Chương 4: Kỳ sư trong động địa
Không thấy thi thể của hai vị Khâu Liễu tiền bối đâu Lâm Đoàn Nghĩa buông cỗ quan tài xuống đứng ngẩn người ra.Chỉ trong vài khắc gặp phải bao chuyện kỳ quặc, đầu tiên là một nữ nhân trong nhà bếp hốt hoảng bỏ chạy, sau đó là món cháo và thịt thỏ ai nấu sẵn như dọn cho, bây giờ là sự biến mất bí ẩn của hai thi thể làm cho đầu óc của Lâm Đoàn Nghĩa mụ mẫm đi.
Lâm Đoàn Nghĩa đứng bàng hoàng một lúc mới tĩnh trí lại nhìn quanh, bấy giờ mới phát hiện ra chỗ huyệt mình vừa mới đào vừa xuất hiện hai nấm mộ nhỏ còn mới.
Thì ra là có kẻ hảo tâm.
Như vậy rất có khả năng là nữ nhân bí ẩn kia, nhưng người đó là ai mà vừa cho nó ăn lại còn giúp chôn cất hai vị tiền bối?
Lại đưa mắt nhìn quanh nhưng vẫn không thấy bóng nhân ảnh nào.
Lâm Đoàn Nghĩa bước về phía ngôi mộ quỳ xuống khóc than khấn khứa.
Chợt một tràng cười xé không truyền lại:
- Hô hô hô ...
Như con chim trúng phải tên sợ làn cây cong, Lâm Đoàn Nghĩa không kịp suy nghĩ trước sau đâm đầu chạy vào rừng.
Tiếng người vẫn đuổi theo sau:
- Tiểu tử, ngươi định chạy đi đâu?
Lâm Đoàn Nghĩa càng dốc tận lực mà chạy không dám ngoái đầu lại.
Chừng nửa canh giờ phóng chân chạy thục mạng Lâm Đoàn Nghĩa thấm mệt bước chân hơi chậm lại nghe ngóng nhưng không nghe thấy tiếng người đuổi theo, lúc đó mới hoàn hồn quay lại nhìn.
Rừng vắng ngắt một không một thanh âm chắc cừu nhân đã mất dấu.
Lâm Đoàn Nghĩa ngồi xuống một phiến đá nghĩ thầm:
- Bọn ác ma này thật độc ác truy tận sát tuyệt ... nhất định sẽ có ngày rơi vào tay thiếu gia ...
Hiện đã chôn cất xong hai vị tiền bối Khâu gia thư đệ cũng tìm được ân sư học nghệ Lâm Đoàn Nghĩa không còn việc gì ở đây nữa cần thực hiện di ngôn của Long Oải Bà Bà đến Lao Sơn.
Nhưng mới đứng lên Lâm Đoàn Nghĩa chợt thấy một bóng đen rất lớn lướt qua vội hốt hoảng lùi lại.
Nhưng chờ một lúc lâu vẫn không thấy có động tĩnh gì nó tự trấn an:
- Thiếu gia không sợ ngươi đâu.
Thực ra Lâm Đoàn Nghĩa không phải là người nhát gan chỉ vì địch nhân quá lợi hại, nó thực hiện lời di ngôn của sư phụ Phục Ma kiếm khách phải bảo toàn tính mạng để báo thù nên không thể không cẩn trọng.
Một lúc sau nó nhắm hướng đối diện vớ ngôi nhà của Khâu gia cất bước bắt đầu hành trình.
Đi được chừng mười dặm chợt nghe vang lên một chuỗi cười và tiếng người nói:
- Xem kìa không phải tiểu tử kia đến rồi đó sao?
Lâm Đoàn Nghĩa mất hồn vía liền quay người cắm đầu chạy.
Chừng nửa canh giờ sau thì lọt vào một khu rừng rậm không nghe tiếng người đuổi theo nó quay nhìn lại nhưng không thấy bóng người nào.
Chờ một lúc không nghe động tĩnh Lâm Đoàn Nghĩa xác định phương hướng tiếp tục lên đường.
Nào ngờ chưa đi được bao xa lại nghe tiếng cười vang lên.
Tiếng cười thật rùng rợn đừng nói Lâm Đoàn Nghĩa lúc này như con thú săn bị truy đuổi mà cho dù là người lão luyện giang hồ cũng thất kinh biến sắc.
Lâm Đoàn Nghĩa lại đâm đầu chạy.
