Mộng Về Tiền Kiếp

Chương 35: Theo dấu Đức Thánh Trần 4

“Chuyện đó...” Trần Thần thoáng nghĩ ngợi “để ta nhớ lại xem nào, năm ấy ta lên 7 tuổi. Khi đó ta theo hầu chủ tử đi dạo loáng thoáng nghe thấy mấy thái giám trong cung nói chuyện với nhau trong góc khuất 1 bức tường gần hoa viên, 2 chúng ta dừng chân để nghe xem họ nói gì.

"Này, ngươi nghe gì chưa, trong triều sắp có biến lớn rồi đấy.” 1 gã thái giám khẽ lên tiếng để thu hút sự chú ý.

Cảm đám nhao lên: “có chuyện gì vậy, ngươi mau nói đi, bọn ta thân phận thấp hèn không được đến gần các chủ tử nên không biết”.

Tên thái giám kia bắt đầu hắng giọng, giả bộ trịnh trọng. “E..hèm.., chuyện ta nghe được thì ngày hôm qua Thái Sư Trần Thủ Độ đã vào cung diện thánh, các ngài ấy nói gì ta ban đầu nghe không rõ lắm, sau 1 lát thì có tiếng cãi nhau to. Ai đó ném đồ, 1 lọ hoa bay cái vèo đập vào cửa chính nên cửa hé ra 1 chút, lúc này ta đứng hầu bên ngoài mới nghe được.” Tên thái giám vòng vèo 1 hồi khiến cả đám suốt ruột “ngươi nghe được gì, mau kể đi”.

Gã cười nhạt rồi tiếp tục: “ Các ngươi bình tĩnh, chuyện đâu có đó. Ta nghe được tiếng vua nói: ‘nhưng Hoài Vương Trần Liễu là đường huynh (anh trai ruột) của ta, nếu làm như thế chẳng há ta cướp vợ của đường huynh, Thuận Thiên công chúa lại đang mang thai, ngươi bảo Ta làm như thế, ngày sau ta nhìn mặt anh ta như thế nào’.

Trần Thái Sư nói: "Hoàng thượng, người nên hướng đại cục mà làm. Chiêu Thánh hoàng hậu đến giờ vẫn không sinh được con nối dõi, nếu cứ tiếp tục chậm trễ, thần e sẽ có kẻ dòm ngó. Hơn nữa dòng chính nhà Lý chỉ còn 2 vị công chúa là Chiêu Thánh hoàng hậu và Thuận Thiên công chúa. Việc đưa Thuận Thiên công chúa lên thay Chiêu Thánh hoàng hậu là việc đúng đắn nhất hiện nay. Hoàng thất vẫn đảm bảo có dòng nhà Lý ở ngôi cao, tránh cho dân chúng dị nghị”.

Vua nài nỉ: “nhưng còn anh ta Trần Liễu, ta biết nói với anh ta thế nào đây. Chúng ta có thể chờ thêm mà, 1 năm, không, 2 năm, chỉ 2 năm nữa thôi, ta xin ngươi đấy.”

Trần thái sư lại nói: “không thể được, thưa hoàng thượng. Từ ngày Hoàng hậu thành niên đến nay đã 5 năm rồi mà ngài ấy vẫn không thể sinh được 1 mụn con, triều ta mới lập hơn 14 năm, thế cục còn chưa ổn định. Nếu không sớm có con nối dõi, các thế lực khác sẽ ngo ngoe rục rịch nổi lên lần nữa, nhân khi triều ta còn non trẻ, vua ta không có truyền thừa mà làm phản. Chuyện đã quyết, xin hoàng thượng mau ban thánh chỉ”.

Nhà vua run giọng nói: “Ngươi...ngươi...ngươi...ép ta”.

1 lát sau ta thấy Trần thái sư ra khỏi cung, tổng quản theo sau cầm chiếu chỉ theo ra. Có lẽ hôm nay phủ Hoài vương đã nhận được thánh chỉ, ta e Hoài Vương sẽ không nuốt nổi cơn giận này đâu. Ây za, sắp có biến, sắp có biến.”

Nghe đến đây, chủ tử xoay người đi ngược trở lại, ta lặng lẽ theo sau. Chúng ta trở về cung của Thụy Bảo công chúa. Trên đường về chủ tử dặn ta: “ngươi nhớ kĩ, hôm nay ngươi không nghe được bất cứ điều gì, rõ chưa”. Ta khẽ đáp: “thưa vâng”.

Sau ngày hôm đó, chúng ta vẫn cứ sinh hoạt như thường ngày, nhưng ta biết chủ tử vẫn là sẽ lo lắng cho cha mình Hoài Vương, nhưng biết làm sao được, ngài còn quá nhỏ, lực bất tòng tâm.

Chuyện về sau, ta nghe được từ 1 thái giám khác theo hầu hoàng thượng ra trận dẹp nội loạn thời điểm ấy. Ông ấy kể cho ta, Hoài Vương thực sự làm phản, ngài ấy hội quân bên sông Cái (sông Hồng), ý đồ dùng đường thủy tiến đánh kinh thành. Tuy nhiên Trần thái sư đã sớm có chuẩn bị nên vương làm loạn được 2 tuần, biết là không thể đánh lại Thái sư, vương bèn giả dạng làm người đánh cá tiến đến tiếp cận thuyền vua xin hàng. Thời điểm chiếc thuyền đơn độc 1 mình vương đi ra, nhà vua đã nhận ra anh trai mình nên lệnh không cho bất cứ kẻ nào tấn công để thuyền tiến vào. 2 anh em ngài nhìn nhau rồi khóc. Vua vì hổ thẹn với anh ruột, đã bỏ lên núi Yên Tử, lại bị Thái sư gây sức ép bắt về, Hoài vương vì bị cướp mất cả vợ lẫn con mà căm phẫn, song lúc ấy khi gặp nhau, 2 tuần trước đó có lẽ cũng đã đủ để cả 2 suy nghĩ thấu đáo, biết mọi sự là bất đắc dĩ, bản thân dù là vương, là vua 1 nước mà không thể làm được gì để xoay chuyển tình thế, cảm thấy bất lực mà ôm nhau khóc.

Lúc ấy, Thái sư Trần Thủ Độ nghe tin, đến thẳng thuyền vua và rút gươm hét lên ra lệnh: “Gϊếŧ, gϊếŧ chết tên giặc Liễu!”. Vua giấu anh mình ở trong thuyền, rồi vội vàng bảo Thái sư Trần Thủ Độ: “Thái sư, Phụng Càn vương (Phụng Càn là tên hiệu cũ của Liễu hồi còn nhà Lý) đến hàng đấy!”, rồi ngài lấy thân mình che chắn cho anh. Thái sư giận lắm, ném gươm xuống sông nói: “Ta chỉ là con chó săn thôi, biết đâu anh em các người thuận nghịch thế nào?”.