Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 91: Theo dấu Đức Thánh Trần 60

[Vân Đồn – các quần đảo]

“Thưa chủ tướng, có thư từ kinh thành gửi đến ạ”. 1 tên lính đi vào trướng của Trần Khánh Dư, tên lính đến giao thư cho y.

Trần Khánh Dư vội vã mở thư ra đọc, là thư trách tội do thái thượng hoàng Trần Thánh Tông viết:

“Nhân Huệ vương, ta cùng quan gia tin tưởng giao trọng trách cho ngươi trấn giữ vùng biển đảo Vân Đồn, vậy mà quân của Ô Mã Nhi đi qua nơi này để vào sông Bạch Đằng ngươi lại không hay biết. Thân là Vương gia, là tướng quân nước Đại Việt, mà ngươi lại lơ là nhiệm vụ, làm ăn tắc trách, là có tội với dân với nước, phụ sự kì vọng của triều đình. Ngươi tự mình đưa ra hình phạt thích đáng, gửi tấu tự trách tội về triều. Sau khi chiến trận đi qua, lại tự mình đến chịu phạt”.

Trần Khánh Dư đọc thư mà sững sờ, chuyện gì xảy ra, tại sao Ô Mã Nhi có thể đi qua vùng hắn quản lý 1 cách trót lọt, hắn lại không hay biết gì. Thư trách tội được gửi bằng đại bàng, như vậy, quân Mông Nguyên do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy đã đi sâu vào nội địa.

Trần Khánh Dư vô cùng lo lắng, hắn đi đi lại lại trong trướng. "Trần Gia”, cái tên này bật ra khỏi miệng. Đúng tướng quân Trần Gia canh giữ cửa Vạn Ninh, Trần Khánh Dư nhớ ra hôm trước có nhận được tin báo từ Trần Gia, quân Mông Nguyên theo đường biển có 600 thuyền gồm 500 thuyền chiến và 100 thuyền lương. 500 thuyền chiến tách ra tăng tốc đi lên đánh mở đường đem theo 10 thuyền lương. Yết Kiêu đã đυ.c chìm 10 thuyền đó. Như vậy vẫn còn 90 thuyền thạch lương đi phía sau. “Vẫn còn cơ hội cứu vãn”. Nghĩ vậy, Trần Khánh Dư vội đến trước bàn giấy để viết thư hồi đáp thái thượng hoàng Trần Thánh Tông:

“Muôn tâu thái thượng hoàng, thần lơ là tắc trách, tội đáng muôn chết. Nhưng xin bệ hạ cho phép tội thần lấy công chuộc tội. Hiện còn 90 thuyền lương của quân giặc đang trên đường đến. Tội thần sẽ cố gắng hết sức để phá quân lương của chúng trong thời gian ngắn nhất. Nếu lần này thần không thể hoàn thành nhiệm vụ, tội thần sẽ cam nguyện chịu phạt”. Trần Khánh Dư viết xong thư, tự tay mang ra buộc vào chân đại bàng để gửi về kinh thành.

Khi trở lại trong trướng, y vẫn tự hỏi, tại sao thuyền giặc đi qua mà y không biết.

Trần Khánh Dư lại nhớ lời Hưng Đạo Vương dặn trước lúc lên đường: “ngươi phải thật cẩn trọng. Vùng biển này gồm nhiều quần đảo lớn nhỏ, rất dễ để phục kích quân địch nhưng mặt khác cũng lại dễ để địch tránh đi tai mắt quân ta. Đóng quân không hợp lý, các đảo không linh động thông tin, giả sử có thuyền giặc nhân đêm tối đến bất ngờ thì còn chưa kịp báo tin về toàn quân trên đảo ấy đã bị diệt”.

"Nếu là quân bị diệt trong 1 đêm thì ngay hôm sau quân ta trên các đảo khác sẽ thấy bất thường chứ nhỉ. Tại sao lại không có tín hiệu bất thường. Ta đã chỉ đạo xuống dưới rất kĩ về trao đổi tín hiệu ‘an toàn, hay ‘nguy hiểm’ giữa các đảo với nhau. Không lẽ có nội gián”. Trần Khánh Dư vừa nghĩ vừa lẩm bẩm 1 mình.

“Người đâu, gọi phó tướng Trương Hàn đên đây cho ta”. Trần Khánh Dư cất tiếng gọi to. Tên lính canh bên ngoài vâng dạ chạy đi. 1 lát sau Trương Hàn có mặt, Trần Khánh Dư nhanh chóng thuật lại sự việc cho Trương Hàn rồi nêu ra phỏng đoán: “có 2 trường hợp có thể xảy ra, hoặc có nội gián, hoặc quân địch đã đến thám thính trước, chúng theo dõi biết được cách truyền tín hiệu báo ‘an toàn’ của quân ta nên nhân đêm tối tập kích bất ngờ 1 số đảo rồi cho quân ở lại đóng giả quân ta để giả truyền tín hiệu. Nếu lượng lớn quân ở lại đảo sẽ cực kì nguy hiểm”.

Trương Hàn nghe đến đây cũng sợ toát mồ hôi. Hắn nhanh chóng vận chuyển đầu óc, [bây giờ mà đi đánh thì biết đánh ở đâu, đánh bậy sẽ gây nhiễu loạn trong quân], nghĩ mãi không ra kế sách nào hay, đành phải hỏi lại Trần Khánh Dư: “Trần tướng quân, vậy bây giờ phải làm sao”.

Trần Khánh Dư cũng khổ sở suy nghĩ. 1 lúc sau hắn nói: “có rồi, bây giờ ra lệnh tất cả các đội trưởng tập hợp về đảo chính họp gấp, ai không có mặt nghĩa là đảo đấy có vấn đề, chúng ta sẽ cho quân ra xử lý. Phải cầm theo cả pháo hiệu để phòng trường hợp quân Mông Nguyên thực sự ở lại đông trên 1 đảo”.

“Nhưng lỡ đội trưởng là gian tế thì sao”. Trương Hàn hỏi.

"Nếu thực sự là gian tế tất sẽ lộ sơ hở”. Trần Khánh Dư trả lời. 《Binh thư yếu lược》 của Hưng Đạo Vương có viết, muốn biết bề tôi trung hay không, nhất định phải thử lòng. Trước hết chúng ta phải xem lại bản đồ để tính toán ra vị trí nhiều khả năng quân địch đã đi qua nhất. Khoanh vùng những đảo này, sẽ giảm bớt đối tượng tình nghi. Kế tiếp là thông báo triệu tập bằng tín hiệu đã giao ước từ trước. Đảo nào không có đội trưởng đến, chúng ta sẽ bao vây xử lý. Còn trường hợp tất cả đến đủ thì phải tìm cách dò xét đuôi hồ ly của tên gián điệp, việc tra khảo ta sẽ đích thân làm”.