Thượng Dương

Chương 5: Ôm mối tương tư

01.

Ta từng nghĩ cả đời này chỉ cần ở bên Thường Kiệt và làm mẹ của Cẩn Mai là đủ, mãi cho tới khi gặp Quân Dao. Đó là đêm Nguyên tiêu năm Thiên Thành thứ hai (1), cái đêm Nguyên tiêu ảm đạm nhất trong cuộc đời sáu năm có lẻ. Ông nội qua đời chưa tròn một năm, táng vào Thọ lăng cũng mới được gần ba tháng, vậy nên cha quyết định sẽ tổ chức hội đèn Quảng Chiếu một cách thật đơn giản và bình dị. Chuyện này khiến ta và Thường Kiệt buồn mất cả tuần trời.

(1). Năm Thiên Thành thứ hai: Năm 1029.

"Sao mà buồn hả anh?" Cẩn Mai hỏi.

"Không thả hoa đăng, không thả đèn trời, không cả múa lân, lại chẳng buồn đi." Ta chống cằm, chán nản đáp.

Trước đây cứ vào đêm Nguyên tiêu là bầu trời lại rợp tràn trong ánh lửa. Có những năm thiên đăng thả nhiều tới vυ' Dung kể thế chứ cũng chưa được tận mắt chứng kiến. Mấy năm gần đây ông nội không khỏe, hội đèn Quảng Chiếu cũng chẳng tổ chức rình rang. Thế nhưng không rình rang múa Độc chiếm ngao đầu vẫn đủ cả. Năm nay để tang ông thì những tiết mục cơ bản như thả hoa đăng, thiên đăng nội thì dẹp luôn một lượt, chỉ dựng mỗi cái đài quảng chiếu ở cửa Đại Hưng rồi mở bữa tiệc gia đình nho nhỏ.

Ta với Thường Kiệt vốn ghét cay ghét đắng tiệc tùng. Nào là quần là áo lượt, nào là ngồi cứng ngắc cả cán lưng. Cả một bàn đầy sơn hào hải vị cũng không bao giờ khiến hai đứa hào hứng cho nổi. Mẹ nào con nấy, vậy nên Cẩn Mai cũng ghét luôn. Ba đứa vẫn thường vỗ ngực tự hào về lỗi sống thanh đạm giản dị giữa nhung gấm lụa là, giữa mỹ vị hoàng gia. Mãi sau này mới chịu thừa nhận rằng cả ba chẳng bao giờ tha thiết tiệc tùng là bởi trước khi nhập tiệc đã lẻn vào bếp ăn vụng tới no căng rồi.

Tiệc Nguyên tiêu mang tiếng là một bữa tiệc gia đình nho nhỏ, nhưng đến rồi mới biết chẳng phải nhỏ. Vương hầu khanh tướng đủ hết, lại còn tha lôi cả gia đình lớn gia đình bé. Trẻ con thì đặc biệt nhiều. Mà cứ hễ ai có con gái cũng đều dắt qua bàn ta chào một tiếng.

"Trông cũng xinh xắn nhỉ." Thường Kiệt ra dấu về phía con bé vừa tới chào. Cha nó giới thiệu nó tên gì ta cũng chẳng nhớ. Rồi hắn lắc đầu, chẹp miệng: "Nhưng khuôn phép quá. Cưới nó rồi sẽ chán chết cho mà xem."

"Hở?"

"Hở cái gì mà hở! Không lo chọn Thái tử phi đi kìa."

Ta trố mắt nhìn Thường Kiệt.

"Có vợ đến nơi rồi mà cứ như trẻ con." Hắn chậc lưỡi lắc đầu. "Tiếp kìa... Ối!"

Hắn kêu lên một tiếng rồi im bặt. Ta quay nhìn thì thấy Thượng tướng quân Dương Bình vừa dắt một đứa con gái tới.

Ông ta cất giọng sang sảng: "Thưa Thái tử, đây là con gái của thần. Hôm nay là lần đầu con bé vào cung, muốn tới chào người một tiếng."

Thượng tướng quân Dương Bình vừa dứt lời thì con bé liền cúi chào: "Quân Dao chúc Thái tử mạnh khỏe!"

Con bé này khi chào thì cũng mắt cụp lưng khom, trông qua có vẻ rất lễ độ. Nhưng khi để ý kĩ thì lại thấy cái cần cổ cứ cố ngỏng lên, rõ ràng chẳng thành tâm chút nào. Thượng tướng quân Dương Bình vừa dắt con bé đi khỏi, Thường Kiệt liền ghé tai ta nói nhỏ: "Sao nó chẳng giống Nguyên phi gì nhỉ? Vừa béo, vừa lùn, vừa sún."

Nguyên phi Tuyết Anh là em gái của Thượng tướng quân Dương Bình. Như vậy con bé kia phải gọi Nguyên phi là cô. Nhưng đúng thật nếu đem nó vứt ra đường thì chẳng ai nghĩ là nó có họ hàng với Nguyên phi.

