Vụ Án

Chương 3 Trong Phòng Vắng Bóng Người

Tuần lễ sau, K. đợi từng ngày lệnh đòi ra tòa lần nữa; anh không thể nào tưởng tượng họ lại hiểu theo nghĩa đen là anh từ chối không chịu thẩm vấn, và đến chiều thứ bảy vẫn chưa nhận được gì, anh nghĩ là được mặc nhiên triệu tập vào chủ nhật, thời gian và địa điểm như cũ. Thế là hôm sau anh tới đó và lần này đi thẳng đến các cầu thang và hàng lang theo đường gần nhất; vài người thuê nhà nhớ ra anh, đứng ở bậc cửa chào ra, nhưng anh không phải hỏi đường ai cả; chẳng mấy chốc anh đã đến nơi, vừa gõ, cửa đã mở ngay. Không chần chừ nhìn chị phụ nữ ra mở cửa cho anh - vẫn là chị lần trước - và chị dừng lại ở gần lối ra vào, anh đương định bước sang phòng bên thì nghe có tiếng nói:

T

- Hôm nay không có phiên tòa.

- Sao lại không có phiên tòa? - Anh ngờ vực hỏi.

Nhưng chị phụ nữ thuyết phục bằng cách mở cửa phòng cho anh xem. Phòng đúng là không có ai, và trong cảnh vắng lặng ấy, nó có vẻ còn tồi tàn hơn chủ nhật trước. Bàn vẫn kê trên bục và trên đặt mấy quyển sách cũ to tướng.

- Tôi xem những quyển sách kia có được không? - K. hỏi, không phải vì tò mò, mà chỉ để có thể tự nhủ là mình đến đây chẳng phải hoàn toàn vô tích sự.

- Không được, - Chị phụ nữ đóng cửa lại và nói - cái đó không được phép; những quyển sách ấy là của ngài dự thẩm.

- Á à! Ra thế, những quyển kia chắc là sách luật, và tất nhiên lề lối của ngành tư pháp chúng ta đòi hỏi không những người vô tội bị kết án mà còn không được biết đến luật pháp.

- Có lẽ thế.

- Được, vậy thì tôi đi đây.

- Em có phải nói gì với ngài dự thẩm không?

- Tất nhiên, chồng em là mõ tòa ở tòa án.

Đến lúc ấy K. mới nhận thấy căn phòng ngoài này chủ nhật trước chỉ có một cái chậu giặt quần áo bằng gỗ, nay được sắp đặt lại hoàn toàn thành phòng ở. Người đàn bà nhận thấy sự ngạc nhiên của anh, liền nói:

- Vâng, người ta cho chúng em ở đây không mất tiền, nhưng vào các ngày có phiên tòa chúng em phải dọn đi. Do việc làm của chồng em nên có nhiều cái bất tiện.

- Tôi ngạc nhiên về căn phòng thì ít, - K. nói và nhìn chị ta một cách ranh mãnh - mà ngạc nhiên nhiều là chị đã có chồng.

- Anh muốn ám chỉ việc xảy ra trong phiên tòa lần trước, vì em mà anh không nói tiếp được nữa, có phải không?

- Đúng thế. Hôm nay chuyện ấy đã qua và hầu như quên đi rồi; nhưng lúc ấy tôi điên tiết ghê lắm. Thế mà bây giờ chị vừa nói với tôi là chị đã có chồng!

- Nếu như em đã làm anh phải ngắt lời thì cũng chẳng có hại gì cho anh. Anh vừa đi khỏi là mọi người phán xét anh tệ lắm.

- Cái đó rất có thể. - K. nói, anh né tránh điểm sau cùng tất cả những điều đó không biện bạch được cho chị.

- Những ai biết em đều lượng thứ cho em cả. - Chị nói - Cái anh ôm hôn em hôm chủ nhật trước theo đuổi em từ lâu rồi. Em xem ra có lẽ chẳng hấp dẫn gì lắm đâu, nhưng anh ấy lại cho là em hấp dẫn. Không có cách gì cản anh ấy được, chồng em cũng đành phải cam chịu; nếu chồng em muốn giữ được địa vị thì cũng đành phải như thế, vì anh kia là sinh viên và có lẽ sẽ tiên tới địa vị rất cao. Anh ta lúc nào cũng lẵng nhẵng theo gót em; anh ta vừa đi xong lúc anh đến đấy.

- Chuyện ấy tôi không lạ, hết thảy đều như thế cả.

- Có lẽ anh muốn du nhập vào đây những sự cải cách ư? - Chị chậm rãi hỏi và có vẻ thăm dò, như nói một điều gì có thể nguy hiểm cả cho chị và cho K. - Nghe anh thuyết, em rút ra kết luật ấy riêng em rất thú những điều anh nói, tuy em chỉ nghe được một phần, vì lúc đầu em không có mặt và đến đoạn cuối, em nằm với anh sinh viên ở dưới sàn... Ở đây ngấy lắm! Một lát sau chị nói và cầm lấy bàn tay K. Anh tưởng rằng có thể cải thiện được tình hình ư?

K. vừa mỉm cười vừa nhẹ nhàng xoay xoay bàn tay của anh trong hai bàn tay mềm mại của người thiếu phụ.

- Nói thực ra, tôi không có nhiệm vụ cải thiện tình hình ở đây như chị nói, và nếu chị nói điều ấy ra với một người khác, như với ông dự thẩm chẳng hận, họ sẽ chế nhạo chị; tôi sẽ chẳng bao giờ sẵn lòng can dự vào những chuyện đó và nhu cầu cải thiện tổ chức tư pháp này chưa bao giờ làm vẩn đυ.c giấc ngủ của tôi. Nhưng khi đã bị bắt, vì hiện nay tôi bị bắt, tôi buộc phải nhúng vào vì nó liên quan đến tôi. Nếu nhân tiện tôi có thể giúp ích cho chị được gì, tất nhiên tôi không nề hà, chẳng những vì tình thương yêu đồng loại, mà còn vì đến lượt chị cũng có thể giúp tôi.