Không biết chạy bao xa, nó vấp phải vật gì đó suýt ngã nhìn xuống chân bỗng rụng rời hết vía.
Nguyên dưới chân ngổn ngang đầu lâu và xương trắng.
Trong phạm vi mấy chục trượng xương cốt phơi la liệt gồm xương người xương ngựa, có cả binh khí đủ loại có thể nói chất thành rừng.
Lạc vào đống xương rùng rợn như thế Lâm Đoàn Nghĩa chẳng còn hồn vía nào nữa đứng đờ ra như pho tượng.
Khách khách khách khách ...
Tếng cười từ xa lại vẳng đến.
Lâm Đoàn Nghĩa hú một tiếng để trấn áp nổi sợ hãi, nghiến răng lao qua bãi xương rùng rợn.
Lúc này Lâm Đoàn Nghĩa không chạy vì ý chí nữa mà do bản năng thỉnh thoảng ngã nhào xuống lại bò dậy chạy tiếp cho đến khi không còn chạy được nữa phải cúi lom khom đi từng bước một, thậm chí phải bò.
Khi hoàn hồn lại nó thấy mình ở trong bụi rậm xung quanh toàn mây song gai góc.
Giống như con thú săn bị truy đuổi chui vào nơi cành kín đáo Lâm Đoàn Nghĩa càng cảm thấy an toàn nên vẫn tiếp tục bò cho đến khi gặp một vách đá chắn ngang mới dừng lại.
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:
- Mình vừa được ăn no ít nhất cũng có thể trú ở đây một vài hôm chờ địch nhân đi khỏi.
Đưa mắt nhìn quanh thấy toàn gai góc chỉ có một lối mòn nhỏ hình như do chồn cáo đi mà thành.
Lúc này Lâm Đoàn Nghĩa chỉ hành động theo bản năng mà không theo ý thức vì phía sau có nguy cơ uy hϊếp nên cứ phía trước mà bò tới.
Một lúc sau khi không còn nghe tiếng người nữa nó mới bình tâm ngồi lại thở.
Bấy giờ nó mới thấy người nổi gai.
Bụi cây mà nó chui lọt vào như cả một bức tường thành trùng trùng điệp điệp đầy gai nhọn cho dù có dao kiếm trong tay muốn mở lối đi vài thước đã khó đừng nói là tay không.
Có lẽ trong lúc quá sợ nó đã bò cả canh giờ theo lối đi của loài chồn cáo nay muốn trở ra e chỉ vô vọng.
Lâm Đoàn Nghĩa biết rằng nếu cứ tiếp tục bò vào tình hình càng tồi tệ hơn lúc này nếu mà có rắn độc tấn công thì chỉ còn biết nhắm mắt chờ chết.
Quay lại ư?
Nhớ lại tiếng hú rùng rợn và bãi xương trắng kinh hồn nó lập tức từ bỏ ý niệm đó lại tiếp tục bò tới.
Bò thêm vài chục trượng nữa nó gặp một bộ xương người.
Không biết bao nhiêu nhân mạng kia xông vào nơi hoang sơn hiểm trở này làm gì mà chết thảm như thế? Chẳng lẽ họ đi kiếm bảo vật hay linh dược gì?
Lâm Đoàn Nghĩa cố tìm cách giải thích hiện tượng khác thường này và điều đó tiếp thêm nghị lực cho nó bò tiếp.
Một lúc sau chợt thấy trước mặt bừng sáng lên.
Lâm Đoàn Nghĩa ngẩng đầu nhìn thấy bụi rậm mở ra thành một khoảng trống đã có thể đứng lên được, phía trước có mùi hương tỏa ra thơm nức.
Chẳng cần biết là phúc hay họa nói thẳng người tiến lên.
Một quang cảnh kỳ dị bày ra trước mắt.
Một vuông mật thất do bụi rậm được phát quang vuông vắn mà thành cũng kín như bức tường xây rộng chừng ba trượng sâu bốn năm trượng.
Trong gian phòng cổ quái đó chất la liệt xương khô, bên cạnh một bộ xương là một món binh khí còn nằm nguyên trong vỏ.
Chừng như đã quen với nỗi sợ Lâm Đoàn Nghĩa chỉ sửng người ra một chút rồi định thần lại đưa mắt quan sát.
Cuối cùng dưới một bức bình phong cũng bằng cây xén thành trên một phiến đá như chiếc mâm bày rất nhiều kỳ hoa dị quả phát ra mùi thơm sực nức.