Thường Kiệt chép miệng: "Lại còn Quân Dao (2) mới chịu."

2. Chữ "Dao" nghĩa là ngọc đẹp.

Hiện cha ta có cả thảy sáu người vợ. Ta không biết mẹ ta trông như thế nào, nhưng năm bà vợ còn lại thì không ai sánh được với Nguyên phi Tuyết Anh. Quanh người bà ấy lúc nào cũng như tỏa ra một vầng hào quang rực rỡ. Nguyên phi đẹp tới độ hai thằng bé một lên sáu, một lên mười lần trông thấy đều phải ngẩn ngơ. Thường Kiệt từng rỉ tai ta rằng người đời đồn đại con gái nhà họ Dương xưa nay đều là mỹ nhân khuynh quốc khuynh thành.

Suốt một thời gian dài sau đó, ta luôn e dè Nguyên phi. Bởi ta cho rằng sau nhan sắc lộng lẫy kia thực ra là một người đàn bà lực điền, nếu không thì làm sao mà đủ sức kéo đổ thành, đổ nước. Sau này khi đọc được bài thơ Giai nhân ca của Lý Diên Niên thì ta mới hiểu ra.

"Bắc phương hữu gia nhân hát cay ghét đựng tiệc tùng.

Tuyệt thế nhi độc lập

Nhất cố khuynh nhân thành

Tái cố khuynh nhân quốc

Ninh bất trị, khuynh thành dữ khuynh quốc

Giai nhân nan tái đắc (3)"

3. Bản dịch thơ của Trương Việt Linh:

"Bắc phương có một giai nhẫn

Tuyệt vời nhan sắc cõi trần ai hơn

Liếc nhìn thành quách ngửa nghiêng

Liếc nhìn thêm nữa non sông tan tành

Há quên nghiêng nước nghiêng thành

Giai nhân khó gặp mặc thành, nước nghiêng."

Tương truyền Hán Vũ Đế khi nghe thấy Lý Diên Niên ca bài này thì mới tò mò hỏi trên thế gian lại có người con gái đẹp tới vậy hay sao. Lý Diên Niên bèn tâu đó chính là em gái Lý Nghiên của mình. Vậy là Lý Nghiên được đưa vào cung, phong làm phu nhân, vinh sủng trọn đời. Vυ' Dung nói rằng cái câu khuynh thành khuynh quốc cũng chỉ nhằm thu hút sự chú ý của bậc quân vương mà thôi. Vυ' còn nói đàn bà càng đẹp thì càng dễ khơi lên sóng gió, rồi khuyên ta sau này mà nghe câu khuynh quốc khuynh thành thì tốt nhất nên tránh cho thật xa.

Thế nhưng khi thấy "mỹ nhân khuynh thành" nhà họ Dương lúi húi làm gì đó bên hồ nước thì ta, Thường Kiệt và Cẩn Mai bèn tò mò núp lùm rình xem.

"Cha nó đâu mà không trống nhỉ!" Thường Kiệt bực bội xua đám muỗi vo ve quanh tai.

"Úi, nó dám thả hoa đăng kìa." Ta kêu lên khe khẽ khi thấy con bé châm đèn.

"Suỵt!" Thường Kiệt bịt miệng ta. "Mình cũng đi thả đèn trời còn gì."

Trước Nguyên tiêu một tháng, ta và Thường Kiệt đã kiếm tre và giấy, hì hục làm đèn trời, lại còn nắn nót viết lời cầu nguyện. Ta đương nhiên là cầu cho cha được trường sinh bất tử. Còn Thường Kiệt thì cầu sau này hắn sẽ được lên chiếm ngay đi múa Độc chiếm ngao đầu. Độc chiếm ngao đầu là một trong đầu. Đối chiếm một trong những tiết mục quan trọng nhất của hội đèn Quảng Chiếu đêm Nguyên tiêu. Người được giao đảm nhận trọng trách này luôn là thanh niên ưu tú nhất Đại Cồ Việt, văn võ toàn tài, tiền đồ xán lạn. Cẩn Mai thì chưa biết nhiều chữ nên nhờ ta viết hộ. Con bé ao ước ta sẽ mãi làm mẹ nó. Ta gõ đầu Cẩn Mai, bảo đấy là đương nhiên, việc gì mà phải ước. Vậy là con bé liền bẽn lẽn nói nhỏ vào tai ta, bảo thế thì ước được gả cho Thường Kiệt.

Tinh Đèn đã làm, không thả thì uổng công, nên ba đứa mới tranh thủ lúc mọi người tập trung làm lễ ở đài Quảng Chiếu mà trốn ra đây. Ai ngờ lại gặp phải Quân Dao.

Thường Kiệt bực bội ngó cái đèn trời trong tay. "Nó cứ ngồi lì ở đấy thì làm sao thả giờ."