- Về việc gì?

- Chẳng hạn, bây giờ chị cho tôi xem những quyển sách trên bàn kia.

- Được quá! - Chị thốt lên và vội vã dẫn K. vào.

Đó là những quyển sách cũ nhàu nát; một quyển đã quá tã, các mảnh chỉ dính vào nhau nhờ những chỉ khâu.

“Ở đây cái gì cũng bẩn cả!”, K. lắc đầu nói.

Người đàn bà lấy góc tạp dề phủi bụi ở sách trước khi để K. sờ vào. Anh cầm lấy quyển đầu tiên, giở ra xem và nhìn thấy một bức tranh thô tục. Một gã đàn ông và một ả đàn bà tя͢ầи ͙ȶя͢υồиɠ ngồi trên ghế tràng kỷ; dụng ý của người vẽ rõ ràng là tục tĩu, nhưng y vụng về quá nên ta chỉ thấy đó là một gã đàn ông và một ả đàn bà ngồi ngay đơ, cả hai như bước ra khỏi tranh và cố mãi mới nhìn nhau được vì không theo đúng luật viễn cận. K. không giở tiếp nữa; anh mở ngay sang quyển thứ hai, ở trang ghi đầu đề; đó là một cuốn tiểu thuyết nhan đề Marguerite khổ tâm vì chồng.

"Thì ra các sách luật người ta nghiên cứu ở đây là thế này! - K. nói - Thì ra ta bị xét xử bởi những kẻ như thế này đây!”.

- Em sẽ giúp anh nhé? - Chị phụ nữ nói.

- Chị có thể giúp tôi thật mà không nguy hiểm cho bản thân chị ư? Chẳng phải chị vừa nói lúc nãy là chồng chị sợ hãi cấp trên đó sao?

- Em vẫn cứ giúp anh, anh lại đây chúng ta cần trò chuyện với nhau. Anh đừng nói đến những chuyện bất trắc của em nữa. Em chỉ sợ nguy hiểm khi nào em muốn mà thôi.

Chị trỏ cho anh cái bục và xin anh ngồi xuống với chị ở chỗ bậc lên xuống.

- Anh có đôi mắt đen đẹp lắm. - Chị ta nói khi hai người đã ngồi xuống và ngước lên nhìn khuôn mặt của K. - Người ta bảo là cả em cũng có đôi mắt đẹp, nhưng mắt anh còn đẹp hơn nhiều. Vả chăng em đã để ý đến đôi mắt ấy ngay lập tức, lần đầu tiên khi anh đến đây; chính vì chúng mà sau đó em đã vào phòng họp, thông thường em chẳng vào bao giờ và có thể nói là em không có quyền được vào nữa cơ.

“Tất cả đều bí ẩn là ở đó. - K. nghĩ - Ả tự hiến thân cho ta, ả cũng hư hỏng như mọi người khác ở đây; ả đã chán những viên chức tư pháp rồi, điều đó cũng dễ hiểu, và ả gặp bất cứ ai liền bắt chuyện ngay bằng các ca tụng đôi mắt người ấy”.

Và anh đứng dậy, chẳng nói chẳng rằng, như thế anh đã nghĩ ngợi ra bằng lời và giải thích như vậy cách sử sự của anh với chị ta.

- Tôi không tin rằng chị có thể giúp tôi, - Anh nói - muốn thực sự giúp được tôi thì phải có quan hệ với các viên chức cao cấp, thế mà chị có lẽ chỉ gặp gỡ các nhân viên cấp dưới đi đi lại lại lũ lượt ở đây. Bọn họ thì chắc chắn chị quen biết lắm và rất có thể chị nhờ cậy được nhiều, nhưng những sự giúp đỡ to lớn nhất mà chị có thể cầu cạnh ở họ cũng sẽ chẳng thúc đẩy được cho vụ án của tôi đi tới kết cục, chị sẽ chỉ có thể vui lòng để mất đi vài ông bạn, và điều ấy thì tôi không muốn. Chị cứ tiếp tục gặp gỡ bọn họ như mọi khi; xem ra bọn họ cần thiết cho chị đấy; tôi nói với chị như thế chẳng phải là không lấy làm tiếc, vì để đáp lại lời khen ngợi của chị, chính tôi cũng phải thú nhận rằng tôi thấy mến chị, nhất là khi chị nhìn tôi bằng cái vẻ buồn buồn không duyên cớ. Chị ở trong nhóm những kẻ mà tôi phải chống lại, nhưng ở đấy chị rất thoải mái, chị còn yêu chàng sinh viên hay ít nhất cũng ưa anh ta hơn chồng của chị, điều đó dễ đọc thấy trong các lời lẽ của chị.

- Không phải đâu, - Chị thốt lên, vẫn ngồi, và nắm lấy bàn tay của K. bằng một động tác rất nhanh khiến anh không kịp tránh - anh không thể bỏ đi bây giờ được đâu; anh không có quyền bỏ đi với lời xét đoán không đúng; anh có thể thật sự bò đi trong lúc này được ư? Chẳng lẽ em thật sự vô vị đến nỗi anh không muốn ở lại với em lấy một lát để làm vui lòng em ư?

