Thế là y đã dùng Định Thân chú (*) lên hầu hết gương mặt của mình.
(*) Định thân: cố định thân thể.
Dù sao, trong nguyên tác “Ôn Bạc Tuyết” luôn nói năng thận trọng, không có nhiều biểu cảm lắm. Cho nên chỉ cần dùng Định Thân chú một chút thì sẽ không có ai phát hiện điều bất thường.
Trong thân xác của “Ôn Bạc Tuyết” đã đổi một linh hồn khác, chuyện này tuyệt đối không thể lộ ra. Y giấu bí mật này vào sâu trong cõi lòng, nếu thân phận bị bại lộ, sẽ có người bóc từng lớp, từng lớp trái tim của y ra ——
Nhưng chữ “Thủ” và “Hồi” viết liền nhau, chẳng phải thành “Mì xào khô” sao!
“Chữ hành ở bên này cũng không tệ.”
Khúc nhạc dạo ngắn ngủi lướt qua trong tức thì. Dường như Tạ Tinh Diêu không để ý lắm, hơi ngẩng chiếc cổ trắng nõn thon dài lên: “Ôn sư huynh, thường ngày huynh rất thích thư pháp, huynh thấy bốn chữ này như thế nào?”
Ôn Bạc Tuyết nhìn theo ánh mắt của nàng, ngẩng đầu lên.
Y không rành về chữ thảo hay chữ hành, chỉ cảm thấy chữ của người cổ đại thật sự rất khó đọc. Là một tay ngang về nghệ thuật thanh lịch, y chưa bao giờ có hứng thú với thư pháp. Nhưng khi nhìn thấy bốn chữ nọ, y vẫn không kìm được mà trợn mắt.
Bức thư họa này…
Trong một y quán đàng hoàng, sao lại treo những từ ngữ khiếm nhã như thế?
Tạ Tinh Diêu nhìn chằm chằm vào y một lát, sau đó bật cười thành tiếng: “Sư huynh, bốn chữ ‘Trí tuệ là vàng’ này được viết theo phong cách mạnh mẽ, tràn đầy sức sống, có thể sánh ngang với bút tích của sư huynh, nên chắc chắn do một vị cao nhân viết ra.”
Trí tuệ là vàng.
Ôn Bạc Tuyết chợt hiểu ra, nở một nụ cười thoải mái nhẹ nhõm.
Suýt chút nữa y đã quên mất, người cổ đại đọc từ phải sang trái. Vừa rồi y chỉ nhìn thoáng qua, suýt nữa nhìn thành “Đều là thiểu năng”.
… Chờ đã.
Tim đập thình thịch, cuối cùng y mới muộn màng ý thức được một chuyện, y cố gắng dằn nỗi bất an trong lòng xuống, ánh mắt bình tĩnh chậm rãi ngẩng đầu lên.
Quả nhiên, Tạ Tinh Diêu đang lẳng lặng nhìn chằm chằm vào y, ý cười trong mắt cô đậm dần.
Bị lừa rồi.
Lẽ ra y nên sớm nhận ra, con nhỏ này vốn không phải vì hứng thú với chữ viết mà là bởi vì nhận ra y không rành về thư họa nên cố ý lừa y. Cô ta chỉ chờ đến khi vẻ mặt của y đại biến, tự làm lộ chân tướng.
Sao trên đời này có người xảo quyệt âm hiểm như vậy chứ, người cổ đại thật đáng sợ!
“Muội đã xuống núi mấy ngày rồi, không biết gần đây sư phụ và các sư huynh sư tỷ thế nào?”
Giọng điệu của Tạ Tinh Diêu như nước chảy mây trôi, ý cười càng đậm hơn.
Lại nữa, lại nữa, lại muốn thăm dò y.
Trái tim của Ôn Bạc Tuyết run lên bần bật, tưởng tượng đến cảnh mình bị chém thành tám mảnh ——
Đây, đây, đây, đây không giống với kịch bản của nhân vật chính!
Ôn Bạc Tuyết vô thức đáp lại: “Sư phụ vẫn vậy, lúc ta xuống núi, sư huynh và sư tỷ còn cố ý đến đưa tiễn.”
Những lời này vừa thốt ra khỏi miệng, y liền biết mọi chuyện nát bét hết rồi.
Ý Thủy chân nhân chỉ nhận ba đệ tử thân truyền, Tạ Tinh Diêu là cô gái duy nhất.
Bọn họ chưa bao giờ có sư tỷ.
Y lại bị lừa nữa.
Định Thân chú trên mặt sắp vỡ nát rồi.
Xuyên không đến giới tu chân, rồi lại bước lêи đỉиɦ cao cuộc đời.
Con nhỏ này thật đáng sợ, y muốn về nhà.
Lớp ngụy trang của y đã bị bóc trần, một lát nữa thôi sẽ bị kéo đi uống máu chó đen. Nhưng chẳng hiểu sao mà Tạ Tinh Diêu vẫn không vạch trần.