Dựa vào bức bình phong đặt một phiến đá có viết chữ.
"Ô! Trộm bảo vật của ta thì chết, ăn quả của ta là phúc".
Câu đó quyến rũ Lâm Đoàn Nghĩa.
Nó bước đến gần bình phong thò tay định nhón lên một trái cây chín mọng, nhưng bất giác rụt tay lại nghĩ thầm:
- Chỉ e có điều yếm trá.
Tuy chưa có kinh nghiệm giang hồ nhưng là người tuyệt đỉnh thông minh nó bình tâm cân nhấc sự việc.
Những người này vì sao mà chết?
Tất bị chủ nhân của gian phòng cổ quái này sát hại.
Mấy chục bộ xương nằm chất đống nhưng không ai cầm binh khí trong tay theo vị trí so với bộ xương thì vẫn nằm trong người thậm chí vẫn nguyên trong vỏ chứng tỏ không xảy ra động thủ.
Nó nhìn kỹ lại thấy những bộ xương đều xỉn lại, đó là hiện tượng bị trúng độc.
Mặt khác chủ nhân ở đây viết rằng "Trộm bảo vật của ta thì chết, ăn quả của ta là phúc", như vậy là không muốn người khác phát hiện ra bảo vật của mình vì sao tạo phúc cho họ bằng cách tặng quả?
Như thế nào mới gọi là phúc khi hầu như không có ai sống sót rời khỏi đây mà đều phơi xương tại chỗ?
Thêm nữa ba phía của gian phòng kỳ quái này đều là những tường gia kín như bưng giống như sào huyệt của rắn rết và chồn cáo, nếu chủ nhân đã định cư ở đây thì có vô số nơi cất giấu bảo vật mà không bị ai phát hiện cớ sao lộ cho người ta biết?
Những nghi vấn đó loé lên trong đầu Lâm Đoàn Nghĩa.
Nó quyết tìm ra bảo vật ở đâu mà không động đến hoa quả.
Ba phía gai kín mít không thấy có lối thông vào bên trong Lâm Đoàn Nghĩa tìm một chút rồi chợt nhấc phiến đá có viết chữ dựng lên bình phong mới phát hiện sau đó là một thông đạo dẫn vào một khu đất trống đầy rêu phong.
Không cần nghĩ ngợi thêm nó liền chui vào thông đạo.
Nhưng mới qua khỏi bụi cây chợt thấy đất dưới chân sụt xuống nó hốt hoảng đưa tay nắm lấy bụi cây nhưng mảng cây nó bám vào rời khỏi bụi theo nó rơi xuống theo hố sâu thăm thẳm bên dưới.
Lâm Đoàn Nghĩa kinh nghi vì nhìn xuống thấy tối om rơi mãi mà chưa tới tin chắc rằng lần này thì tan xương nát thịt chứ chẳng nghi.
Nó tuyệt vọng than thầm:
- Thế là hết.
Cảnh tượng tang thương ở Tùng Vân Sơn Trang sư phụ, Long Oải Bà Bà và Tề Đông Nhị Tẩu bị chết thảm cùng tiếng cười rùng rợn của kẻ sát nhân cùng hiện lên trong đầu ...
Lâm Đoàn Nghĩa kêu thầm:
- Cha, sư phụ, các vị tiền bối, xin thứ lỗi cho Nghĩa nhi kiếp này đã không báo thù được.
Mặc dù vậy theo bản năng nó vẫn ôm lấy đầu co người lại.
Cứ rơi mãi ước chừng bốn năm chục trượng chợt nghe bịch một tiếng Lâm Đoàn Nghĩa rơi xuống một tấm đệm cỏ, nhìn kỹ hóa ra là những sợi dây rừng mềm mại được kết thành một tấm lưới êm ái.
Quả là một kỳ tích.
Khi rơi xuống nó tin chắc hết mười phần phen này tất chất thế mà có người kết lưới đỡ đến một chút thương tích cũng không.
Lâm Đoàn Nghĩa thở phào một hơi cho hoàn hồn lại bò dậy đưa tay lao mắt nhìn quanh.
Trong đầm tối om chợt thấy một đốm sáng xanh lè phát ra.
Lâm Đoàn Nghĩa không biết đó là mắt thú hay mắt rắn nhưng đã trải qua quá nhiều hiểm họa nên không đến nổi quá sợ, căng mắt nhìn mới hay đó là một viên dạ minh châu đính trên một bức tường tỏa sáng cả một khu vực rộng chừng hai trượng.
