Một mặt là phu quân dùng tình cảm năn nỉ, dùng lý lẽ để thuyết phục cho thấu hiểu, lại hứa hẹn Thích gia trong tương lai sẽ do con trai của bọn họ thừa kế, sẽ không tước đoạt phần quyền lợi chính đáng thằng bé. Mặt khác, trong lòng nàng ta biết rõ, phu quân có tự ái cao, còn trong lòng Trầm Vân Phỉ lại chỉ có Dục Vương, chắc chẳn sẽ chịu không lấy lòng, làm cho phu quân vui vẻ, lợi ích của nàng ta chắc chắn sẽ không bị dao động. Về lý trí, nàng ta cỏ thể chấp nhận được kết quả như vậy, nhưng về mặt tình cảm vẫn cảm thấy rất ấm ức không cam lòng, thậm chí không nhịn được mà giận cá chém thớt sang Dục Vương. Nếu như tối hôm qua chuyện của Trầm Vân Phỉ thành công, thì người phải đau khổ uất hận chính là Dục Vương Phi, chứ không phải nàng ta! Đáng tiếc là, dù Dương thị có oán hận, uất ức đến đâu thì cũng không dám biểu lộ ra ngoài, ngược lại còn phải tỏ ra rộng lượng hết mức, có như vậy mới có thể khiến nhà chồng cảm thấy có lỗi, coi như đây là để bản thân, để con trai giành được nhiều quyền lợi hơn. Dự đoán của Cơ Vấn Thiên trước đó không hề sai, kết quả nhanh chóng xuất hiện. Thích Bá Hàn vào cung diện kiến Thánh Thượng, hy vọng Hoàng thượng sẽ đứng ra chủ trì công đạo cho Thích gia, hơn nữa đã vạch rõ ra ranh giới của mình, sau đó một ngày, khi Trưởng công chúa lại chuẩn bị gây áp lực với Thích gia, Hoàng thượng đã phái người đến phủ Đại trưởng công chúa. Đại trưởng công chúa là bề trên của Hoàng thượng, hắn ta không tiện khiển trách, nhưng Trầm Vân Phỉ là người cùng một thế hệ, một khi hắn ta đã khiển trách là không khách khí chút nào. Làm loạn, phá hoại yến tiệc sinh nhật của Dục Vương, lại còn có nhưng hành động không đúng mực khiến hoàng thất phải mất mặt, hành vi tồi tệ như vậy cũng đủ để tước bỏ danh hiệu quận chúa của nàng ta rồi! Chỉ có điều Hoàng thượng cảm thấy Trầm Vân Phỉ đã quá xui xẻo, cho nên mới giơ cao đánh khẽ, không có thật sự làm như thế, mà lại “ân cần” nhắc nhở Đại trưởng công chúa một câu, dặn dò bà ta đừng làm quá đáng! Nếu thật sự chọc giận đến Thích gia, khiến họ thẳng thừng từ chối tiếp nhận Trầm Vân Phỉ thì nàng ta chỉ có nước đến chùa miếu của Hoàng gia ngày ngày cầu phúc cho hoàng thất mà thôi. Hoặc lùi một bước chấp nhận quyết định của Thích gia, bỏ cái thái độ hung hăng ép người, cao cao tại thượng kia, còn không thì gửi Trầm Vân Phỉ đến thẳng chùa miếu của hoàng gia, để nàng ta trở thành người đầu tiên trong mấy thế hệ hoàng gia cạo đầu đi tu, kể từ đó trở đi, cả đời làm bạn VỚI nhang đèn. Lựa chọn giữa hai điều này không khó, đúng chứ? Đại trưởng công chúa cũng từng vào cung nói chuyện với Hoàng thượng, nhưng không được kết quả như mong muốn, sau đó bà ta lại thử đi tìm Thái hậu, tuy rằng Thái hậu ngày thường hay kiếm chuyện nhưng cũng không hoàn toàn mất đi lý trí. Trầm Vân Phỉ nham hiểm cũng khiến bà ta không hài lòng, hơn nữa Hoàng hậu đã đến trước Đại trưởng công chúa một bước, tìm gặp bà ta để truyền đạt lại ý của Hoàng đế, CUỐI cùng, Thái hậu cũng không nól đỡ cho Đại trường công chúa, bởi vì điều đó không có ích lợi gì đối VỚI bà ta. Hôn sự của Trầm Vân Phỉ và Thích Cẩm Tông đã được chọn trong vòng chưa tới ba ngày. Đại phòng Thích gia không bỏ vợ, cũng không hòa ly, mà chọn chế độ bình thê phổ biến ở các thương gia trong dân gian. Cái gọi là chế độ bình thê thực chất không nằm trong phạm vi quy định của luật pháp Đại Ân, xét từ vấn đề hộ tịch mà nói, bình thê thật ra cũng là thϊếp như trước kia, chỉ có điều là gia chủ sẽ dành cho bình thê quyền lợi và địa vị ngang với chủ mẫu, nhưng họ lại không nhận được sự bảo hộ của pháp luật, một khi xảy ra chuyện gì, cần nhờ đến quan phủ giải quyết thì bình thê sẽ không được hướng bất kỳ sự bảo vệ nào. Cũng bới vậy, trường hợp này chỉ xảy ra ở trong giới phú hào và thương nhân, những quan lại chân chính sẽ không làm ra chuyện chẳng khác gì sủng thϊếp diệt thê, làm mất mặt chủ mẫu trong nhà như thế. Trầm Vân Phỉ lại là một ngoại lệ, hoàn cảnh đặc thù được đối xử đặc biệt, Hoàng thượng chỉ có thể vì nàng ta mà phá lệ một lần, tìm một cách để vẹn cả đôi đường Trầm Vân Phỉ cũng có thể được coi là người mở ra tiền lệ, là người đầu tiên được ghi nhận không phải thϊếp, mà là một bình thê được đối đãi ngang hàng với chính thất. Sau khi xuất giá, tất cả mọi thứ của nàng ta đều sẽ được đãi ngộ y hệt như đại phu nhân, được ngồi ngang hàng với Dương thị, hai người phụ nữ cùng hầu hạ một phu quân. Chỉ là, suy nghĩ đến lập trường của Dương thị, Hoàng hậu kiến nghị giữa hai người vẫn nên có thứ tự trước sau, Dương thị trước, Trầm Vân Phỉ sau, tuy nàng ta là quận chúa nhưng nguyên nhân xuất giá lại làm người đời lên án nên sau này cần phải tôn trọng Dương thị, không được ỷ thế chèn ép đối phương.