Thích Em Thích Em Nhiều

Chương 2: Quà gửi cho cô

Chiếc xe đạp dừng lại ở đầu khúc rẽ, cách nhà của Nhϊếp Mạch Khanh một khoảng.

Cô bước xuống khỏi xe, vẫy vẫy tay tạm biệt Phó Quan Thượng.

“Về đi! Không là lại bị thầy quản lí bắt đấy!”

“Không sao đâu! Tớ có thể trèo tường mà! Về nhà nhớ làm bài tập đấy!”

Nói rồi, Phó Quan Thượng đạp xe trên con đường nhỏ tí tẹo chỉ đủ để cho mấy xe máy chạy qua. Cũng phải thôi, đây là một thị trấn nhỏ bé nằm ở ngoài rìa và cách rất xa thành phố, nghèo nàn và lạc hậu, nhưng yên bình và rất dễ thở.

Ở trong thị trấn có một trường mẫu giáo, một trường tiểu học và hai trường trung học. Một trường trung học dành cho tất cả các học sinh theo học là của Nhϊếp Mạch Khanh, còn ngôi trường còn lại dành cho nam sinh kia là của Phó Quan Thượng. Diện tích các trường đều nhỏ bé đến đáng thương vì cư dân ở quanh đây không nhiều.

Nhưng đặc biệt nhất trong số đó là ngôi trường nội trú mà Phó Quan Thượng đang theo học, đó là ngôi trường chỉ dành riêng cho những nam sinh mồ côi.

Ngôi trường ấy đồng ý chu cấp mọi khoản phí sinh hoạt từ ăn ở đến học hành cho học sinh, nhưng đổi lại, những ai học ở trong ngôi trường ấy khi tốt nghiệp phải ở lại để làm việc cho trường, cho thị trấn, không được rời đi.

Nhiều lúc ngồi đú đởn, nói chuyện với nhau ở bên cạnh bờ hồ sau thị trấn, Phó Quan Thượng nhìn về một phía của khoảng trời, nơi có một chiếc máy bay đi ngang qua.

Ở khoảng cách từ dưới đất nhìn lên, nhìn chiếc máy bay đó bé nhỏ chỉ bằng nửa của một đốt ngón tay.

“Tớ muốn bỏ học.”

Nhϊếp Mạch Khanh lúc đó vẫn còn là một cô học sinh gương mẫu chuẩn con nhà người ta, nghe anh nói vậy thì đôi mắt thoáng qua tia hốt hoảng.

“Tớ cũng muốn rời khỏi cái thị trấn nhỏ bé bí bức này nữa.”

Nó đang kìm hãm chúng ta.

“Tớ cũng muốn được thử một lần được bay.”

Anh cười.

“Giống như loài chim vậy, có thể bay đi khắp thế giới, tự do tự tại. Không như chúng ta, đang tự sinh tự diệt ở bên trong cái l*иg nhỏ bé là mảnh đất nơi này.”

Đó là những lời nói thật lòng của anh, nhưng anh cũng chỉ dám nói với một mình cô thôi.

Phó Quan Thượng là một đứa trẻ bị cha mẹ bỏ rơi, không có nơi nương tựa nên để có thể tiếp tục được sống, anh phải chấp nhận những điều khoản của nhà trường và học tập ở trong ấy, cũng tự vây hãm chính mình vào trong thị trấn này và không được đi bất cứ đâu.

Ngoài phải tuân thủ những nội quy nghiêm khắc, anh và hàng chục cậu trai khác phải luôn đạt được thành tích xuất sắc trong học tập, tham gia những buổi lao động để phát triển thị trấn.

Không có quá nhiều giờ nghỉ ngơi, mọi lúc rảnh rỗi, Phó Quan Thượng đều đạp xe ra ngoài trường để đi đến gặp cô.

Hướng Đường Nghi nhìn bóng lưng anh dần biến mất trên đoạn đường chập choạng ánh đèn, cánh tay đang vẫy vẫy dần hạ xuống.

“Tạm biệt…”

Giọng nói của cô nhỏ nhẹ bay đi trong gió. Nhϊếp Mạch Khanh siết chặt lấy hai quai cặp sách, quay gót chân tiến vào bên trong một ngôi nhà hai tầng bình thường như bao ngôi nhà bình thường khác lác đác ở trong cái thị trấn này.

Lúc vặn nắm tay cầm để bước vào bên trong, bỗng cô để ý đến một hộp bưu phẩm được đặt ở trên bậu cửa.

Có một tấm giấy nhỏ được dán lên nơ của hộp quà đó, nó viết: “Tiểu Khanh năm nay lại lớn thêm và xinh đẹp thêm một chút. Chúc mừng sinh nhật con!”

Là quà gửi cho cô.

Nhϊếp Mạch Khanh còn chưa kịp nhặt lấy món quà đó lên, đột ngột phi từ trong nhà ra một cậu nhóc mười tuổi, nó giành lấy hộp quà đó rồi reo lên.

