Thập Niên 80: Phấn Đấu Làm Giàu Sau Khi Trọng Sinh

Chương 31: Hãm hại

Người phụ nữ kia vẫn chưa bóc phốt xong: “Chuyện này vốn cứ thế qua đi, tôi cũng chẳng muốn tính toán chuyện một thước vải.” Người phụ nữ tỏ ra nhân từ.

“Sao có thể không tính toán chứ.”

“Đúng vậy, một thước vải một đồng đấy!”

“...” Trong lúc vô tình, người qua đường đã trở mặt đứng về phía người phụ nữ này.

“Tôi thực sự không muốn so đo. Dù sao cũng chỉ là một cô bé, hơn nữa diện mạo còn trong trẻo như nước, làm chuyện như vậy thì nói ra chúng không dễ nghe.” Người phụ nữ nói với giọng bất đắc dĩ, sau đó lại chuyển giọng.

“Nhưng rồi một ngày, em họ tôi tới đây mua giày, bốn đồng một đôi giày vải. Em tôi cầm tới nhà cho tôi xem. Chất liệu làm đôi giày kia chính là tới từ mảnh vải len tổng hợp của tôi lúc trước. Lúc đó, trên mặt vải len tổng hợp còn có một chút mực nước, điểm này tôi rất rõ ràng. Văn Thanh đã dùng mảnh vải len tổng hợp của tôi để làm giày.”

“Không ngờ lại cắt xén vải để làm giày.” Chẳng biết ai trong đám người hô lên, thoáng cái khiến tất cả mọi người hô hào theo.

“Nói thế có nghĩa là Văn Thanh thực sự cầm vải thừa đi làm giày?”

“Một thước vải có thể làm được rất nhiều giày. Nghe nói, Văn Thanh bán giày rất đắt, năm sáu đồng một đôi.”

“Không ngờ số vải đó đều là của chúng ta. Nó còn chẳng phải bỏ ra đồng nào mà bán được năm sáu đồng?”

“Tôi nói mà, lần trước tôi tới mua vải thấy có đôi giày dùng vải giống hệt quần áo của tôi. Xem ra nó ăn bớt ăn xén vải quần áo của chúng ta để may.”

“Trước đây, dì Tiếu chưa từng làm việc.”

“Do con bé đó tới mới như vậy.”

“Thật quá đáng! Lấy tiền của chúng ta để kiếm tiền từ chúng ta. Có còn lương tâm hay không?”

“Con bé này đúng là vô lương tâm!”

“...”

Trước cửa tiệm càng ngày có càng nhiều người, đầu mâu đều chỉ về phía Văn Thanh, nói cô ăn xén vải, dùng vải của họ làm giày rồi bán đắt. Bọn họ sẽ chờ ở cửa tiệm may dì Tiếu để đòi một câu trả lời hợp lý, muốn đưa Văn Thanh tới đồn công an, phải nôn tiền ra và muốn cô cút khỏi tiệm may dì Tiếu. Nếu không, họ sẽ không để tiệm may này yên.

Văn Thanh yên tĩnh đứng ở bên đường. Vừa khéo có một ông cụ sửa giày nhận ra cô, nhỏ giọng nhắc nhở: “Cô bé, mau trốn đi đừng để ý tới họ, đợi dì Tiếu quay về rồi nói.”

Văn Thanh nhìn về phía ông cụ sửa giày và cười.

Trốn? Sao phải trốn chứ? Rõ ràng người kia nhằm vào cô, cho tới giờ Văn Thanh chưa bao giờ sợ chuyện gì. Huống chi, cô trong sạch, muốn trốn thì đối phương mới là người phải trốn mới đúng.

“Cảm ơn ông, không có chuyện gì.” Văn Thanh đi tới cửa tiệm may dì Tiếu.

Ông cụ sửa giày nhỏ giọng hô: “Văn Thanh, Văn Thanh! Đừng qua đó, bọn họ có nhiều người. Haiz, con bé này! Sao lại không biết tránh đầu sóng ngọn gió chứ...”

Lúc Văn Thanh đi tới cửa tiệm may dì Tiếu, đám người kia đang ác ý suy đoán hành vi của cô. Người phụ nữ kia càng phóng đại các chi tiết.

Vì vậy, khi Văn Thanh xuất hiện, toàn bộ trở nên yên tĩnh, mọi ánh nhìn đều nhằm vào cô.

Sau đó có người châu đầu ghé tai nói: “Chắc vừa rồi Văn Thanh đã nghe được chúng ta nói xấu sau lưng rồi.”

“Chắc chắn là nghe được.”

“Thế thì chắc là sẽ tức giận.”

“...”

Nhưng Văn Thanh tuyệt không nổi giận, cô nhìn mọi người coi như không nghe thấy gì, lấy chìa khóa từ trong túi ra và cười nói: “Ngại quá, cháu có chút việc nên đã tới chậm.”

Cả đám kinh ngạc, theo lý thuyết thì hẳn Văn Thanh đã nghe được lời bàn tán, sao lại chẳng có chút phản ứng nào chứ?

Cô tiến lên mở cửa, sau đó quay đầu nói: “Bà Vũ, con gái bà bảo cháu làm cho bà cái áo bông thêu đối vạt, cháu đã làm xong rồi. Mùa đông năm nay, bà sẽ được ấm áp.”

Bà Vũ cười ha hả. Những người khác quay đầu nhìn về phía người phụ nữ kia. Cô ta lộ ra sắc mặt nhục nhã. Người phụ nữ này vừa nhìn đã biết Văn Thanh biết tất cả những lời mọi người nói. Cô ta biết cô là một người nóng tính, nghe được mọi người nói như vậy nhất định sẽ tiến tới gào lên. Người phụ nữ này không sợ đâu, hăng hái hẳn lên. Cô ta không sợ trời không sợ đất thì sao lại sợ Văn Thanh chứ?

Nhưng cô chẳng những không nổi giận mà còn cười với mọi người, coi như vừa rồi không nghe thấy gì cả. Văn Thanh càng chẳng thèm để người phụ nữ này vào mắt.

Cô ta đột nhiên cảm thấy mặt nóng hừng hực, nhưng không phải người dễ buông tha như vậy nên vội tiến lên nói: “Văn Thanh, cô tới đúng lúc thật đấy, tôi còn đang muốn hỏi cô về việc ăn xén vải nhà tôi, tính như thế nào đây?”

Lúc này, Văn Thanh đã mở cửa gỗ ra, chậm rãi quay đầu lại nói: “Chị Lưu, chị nói cho rõ ràng đi, thiếu bao nhiêu vải?”

Chị Lưu?

Chị Lưu sửng sốt, cô ta chỉ tới tiệm may dì Tiếu có một lần, không ngờ Văn Thanh lại nhớ ra bản thân. Cô ta lập tức thấy chột da nhưng lại hùng hổ chỉ trong chớp mắt: “Văn Thanh, cô đừng có giả bộ! Bớt bao nhiêu mà cô còn không biết sao?”