- Chị đã hiểu lầm tôi. - K. nói và lại ngồi xuống - Nếu chị thật sự muốn tôi ở lại, tôi sẵn lòng ở lại, ôi có thời giờ vì tôi đến đây với hy vọng được hỏi cung. Những điều tôi vừa nói chỉ là để xin chị đừng lo chạy chọt gì cho tôi cả. Và cũng chẳng có gì làm chị phải mếch lòng nếu chị hiểu cho là tôi hoàn toàn dửng dưng với kết cục của vụ án và tôi có bị kết án thì cũng chẳng cần, đấy là giả dụ vụ án có ngày kết thúc thật sự, điều mà tôi không tin; tôi cho rằng có lẽ tính lười nhác, sự trễ nải hay thậm chí nỗi e ngại của các viên chức tư pháp đã khiến cho họ đình chỉ cuộc thảm vấn: nếu không sẽ chẳng lâu la gì đâu: cũng có thể họ theo đuổi vụ này với hy vọng được một khoản hối lộ kếch sù nhưng họ sẽ chỉ toi công mà thôi, tôi có thể nói thế ngay bây giờ, vì tôi sẽ không lo lót ai cả. Có lẽ chị có thể giúp được tôi bằng cách nói với ông dự thẩm hay với bất cứ nhân vật nào khác thích loan truyền những tin quan trọng, là không có một trò vũ lực nào chắc các vị ấy phóng tay sử dụng lại có thể khiến tôi phải lo lót một ai. Sẽ hoàn toàn uổng công vô ích, chị cứ nói thẳng với họ như vậy. Vả chăng, có lẽ tự họ cũng đã nhận thấy rồi, và ngay cả nếu như họ chưa nhận ra, tôi cũng chẳng cần quan tâm đến việc báo cho họ biết bây giờ. Điều đó có lẽ chỉ làm cho họ đỡ tốn công sức; đúng là như thế tôi sẽ tránh được vài điều bực mình nho nhỏ, nhưng tôi không đòi hỏi gì hơn là chị dựng những chuyện phiền phức sơ sơ ấy miễn rằng tôi biết là những người kia cũng chịu ảnh hưởng dội lại; và tôi sẽ quan tâm để sao cho tình hình diễn ra như thế. Chị có quen biết ông dự thẩm không?

- Tất nhiên, chủ yếu là em nghĩ đến ông ta khi em đề nghị giúp đỡ anh. Em không hề biết ông ta chỉ là một nhân viên cấp dưới, nhưng vì anh bảo em thế nên có lẽ đúng. Em cho rằng báo cáo của ông ta đệ trình cấp trên dẫu sao cũng có một ảnh hưởng nào đấy. Ông viết nhiều báo cáo lắm cơ! Anh bảo rằng các viên chức thì lười nhác, nhưng chắc chắn không phải ai cũng thế, chẳng hạn phiên tòa đã kéo dài đến tận tối. Mọi người ra về cả rồi, nhưng ông vẫn ở lại; cần phải có ánh sáng, em chỉ có một chiếc đèn nhỏ để làm bếp, ông tỏ ra hài lòng và lập tức ngồi viết ngay, chồng em đúng hôm ấy là ngày nghi phép, vừa lúc đó trở về, chúng em đi tìm đồ đạc và kê dọn lại; còn có bà con hàng xóm sang chơi nữa và mọi người ngồi nói chuyện phiếm dưới ánh sáng của một ngọn nến; tóm lại, chúng em đã quên mất ông dự thẩm và chúng em đi ngủ. Bỗng, đương đêm, có lẽ đã khuya lắm rồi, em thức giấc và nhìn thấy ngài dự thẩm ở cạnh giường em! Ông lấy tay che đèn dể ánh sáng khỏi rọi vào chồng em; đó là một sự đề phòng vô ích, vì chồng em ngủ say đến nỗi có rọi đèn vào cũng chẳng bao giờ làm cho thức dậy. Em khϊếp đảm đến muốn rú lên; nhưng ông dự thẩm đã rất dễ thương, ông đã khuyên em phải thận trọng, ông thì thầm vào tai em là ông đã viết cho đến lúc bấy giờ, là ông mang đèn trả em và ông sẽ chẳng bao giờ quên được cái cảnh tượng ông nhìn thấy em lúc em đang ngủ. Tất cả chỉ để nói với anh rằng ngài dự thẩm thật sự viết nhiều, báo cáo, nhất là về anh, bởi vì chính là cuộc hỏi cung anh đã cung cấp đề tài chủ yếu cho cuộc họp kéo dài hai ngày mới đây. Những bản báo cáo dài như vậy chẳng lẽ lại là không quan trọng tí gì; qua việc xảy ra này, anh cũng thấy là ngài dự thẩm muốn tán tỉnh em, và em có thể có ảnh hưởng to lớn đến ông ta, đặc biệt bây giờ là thời gian đầu, vì ông ta chắc là mới để ý đến em rất gần đây mà thôi. Ông ta thiết tha với em lắm, em đã có nhiều chứng cớ. Thực vậy, ông gửi cho em hôm qua, qua chàng sinh viên là chỗ thân tín và là người cộng tác với ông, một đôi tất lụa để em quét dọn phòng họp; nhưng đấy chỉ là cái cớ, bởi công việc quét dọn tất yếu đã bao gồm trong phận sự của chồng em, được trả lương để làm việc này. Đó là những đôi tất rất đẹp, anh nhìn mà xem - và chị vừa vén váy lên đến tận đầu gối vừa giơ hai chân ra để cả chị cũng nhìn - đó là những đôi tất rất đẹp, đẹp mê hồn, chúng được làm ra đâu phải để cho em.

