lúc nào đã ướt hết cả mặt, khuôn mặt nhỏ nhắn đau đớn chịu đựng nỗi đau thống thiết.

Nó chạy nhanh lại đẩy bố hắn ra, bảo vệ mẹ nó, ôm lấy thân hình mỏng manh ấy của mẹ nó, tuyệt nhiên không khóc than càng không nói lấy một tiếng gì, im lặng, câm lặng. Nó đỡ mẹ dậy, dìu mẹ qua phòng mình.

Cả quá trình diễn ra quá nhanh, ánh mắt đứa trẻ ấy từ trong trẻo, hi vọng, đẫm nước rồi khô khốc, điềm tĩnh đến lạnh nhạt. Một đứa trẻ bị vỡ tan từ trong ra ngoài, khoác lên mình cả trăm ngàn mảnh vụn nhưng vẫn muốn xù lên những mảnh trai sành ấy, bảo vệ mẹ nó.

Một tuần ngắn ngủi, nó nhìn trên người mẹ nó những vết thương chồng vết thương, những đòn roi chằng chịt chưa lành lại bị đắp lên bằng những đòn roi mới khác. Hóa ra: bao lâu nay, nó sống trong ngây thơ đến vô tình, vô nghĩa đến vô vọng. Tuổi 13, trái tim mỏng manh của một đứa trẻ đã hóa đá.

Hóa ra, chúng ta đều là những đứa trẻ tổn thương, đến bên nhau để sưởi ấm vỗ về nhau, cuối cùng lại tổn thương lẫn nhau để rồi từ bỏ.