Nó mừng rỡ tiến về phía đó lòng thầm tin đã có người kết lưới phòng hộ đỡ người rơi xuống tất có thiện nhân ẩn cư ở đây.
Tiến vào mấy bước Lâm Đoàn Nghĩa nhận thấy mình ở trong một gian tiểu thất chỉ rộng hai trượng trong đó có một chiếc thần án đặt bức hoành phi đề bốn chữ "Vân Thủy Quan Tình" hai bên treo hai câu đối:
"Nghiệt chiếu bổn vô biên tiêu phật cơ thời năng độ khốn Tình hà nguyên hữu ngạn thế nhân hà bất tảo hồi đầu".
Lời đối chan chát bút pháp rắn rỏi ý mang tình hoài nhân thế tất được viết bởi tay của một bậc cao sĩ danh gia.
Cuối án thần có một pho tượng má hõm mắt sâu, thịt da khô quắt bận y phục màu xám đã tróc lỡ nhiều chổ đang tọa thiền, trước thần án lại không có bát nhang cũng không thấy có hương tro vàng mã gì.
Lâm Đoàn Nghĩa tự hỏi:
- Đây là thần tượng gì vậy?
Tuy không biết ai và chưa bao giờ trông thấy pho tượng cổ quái như nhưng trong lòng nó đã dậy lên sự tôn kính.
Lâm Đoàn Nghĩa vốn là người giỏi văn chương nhận thấy điều đặc biệt là ở đây bức hoành phi không viết "hữu cầu tất ứng", "phong hòa vũ thuận" ... như những nơi khác mà lại viết "vân thủy quan tình" chẳng hiểu ý nghĩa thế nào?
Nó thầm nghĩ:
- Có thể đây là một đôi tình lữ bị chia lìa nên ngày đêm hoài niệm ký thác tâm tình vào đó ...
Nó đọc câu đối lại một lần rồi nhớ kỹ vào lòng sau đó nhìn kỹ lại pho thần tượng bỗng giật mình chấn động.
Nguyên nó chẳng phải thần tượng gì cả mà là người thật chết đã lâu thành ra khô quắt lại ngồi trong tư thế tọa thiền trông rất trầm tĩnh.
Người chết trong tư thế tọa thiền thịt xương không hủ nát là chuyện thường có, nhưng đến cả tóc tai cũng còn nguyên vẹn chứng tỏ nhân vật này không đơn giản.
Vô số đạo sĩ hòa thường thường tự cho mình là cao tăng đắc đạo, luyện tọa công cho tới mấy chục năm mà cho đến khi chết cũng không thể giữ được thi thể kiểu ép xác thế này đủ thấy vị niệm công lực chẳng những rất thâm hậu mà định lực cũng rất tốt mới có vẻ an tường như vậy.
Lâm Đoàn Nghĩa càng sinh lòng cung kính đến trước hương án đối diện với tử thi quỳ xuống tham bái.
Bái xong đứng lên chợt nghe cạch một tiếng từ đâu trên nền động rơi xuống một vật.
Lâm Đoàn Nghĩa đưa tay đón lấy, nhìn thì ra đó là chiếc hộp nhỏ trên mặt hộp viết hàng chữ.
"Trước hết hãy uống độc dược trong hộp rồi vào Cấm La Điện".
Lâm Đoàn Nghĩa chợt cười thầm nghĩ:
- Vị tiền bối này thật kỳ quái, đã nói rõ trong hộp là độc dược thì ai chịu uống để tới Cấm La Điện?
Nhưng nghĩ lại thấy trong đó lại nảy ra nghi vấn.
Trên kia trong phòng bằng bụi cây người chết chắc đã bị tử tọa ở đây khuyên người ăn quả để hưởng phúc thì làm cho người chết như vậy nói không chừng vị đó viết trong hộp là độc dược có khi là linh dược cũng nên.
Chiếc hộp này chắc đã nằm trên trần động đã lâu ắt có cơ quan nào đó khi quỳ bái mới làm cho cơ quan phát động làm cho chiếc hộp rơi xuống.
Theo lý người ta cung kính bái mình có ai bắt người ta uống độc dược bao giờ?
Càng suy tính Lâm Đoàn Nghĩa thấy trong hộp là độc dược là vô lý.
Nó liền mở hộp ra xem.
Vừa mở hộp mùi thơm đã tỏa ra nức mũi.