Chị ta đột nhiên im bặt, và đặt bàn tay lên bàn tay K. như để cho anh yên tâm, trong lúc chị thì thầm với anh:

“Coi chừng, Bertold nhìn chúng ta đấy”.

K. từ từ ngước mắt lên. Một chàng thanh niên đứng ở cửa phòng; chàng ta bé nhỏ, hai chân vòng kiềng và để râu, một chòm râu ngắn, màu hung hung và thưa thớt, chốc chốc chàng lại đưa mấy ngón tay lên vờn để cho ra vẻ trang nghiêm. K. nhìn chàng một cách tò mò; có thể nói đây là lần đầu tiên anh gặp một chàng sinh viên bằng xương bằng thịt chuyên môn hóa trong cái khoa học pháp lý mà anh hoàn toàn mù tịt, một nngười có lẽ rồi đây sẽ đạt tới một chức vụ rất cao. Còn chàng sinh viên thì hình như chẳng bận tâm đến K. chút nào; chàng chỉ ra hiệu cho chị phụ nữ bằng cách rút một ngón tay ra khỏi chòm râu trong giây lát rồi đến đứng ở cửa sổ; chị phụ nữ cúi về phía K. và thì thầm với anh:

“Đừng giận em nhé, em xin anh, và cũng đừng chê trách em; em phải đi gặp hắn ta, con người khủng khϊếp kia; anh cứ nhìn đôi chân vặn vẹo của em đây này! Nhưng em sẽ lại ngay tức khắc và em sẽ theo anh đen đâu cũng được; em sẽ đi đến bất cứ nơi nào anh thích, anh muốn làm gì em lúc đó thì làm, em chỉ cầu xin được đi khỏi đây càng lâu càng tốt và nếu không bao giờ trở lại đây nữa càng hay!”.

Chị ta lại vuốt ve bàn tay của K., rồi vội vã đứng lên và chạy đến cửa sổ.

Như một cái máy, K. với tay lên khoảng không để tìm cách nắm lấy bàn tay của chị, nhưng chị ta đã đi rồi. Người đàn bà ấy cám dỗ anh thật sự; mà mặc dầu suy nghĩ gì đi nữa, anh cũng không tìm ra lý lẽ có giá trị để đừng nhượng bộ trước sự cám dỗ. Đúng là một lúc anh thoáng nghĩ có lẽ ả ta tìm cách giăng lưới bẫy anh để nộp cho luật pháp, nhưng đó chỉ là một lý lẽ bác bẻ, anh đánh đổ chẳng khó khăn gì. Bằng cách nào ả có thể bắt anh mới được chứ? Chẳng phải là anh vẫn luôn luôn được tự do, đủ để một đòn đánh gục cả bộ máy tư pháp, ít ra là những gì có liên quan đến anh hay sao? Anh không thể có được sự tin cậy nhỏ nhoi ấy ư? Thế rồi người đàn bà có vẻ rất chân thành muốn được giúp đỡ anh, và như vậy có thể có ích. Có lẽ để báo thù viên dự thẩm và cả bè lũ của hắn, chẳng có gì hơn là cuỗm luôn của hắn ả đàn bà kia và chiếm lấy cho mình. Thế là rất có thể một hôm nào đó, sau khi đã miệt mài với những bản báo cáo dối trá về K., viên dự thẩm giữ đêm khuya thấy giường của ả đàn bà vắng ngắt. Và vắng ngắt vì ả ta thuộc về K., vì người đàn bà ấy, hiện đương đứng ở cửa sổ, cái tấm thân mềm mại và nóng ấm mặc bộ đồ đen bằng vải thô nặng trịch kia, dứt khoát chỉ thuộc về anh mà thôi.

Sau khi đã xua tan những thành kiến của mình đối với chị ta theo cách ấy, anh bắt đầu thấy rằng cuộc trò chuyện bên cửa số kéo dài lâu quá, liền gõ xuống bục, thoạt đầu bằng mấy ngón tay, rồi sau bằng cả nắm đấm. Chàng sinh viên đưa mắt nhìn anh một cái rất nhanh qua vai người phụ nữ, nhưng vẫn bình thản như thường, và chỉ càng ôm chặt lấy chị ta hơn. Chị cúi đầu xuống rất thấp như để hết sức chăm chú lắng nghe chàng nói, và chằng lợi dụng động tác ấy để hôn chùn chụt lên cổ chị mà miệng vẫn nói lắp bắp. K. tưởng chừng nhìn thấy đó là sự xác nhận điều mà chính chị ta đã nói về cách đổi xử bạo ngược của chàng sinh viên; anh đứng lên và bắt đầu đi đi lại lại. Anh tự hỏi làm thế nào để có thể tống cổ chàng sinh viên đi càng nhanh càng tốt; vì vậy anh không bực mình khi chàng chắc là sốt ruột vì cái trò dạo chơi nhiều lúc biến thành nhện chân thình thịch kia, nên đã quăng ra lời khiển trách.

“Nếu ông vội, chẳng có gì ngăn cản ông đi đi. Lẽ ra ông có thể đi từ này, chẳng ai luyến tiếc ông cả; thậm chí ngay từ lúc tôi mới vào, ông đã nên tức tốc chuồn cho nhanh!”.

