Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 67: Theo dấu Đức Thánh Trần 36

Triệu Chí Thành ngừng nói, lác đác 1 số quan lại cũng lên tiếng đồng tình. Có người thưa: “ý kiến 2 vị Chiêu Quốc Vương và Triệu thượng thư hộ bộ, thần thấy rất đúng đắn. Chủ hòa sẽ giúp dân ta tránh khỏi nạn binh đao, gia đình ly tán, quân ta cũng sẽ không bị tử thương nơi chiến trường”.

Mới mở màn cuộc họp chưa được bao lâu mà ý kiến đưa lên toàn thiên về chủ hòa. Lúc này Trần Khánh Dư lên tiếng: “chư vị, bệ hạ triệu các ngài đến bàn đối sách kháng Nguyên, tại sao chưa đưa ra sách lược kháng địch đã vội xin hàng như vậy. Lẽ nào nhà Nguyên cho các người chỗ tốt gì sao”.

“Ngươi to gan”, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc lên tiếng, “chúng ta chủ hòa là 1 lòng lo nghĩ cho dân cho nước. Đều là con cháu nhà Trần, tất phải san sẻ nỗi lo cho hoàng thượng, khuyên can để hoàng thượng đưa ra quyết sách đúng đắn có lợi nhất cho Đại Việt ta. Trần Khánh Dư, đồ hỗn trướng nhà ngươi, khi xưa *** loạn, nay thì bày kế khích bác ly dán nội bộ. Nhà ngươi có tư cách gì mà lên tiếng”.

"Thôi, chư vị bình tĩnh”. Vua Trần Nhân Tông can ngăn 2 bên, “ta mời chư vị để bàn chính sự, những người có mặt hôm nay đều là quan lại công thần của Đại Việt ta, ta mong các vị đừng mang chuyện riêng của người khác ra nói, tránh tổn thương hòa khí. Nào chúng ta tiếp tục, còn ai có ý kiến khác, nói cho ta nghe”.

1 tướng quân râu quai nón đứng lên thưa: “tâu hoàng thượng, thần chủ đánh, trước hết chúng ta chủ động lập phòng tuyến chống giặc như năm xưa Hưng Đạo Vương đã từng làm. Thần vừa quan sát bản đồ, theo giả thiết về 3 đường tấn công của Mông Nguyên vào Đại Việt, thần thấy dựa vào địa lý có các cứ điểm sau có thể chọn làm phòng tuyến đánh chặn tiêu hao quân địch.

Tuyến phía Tây theo sông Chảy, lập phòng tuyến tại Thu Vật và Bạch Hạc. Tuyến phía bắc, lập phòng tuyến tại Khả Lý (Lạng Sơn), về Vạn Kiếp (Hải Dương). Tuyến phía Nam, tại Ô Lý (Quảng Bình), Hoan, Diễn (Nghệ An) và Ái (Thanh Hóa). Dọc theo tuyến đường chúng đi qua nhất định phải lập phòng tuyến đánh chặn. Đường từ Chiêm Thành đi lên kinh đô Thăng Long, rìa phía tây là dãy Trường Sơn hiểm trở, chắc chắn chúng sẽ đưa binh theo dọc đường bờ biển mà đánh vào.

Tuy lực lượng quân ta không nhiều nhưng vô cùng tinh nhuệ, nếu áp dụng chiến thuật năm xưa của Hưng Đạo Vương, đánh nhanh rút gọn, làm Không thành kế (bỏ trống thành) tất vẫn có cơ hội trở mình”. Người vừa lên tiếng, không ai khác chính là Phạm Ngũ Lão.

Lúc này vua Trần Nhân Tông mới tiếp lời, “ta chờ đến giờ mới có được 1 ý kiến hợp ý ta, chẳng hay Hưng Đạo Vương thấy thế nào”.

Hưng Đạo Vương mỉm cười khẽ gật đầu: “phương án đưa ra khá tốt, nhưng vẫn chưa đầy đủ. Ta dự tính quân Mông Nguyên lần này tiến đánh sẽ dồn tổng lực ước chừng 6-70 vạn đại quân. Gấp đôi so với lực lượng quân ta. Rút được an toàn hay không cũng là 1 vấn đề lớn”. Hưng Đạo Vương nói tới đó liền dừng lại, ngài chỉ đưa ra gợi ý phương hướng cho các tướng lĩnh, bá quan. Ngài biết thân là rường cột của quốc gia, nhưng có mạnh, vững chãi đến đâu cũng sẽ có ngày tuổi già sức yếu, mục nát phải được thay thế, cuộc kháng chiến lần này cũng chính là 1 cơ hội để tướng lĩnh hiển lộ tài năng.

Sau 1 lúc, Trần Khánh Dư lên tiếng: “Vương chỉ điểm rất phải, trận này khó đánh, lượng quân lớn, thế giặc như chẻ tre. Nhất định phải tuyển chọn tướng tài, lập đội CẢM TỬ QUÂN để có thể đánh bọc hậu, liều chết giữ chân quân địch cho triều đình an toàn thối lui, cắt đứt do thám truy vết của quân Mông Nguyên. Mặt khác kế hoạch vườn không nhà trống cũng phải thực hiện ở tất cả các lộ tuyến quân Nguyên đi qua mới đảm bảo vẹn toàn, chúng đã từng bị quân ta đánh Không thành kế 1 lần, cho nên lần này nhất định sẽ dừng lại cướp bóc dọc đường”.

Vua khẽ đưa mắt nhìn Hưng Đạo Vương, 2 người cùng gật đầu tỏ ý hài lòng. Vua nói: "Tốt lắm, Trần Khánh Dư, hôm nay ta cho vời ngươi vào dự họp, đúng là quyết định sáng suốt”. Nói đoạn, ngài đưa mắt nhìn hết 1 lượt các bá quan, vương hầu rồi nói: “Chư vị còn ý kiến gì không”.

Hưng Đạo Vương xoay người đứng dậy hướng về vua Trần Nhân Tông, chắp tay nói: “Thần xin đánh! SÁT THÁT! (gϊếŧ quân Mông Nguyên)”

Tất cả bá quan văn võ đồng loạt đứng dậy chắp tay đồng thanh: “Chúng thần xin đánh! SÁT THÁT!!!”

“Tốt, rất tốt!” Thái thường hoàng Trần Thánh Tông ngồi kế bên vua Trần Nhân Tông cũng không kìm được mà khen ngợi sự đồng lòng của quan quân. Sang đến phần họp thứ 2, chọn ra đầu não tổ chức kháng địch, ý kiến quan quân đều thống nhất cử Hưng Đạo Vương là tổng chỉ huy, Trần Khánh Dư làm Phó đô tướng quân...

Hội nghị kết thúc, thuyền quay trở về, chừng nửa canh giờ, thuyền về đến bến Bình Than, các quan lại lũ lượt kéo nhau lên bờ. Khi ấy, tại bến có 1 cậu thiếu niên chừng 14, 15 tuổi đang đứng trên bến, mắt ngóng về thuyền.