“Mẹ ơi! Mẹ mua quà cho con có phải không?”

Thấy nó định bỏ đi, Nhϊếp Mạch Khanh vội vàng túm lấy cổ áo nó giật lại.

“Đó không phải là quà của mày. Trả lại cho tao.”

“Nhϊếp Mạch Khanh! Cô đang làm gì A Lĩnh thế hả?!”

Một người phụ nữ từ trong gian bếp phi ra, bà ta cầm lấy cổ tay cô giật ra khỏi cổ áo của thằng bé đó.

Nó vừa được tự do thì liền quay lại lè lưỡi chế giễu cô rồi cầm luôn hộp quà đó vào bên trong phòng ngủ của mình.

Một lúc sau, ở trong phòng vang lên tiếng hét chói tai của nó.

“Cái gì?! Sao lại là gấu bông?”

Nói rồi nó hậm hực đẩy cửa phòng bước ra, ném món đồ chơi ấy vào trong sọt rác.

Nhìn thấy một cảnh như vậy, Nhϊếp Mạch Khanh không tự chủ được mà siết chặt nắm đấm tay, cơ thể tiến lên đằng trước nhưng đã bị người phụ nữ kia cản lại.

“Mày đang tính làm gì thế hả? Mày nên nhớ là mày chẳng là cái thá gì ở trong cái nhà này hết. Tao cho mày chỗ ăn chỗ ngủ là tốt lắm rồi, đừng để tao điên lên rồi đuổi mày ra khỏi nhà. Biết chưa?”

Nhϊếp Mạch Khanh lạnh lùng nhìn người phụ nữ này - người mẹ nuôi của mình, khóe miệng nhếch lên cười khẩy một tiếng.

Miệng thì nói vậy nhưng bà ta mà có gan đuổi cô ra khỏi nhà sao?

Cái gia đình khốn nạn này chấp nhận nuôi dưỡng cô là bởi vì có một người nào đó nói sẽ chu cấp hai mươi nghìn tệ hàng tháng để chăm sóc cho cô. Nhưng thay vì dùng nó với đúng những gì mà chúng nói vâng bảo dạ, chúng lại đút túi cho riêng mình.

Một nguồn thu ổn định hàng tháng cao như thế, chúng nào dám đuổi cô đi?

Nhìn vào đôi mắt đen không thấy đáy của Nhϊếp Mạch Khanh, bà mẹ nuôi kia bỗng dưng cảm thấy sống lưng mình lạnh buốt, cả người không rét mà run, trong vô thức lùi ra sau hai bước.

Nhϊếp Mạch Khanh không đôi co lại với mẹ nuôi mà chỉ lách qua người của bà ta rồi bỏ đi lên trên tầng, bước vào trong phòng mình rồi đóng kín cửa lại.

Cô nhìn xung quanh căn phòng ngủ của cô, đơn điệu đến đáng thương.

Trong phòng không có giường nằm, chỉ có một cái đệm cứng trải ở trên nền đất. Một cái bàn gập, một kệ tủ nhỏ đựng sách vở và quần áo, tư trang. Ngoài ra chẳng còn gì nữa.

Nhϊếp Mạch Khanh thả chiếc cặp sách đi học dựa vào một góc tường rồi mang tờ giấy nhỏ đó tiến đến chỗ kệ tủ, lấy ra từ trong ngăn kéo một chiếc hộp giấy đựng đầy những tờ giấy chúc mừng như vậy.

Khi bố của cô còn sống, luôn có những hộp quà như vậy được gửi đến cho cô. Cô lúc nào cũng vô cùng phấn khích và hạnh phúc khi nhận được những mảnh giấy nhỏ với những dòng chữ ngắn gọn như thế này, cảm thấy như mình vẫn còn người thân ở bên cạnh.

Nhưng vào hai năm trước, khi nhà tù báo tin về rằng ông ấy đã mất vì bệnh lao ở trong buồng giam, những món quà ấy vẫn đều đặn được gửi tới trước cửa dưới nhà. Năm mới, sinh nhật, lễ tết, giáng sinh, khai giảng… nó vẫn luôn đều đặn được gửi đến như vậy.

Không phải là của bố.

Bây giờ nhìn vào đống giấy viết với những lời nhắn đầy thân mật, cô lại cảm thấy vô cùng xa lạ, thậm trí là cảm thấy bài xích.

Không phải là bố cô gửi về, vậy thì người tặng quà cho cô là ai?

Là người đàn ông đang chu cấp tiền cho gia đình này sao?

Nhưng cô chẳng biết người đó là ai cả. Cô không có nhiều người quen, cũng không nhớ mình còn một người thân nào nữa.

Mấy năm qua ông ta cũng chưa từng một lần xuất hiện, chỉ chuyển tiền về hàng tháng mà thôi.

Ông ta là ai vậy? Và tại sao lại muốn bọn họ chăm sóc cho cô?