Dù biểu lộ sự giận dữ, lời nói ấy, bật ra cũng tỏ rõ niềm kiêu hãnh của một viên chức tư pháp tương lai nói với một bị cáo nào đấy. K. dừng lại sát bên chàng và mỉm cười nói:

- Tôi sốt ruột, đúng thế, nhưng cách tốt nhất làm cho khỏi sốt ruột là ông để chúng tôi lại đây. Nếu ông tới đây để nghiên cứu - vì người ta bảo tôi ông là sinh viên - tôi không đòi hỏi gì hơn là trả chồ lại cho ông và tôi ra đi với người phụ nữ này. Vả chăng ông sẽ còn cần phải nghiên cứu không ít thời gian nữa trước khi trả thành quan tòa; tôi không biết rõ lắm cái ngành tư pháp của ông, nhưng tôi nghĩ rằng nó không chỉ bằng lòng với những cách ăn nói hôn xược mà ông tỏ ra rất giỏi giang.

- Người ta đừng để cho hắn được tự do thì phải. - Chàng sinh viên nói như để giải thích với chị phụ nữ những lời lẽ xúc phạm của K. - Thật là một điều vụng về. Anh đã nói thẳng với ngài dự thẩm. ít ra cũng phải không cho hắn ta được ra khỏi nhà trong thời gian đương tiến hành những cuộc hỏi cung. Có những lúc anh chẳng hiểu ông dự thẩm ra thế nào.

- Đừng có dài lời nữa. - K. nói và chìa bàn tay về phía người phụ nữ - Nào chị, lại đây - Á à! Ra thế! - Chàng sinh viên nói - Không, không, cô này thì ông không chiếm được đâu.

Và dùng một cánh tay nhấc bổng cô tình nhân lên bằng một sức khỏe chẳng ai ngờ, chàng khom lưng tiến ra cửa, thỉnh thoảng lại đưa mắt âu yém nhìn cái gánh nặng trên tay. Cuộc trốn chạy này chúng tỏ một cách không chối cãi được là có phần nào sợ hãi K., thế nhưng chàng ta vẫn cả gan trêu tức anh bằng cách dùng bàn tay để không của mình vuốt ve nắn bóp cánh tay của người phụ nữa. K. đi vài bước ở bên cạnh, chuẩn bị túm lấy chàng, và nếu cần thì bóp cổ, nhưng chị ta liền bảo anh:

- Chẳng làm gì được đâu, - Và chị đưa bàn tay lên vuốt mặt chàng sinh viên - nỗi khủng khϊếp bé bỏng này sẽ không buông em ra đâu.

- Thế chị không muốn người ta giải thoát cho chị à? - K. kêu lên và đặt một bàn tay trên vai chàng sinh viên mà y ngoái đầu định cắn.

- Không, - Chị ta kêu lên và giơ cả hai bàn tay ra đẩy K. - không, không, không mà! Anh định làm cái gì thế? Nguy cho em đấy. Anh buông hắn ra đi, em van anh, anh buông hắn ra đi, hắn mang em đến cho ngài dự thẩm chỉ là thi hành mệnh lệnh của ông ta.

- Thôi được, thì hắn xéo đi! Còn chị, tôi sẽ không thèm gặp nữa! - K. nói, điên người lên vì thất vọng, và đấm cho chàng sinh viên một quả vào lưng khiến y lảo đảo.

Nhưng rất may không bị ngã, y càng chạy nhanh hơn với gánh nặng trên đôi cánh tay...

K. thong thả đi theo; anh thừa nhận đó là thất bại rành rành đầu tiên của anh đối với họ. Nhưng chẳng việc gì mà phải băn khoăn; nếu anh phải chịu đựng thất bại, đó chẳng qua chỉ là vì đã khiêu chiến. Nếu anh cứ ngồi nhà và tiếp tục cuộc sống thường ngày, anh sẽ hơn chúng ngàn lần và có thể đá một cái gạt chúng ra khỏi đường anh đi. Anh hình dung ra một cảnh ngộ nghĩnh, chẳng hạn cái anh chàng sinh viên tội nghiệp kia, cái thằng oắt con lên mặt ta đây kia, cái gã để râu bất thành nhân dạng kia, quỳ xuống trước giường Elsa và chắp tay nàng xá tội. Ý nghĩ ấy làm cho anh thích thú đến nỗi anh quyết định hễ có dịp là anh sẽ dẫn đến nhà nàng.

Anh tò mò ra cửa để xem người ta đưa chị phụ nữ ấy đến đâu, vì chàng sinh viên chắc không đời nào bồng chị ta trên tay ở ngoài phố được. Nhưng anh không phải đi xa lắm. Người ta thấy ngay phía trước cửa ra vào là một cầu thang hẹp bằng gỗ chắc là dẫn lên tầng áp mái (vì có một chỗ ngoặt nên không nhìn được thang dẫn lên đâu).

Chàng sinh viên leo lên chính cái cầu thang ấy với người phụ nữ trên tay, chậm chạp, và đã thở hổn hển vì chạy mệt rồi. Chị ta vung bàn tay chào K. và nhún vai nhiều lần để chứng tỏ với anh rằng chị không chịu trách nhiệm về vụ bắt cóc này, nhưng động tác ấy chẳng có vẻ gì là luyến tiếc lắm. K. dửng dưng nhìn chị ta như nhìn một người đàn bà chưa quen biết; anh không muốn tỏ ra thất vọng cũng chẳng muốn để lộ là anh có thể dễ dàng chế ngự được nỗi thất vọng của mình.