Cái hoa đăng cứ quanh quẩn ven bờ, xua thế nào cũng không chịu bơi đi. Con bé cũng được cái kiên nhẫn, cứ ngồi chờ, đèn dạt vào lại đẩy ra. Ba đứa ta núp trong bụi cây thì càng lúc càng mất kiên nhẫn. Chủ yếu do bị muỗi cắn khắp người. Chợt Thường Kiệt nghĩ ra một ý, bèn khum tay lại hú lên một tràng dài. Con bé kia giật thột một cái. Nhưng sau đó nó không hề co căng chạy như dự đoán, mà lại ngã tìm xuống hồ.

"Ối!" Cẩn Mai bụm miệng sợ hãi.

Ta toan nhổm dậy thì Thường Kiệt kéo lại. "Từ từ, xem nó có biết bơi không đã."

Ta bèn ngồi xuống quan sát. Con bé cứ trồi lên rồi lại ngụp xuống, khua nước nhặng xị, nhưng được cái là mãi vẫn không chìm hẳn.

"Thế là có biết bơi hay không?" Ta căng thẳng hỏi.

Thường Kiệt lắc đầu: "Chả biết nữa. Sang hè ta mới học bơi cơ."

"Anh ơi, gọi người cứu đi!" Cẩn Mai tái mặt níu tay áo ta.

Giờ mà lính tới thì coi như hết thả đèn trời. Ta và Thường Kiệt còn đang đắn đo xem có nên gọi hay không thì Cẩn Mai đã chạy ra mép hồ rồi gào lên: "Chết đuối! Chết đuối!"

Ta và Thường Kiệt túm nó lại không kịp. Chẳng còn cách nào khác, đành phải chạy ra hô hoán cùng.

"Có người chết đuối! Có người chết đuối kìa!"

Lúc được vớt lên, cả người Quân Dao rũ ra như bánh đa nhúng nước. Đám lính xúm vào ấn ngực rồi vỗ lưng cho nó. Ta căng thẳng ngó Thường Kiệt, thấy mặt hắn cũng cắt không còn giọt máu. Nếu chẳng may nó chết thật thì hai đứa phen này lớn tội.

"Nếu lát bị hỏi đứa nào hú thì cứ bảo ta nhé."

"Không được..."

"Ai là Thái tử ở đây! Cấm được cãi!"

Ta chưa bao giờ đem cái chức Thái tử ra lên mặt với Thường Kiệt, nhưng chuyện hôm nay lại vô cùng nghiêm trọng. Thường Kiệt nay mai còn phải phấn đấu trở thành thanh niên ưu tú nhất Đại Cồ Việt. Còn ta, nếu vì chuyện này mà không được làm Thái tử nữa cũng chẳng có gì đáng tiếc. Lúc cha và Thượng tướng quân Dương Bình đến, ta hít sâu một hơi, ngẩng đầu ưỡn ngực sẵn sàng hy sinh anh dũng. Vậy nhưng Thượng tướng quân lại chẳng oán trách gì. Ông ta liếc đứa con gái vẫn đương ngắc ngoải dưới đất một cái, rồi chắp tay cúi tạ: "Đội ơn Thái tử cứu giúp! Nếu hôm nay không có người thì Quân Dao chắc không sống nổi."

Ta trố mắt nhìn Thượng tướng quân Dương Bình. Ông ta nói sai rồi, nếu hôm nay không có ta thì con bé kia đã chẳng rơi xuống nước. Vớt nó lên cũng không phải là ta. Ta tính trỏ đám lính rồi phân trần rằng họ mới là người cứu, nhưng Thường Kiệt đã chụp tay ngăn lại.

Thượng tướng quân Dương Bình đưa con gái đi rồi, cha mới nheo mắt nhìn bọn ta: "Mấy đứa đương làm gì đó?"

"Dạ, chúng con... đi... đi qua."

Cha nhướng mày.

"Dạ, chúng con... à nhầm, con, mình con thôi... muốn thả... thả...."

"Thả hoa đăng à? Hay là đèn trời?"

"Dạ, đèn trời ạ." Ta lí nhí đáp.

Cẩn Mai không hiểu chuyện, thấy cha hỏi thì hớn hả chạy vào lùm cây đem cái đèn ra khoe.

"Đây này phụ hoàng ơi."

Ta với Thường Kiệt mặt tái mét nhìn cha cầm cái đèn lên ngắm nghía. Đang chắc mẩm bị mắng một trận rồi thì đột nhiên người lại phá ra cười.

"Thủng cả hai đầu thế này thì bay làm sao được."

"Ô, thế ạ!" Cẩn Mai kêu lên rồi quay nhìn Thường Kiệt. "Anh bảo là bay lên trời được mà."

Cha xoa đầu nó: "Trẫm là con trời đây. Để trẫm cầm đi hộ con, có được không?"

"Dạ, được ạ!" Cẩn Mai gật đầu cái rụp.