Trong hộp ngoài vật được cuốn trong mảng giấy không thấy gì khác, chất độc được cuốn trong mảng giấy đó.
Có tới ba lần giấy cuối cùng là một thỏi sáp bằng ngón tay trong suốt thấy rõ viên dược hoàn màu hồng ở bên trong.
Mùi thơm có thể xuyên qua lớp sáp ra ngoài hiển nhiên phải là kinh dược chứ độc dược thế nào được?
Lâm Đoàn Nghĩa khẳng định như thế lại quỳ xuống tham bái lần nữa.
Lần này thì thấy án thần chấn động rồi sau án mở ra một cái cửa nhỏ trên cửa viết rằng:
"Đừng bái nữa, mau uống thuốc vào, uống xong nhập điện. Nhớ đừng tham tâm, đừng quay đầu".
Lâm Đoàn Nghĩa cầm viên thuốc lên, ngập ngừng chốc lát rồi bỏ vào miệng nuốt chửng.
Uống xong một lát nó thấy trong người vô cùng phấn chấn nội lực sung mãn cơ thể lâng lâng huyết khí trong người di chuyển rần rật thông sướиɠ vô cùng.
Bấy giờ Lâm Đoàn Nghĩa mới tin rằng chủ nhân của tiểu thất tức bộ hài cốt kia có thiện chí tác thành cho người hữu duyên.
Ngẩn đầu lên chợt thấy trên cửa viết ba chữ "Cấm La Điện".
Lâm Đoàn Nghĩa không do dự nữa bước vào điện.
Cánh cửa chỉ rộng hai thước cao bốn thước nhưng cũng đủ một người khom lưng bước vào được.
Vừa qua khỏi cửa Lâm Đoàn Nghĩa bỗng thấy dưới chân lạnh ngắt thì ra nó lọt vào trong bốn bức tường sắt giống như cái tủ, còn chưa biết xoay xở thế nào thì chợt cánh cửa sau lưgn đóng sầm lại đồng thời vang lên tiếng ầm ầm, tủ sắt mang theo nó tụt sâu xuống.
Tuy tin chắc mình sẽ không gặp nguy hiểm nhưng Lâm Đoàn Nghĩa vẫn thất kinh.
Xung quanh tối om như bưng lấy mắt.
Rơi một lúc thì nghe cạch một tiếng, chiếc tủ dừng lại và mở ra một cánh cửa.
Lâm Đoàn Nghĩa thấy trước mặt bừng sáng liền bước ra.
Chế tủ đóng lại rồi chuyển động ngược lên, Lâm Đoàn Nghĩa quay nhìn mới thấy đó là hệ thống cáp sắt làm nó chuyển động bằng phương pháp ròng rọc.
Phía trước lá một gian Thạch thất rộng, nói là một toà miếu điện thì đúng hơn vì bài trí rất giống lại có nhiều thần tượng.
Hẳn đây mới chính là Cấm La Điện.
Câu đối viết không sai.
"Thế nhân hà bất tảo hồi đầu".
Bây giờ đã lọt xuống lòng đất sâu cả trăm trượng đã không quay đầu sớm, bây giờ có phép thần thông như Tôn Ngộ Không thì họa chăng mới trở ra được.
Nhưng Lâm Đoàn Nghĩa lại thấy lòng tràn đầy hy vọng.
Sau khi khẩn cầu Lãnh Diện bà bà thu nhận làm đệ tử để học võ công thượng thừa với mục đích duy nhất là báo thù nhưng bị cự tuyệt, bây giờ rơi vào đây nó lại hy vọng được gặp kỳ duyên luyện thành nhất thân võ công cái thế đánh được bọn ác ma đang truy sát nó.
Nó biết từ nay đã trở thành môn hạ của vị quái kiệt vô danh đã chết kia và vị đó phí rất nhiều tâm cơ thiết lập cơ quan này đề phòng môn hạ đào tẩu và không để ngoại nhân xâm phạm.
Nhưng đã nhập Cấm La Điện đến khi nào mới thành công để quay về trần thế?
Đại nhân bước vào điện thấy có rất nhiều tượng ước có tới trên hai trăm pho, tay cầm đủ loại binh khí với những động tác khác nhau như đang giao chiến.
Cuối điện có một thần án lớn treo hai câu đối:
"Ngoãnh lại nhớ ngày qua, ba trăm ngày phong ba tuyệt hiểm Cúi đầu ngẫm hậu sự nghìn vạn năm công nghiệp tất thành".
