Nhật Ký Của Muỗi Thần

Chương 78: Cửa Hàng Cây Cảnh

(hãy ủng hộ tinh thần của tác giả khi đọc bằng cách like, bình luận, tặng TT, tặng Đề Cử để có thể đọc được nhiều chương Mới hay hơn nhé)

-----

Nhà trọ của Mộng Thu ở quận Tân Bình mà ngân hàng cô làm thì lại ở quận 5, thật ra cũng không phải quá xa xôi.

Nếu đi lúc đường vắng thì chỉ mất khoảng 15 phút là có thể tới nơi nhưng nếu bị kẹt xe thì không thể nào xác định cho chuẩn.

Cô lái xe đi vào một con đường chuyên bán cây cảnh, nó nằm giáp ranh với quận 12 và quận Gò Vấp. Nơi đây là thiên đường của những người thích chơi bonsai, chim và cá cảnh.

Hoặc nhu cầu đơn giản chỉ là mua ít giỏ cây về treo trong nhà hay chậu cây mini để ở bàn làm việc, tất cả đều có bán với đủ loại chủng loại và giá cả.

Mộng Thu cũng như đại đa số người dân Đông Lào rất thích sống nơi có nhiều cây cối. Nhưng vì ở thành phố không có điều kiện nên đành phải mua các chậu cây cảnh về trồng cho nhà thêm chút màu xanh.

Dừng xe máy lại một cửa hàng bán cây cảnh rất lớn trên đường Phan Huy Ích, cô khóa cổ xe lại cẩn thận, sau đó cầm lấy túi xách cá nhân rồi bước vào phía trong.

Cửa hàng này có mặt tiền dài hơn 30m và chiều sâu cũng phải tới tầm 50 m do một người đàn ông miền Tây làm chủ. Mộng Thu hay gọi ông ta là dượng Năm.

Theo như tìm hiểu thì xưa kia nơi này gần một nghĩa trang thời ngoại bang đô hộ và các cánh đồng lúa hoang vu không người ở nên giá cả cũng rất rẻ mạt.

Dượng Năm hồi còn thanh niên có đi làm ăn ở Gia Định tích cóp được một chút tiền nên quyết định mua một miếng đất ở đây để lấy vợ dựng nhà.

Lúc ấy con đường qua lại cũng chỉ được làm bằng đường đất và rộng chừng 3m.

Không như bây giờ lòng đường đã mở rộng lên thành 18m và trải nhựa rất khang trang.

Xung quanh nhà cửa dân cư cũng mọc lên san sát.

Chỗ ở của người chết đã không còn, chỗ ở của người sống cũng càng ngày càng thiếu. Quá trình đô thị hóa của thành phố về mọi hướng diễn ra quá nhanh.

Mộng Thu có vẻ rất quen với nơi này nên đi thẳng vào trong cửa hàng mà không cần nhìn ngó xung quanh, cô gọi to lên:

“Dượng Năm, dượng Năm đâu rồi? Con Mộng Thu ghé thăm dượng Năm đây nè!”

Một tiếng nói của một người đàn ông vang lên từ trong nhà:

“Mộng Thu đó hả con? Ủa sao giờ này con không đi làm mà lại đến đây? Bộ hôm nay được nghỉ hay con lại bị đuổi việc vậy con?”

“Dượng Năm kỳ quá! Cứ ghẹo con hoài à. Con hôm nay xin phép nghỉ sớm hơn một chút đặng đi chợ mua ít thức ăn về làm cơm mang vào cho ngoại trong bệnh viện.”

“À, ra vậy hen. Thế mà tao cứ tưởng… Mà con tới đây có chuyện gì không?”

Một người đàn ông tầm tuổi 50 cởi trần mắc quần sọc từ trong nhà bước ra, vừa đi vừa nói.

Đây là dượng Năm là em rể của mẹ Mộng Thu. Bà ngoại Mộng Thu có được hai người con gái, người chị lớn kết hôn với bố của Mộng Thu còn người em gái nhỏ thì lấy dượng Năm.

Sau khi dì của cô kết hôn với dượng Năm thì về luôn nơi này để mở cửa hàng cây cảnh. Khi xưa kinh tế khó khăn nên cây cảnh cũng không bán buôn tốt lắm.

Sau này, đất nước mở cửa, kinh tế phát triển, người dân có của ăn của để nên cũng thoải mái hơn trong chi tiêu và hưởng thụ.

Ngành hàng bon sai, cây cảnh, thú cưng cũng vì thế mà phát triển lên theo.

Vợ chồng dượng Năm làm ăn rất phát đạt, thậm chí có tiền tiết kiệm trong ngân hàng, mua nhà rồi cho thuê, con cái cũng được ăn học đàng hoàng.

Thế nhưng tính cách chân chất của người miền Tây thì vẫn không cách nào thay đổi sau bao nhiêu năm. Vẫn cứ giản dị, thẳng thắn trong từng cách ăn, cách ở.