Thế là cha cầm cái đèn đi mất. Thường Kiệt vì chuyện này mà không thèm nói chuyện với Cẩn Mai suốt mấy ngày liền. Vậy nhưng ông trời vẫn ưu ái Thường Kiệt, ước nguyện ghi trên đèn cuối cùng hắn lại là người duy nhất được toại lòng. Cha không trường sinh bất tử, Cẩn Mai cũng chẳng được gả cho người nó mong.

À, còn một người nữa tuy không thả đèn trời nhưng cũng vẫn được vẹn lòng toại ý, ấy là Quân Dao. Lúc cha đi khỏi, ta vì tò mò nên đã khều cái đèn hoa đăng lên xem thử. Mặc cho chủ nhân vừa trải qua một phen sinh tử, cái đèn vẫn bình thản trôi lờ lững gần bờ. Lúc giở mảnh giấy ước nguyện ra, Thường Kiệt bật cười hô hố. Bởi Quân Dao viết: "Ước gì trở nên xinh đẹp."

Vυ' Dung thường nói ghét của nào trời trao của ấy. Ngẫm cũng thấy đúng, ta không thích làm Thái tử nhưng kiểu gì cũng phải làm. Vậy nên ta chân thành vỗ vai Thường Kiệt: "Coi chừng sau này cưới phải nó."

Hắn sượng mặt đi một khắc rồi nhìn Cẩn Mai cười toét miệng: "Làm gì có chuyện. Sau này anh lấy Cẩn Mai cơ mà."

Mặt Cẩn Mai đỏ lựng, mắt ánh lên vui sướиɠ. Có lẽ lúc ấy nó nghĩ cha thực sự đã đem thiên đăng đưa cho ông trời rồi. Chỉ mình ta biết Thường Kiệt đã hứa lấy cả chục đứa con gái. Vυ' Dung nói đàn ông mà vương tình khắp nơi thì gọi là có tính trăng hoa. Không phải vυ' rỗi hơi đem chuyện này ra nói với một đứa con nít như ta. Vυ' chỉ than vãn với một cung nữ khác về người chồng của mình mà thôi. Bấy giờ ta để lọt tai là bởi đương băn khoăn chuyện Thường Kiệt nội trong một ngày hứa hẹn lấy những hai người.

Cái tính trăng hoa lúc nhỏ của Thường Kiệt khi lớn lên thì lại bay biến không còn chút vết tích. Nhìn qua thì là chuyện tốt, nhưng cuối cùng lại chẳng phải tốt. Nhiều khi ta hằng ước giá mà hắn cứ như lúc nhỏ, thích người này người kia, mỗi người một chốc một lát. Vậy nhưng không, hắn lại lựa chọn chung tình. Ta thì khá hơn hắn một chút, từ năm sáu tuổi cho tới tận lúc lìa đời vẫn luôn dành trọn vẹn trái tim cho một người con gái.

Ta thích Quân Dao.

02.

Ta chưa thích Quân Dao từ lần đầu tiên nó tới chào hỏi trong đêm tiệc Nguyên tiêu. Ta cũng chưa thấy thích khi nó bị rơi tõm xuống hồ. Ta chỉ bắt đầu thinh thích vào mấy ngày sau, khi con bé tới tạ ơn cứu mạng.

"Cha bảo hôm ấy may nhờ có Thái tử nên tôi mới không chết. Cha bảo tôi nên tới cảm ơn người."

Nó cứ "cha bảo" hoài khiến ta phát bực.

"Thế Thượng tướng quân không bảo thì ngươi không biết ơn à?"

Nó bặm môi, trừng mắt nhìn ta một hồi rồi nói: "Cha không biết tại Thái tử nên tôi mới rơi xuống hồ."

Ta trố mắt nhìn nó. Cục tức trong lòng dần biến thành nỗi xấu hổ. Xấu hổ quá thì đâm ra chống chế: "Nói bậy! Ai bảo ngươi thế!"

"Công chúa Trường Yên vừa bảo. Công chúa còn nói hôm ấy Thái tử lén đi thả đèn trời."

Ta toan há miệng hỏi Trường Yên là đứa nào thì chợt nhớ ra đó là phong hiệu của Cẩn Mai. Nhớ rồi thì liền cứng họng. Tối hôm ấy gặng hỏi Cẩn Mai thì nó thú nhận hồi sáng chơi với Quân Dao khá thích, nên mới cảm thấy phải thay ta xin lỗi.

"Rõ ràng tại Thường Kiệt mà, có phải anh hú đâu!"

"Nhưng anh bảo nếu ai hỏi thì bảo anh hú mà."

Thường Kiệt vẫn hay nói không sợ kẻ địch mạnh, chỉ sợ đồng đội ngu như bò. Cẩn Mai phen này còn ngu hơn bò, khiến ta quá sức bẽ mặt. Nhưng bẽ mặt mấy thì cũng phải nhẹ nhàng tìm cách mà lấp liếʍ.

"Thế ngươi... đã nói với ai chưa?"