Hai kẻ chạy trốn đã biến đi rồi mà anh vẫn còn đứng sững ở ngưỡng cửa. Anh buộc phải thấy rằng chị phụ nữ đã lừa dối anh, và hai lần lừa dối, bằng cách viện cớ là người ta mang chị đến cho quan tòa, vì quan tòa không lẽ lại đợi chị ở tầng nóc! Chiếc cầu thang bằng gỗ chẳng giải thích được gì dù người ta có cần vặn nó lâu đến bao giờ đi nữa. K. nhìn thấy một tấm biển nhỏ ở gần lối lên liền chạy lại xem và đọc được tên đó một hàng chữ viết nguệch ngoạc như chữ trẻ con: “Cầu thang khu lưu trữ hồ sơ tư pháp”. Thì ra khu lưu trữ hồ sơ ngành tư pháp ở trên tầng nóc của ngôi nhà cho thuê tồi tàn này! Đó không phải là một chốn có tính chất gợi cho mọi người sự kinh nể và còn gì khiến cho một bị cáo an tâm hơn là nhìn thấy ngành tư pháp ít tiền nghèo bạc đến nỗi phải lưu trữ hố sơ tại một nơi mà những kẻ thuê nhà, là dân nghèo của hạng người nghèo khổ, dùng để quẳng những đồ vật không dùng được nữa. Nói thực ra, có thể là nó cũng không đến nỗi thiếu tiền đâu, nhưng bị các viên chức nhảy vào xâu xé trước khi tiền đó được sử dụng vào những công việc tư pháp. Qua những điều K. đã thấy cho đến lúc này thì xem chừng đúng như thế thật, nhưng sự đồϊ ҍạϊ đó tuy có phần nào làm nhục nhã cho bị cáo, về căn bản lại khiến cho bị cáo được an tâm hơn là tình trạng nghèo nàn của tòa. Bây giờ K. mới hiểu là tổ chức tư pháp ngượng khi phải triệu tập bị can đến để hỏi cung lần đầu tại một tầng nóc, nên tốt hơn là kéo đến quấy phá y ngay tại nhà. K. có ưu thế hơn ông quan tòa được bố trí làm việc tại tầng nóc kia biết bao nhiêu, trong khi anh, ở nhà ngân hàng, có cả một phòng rộng, phía trước có tiền sảnh, và phòng có một cửa sổ rất lớn trông xuống quảng trường nhộn nhịp nhất của thành phố! Tất nhiên là anh không có những khoản đút lót bổng lộc phụ và không thể sai người phục vụ mang gái đến văn phòng cho. Nhưng anh vui lòng khước từ những thứ đó, ít ra là ở cõi đời này.

Anh còn đương đứng yên trước tấm biển thì một người đàn ông lên cầu thang, nhìn vào phòng qua cửa ra vào để ngỏ - từ đấy cũng nhìn được sang phòng họp - và cuối cùng hỏi K. là lúc nãy có thấy một người đàn bà ở đó không.

- Chắc anh là mõ tòa? - K. nói.

- Vâng, - Người đó trả lời - còn anh là bị cáo K. phải không? Giờ đây tôi cũng nhận ra anh, hoan nghênh anh đã đến.

Và K. thật không ngờ hắn lại chìa bàn tay ra bắt tay anh.

- Hôm nay không có phiên tòa. - Hắn nói thêm khi thấy K. im lặng.

- Tôi biết. - K. nói và nhìn bộ thường phục của viên mõ tòa, hắn không mang huy hiệu nghề nghiệp nào khác ngoài hai chiếc khuy vàng óng có vẻ như được dứt từ một chiếc áo măng-tô sĩ quan đã cũ - Tôi vừa nói chuyện với vợ anh xong, nhưng giờ thì chị ấy không có đây, tay sinh viên đã đem chị ấy đến cho ông dự thẩm rồi.

- Thế là người ta đem vợ tôi đi suốt. - Viên mõ tòa nói - Mà hôm nay là chủ nhật đấy! Tôi có công việc gì phải làm đâu, nhưng người ta cứ sai tôi đi những việc vớ vẩn, cố để tống tôi đi khỏi đây. Đã thế người ta còn thận trọng không sai tôi đi đâu xa quá để tôi cứ tưởng sẽ về nhà kịp thời. Tôi cố sức nhanh nhanh chóng chóng, tôi hét qua cửa điều cần truyền đạt với người có liên quan, vừa hét vừa thở hổn hển đến mức hầu như y chẳng hiểu tôi muốn nói gì, tôi ba chân bốn cẳng quay về, nhưng tay sinh viên còn nhanh chân hơn tôi! Là vì con đường hắn ta đi không xa lắm, chỉ phải xuống thang gác từ trên tầng nóc. Nếu tôi bớt đi được phần nào thân phận nô ɭệ, tôi đã nghiền nát hắn ra từ lâu rồi, vào bức tường này, tại đây, bên cạnh tấm biển. Lúc nào tôi cũng mơ ước điều đó... Tại đây, chỗ kia kìa, phía trên sàn, hắn ta bẹp dím, dán vào tường, hai cánh tay bắt chéo, những ngón tay xòe ra, hai chân khoèo vòng kiềng, và khắp chung quanh là những vết máu tung tóe. Nhưng cho đến nay đó vẫn còn là một giấc mơ!

- Chẳng có cách nào khác ư? - K. mỉm cười hỏi.

- Tôi không thấy có. - Viên mõ tòa đáp - Và tình hình còn trở nên tệ hơn nữa, trước đây hắn bằng lòng với việc đem vợ tôi về phòng hắn, nhưng bây giờ, từ lâu tôi vẫn lo ngại điều đó, hắn lại mang vợ tôi đến cho viên dự thẩm...

- Thế vợ anh không có trách nhiệm gì trong chuyện này ư? - K. vừa hỏi vừa tự kiềm chế vì máu ghen tuông bắt đầu làm cho cả anh nữa cũng băn khoăn.