Thiếu nữ ngây thơ trông có vẻ yếu đuối và vô hại này mím môi cười, nói bằng giọng ấm áp: “Muội thật sự muốn nhanh chóng về núi Lăng Tiêu. Người xưa có câu: Chỉ nguyện người trường cửu, Ngàn dặm dưới trăng thâu (*), xuống núi tuy thú vị nhưng lại không vui bằng khoảng thời gian ở cùng đồng môn.”
(*) “Thuỷ điệu ca đầu” của nhà thơ Tô Thức, bản dịch thơ của dịch giả Nguyễn Chí Viễn.
Con nhỏ này… Chẳng lẽ đã đổi chiêu bỡn cợt y?
Ủa khoan, giới tu chân cũng có 《Thủy điệu ca đầu》 à? Lẽ nào Tô Thức cũng xuyên không?
Trái tim ngứa ngáy như bị mèo cào, Ôn Bạc Tuyết sửng sốt một lúc, chợt nghe đại phu bên cạnh cười nói: “Chỉ nguyện người trường cửu, ngàn dặm dưới trăng thâu. Câu này rất hay, không biết là của vị cao nhân nào?”
Tạ Tinh Diêu nói: “Là Tô Thức, một nhà thơ đến từ bên kia quê hương tôi.”
Bên kia quê hương, nhà thơ Tô Thức.
Tim của Ôn Bạc Tuyết lệch nhịp.
Nếu đại phu yêu thích thư pháp thư họa thì làm sao mà ông ấy chưa từng nghe tới tên của Tô Thức chứ. Cho nên chỉ có thể có một lời giải thích hợp lý cho cảnh tượng kỳ lạ trước mắt này.
Tô Thức không hề tồn tại ở giới tu chân. Tạ Tinh Diêu dùng mọi cách để thử y nhưng lại không hề vạch trần, chính là bởi vì ——
Cô, là đồng hương của y.
Không thể nào.
Vô lý vậy sao???
Hai ánh mắt thoáng chốc giao nhau giữa không trung. Ôn Bạc Tuyết trông thấy rõ nụ cười trong mắt nàng, trái tim nâng tới tận cổ họng.
Lẽ nào ——
Tạ Tinh Diêu cũng cảm nhận được, ý tưởng hoang đường nào đó thoáng lên trong đầu, khiến cô không nhịn được mà cong môi cười.
Chắc hẳn là ——
Ôn Bạc Tuyết ngập ngừng nói: “Ta cũng biết Tô Thức, nghe nói ông ấy tinh thông từ phú, vài năm trước còn từng đoạt giải… No, Nobel Văn học (*).”
(*) Cái này là Ôn Bạc Tuyết chém gió chứ không có thật.
Tạ Tinh Diêu ho một tiếng rồi bật cười.
Tạ Tinh Diêu: “Cạnh tranh năm ấy rất khốc liệt. Một vị đồng hương của muội, họ Các tên Mác (*), cũng giành được giải thưởng tương tự.”
(*) Karl Marx (phiên âm tiếng Việt là Các Mác) là một nhà triết học, kinh tế học, sử học, xã hội học, lý luận chính trị, nhà báo và nhà cách mạng người Đức gốc Do Thái. Cha đẻ của chủ nghĩa Marx.
Họ Các tên Mác, cũng biết bịa ghê luôn ấy.
Kích động đến mức trái tim và bàn tay run rẩy, vành mắt của Ôn Bạc Tuyết nóng lên, như thể giây tiếp theo sẽ giàn giụa nước mắt.
Phiêu bạt ở dị giới suốt một ngày trời, cuối cùng y cũng tìm được một đồng đội đáng tin cậy!
Tạ Tinh Diêu cũng kích động chẳng thua kém gì y: “Sư huynh bôn ba cả đêm rồi, nhất định huynh rất mệt mỏi, hay là huynh ngồi xuống nghỉ ngơi chút đi.”
“Đúng thế, đúng thế!”
Đại phu cũng cười nói: “Ôn đạo trưởng có thiên phú xuất sắc như thế, ta còn tưởng rằng ngài sẽ ở núi Lăng Tiêu bế quan tu hành, cố gắng đột phá cảnh giới chứ.”
“Tu vi tất nhiên quan trọng, nhưng cũng không thể xem nhẹ rèn luyện thực chiến. Ngày thường sư phụ luôn dạy bọn ta như thế ——”
Ôn Bạc Tuyết nhướng mày, nói năng khí phách: “Năm trăm năm tu tiên.”
Tạ Tinh Diêu gật đầu đáp lại, ánh mắt kiên định: “Ít nhất phải có ba trăm năm mô phỏng (*).”
(*) Nói nhại theo “Năm năm đại học, ba năm mô phỏng”: một quyển sách phân tích các hình thức của kỳ thi tuyển sinh đại học và các câu hỏi để dự đoán.