"Chốc về khoe cha."

"Không được." Ta sốt sắng đứng bật dậy.

Nó "hứ" một tiếng rõ to rồi hất mặt lên trời. Ta buộc lòng phải xuống nước, tới gần nó nịnh nọt.

"Hứa không mách Thượng tướng quân thì ta sẽ dẫn đi thả hoa đăng. Ra giữa hồ luôn, chịu chưa?"

Nó suy nghĩ một lát rồi gật đầu. Ta mừng húm sai Phan Đình đi chuẩn bị thuyền. Phan Đình là con nuôi của nội thị Phan Đường Liệt, người thân cận nhất bên cạnh cha. Theo hầu mới gần nửa năm nhưng Phan Đình đã tỏ ra tương đối có ích. Ví dụ như vào một ngày trời cao trong xanh, mây trắng bay bay, hắn đã dạy ta với Thường Kiệt thả diều đúng cách, thả sao cho diều bay lên chín tầng mây.

Phan Đình phân tích rằng người ta thích nhau đôi khi còn phụ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh lãng mạn khiến cho lòng người cũng mềm mại như gió xuân. Giả dụ không chèo thuyền giữa mênh mang sóng nước, hoặc giả dụ chèo thuyền nhưng không thả hoa đăng, thì có khi ta cũng chẳng thích Quân Dao. Nhưng dù cho là nguyên nhân gì đi nữa, thì ngày hôm ấy giữa sóng nước dập dềnh, trái tim ta cũng lần đầu tiên rộn ràng vì nụ cười của một đứa con gái. Không giống như nụ cười đẹp đến tan cả gió đông vào năm mười bảy tuổi, nụ cười sún răng hồi năm tuổi ấy cho ta một cảm giác an tâm vô cùng.

"Này, nếu thích người ta thì phải làm sao?"

"Thích ai cơ?" Thường Kiệt lơ đễnh hỏi.

Ta ghé tai hắn thì thầm, mặt nóng bừng: "Cháu gái của Nguyên Phi ấy."

Thường Kiệt khựng lại một thoáng, rồi à lên: "Cái con bé vừa béo, vừa lùn, vừa sún ấy hả?"

Ta nghe thì ức lắm, muốn cãi lắm. Nhưng đúng là nàng sún răng, nàng béo ú, nàng lùn tịt. Thường Kiệt chả nói sai câu nào. Có điều hắn đâu hiểu lòng ta. Với ta mà nói bà không đẹp mới đáng để yêu thương, như vυ' Dung chẳng hạn. Ngày ấy có nằm mơ ta cũng không ngờ được là Quân Dao sẽ đẹp tới khuynh quốc khuynh thành. Nếu sớm biết thì năm sáu tuổi ta đã chẳng đời nào đem lòng si mê nàng, rồi còn bày đặt ốm tương tư.

"Thế phải làm gì giờ?" Ta bấm bụng hỏi tiếp.

"Biết được. Đã thích ai bao giờ đâu."

Ta thất vọng não nề. Ai mà ngờ được kẻ vương tình khắp nơi như Thường Kiệt hóa ra lại chưa thích ai bao giờ. Thế là ta và hắn cùng gác bút rồi nằm vật ra, vắt tay lên trán mà đăm chiêu suy nghĩ.

Lát sau Thường Kiệt nhổm dậy, hào hứng nói: "Hay là vẽ tranh tặng nó thử xem."

Ta chợt nhớ ra năm ngoái cha cũng từng vẽ một bức Sơn Hà Cẩm Tú đem tặng cho Nguyên phi. Sau đó, Nguyên Phi đã đáp lại bằng cách dốc hết tâm tư sáng tác nên khúc đàn Giang Sơn Gấm Vóc. Vậy là ta bèn nhổm dậy, lấy một tờ giấy, miết cho thật phẳng phiu, định bụng sẽ vẽ nên một bức tranh Sơn Hà Cẩm Tú đẹp đến say lòng người. Nhưng khi đưa Thường Kiệt xem, hắn loay hoay một hồi cũng không nhận xét nổi.

"Sao ngươi cứ xoay đi lộn lại mãi thế?"

Thường Kiệt gắng nín cười, hỏi: "Rồi giờ xem chiều nào mới đúng?"

Ta ngó xuống bức tranh thì nhất thời á khẩu, không biết phải trả lời ra sao. Họa sư dạy ta cũng từng vẽ nên một bức Cửu Long Tranh Châu. Ta với Thường Kiệt xoay ngang ngó dọc kiểu gì cũng thấy oai dũng uyển chuyển, kỳ diệu vô cùng. Ngày ấy ta không ý thức được mình học hành chưa.nên thân. Đại khái chỉ cảm thấy bức tranh Sơn Hà Cẩm Tú này của ta cũng kỳ diệu y như bức Cửu Long Tranh Châu, xem chiều nào cũng được. Có điều tài hoa của ta hình như vẫn còn kém họa sư một chút, vậy nên Thường Kiệt mới không nhận ra đây là tuyệt tác.