- Có chứ! Tất nhiên! Thậm chí cô ả là có tội nhất. Cô ta bám cổ hắn. Còn hắn thì đàn bà nào mà hắn chẳng tán tỉnh. Riêng ngôi nhà này đã có năm hộ gia đình hắn len lỏi vào và bị tống cổ ra cửa. Không may vợ tôi là người xinh đẹp nhất của cả ngôi nhà, còn tôi lại đúng là kẻ bảo vệ mình kém nhất.

- Nếu như vậy, thì rõ ràng là chẳng làm gì được.

- Sao thế? Cần phải nện cho cái tay sinh viên vốn là thằng hèn nhát ấy một trận đòn nên thân khi hắn muốn đυ.ng vào vợ tôi để cho hắn chừa đến già. Nhưng tôi thì tôi không được quyền, và chẳng có ai muốn giúp đỡ tôi, vì tất cả mọi người đều sợ quyền lực của hắn. Cần phải có một người nào đó như anh.

- Sao thế?

- Bởi lẽ anh bị buộc tội!

- Dĩ nhiên, nhưng chính vì thế mà tôi phải lo sợ hắn trả thù bằng cách tác động đến, nếu không phải là kết cục của vụ án, thì ít nhất cũng là đến cuộc thẩm vấn của hắn.

- Cố nhiên. - Viên mõ tòa nói như thể quan điểm của K. cũng đúng đắn như quan điểm của anh ta - Nhưng theo thường lệ, ở tòa chúng tôi, người ta không khởi tố những vụ án nào chẳng dẫn đến đâu cả.

- Tôi không tán thành ý kiến của anh, nhưng điều đó không ngăn trở tôi nếu gặp dịp sẽ đảm nhiệm tay sinh viên.

- Tôi sẽ đội ơn anh lắm lắm. - Viên mõ tòa nói hơi trịnh trọng, nhưng anh ta không có vẻ tin tưởng là niềm ước muốn tuyệt đỉnh của mình sẽ có ngày thực hiện được.

- Có lẽ nhiều viên chức khác cũng đáng phải trừng trị như thế, - K. nói - có lẽ tất cả!

- Đúng vậy, đúng vậy. - Viên mõ tòa trả lời như thể đó là một điều hoàn toàn tự nhiên.

Rồi y nhìn K. với vẻ tin cậy sâu xa nãy giờ chưa từng biểu hiện mặc dầu hết sức thân tình, và nói thêm:

- Mọi người lúc này đều làm loạn.

Nhưng cuộc trò truyện hình như đã trở nên hơi nặng nề đối với y, vì y nói để cắt đứt:

- Tôi phải đến văn phòng bây giờ; anh có muốn đến với tôi không?

- Tôi chẳng có việc gì làm ở đấy cả. - K. nói.

- Anh có thể xem các hồ sơ, sẽ chẳng có ai để ý đến anh đâu.

- Ở đấy có gì lạ lùng đáng xem không? - K. ngập ngừng hỏi, nhưng rất muốn nhận lời.

- Thực tình, tôi tin là anh sẽ thích thú.

- Thôi được, tôi đi theo anh.

Và anh trèo lên thang gác còn mau hơn mõ tòa.

Khi bước vào, anh suýt ngã, vì sau cái cửa còn có một bậc nữa.

- Họ chẳng quan tâm gì mấy đến công chúng cả. - Anh nói.

- Họ có quan tâm gì đâu, - Viên mõ tòa nói - anh cứ nhìn cái phòng đợi này thì biết.

Đó là một hành lang dài có những cái cửa thô sơ thông với các gian khác nhau của tầng nóc. Mặc dầu chẳng có ánh sáng mặt trời chiếu vào trực tiếp, nhưng không hoàn toàn tối mò, vì có khá nhiều phòng không ngăn cách với hành lang bằng vách kín, mà chỉ bằng lớp gồ đóng mắt cáo, nên cũng có chút ít ánh sáng lọt qua, và từ ngoài nhìn vào có thể thấy các viên chức đương ngồi hí hoáy viết ở bàn hoặc đứng tựa vào mắt cáo theo dõi mọi người qua lại. Vả chăng, công chúng ngồi ở phòng đợi có rất ít, vì là ngày chủ nhật; họ hầu như chẳng gây ấn tượng gì: họ ngồi rải đều trên các ghé dài bằng gỗ kê hai bên hành lang. Tất cả bọn họ đều ăn mặc luộm thuộm, tuy rằng nếu xét đoán qua diện mạo, tư thể, cách để râu và nhiều thứ linh tinh khác, phần đông họ đều thuộc những tầng lớp khá giả trong xã hội. Vì không có giá treo áo, họ để mũ dưới gầm ghế, chắc là những kẻ tới sau làm theo các người đến trước. Khi thấy K. và viên mõ tòa lên, những người ngồi gần cửa nhất đứng dậy chào, những người khác thấy thế tưởng cũng phải làm như vậy, thành thử ai nấy đều đứng lên khi hai người đi ngang qua. Tuy thế không ai đứng thật thẳng, lưng họ vẫn còng còng và đầu gối gập lại; trông cứ như những gã ăn mày ở góc phố. K. đứng đợi viên mõ tòa vì anh đã vượt lên trước và bảo:

- Chắc họ đã phải chịu nhục nhã nhiều lắm!

- Vâng, - Viên mõ tòa nói - các bị cáo đấy mà; tất cả những kẻ anh thấy kia đều là bị cáo.

- Thế ra họ là bạn cùng hội cùng thuyền với tôi thật ư?

