Nhật Ký Của Muỗi Thần

Chương 100: Nhất Tiễn Xạ Tùm Lum Chim

(hãy ủng hộ tinh thần của tác giả khi đọc bằng cách like, bình luận, tặng hoa, tặng gạch để có thể đọc được nhiều chương mới hay hơn nhé.)

---------

Nắm bắt được tính cách, thói quen và xu thế này của mạng xã hội Đông Lào, ban truyền thông của ngân hàng XCB dưới sự chỉ đạo của tổng giám đốc Trương Bá Hưng đã lên một kế hoạch hoàn hảo PR cho ngân hàng mình.

Khác với kiểu xây dựng một hình ảnh tổng tài đẹp trai, quyền thế, tài giỏi, độc thân lại có tài lẻ ca hát nhảy múa như chủ tịch ngân hàng MCB, Trương Bá Hưng sẽ là một hình ảnh tổng tài chín chắn, văn hóa, chuẩn mực, gương mẫu, quyết đoán và hơn hết là đầy vẻ nam tính.

Mục đích đầu tiên của kế hoạch này là ăn theo phong trào “chủ tịch và tổng tài” đang nổi rần rần trên mạng để tạo train và đánh bóng thương hiệu nhằm chuẩn bị cho sự kiện XCB gia nhập thị trường chứng khoán và phát hành trái phiếu sắp tới.

Thứ hai là dựa thế drama của vị chủ tịch ngân hàng MCB kia chưa kịp bớt nóng để tạo sóng.

Thứ ba là ngầm công kích và chê cười đối thủ cũng tức là đạp trên thân của người ta để thượng vị.

Sự đối lập giữa hai phong cách sẽ khiến dư luận và giới đầu tư có sự lựa chọn tốt hơn.

Dù sao ngành tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng khi được nhắc tới cũng đều cần một hình ảnh mang tính chuyên nghiệp, uy tín, đứng đắn, trầm tĩnh hơn là nhảy nhót ca múa như thằng hề.

Câu chuyện drama tại Phòng giao dịch ngân hàng XCB hồi sáng nay chính là một sân khấu lớn được dàn dựng một cách công phu mà ngay cả diễn viên chính cũng không hề hay biết.

Chuyện này, Mộng Thu vô tình đã trở thành nạn nhân cũng đồng thời là quân cờ của vị chủ tịch tinh quái mà thôi…

Thật tội nghiệp!

Hơn nữa, việc này còn gửi gắm mục đích riêng của Trương Bá Hưng đối với Mộng Thu là biến cô ấy từ một nhân viên giao dịch trở thành trợ lý riêng cho mình một cách hoàn hảo mà chẳng ai có thể dị nghị được.

Mặt khác lại lấy được lòng cảm kích của mỹ nhân đối với mình. Một mũi tên trúng bốn năm con chim như thế cớ sao lại không làm?

Trương Bá Hưng lướt điện thoại xuống phía dưới để xem các bình luận trên các content. Hầu như đều là những lời hả hê, đay nghiến, châm biếm, chê cười, chửi rủa của dân mạng đối với ngân hàng XCB nói riêng và ngành ngân hàng nói chung.

Nào là…

“Ha ha Ha. Thật đáng đời!”

“Thời bây giờ, nhân viên ngân hàng cũng muốn làm mẹ thiên hạ. Nhìn mặt cũng xinh đẹp đó mà … mất giá quá!”

“Hôm bữa ta cũng đi ngân hàng giao dịch, phải nói nhân viên ngân hàng như bố đời của người ta vậy, gây khó dễ đủ đường.”

“Ha ha ha. Khi đi gửi tiền thì không thấy hỏi han, khi rút tiền lại hạnh họe đòi hỏi đủ đường. Thật sự quá hài hước”.

“Không biết thằng nào ra cái quy định trời ơi đất hỡi như vậy chứ? Đúng là hành dân mà…”.