Ta lo con mắt nghệ thuật của Quân Dao cũng kém cỏi như Thường Kiệt, không công nhận tài năng của ta mà còn chê cười. Vậy nên ta cẩn thận cuộn bức Sơn Hà Cẩm Tú lại rồi trải ra một tờ giấy khác. Lần này ta vẽ luôn chân dung của Quân Dao. Ta thở phào khi Thường Kiệt không xoay ngang xoay dọc bức tranh nữa. Ít ra thì bức này cũng dễ thưởng thức hơn bức Sơn Hà Cẩm Tú rất nhiều. Thế nhưng Thường Kiệt lại cứ đăm chiêu mãi không thôi.

"Trông có được không?" Ta sốt ruột hỏi.

"Thì cũng được..."

Lúc ấy ta nóng lòng quá nên không nhận ra Thường Kiệt hơi băn khoăn. Nghe hắn nói cũng được thì mừng húm cuộn tranh lại rồi đi gọi Phan Đình. Lúc Phan Đình dẫn ta đi tìm Quân Dao, Thường Kiệt còn nhắc với theo: "Cẩn thận khéo nó giận đấy."

Thế mà nàng giận thật.

Đến Quân Dao vo bức tranh thành một cục, ném vèo xuống đất rồi vừa chạy đi vừa ôm mặt khóc nức nở. Cung nữ đi cùng nàng hốt hoảng quỳ rạp và luôn mồm xin ta thứ tội. Ta như ta, không hiểu do đâu lại nên cơ sự như vậy. Ta buồn bực đem cục giấy về, gỡ ra vuốt cho phẳng rồi treo trong phòng ngủ. Ta cứ buồn thiu ngăm Quân Dao như vậy tới tối thì hiểu ra vấn đề. Cũng nhờ vυ' Dung cả.

Vυ' bật cười khi nhìn thấy bức tranh. "Sao Thái tử không vẽ răng cho người ta?"

Ta bật dậy, cãi: "Nó bị sún mà vυ'."

Vυ' Dung xoa đầu ta: "Bị sún mà vẫn làm cho Thái tử tương tư cơ đấy!"

Ta buồn thiu nằm vật ra giường.

"Nhưng mà nó giận con mất rồi."

Vυ' Dung ngồi xuống, xốc nách ta lên rồi ôm vào lòng.

"Thái tử đã không vẽ răng, lại còn tròn vo vo thế này nên người ta giận là phải rồi. Con gái ai mà chả thích đẹp."

"Thế con phải vẽ sao giờ? Có răng thì đâu giống nó."

Vυ' Dung cười đến hai mắt híp cả lại.

"Thái tử vẽ ngậm miệng vào là đẹp."

Ta vùi đầu vào lòng vυ' Dung, không nói gì nữa. Vυ' cũng giống Thường Kiệt, chẳng hiểu lòng ta.

03.

Ta ôm mối tương tư với Quân Dao suốt hơn một tháng trời mới tạm buông bỏ được. Cũng nhờ vào chuyện chiều hôm ấy, họa sư lôi cổ ta và Thường Kiệt tới mách tội với cha. Nói là lôi cổ, nhưng thực ra họa sư chỉ túm cổ Thường Kiệt, còn ta thì lẽo đẽo theo sau. Cha không mắng mỏ gì hai đứa. Người chỉ nhẹ nhàng sai nội thị Phan Đường Liệt đi gọi ngõ Khai Quốc Vương, tức cha nuôi của Thường Kiệt. Lúc nhìn thấy cái đầu đen sì mực chỉ thò ra hai con mắt của họa sư, Khai Quốc Vương giận tới tím mặt. Thường Kiệt bị ông cương quyết xin được đem về dạy dỗ lại, dạy tới khi nào không dám làm hư Thái tử nữa mới thôi.

Họa sư ấm ức giãi bày thêm một hồi rồi cũng xin lui. Chỉ còn một mình đứng giữa điện, ta len lén liếc nhìn cha, bấm bụng chờ người nổi trận lôi đình. Vậy nhưng câu đầu tiên người hỏi lại là: "Thế Nhật Tôn không thích học vẽ tranh hả?"

"Có chứ ạ." Ta đáp láu.

Cha nhướng một chân mày, ta đành xụ mặt, lí nhí sửa lời: "Dạ, không... con không thích."

Cha ngồi xuống bàn, giở một cuốn tấu chương ra rồi thở dài nẫu ruột: "Đàn không biết gảy, tranh không biết vẽ. Lại còn tối ngày ăn vụng cho béo nứt ra thế kia. Rồi mai này Nhật Tôn sẽ bị cô nương nhà người ta bỏ rơi mất thôi.

