Cô Dâu Xứ Người: Cảm Tính Không Thật

Chương 1

Khi con người ta lăn lộn trong vũng bùn việc mà họ cần làm lúc này là đứng lên thoát khỏi vũng bùn đó nhưng có một số người, họ yếu ớt không dám vùng dậy cứ như thế họ chìm mãi trong đó không thoát ra. Thanh Liễu là một cô gái xuất thân vùng quê nghèo, tốt nghiệp cấp ba ở một trường bình thường cùng với hoàn cảnh nghèo nên cô ấy không học đại học như bạn bè đồng trang lứa, sức khoẻ của cô cũng yếu ớt hơn người khác thường xuyên uống thuốc vì vậy kinh tế gia đình ngày càng khó khăn.

Mẹ cô là người phụ nữ chịu thương chịu khó nuôi cô tới lúc hết cấp ba hiện bây giờ cô còn một người em gái nữa đang chuẩn bị học cấp ba nên mọi thứ cứ dồn nặng lên vai mẹ cô, nhìn thấy cảnh này cô không thể trơ mắt nhìn được, Thanh Liễu chỉ mười tám tuổi cô quyết định đi sang nước ngoài theo dạng xuất khẩu lao động nông nghiệp của đất nước để tìm kiếm cơ hội đổi đời.

Ở nơi Thanh Liễu sống người ta đi đông lắm, lúc trở về ai cũng xây nhà lầu sắm xe hơi, họ kể về xứ người đẹp như thế nào làm tiền nhiều ra sao, vẽ cho cô gái nhỏ một cuộc sống màu hồng đúng nghĩa. Sống nghèo khó đã quen khi được môi giới giới thiệu về cuộc sống như mơ đó rồi nhìn những người trong thôn ra đi rồi trở về với tiền vàng trang sức cuộc sống giả, nó như mũi tên thôi thúc cô gái trẻ đâm đầu đi.

Cô cùng mẹ vay một khoảng tiền lớn, số tiền đó đối với kẻ nghèo như họ tương đương củ khoai bỏng tay, mẹ thương Thanh Liễu không muốn cô rời đi để đến xứ lạ nhưng vì khổ quá cô buộc bản thân phải đi thôi, chứ người vừa nghèo vừa không có năng lực làm việc trí óc như Thanh Liễu thì đây là con đường đổi đời sớm nhất.

Thanh Liễu nói với mẹ: "Con chỉ đi vài năm thôi sau đó con về mẹ con ta lại đoàn tụ, mẹ yên tâm mẹ nhé". Mẹ cô nuốt nước mắt gật đầu để cô đi.

Thanh Liễu mang trong mình khát khao đổi đời, cô đóng số tiền còn lại sau khi học một ít tiếng để giao tiếp với nơi mà cô đến. Tuy tình trạng sức khoẻ không ổn nhưng Thanh Liễu vẫn bấp chấp nghe theo những lời mà môi giới nói: "Em yên tâm qua đó không khí người ta trong lành lắm qua rồi có người còn hết bệnh nữa đó". Thanh Liễu ngây thơ nghĩ sẽ ổn nên đi theo tới cùng.

Sau tháng ngày đợi chờ, cô cũng đỗ được đơn làm thực phẩm chỉ chờ ngày bay thôi, nhà nghèo cũng không thể sắm sửa gì cho cô đi. Bên xứ người lạnh lắm mẹ cô chắt chiu vài đồng bán rau ở chợ để mua áo ấm cho con gái, cô xin được quần áo từ thiện người ta cho rồi bỏ vào túi xách, cái túi mua cũ lại của người ta có mấy chục ngàn nên nó mốc meo, Thanh Liễu dùng nữa buổi sáng để chà rữa nó, phơi khô rồi mới bỏ đồ vào, cô mua mì gói đem theo và làm vài hủ muối tôm qua đó tiết kiệm một ít. Ngày sắp rời đi cô cùng mẹ và em gái ngủ chung một giường, họ ôm nhau khóc thút thít, sáng hôm sao cô bắt xe bus một mình đi đến sân bay, cô không cho mẹ và em đi ra sân bay tiễn cô vì nơi đó rất xa và đi lại tốn kém cô gái nhỏ với chiếc túi xách cũ rách chấp vá bên ngoài và niềm khao khát đổi đời to lớn ở bên trong đi giữa sân bay, cô đi theo hướng dẫn. Thanh Liễu quay đầu nhìn lại quê hương mong ngày trở về, phía trên bầu trời mây đen xám như sắp mưa.