“Các người không biết đó chứ, ngân hàng chính là xã hội đen có giấy phép hành nghề…”.

“Ngân hàng dạo này xuống cấp dữ lắm, toàn ép con nhà người phải ta mua bảo hiểm mới cho vay…”.

“Đâu phải chỉ đi vay mới bắt mua bảo hiểm thôi không đâu. Gửi tiền tiết kiệm nó cũng chào mời à”.

“Thật vậy sao?”

“Đúng vậy mà. Ngay chính tôi đây chứ ai. Tôi gửi tiết kiệm vào ngân hàng X được ba tháng, sau đó rất nhiều người tự xưng là nhân viên ngân hàng mời tôi đến ngân hàng để… tư vấn bảo hiểm”.

“Vãi cả chưởng. Thế ông có mua không?”

“Tôi không mua nhưng họ cứ nài nỉ ỉ ôi suốt ngày đến nổi chả làm ăn gì được…sau cùng nể quá cũng phải bỏ ít tiền ra mua để được yên thân. Hazzz”.

“Ồ, mà tôi có người quen làm bên bảo hiểm nói rằng nhân viên ngân hàng không được tư vấn bảo hiểm cơ mà”.

“Thì đúng là như vậy, nhưng họ có cách lách luật hết. Họ cho nhân viên ngân hàng đi học và thi lấy code bảo hiểm, vậy là bán phà phà…”.

“À, thì ra là vậy”.

“Ui dào, gửi tiền vào ngân hàng cũng rủi ro lắm, nghe đâu bị mất tiền mà không hay biết. Đến khi có việc cần ra ngân hàng kiểm tra mới tá hỏa rằng không có tiền.”

“Ồ. Lại còn chuyện kinh dị như thế à?”

“Uh. Sau khi công an điều tra thì mới vỡ lẽ ra rằng do nhân viên ngân hàng cờ bạc nợ nần nên đã nghĩ ra cách giả chữ ký và lệnh rút tiền để ăn cắp tiền của khách hàng”.

“Trời đất. Thế vụ đó xử làm sao?”

“Thì giờ vẫn đang kiện cáo tùm lum. Ngân hàng thì kêu đợi đòi tiền nhân viên rồi mới trả. Nhân viên thì tiêu hết trơn rồi lấy đâu mà trả.

Cuối cùng thì ngân hàng đành phải trả trước rồi đòi nhân viên sau. Khách hàng tự nhiên vừa mất tiền lại vừa dính vào kiện tụng, đúng là năm hạn, tháng xui, sao quả tạ lạc lối”.

“Ha ha ha. Chết cười. Đòi được mới lạ ấy.”

“Uh. Nó vào tù rồi còn đòi gì nữa. Coi như mất trắng. Thì cũng là nhân viên của họ thôi chứ người dân ai mà biết”.

“Uh. Họ làm ăn bậy bạ quá mà”.

“Chưa hết đâu. Ngân hàng còn kinh doanh trên tên tuổi của ông mà ông không biết cơ?”

“Hử. Cách nào thế? Ông nói lại làm tôi tò mò”.

“Họ có danh sách khách hàng gửi tiền và vay tiền, tức là cái data đó, họ lén tuồn ra ngoài bán cho các công ty tài chính cho vay như SE Credit, S8, MP bank… hoặc các công ty bảo hiểm như Kaiichilife…

Đấy là chưa kể hàng tá các công ty bất động sản. Nghe đâu mỗi một khách hàng có số điện thoại họ bán với giá 5k mà ông tính xem họ bán cho cả trăm ngàn công ty thì mỗi khách hàng như vậy sẽ đem về cho ngân hàng biết bao nhiêu là tiền”.

“Ồ. Hóa ra là như vậy. Thảo nào tôi bị bọn nó gọi điện mời mua hết cái này đến cái nọ. Thậm chí có kẻ lừa đảo qua điện thoại nữa cơ.”