Ta tròn mắt kinh ngạc. Hóa ra bao trò nghịch phá cùng Thường Kiệt, thậm chí là cả mối tương tự thầm kín với Quân Dao, bằng cách thần kỳ nào đó đều lọt cả vào đôi mắt tinh anh của cha. Ta mon men tới gần người, tay mân mê cạnh bàn mãi mới thốt được nên lời: "Nhưng mà phụ hoàng ơi... nó cũng béo mà."

Cha nựng má ta, mỉm cười nói: "Cô nương nhà người ta lớn lên rồi thì sẽ không còn béo nữa. Cầm kỳ thi họa cũng sẽ tinh thông. Tới lúc đó Nhật Tôn mới thèm lo thì đã muộn mất rồi."

Vậy là ta bèn hạ quyết tâm chừng nào chưa trở thành một trang nam nhi tuấn tú, văn võ toàn tài thì sẽ nhất quyết không gặp Quân Dao. Bức tranh của nàng ta cất vào cái hộp nhét trong hộc tủ, thi thoảng lại mở ra xem.

Ta đếm từng ngày kể từ khi Thường Kiệt lầm lũi đi theo Khai Quốc Vương rời khỏi điện Trường Xuân, háo hức mong được khoe với hắn về quyết định trọng đại của mình Ngày thứ mười ba, Thường Kiệt mới quay trở lại, mặt mũi tươi rói, trông không có vẻ gì là bị cho roi cho vọt. Vừa nhác thấy ta, hắn đã hớn hở khoe được Khai Quốc Vương dẫn theo khi ông đi luyện quân.

"Lớn lên ta sẽ trở thành Đại tướng quân giống cha." Thường Kiệt ưỡn ngực tự hào.

Tôi đến: "Cha nào cơ? Cha nuôi hay cha đẻ?"

Hắn gãi gãi đầu: "Nào cũng được."

Câu chuyện về nghề nghiệp tương lai của Thường Kiệt khiến ta quên hẳn quyết định trọng đại kia. Sau đó, những chủ đề về chí hướng nam nhi khiến hai đứa không còn hào hứng chia sẻ với nhau dăm ba cái chuyện nữ nhi thường tình nữa. Để rồi trong suốt những năm tháng sau này, ta hằng ước giá như ngày đó mình đã không quên, giá như ngày đó ta vẫn tiếp tục tâm sự với Thường Kiệt về Quân Dao. Nhưng cuộc đời ấy mà, chẳng bao giờ có chuyện giá như.

"Thế sau này Nhật Tôn thích làm gì?"

Ta buồn buồn vân vê góc áo. "Làm Hoàng thượng chứ còn làm gì nữa."

"Không." Thường Kiệt lắc đầu thật mạnh. "Thích cơ. Giả như không phải làm Hoàng thượng ấy, thì Nhật Tôn thích làm gì?"

Bấy giờ ta mới nhận ra mình chưa từng suy nghĩ về nghề nghiệp tương lai. Bởi căn bản có bao nhiêu lựa chọn đâu mà suy nghĩ. Nửa năm trước, khi hai đứa bắt đầu học võ, Thường Kiệt còn nói chắc như đinh đóng cột rằng mai này sẽ trở thành võ sư. Giờ được Khai Quốc Vương dẫn đi xem luyện quân thì lại muốn đổi nghề. Ta thầm ghen tị. Hắn có bao nhiêu là lựa chọn, thích gì làm nấy. Còn làm Hoàng thượng thì sẽ phải làm tới chết mới thôi. Càng nghĩ lại càng cảm thấy Hoàng thượng là công việc kém hấp dẫn vô cùng.

"Thế có những nghề gì?"

Thường Kiệt xòe tay nhẩm đếm: "Nghề tướng quân này, nghề thừa tướng này, nghề vυ' nuôi, nghề đầu bếp, nghề cung nữ, nhiều lắm."

Ta trỏ Phan Đình đang gà gật ngoài cửa. "Nội thị cũng là một nghề nhỉ?"

"Ừ. Cả nghề nội thị nữa."

Ta chợt nảy ra một ý: "Hay là sau này ngươi làm nội thị đi. Lớn tướng rồi vẫn được ở trong cung"

"Không đời nào." Thường Kiệt giãy nảy lên khiến ta giật bắn. Phan Đình cũng tỉnh giấc mà ngơ ngác ngó vào.

Đợi hắn lại thiu thiu rồi Thường Kiệt mới chỉ vào dung quần rồi ghé tai ta nói nhỏ, giọng hơi nghiêm trọng. "Làm nội thị là bị cắt đấy."

Đó là lần đầu tiên ta cảm thấy có một nghề còn khổ hơn cả nghề Hoàng thượng. Ấy vậy mà Phan Đình lại kể về cơ duyên đến với cái nghề này bằng một lòng biết ơn vô bờ bến. Phan Đình rưng rưng nói hắn mồ côi cha mẹ từ năm mười tuổi, nhà lại nghèo rớt. Lúc trước có nằm mơ hắn cũng không dám mong sẽ có một ngày được ăn đủ no, mặc đủ ấm. Hắn coi việc được Phan Đường Liệt nhận làm con nuôi rồi vào cung là may mắn cả đời của mình.

