Xuyên Tới Năm Nghèo Đói

Chương 9

Nghe tiếng động, quay đầu lại nhìn thấy Lý Như, hai người cùng nhau cất tiếng gọi mẹ, hai người chạy lại nhanh chóng giúp đỡ cô tháo hai thùng nước xuống. Lý Như ngửi thấy mùi thơm, tâm trạng cảm thấy thoải mái hơn. "Nấu cơm xong rồi hả?"

Bây giờ vùng quê còn chưa có điện nước, mọi người đều nhân lúc trời chưa tối mà đi nấu cơm, ăn xong bữa tối thì tất cả đều đi ngủ. Nhà Lý Như coi như còn đỡ, có hai ngọn đèn dầu thỉnh thoảng còn đốt lên, nhiều nhà nghèo đến đèn cũng không dám đốt.

"Dạ xong rồi! Mẹ xem rau hẹ con với chị ba đi hái được nè!" Tiểu Lan chín tuổi nói một cách hớn hở, vừa nói vừa huơ tay múa chân, chỉ vào một bó rau hẹ lớn đặt bên cạnh bếp khoe với mẹ.

Tiểu Lan có gương mặt trái xoan, mắt to, da hơi vàng, tóc cột thành hai chiếc sừng, mặc quần áo vải thô hơi cũ, trên là cái áo nỉ to, dưới là quần ống rộng có ống chân túm. Quần áo như vậy nhìn thì đúng là hơi quê mùa, nhưng chỉ cần nhìn vào khuôn mặt vẫn tính là... Lý Như mấy ngày nay nhìn thấy Tiểu Lan làm nũng gì với mình có hơi thất thần: Đây chính là bà cố của mình đấy! Miên Hoa bên cạnh lặng lẽ đổ nước vào một cái chậu lớn dưới mái hiên, cái chậu này là để đựng nước giếng, múc nước lên để đó tầm nửa ngày thì bùn cát sẽ chìm xuống đáy, nước sạch phía trên có thể giặt quần áo, rửa rau. Miên Hoa mười ba tuổi mặt tròn tròn, lông mày mảnh khảnh, nhìn vào có cảm giác là một người có tính tình dịu dàng. Lúc trước khi đi xin cơm đến thôn Cốc Đôi, còn là cô nhóc èo ọt đen nhỏm trông như củ cải nhỏ, mấy năm nay ở nhà Lý Mai được ăn uống tốt hơn, cơ thể cũng lớn lên, người mập mạp hơn lúc trước nhiều. Còn là cô bé nghe lời hiểu chuyện siêng năng, quan hệ với Tiểu Lan cũng tốt, giống như chị em ruột, người trong thôn đều nói con dâu này của cô là nuôi rất tốt.

Lý Như rất thích cô bé này, đôi khi nghĩ sao đều là nhận nuôi mà lại khác nhau như thế?

Lý Như đại khái cũng hiểu suy nghĩ của tổ tiên nhà mình lúc đấy. Vì sao cũng chỉ là con nuôi mà còn không nên người nhưng vẫn cắn răng mà chịu đựng?

Còn không phải là bởi vì hai chữ ‘con trai’!

Cái suy nghĩ trọng nam khinh nữ cổ hủ này truyền từ đời này sang đời khác, tới thời của Lý Như mới miễn cưỡng mà được vẻ bên ngoài là nam nữ bình đẳng. Nhưng ở thành phố mới được như vậy chứ ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh thì cái suy nghĩ ấy vẫn tồn tại như thường.