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:
- Đã tới đây thì chỉ có biết tuân theo số mệnh, phục tùng mọi sự an bài của lão nhân gia.
Nghĩ đoạn đến trước thần án quỳ xuống tham bái.
Vừa bái xong chợt nghe cách một tiếng, lại một chiếc hộp khác dài chừng một thước từ trên trần rơi xuống.
Bây giờ thì Lâm Đoàn Nghĩa không còn ngạc nhiên nữa, nhặt lên xem thấy ngoài hộp chỉ viết hai chữ "con ta".
Nét chữ thanh tú tất phải là tự dạng của nữ nhân.
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:
- Phụ mẫu của mình đều đã bị gϊếŧ, tuổi mình còn nhỏ vị nữ nhân nào đó gọi là nhi tử thì không sao nhưng giả dụ một lão đầu rơi xuống đây thì sao?
Nó đoán rằng vị nữ kiệt chủ nhân chiếc hộp với bộ thi hài trên kia tất là một đôi phu thê nhưng không con cái mới xưng hô với môn hạ thân thiết như vậy, trong lòng càng thêm cảm kích quỳ xuống lại thêm bốn lại.
Lâm Đoàn Nghĩa mở hộp thấy trên mặt hộp có một phong thư ngoài bì viết chín chữ:
"kẻ bất hiếu bất trung bất nhân bất nghĩa".
Lâm Đoàn Nghĩa nghĩ thầm:
- Vị sư phụ này thật kỳ quái, đã là bất hiếu bất trung bất nhân bất nghĩa thì đâu còn là người nữa? Vì sao vị đó lại tự nhận là mình đã phạm bốn trọng tội đó?
Tuy trong lòng đầy hoài nghi nhưng nó lại hiểu rằng đã là kỳ nhân tất có kỳ sự, mình không sao lấy lẽ thường mà phán xét chỉ nên chấp nhận mà thôi.
Nó mở phong thư, thấy trong đó viết:
"Hài tử ngươi ở đây học một năm là có thể xuất đạo, trong thời gian đó cần mất mười ngày để học thuộc bí kíp trong hộp rồi tĩnh tọa trước mặt ta để luyện nội công. Qua sáu tháng luyện nội công cơ bản sau đó sẽ tới đấu với tiểu quỷ trong điện, khi nào thắng mới cướp được binh khí, chiếu theo các thế đánh của tiểu quỷ mà luyện các thứ binh khí kiếm thương đao trượng tiên ... khi nào đánh thắng tên phán quan của bổn điện liên thủ với tiểu quỷ gọi là quỷ trận coi như thành công. Trong hộp có hai loại dược hoàn, loại màu đen là để tăng nội lực, lọai màu trắng dùng để thay lương thực, mỗi ngày chỉ cần uống một viên là không cần ăn gì thêm nữa".
Hàng cuối không ghi danh tự người viết mà là mấy chữ "phi thê phi thϊếp phi nữ phi tỳ".
Lâm Đoàn Nghĩa ngạc nhiên tự hỏi:
- Đã là nữ nhân mà không phải là thê thϊếp cũng không phải nhi nữ cũng không phải nữ tì như vậy vị này thân phận thế nào?
Nhưng lúc này không phải là lúc nghĩ ngợi đến vấn đề phức tạp đó Lâm Đoàn Nghĩa lại xem tiếp.
Dưới mảnh giấy là một gói, mở ra thấy hai bình đựng dược hoàn một thứ màu đen và một thứ màu trắng.
Nó chiếu theo thư lấy hai thứ dược hoàn trong hộp uống vào.
Trong hộp còn có mười đồng tiền vàng và năm thanh kiếm nhỏ giống như đồ chơi của trẻ con ba tuổi nhưng đều là loại thượng phẩm đúc bằng thép tinh luyện sắc như nước, chuôi kiếm đã cổ không biết thuộc thời đại nào?
Lâm Đoàn Nghĩa biết rằng vật trong hộp tất là vật sư phụ sư nương tặng mình nhưng không biết cách sử dụng lọai đoản kiếm này như thế nào và mấy đồng tiền vàng dùng để làm gì mặc dù vẫn quỳ xuống trước án thần bái tạ.
Sau đó Lâm Đoàn Nghĩa mới mở ra tầng thứ hai của chiếc hộp.
Dưới đáy hộp là một quyển sách nhỏ bạc bằng da dê dày chừng năm mươi trang trong đó chỉ dẫn phương pháp luyện nội công và một số môn võ học.