"Rồi làm sao ngươi đi tiểu?"

Phan Đình nuốt ngược cái nấc cụt vào bụng, rồi trố mắt nhìn ta. Dường như không tin nổi sau khi nghe câu chuyện cảm động hắn kể thì ta lại đi quan tâm vấn đề này. Hắn trọn mắt ngó trần nhà, hình như đang cân nhắc xem phải mô tả sao cho dễ hiểu.

"Lúc cắt xong thì đao tử tượng (4) cắm một cái nút đồng vào... của nô tài. Nên, bẩm Thái tử, đại khái là vẫn còn lỗ."

4. Đao tử tượng: những người hành nghề hoạn.

"Cắm vào đâu cơ?"

Phan Đình lại trợn mắt ngó trần nhà. Lần này trông hắn còn căng thẳng hơn. Cuối cùng, hắn kéo ta vào tầm điện, đóng kín cửa rồi xin ta cho phép hắn được hé quần ra. Dĩ nhiên ta đồng ý, thậm chí còn háo hức nhóng cổ, ghé mắt nhòm vào. Nhưng điều trông thấy sau đó lại ám ảnh ta suốt nửa tháng trời. Tới độ môi sáng thức dậy, việc đầu tiên ta làm là thò tay xuống đũng quần năn xem còn hay mất. Khi nỗi ám ảnh dần vơi đi, ta mới dám đem chuyện này kể với Thường Kiệt.

"Sợ thật!" Hắn rùng mình. "Rồi có tiểu đứng được không hay phải ngồi?"

"Quên mất không hỏi."

"Chốc hỏi đi."

Cảm giác giật thột một cái gần cuống rốn, ta lắc đầu nguầy nguậy: "Không. Không hỏi nữa đâu."

Vậy nhưng tới tối ta vẫn không nhịn được mà đi hỏi Phan Đình.

Hắn nhìn ta, gượng gạo nói: "Nô tài vô cùng biết ơn vì cha nuôi đã đưa mình vào cung. Nhưng mà làm nội thị cũng chẳng phải là chuyện vinh quang gì. Thái tử đừng chọc nô tài nữa."

Thấy thái độ khổ sở của Phan Đình thì ta không dám hỏi thêm bất kỳ câu nào nữa. Thường Kiệt nói đám nội thị thường hay mặc cảm vì khiếm khuyết cơ thể. Cắt bỏ đi rồi, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ. Lúc đó ta còn nhỏ nên cũng kém hiểu biết, trong đầu luôn đinh ninh rằng khí khái nam nhi chung quy đều tụ lại ở đũng quần. Sau này mới ngẫm ra chí khí của một người đàn ông chẳng liên quan gì tới đũng quần của họ. Thậm chí nhiều kẻ đũng quần đầy đủ nhưng vẫn không đáng mặt nam nhi đại trượng phu.

Dù không tâm sự với Thường Kiệt chuyện về Quân Dao nhưng ta vẫn luôn canh cánh trong lòng quyết tâm theo đuổi nàng. Bắt đầu từ việc thôi xuống bếp ăn vụng và cần mẫn rèn luyện thêm những môn mà cha vẫn thường vui mồm gọi là tài lẻ. Có một dạo ta cho rằng cùng ăn vụng như nhau nhưng Thường Kiệt chẳng bao giờ béo còn ta thì cứ ngày một phì ra là bởi hãn may mắn cầm tinh con dê, còn ta lại đen đủi cầm tinh con lợn. Sau này nhớ lại mới nhận ra lần nào ta cũng vục mồm ăn lấy ăn để, còn hắn thì chỉ ăn lấy hương lấy hoa.

Nỗ lực bóp mềm bóp miệng suốt hai tháng, cuối cùng cũng có một ngày Thường Kiệt chợt ngắm ta rồi thốt lên kinh ngạc: "Sao dạo này gầy thế?"

"Thật hả?" Ta mừng rỡ hỏi lại.

" Ừ. Thật. Trông teo tóp còn mỗi cục mỡ." Hắn cười phá lên cười.

Vì chuyện này mà ta dỗi Thường Kiệt mất hai ngày.

Khi ta vật lộn xong với chuyện ăn uống thì cũng là lúc Thường Kiệt phải đương đầu với vấn đề mà vυ' Dung gọi là biến động tuổi dậy thì. Ban đầu ta còn tưởng hắn bị ốm kinh niên nên giọng nói mới ồm ồm như vịt đực. Hắn cũng không còn thường xuyên cùng ta bày trò nghịch phá, thay vào đó hắn thích bắt chước người lớn, thích ra vẻ đạo mạo khuôn phép. Vυ' Dung nói tuổi thơ của Thường Kiệt như vậy là chấm dứt rồi.

Tuổi thơ của ta cũng chấm dứt sau đó ba năm.