Vào lúc 8 tiếng sau trận mưa lớn, khí lạnh tràn về trên đất nước Z nơi mà mọi người lao động chân tay nghèo khổ ở các nước lân cận đều muốn đến đổi một cuộc đời mới, Thanh Liễu theo dòng người đi theo đoàn chung bước ra khỏi sân bay lên một chiếc bus tới nơi cô sẽ làm việc, ngành nghề mà cô đỗ là làm thực phẩm tại xí nghiệp ở một vùng quê, cô được phân đến kí túc xá ở chung với bốn người nữ nữa họ đều là người ngoại quốc như cô chỉ có cô là người nước Q.

Sau khi được người ta hướng dẫn quy trình làm việc xong thì hai ngày sau cô sẽ được đưa đến xưởng làm việc, ngày đầu đến đây vừa không biết tiếng vừa lạ lẫm mọi thứ cô cùng bốn người kia chỉ chào nhau rồi dùng ngôn ngữ tay chân nói chuyện thôi. Rồi dọn cơm cùng nhau ăn, ai đem theo gì ăn đó. Vượt qua hai ngày hướng dẫn thì họ được phân đến xưởng làm việc. Công việc của Thanh Liễu bắt đầu từ bảy giờ sáng và kết thúc lúc năm giờ chiều, làm việc xong thì trở về nơi ở nấu cơm dọn dẹp tắm rửa và uống thuốc, thuốc cô đem từ nước Q qua một dạng thuốc bắc nếu không uống cô sẽ khó thở và ho, đợi có tiền rồi cô sẽ đi chữa trị.

Thời gian mấy chốc trôi nhanh cô làm việc ở xưởng cũng được gần một năm, trừ chi phí ăn uống cũng dư được gửi về cho mẹ ở quê hương, cô bây giờ cũng nói được vài từ với người bản địa ở đây nên cũng không đến nỗi nào, hôm nào Thanh Liễu tan ca cô được chị cùng phòng rũ đạp xe đi mua đồ ở siêu thị gần đây, Thanh Liễu tắm rữa xong thì cùng đi với chị ấy, dọc đường họ ngắm cảnh tại đất nước này.

Chị Zen nói: "Nơi này đẹp thiệt, lúc đầu mới đến trời trở đông nhìn nó âm u bây giờ sang hạ nhìn nó tươi mát hơn em nhỉ?". Thanh Liễu cười gật đầu rồi nói: "Đúng rồi ạ, cũng may sống sót qua mùa đông chứ em ho quá lạnh chịu không nổi mà ráng ráng thêm vài năm nữa vậy". Hai người dùng Tiếng Z bập bẹ cùng nhau trò chuyện, chẳng mấy chốc đã đến siêu thị gần nơi ở.

Thanh Liễu đẩy xe đạp vào chỗ gửi xe rồi cùng chị Zen hai người đi mua đồ ăn, rau trái cây mùa này có rất nhiều lựa chọn hơn mùa lạnh, cô mua mỗi thứ một ít rồi ra về, nắng chiều đưa vào mắt cô gái làm màu nâu thêm sáng ngời.

Mùa hạ là mùa du lịch, gần một năm sang đây cô chưa bao giờ bước ra khỏi vùng thôn nữa bước, mấy chị chung nhà rủ Thanh Liễu cùng nhau đến đền gần thờ gần đây, cô tra mạng thì thấy nơi đó là một ngọn núi trên đó có đền thần hiển linh mọi người xung quanh nơi đây cũng hay đến để cầu nguyện. Dành ngày chủ nhật hội chị em cùng nhau chuẩn bị đồ đến đó một chuyến, Thanh Liễu háo hức lắm vì đây là lần đầu cô được đi chơi chung với nhiều người như vậy, lúc ở nước Q hoàn cảnh nghèo nên cô không dám chơi với nhiều người, bạn chung trường cũng xem cô như không khí vậy. Nên khi đến đây làm việc và sống cùng mọi người ở đây cô thấy rất tốt, họ cùng nhau leo núi khoảng một tiếng là đã đến đền, mọi người cùng nhau cầu nguyện xong xuôi thì đến bàn gần đó ăn trưa nghỉ ngơi.