Tuy Mộng Thu có một nửa Gen là người miền Bắc nhưng từ nhỏ cô đã sống với bà ngoại ở miền Tây nên giọng nói cũng ngọt như mía lùi Nam Bộ vậy.

“Dạ. Con đến đây xem dượng có cây trầu bà không con mua một ít đó mà”. Mộng Thu lễ phép trả lời

“Xời ơi, tưởng gì to tát. Hóa ra con muốn cây trầu bà à. Có nhiều lắm, con muốn chậu nào thì cứ lấy về, người nhà cả mà tiền nong gì chứ?”

“Không phải dượng ơi. Con không có muốn chậu mà muốn thân cây ý, số lượng nhiều lắm tầm chục cân lận cơ”.

“Ồ. Con cần chi mà nhiều dữ vậy?” Dượng Năm ngạc nhiên hỏi

“Con có người bạn nhờ kiếm dùm ấy mà. Thế nên dượng cứ tính tiền cho con nghen”.

“Ừ. Nếu số lượng nhiều như thế lại mua dùm người khác thì phải tính tiền rùi.

Mày qua đây, dượng cũng đang tính cấy ghép vào các chậu nhỏ đặng bán cho người ta.

Nên số lượng cũng tương đối nhiều.

Loại cây này sức sống rất mãnh liệt lại được nhiều người ưa thích.

Ở quê chúng mọc bờ mọc bụi đến bò cũng không thèm ăn, vậy mà ở thành phố lại có giá lắm đấy nhé!”

“Dạ. ở thành phố thì cái gì cũng cần tiền hết á Dượng. Lại rất đắt đỏ nữa chứ.”

“Cho nên mới nói kiếm ăn ở thành phố rất dễ nhưng cũng rất khó. Rất dễ để có một công việc có thể kiếm tiền cho sinh hoạt hàng ngày nhưng cũng rất khó để làm giàu”

“Dạ…”

“À, nếu kiếm công việc khó quá thì về đây làm với dượng và dì. Con phụ trách bán hàng, vợ chồng dượng phụ trách tạo ra sản phẩm. Con đẹp như thế này chắc chắn sẽ bán được rất nhiều hàng.

Sau này khi đã đủ vốn liếng thì thuê mặt bằng mở một cửa hàng khác nữa. Dượng thấy cũng khả quan lắm á!”

Dượng Năm vừa sắp cây trầu bà vào bao vừa nói. Tay và miệng vẫn phối hợp với nhau rất nhịp nhàng.

Mộng Thu cười khanh khách:

“Thôi, con không làm nổi đâu. Dượng để sau này em Ba Liễu về làm cho. Em ấy coi bộ tương lai cũng thành hoa hậu ấy chứ”.

Ba Liễu là con của dượng Năm, năm nay học đại học năm nhất trường du lịch Sài Gòn.

“Xời ơi. Cái con đó có cái chân bay nhảy. Nó nói nó muốn đi sang Tây du lịch, lấy chồng Tây cơ.

Nó chê chồng Đông Lào vừa nghèo lại vừa ham nhậu nhẹt, hơn nữa rất gia trưởng…”

“Cái này con hổng có biết nha dượng. Con chưa yêu ai bao giờ nên con cũng không biết trai Tây hay trai Ta ra làm sao á. Thế nên con hổng có ý kiến trong chuyện này.”

“Thôi kệ nó đi. Nó lớn rồi thì nó tự quyết. Miễn sao đừng có vi phạm pháp luật và đạo đức là được. Giàu sang nó có số ấy mà. Muốn cũng chả được.

Đây. Xong rồi. Bao này hơn 10 kg. Giá người nhà là một triệu. Con nói với người ta là như thế.

Nhưng con cứ lấy tiền mà thêm thức ăn và thuốc thang cho ngoại chứ dượng không có lấy đâu”.

“ôi. Sao lại vậy được cơ chứ. Chuyện nào ra chuyện đó mà dượng. Đây, tiền họ gửi đây, dượng cứ cầm lấy”. Mộng Thu lấy một triệu từ túi xách ra hai tay đưa cho dượng Năm.

Dượng Năm cũng không dài dòng, ông nhận lấy tiền từ tay Mộng Thu rồi sau đó đưa lại cho nàng.

“Đấy, tao nhận tiền rồi nhé. Còn đây là tiền dượng gửi thêm cho con lo thức ăn và thuốc thang cho ngoại.

Con coi làm cơm sớm đưa vào bệnh viện để thay ca cho thím mày về nhà nghỉ ngơi một chút.

Chứ tao thấy dì con cũng mệt mỏi dữ lắm à nha.”

Mộng Thu cũng cười nhận lấy. Người miền Tây là vậy, bụng có thế nào thì nói như thế cũng không quá khách sáo như người miền Bắc hay người miền Trung.

“Dạ. Vậy con cảm ơn dượng nha. Thôi, con đi đây nha dượng”

“Uh. Để tao mang ra buộc bao vào xe giúp cho. Chứ không cẩn thận lại rơi rớt xuống đường hoặc gây ra tai nạn thì khổ”.

“Dạ. Vậy dượng giúp con”

----