Kiếp Nào Mình Bên Nhau

Chương 2: Bản đồng dao

Bỗng dưng người mặc áo nâu kia cất tiếng hỏi: "Ở đây có nhà trọ nào không?"

Khóe miệng người thầy bói nhếch lên vòng bán nguyệt: "Có. Có một chỗ trọ ở dưới chân núi."

Mặt trời đã biến mất sau bãi lau sậy tự bao giờ, hai cô nhà văn nhanh chóng bước lên ô tô, rời khỏi nhà người thầy bói. Đứng trước căn nhà lụp xụp, Bảo Châu ngó sang người đồng nghiệp.

“Đời nhà văn kiếm tiền bằng con chữ mà. Thôi đêm nay chúng ta ở lại đây vậy.”

Lấy chìa khóa xong, chủ trọ đưa hai cô đến căn phòng bên hè, mở cánh cửa sơn xanh xưa mà đã bao lâu chưa sơn sửa, tiếng kêu cọt kẹt càng nghe rùng mình. Bên trong đồ đạc chẳng có gì nhiều, một chiếc giường tương đối lớn nằm cạnh cái tủ chứa quần áo, ngoài bàn gỗ vừa tận dụng làm bàn làm việc ra cũng có thể để làm bàn ăn thì không có gì đặc biệt chú ý. Chẳng đòi hỏi được gì thêm khi những vùng quê hẻo lánh ít người lui tới này thì việc bày trí chỉ có vậy thôi.

“Ở đây nhà vệ sinh đều dùng chung. Các cô muốn đi thì ra đằng sau nhà quẹo trái.” Bà chủ trọ vừa nói tay vừa chỉ dẫn.

Bà nhận tiền và giao lại xâu chìa khóa.

Hồng Nhung cùng Bảo Châu mang cất hành lý vào trong, ngó ra cửa sổ thấy trời đã nhá nhem tối. Cửa sổ căn phòng này đối diện với cửa sổ nhà người chủ, cách có chừng mười mấy bước chân, để ý thấy cái máy may đặt sau song sắt cửa. Trời khá tối lại chẳng có ngọn đèn đuốc nào khiến tầm nhìn của Nhung trở nên không rõ ràng. Nhung trông thấy một cái gì đó cạnh chiếc máy may nên lập tức hỏi bà chủ khi bà vừa quay đi.

“Dì ơi, cái máy may kia còn ai sử dụng không?” Cô trỏ tay về hướng bên cửa.

“À cái máy may đó hả?” Bà từ tốn trả lời. “Đó là món đồ được để lại từ ông nội dì. Cái máy đó xưa dữ lắm rồi, giờ không còn ai dùng, chỉ làm vật kỷ niệm thôi.”

Trong lòng Nhung linh cảm được điều không hay nên khi bà vừa rời đi cô liền khép cửa sổ lại để không còn trông về phía chiếc máy may kia nữa.

Tối đó cơm nước xong xuôi, Bảo Châu mới vào bàn sắp xếp và ghi chép lại nội dung cả ngày. Hồng Nhung thì ngồi xếp bằng trên giường gõ máy. Đang bình thường, Bảo Châu xoay sau nhắc Nhung về chuyện lúc chiều.

“Chị có nghĩ những lời bà thầy bói kia nói là thật không?”

“Sao thật được. Thầy bói chỉ dựa vào mấy câu nói tự bịa ra để lừa gạt, hù dọa người khác. Không có khoa học nào chứng minh cho những điều đó.”

“Nhưng mà bà đó không lấy tiền của tụi mình mà.”

Đang dở dang việc máy tính, Nhung bỏ ngang ngẩng đầu lên: “Hồi nãy có chỗ nào của hai chị em mình bà ấy nhận ra là nhà văn sao?”

Bất ngờ thảng thốt rồi cô lại trở về trạng thái coi thường như lúc đầu.

“Tôi không tin mấy chuyện phù phiếm đó đâu.”

“Tuy nhiên sao bà đó biết em suy nghĩ không thấu đáo? Vậy còn chị, về những điều bà nói thì chị nghĩ thế nào?”

Hồng Nhung bĩu môi: “Tôi không nghĩ gì cả. Tốt nhất là đừng để người khác nắm thóp từ những hành động nhỏ nhặt.”

Hồng Nhung vẫn dán mắt vào màn hình máy tính, khi Bảo Châu quay đi Nhung lại bất giác nâng mí mắt đăm chiêu một hồi.

Cho đến khi độ mười một giờ Châu hỏi: “Chị có muốn đi vệ sinh không?”

“Có.”

Cả hai người cùng đi ra ngoài, ngang qua thấy nhà bà chủ tắt đèn tối om, Nhung thỏ thẻ: “Người ở quê ngủ sớm thật.”

Vì ở đây chỉ duy nhất một nhà vệ sinh nên hai người thay phiên nhau đi, Châu nhường Nhung vào trước rồi mới tới mình.

“Mai chúng ta đi đâu tiếp hả chị?”

“Tôi thấy lời người thầy bói nói có rất nhiều điểm lạ. Cho nên ngày mai hãy đi dò hỏi cụ thể hơn lai lịch về bà ta.”

“Vây hỏi thử những người gặp hồi sáng xem.”

Bảo Châu ngưng một hồi rồi từ trong nhà vệ sinh vọng ra. “Mà chị này.”

“Hử?”

“Em thấy mặt bà thầy bói đó nghiêm nghị lắm khi nhắc tới hai từ đại nạn, hay là chị nên tin đi.”

“Tôi đã nói với em đó chỉ là mê tín thôi. Những nội dung mà ta thu thập mấy ngày qua có thể viết thành một bài hay phê phán hiện trạng lừa gạt tiền đấy. Mong sao người người đều hiểu biết, bài trừ đám cỏ này.”

Nhung nói xong một hồi rồi mà lại không nghe thấy tiếng Châu hồi đáp.

“Châu! Em đi xong chưa?” Cô gọi lớn.

“Châu!”

Nhung quay người, bỗng nghe từ sau cánh cửa nhà vệ sinh, mà Châu vẫn còn ở trong đó, tiếng hát của trẻ con văng vẳng bài đồng dao:

“Bắc kim thang cà lang bí rợ

Cột qua kèo là kèo qua cột

Chú bán dầu qua cầu mà té

Chú bán ếch ở lại làm chi

Con le le đánh trống thổi kèn…”

Nhung ào tới đập mạnh tay vào cửa, vừa vặn liên tục chốt nắm, tiếng kêu càng lúc trở nên lớn dần: “Châu! Châu ơi! Em có đang nghe chị nói không em?”

Lời bài đồng dao vẫn cứ lặp đi lặp lại.

Nhung mở được rồi, cô một mạch xông thẳng vào trong, tuy nhiên cái cô nhìn thấy không phải là Châu mà là một cánh rừng.