“Thế thì ông chưa biết rồi. Theo luật mới thì nếu như ngân hàng mà bị phá sản thì tiền gửi của khách hàng gần như bị như trắng”.

“Thật có chuyện đó hả?”

“Uh. Thật chứ sao. Luật hẳn hoi mà!”

“Sao bảo ngân hàng có bảo hiểm tiền gửi cơ mà?”

“Ấy dà… ông biết một mà không biết hai, bảo hiểm tiền gửi là như thế này. Khi ông gửi tiền vào trong ngân hàng thì ngân hàng tự động trích ra một khoản để mua bảo hiểm cho khoản tiền đó tối đa là 50 triệu.

Nghĩa là khi ngân hàng bị phá sản thì số tiền của ông gửi trong đó có là 1.000 đ hay ngàn ngàn tỷ thì ông cũng chỉ được bồi thường tối đa có 50 triệu thôi. Số còn lại coi như mất trắng chứ còn gì nửa.”

“Eo ôi. Rủi ro thế kia à?”

“Đương nhiên, trên đời này làm gì mà không có rủi ro. Ăn cơm con bị nghẹn, uống nước còn bị sặc nữa là tiền gửi cho thằng khác giữ.

“Nghe ông nói mà tôi sợ quá. Chắc tôi phải ra ngân hàng rút tiền về thôi. Chứ nếu bị mất tiền chắc tôi tự tử quá”.

“Thế ông gửi bao nhiêu mà sợ thế?”

“Có mấy chục tỷ chứ nhiêu?”

“Sao ông không áp dụng công thức trứng không để vào một giỏ nhỉ? Ông chia số tiền nhỏ ra rồi gửi vào nhiều ngân hàng khác nhau.

Thậm chí ông có thể mua thêm trái phiếu hoặc cổ phiếu để đa dạng hóa nguồn đầu tư. Lỡ có mất cái này thì còn cái kia.”

“Uhw. Ông nói cũng phải. Thế thì đầu tuần tôi phải đi làm ngay mới được. Giờ trông đâu cũng thấy lừa đảo hết”.

“Hazz. Nói chung là như vậy đó. Thời buổi nhiễu nhương. Ngay cả con bé giao dịch viên cũng muốn làm bà nội của khách hàng thì coi như xong…”.

“Cũng phải coi xem ngân hàng này như thế nào chứ? Họ không đào tạo và chỉ dạy thì tự nhiên nó biết làm như thế à?”

“Để xem drama này bọn họ xử lý như thế nào. Đúng là một trò cười mà.”

“Uh. Mà con bé giao dịch viên cũng xinh phết đấy chứ?”

“Xinh thì xinh mà cái nết như vậy là không được á. Cách cư xử như vậy là quá kém.”

“Chắc do còn nhỏ tuổi lại mới vào nên không có kinh nghiệm thôi.”

“Có ai biết trang facebook của con bé nhân viên ngân hàng kia không vậy? Cho xin link với?”

“Tý nữa kiểu gì cũng có người tìm ra thôi. Thời đại bây giờ dễ kiếm ấy mà.

Người ta ai cũng nghiện khoe, nghiện show cả. Từ một bữa cơm ngàn năm mới nấu hay một bát mì gói.

Đến lớn lao như khoe nhà, khoe xe, khoe tiền, khoe số má, khoe sang chảnh, khoe giàu có đến khoe thân thể…”.

“Một ngày không khoe là y như rằng người ta không nhịn được, bảo sao bọn lừa đảo có nhiều thông tin đến thế”.

….…..

Do vấn đề độc quyền khi lên VIP nên những chương VIP sẽ được cập nhật tại một nền tảng khác. Các độc giả yêu thích cuốn sách và muốn theo dõi tiếp hành trình của Muỗi thì tra tên trên mạng nhé. Xin Cảm ơn