Và anh lễ phép hỏi người ở gần anh nhất, một người đàn ông cao gầy, tóc hầu như đã hoa râm:

- Ông đợi gì ở đây, thưa ông?

Nhưng câu hỏi đột ngột ấy làm cho người đó lung túng, càng lúng túng ra mặt vì rõ ràng đây là một người vốn thạo phép xã giao, ở vào bất cứ hoàn cảnh nào khác chắc sẽ rất chủ động và không dễ dàng quên mất cái ưu thế của mình so với người khác. Ở đây, ông ta không biết trả lời thế nào cả câu hỏi giản dị đến thế và nhìn những người chung quanh như thể họ có nhiệm vụ phải giúp đỡ ông và chẳng ai có thể bắt ông trả lời chừng nào ông chưa được hỗ trợ. Viên mõ tòa liền xen vào và nói để làm yên lòng và động viên ông:

- Ông đây chỉ đơn giản hỏi ông là ông đợi gì. Ông trả lời đi!

Tiếng nói của viên mõ tòa chắc là quen thuộc với ông ta hơn nên có hiệu quả tốt hơn:

“Tôi đợi”, ông bẳt đầu nói rồi lại ngừng bặt.

Rõ ràng ông ta chọn cách mở đầu như thế là để trả lời câu hỏi được rành mạch, nhưng tiếp theo lại không biết nói gì nữa. Vài bị cáo mon men đến gần và đứng vây quanh; viên mõ tòa bảo họ:

“Dẹp ra, dẹp ra lấy lối đi”.

Họ hơi lùi lại, nhưng không về ngồi chỗ cũ. Song, người được hỏi đã có thời giờ trấn tĩnh, thậm chí mỉm cười khi trả lời:

“Cách đây một tháng, tôi có đệ vài đơn lên tòa và tôi đợi tòa xét”.

- Ông có vẻ tốn công tốn sức quá. - K. nói.

- Vâng, - Người ấy nói - chẳng phải việc của tôi hay sao?

- Không phải ai cũng nghĩ như ông, ông cứ xem như tôi đây, cũng bị buộc tội, nhưng quả thật có bao giờ tôi đệ trình đơn từ gì đâu. Ông nghĩ rằng cần thiết phải như thế à?

- Tôi không biết chắc chắn.

Rõ ràng ông ta tưởng K. muốn đùa: chắc ông rất muốn rút lại hoàn toàn câu trả lời của mình lúc nãy, vì sợ hớ lần nữa, nhưng thấy K. nhìn có vẻ sốt ruột, ông chỉ nói:

- Về phần tôi, tôi đã đệ trình đơn từ.

- Ông hình như không tin là tôi bị buộc tội. - K. nói - Ồ! Thưa ông, có chứ! Có tin chứ! Ông ta nói và hơi né sang một bên, nhưng câu trả lời của ông chứng tỏ ông sợ nhiều hơn là tin.

- Ông không tin tôi ư? - K. hỏi.

Thái độ nhún nhường của người ấy khiến anh không chủ tâm mà nắm lấy cánh tay ông như để bắt ông phải tin. Anh không muốn làm ông đau, nên chỉ chạm vào tay ông nhè nhẹ, nhưng ông ta kêu rú lên như thế không phải K. chỉ chạm khẽ bằng ngón tay mà dùng kim nung đỏ kẹp lấy ông vậy. Tiếng kêu lố bịch đó khiến cho K. bực mình họ không tin anh là bị cáo kể ra càng hay; chưa biết chừng người đó tưởng anh là quan tòa cũng nên; thay cho lời chào, anh siết tay ông ta mạnh hơn, đẩy ông đến tận chỗ ghế dài, rồi bỏ đi.

"Các ngài bị cáo phần lớn đều dễ bị kích động đến kinh khủng!”, viên mõ tòa nói.

Sau lưng hai người, hầu hết những kẻ đương ngồi đợi chạy đến xúm quanh ông ta đã thôi không kêu nữa, và hình như họ hỏi ông đầu đuôi câu chuyện ra sao. Lúc đó K. nhìn thấy một viên hiến binh đi tới, đặc biệt dễ nhận ra nhờ thanh gươm, bao gươm chắc làm bằng nhôm vì màu trăng trắng, K. ngạc nhiên đến nỗi anh sờ vào gươm xem sao. Hiến binh nghe thấy tiếng kêu của bị cáo nên chạy đến hỏi xem chuyện gì. Viên mõ tòa giải thích qua loa cho y yên tâm, nhưng y tuyên bố là phải đích thân xem xét, y chào rồi cung cúc bước đi; có lẽ do bệnh thống phong nên bước chân y mới líu ríu như thế.

K. chẳng băn khoăn lâu về y và về những người ở hành lang, vì anh phát hiện thấy ở quãng giữa một lối đi hẹp không có cửa rẽ sang bên phải. Anh hỏi viên mõ tòa có phải là đi lối ấy không, hắn gật đầu và K. liền đi vào. Anh rất khó chịu cứ luôn luôn phải đi trước viên mõ tòa một hai bước, vì cái cách đi như thế, ít ra là ở đây, có thể làm cho người ta tưởng anh là một tội phạm bị giải đến gặp quan tòa. Do đó. Anh luôn luôn chờ đợi kẻ dẫn đường, nhưng hắn thì bao giờ cũng dềnh dàng chậm lại một tí. Để chấm dứt nỗi bực dọc ấy, K. liền nói:

- Tôi xem đủ rồi, bây giờ tôi muốn đi khỏi đây.

- Anh chưa xem hết đâu. - Viên mõ tòa nói với vẻ ngay thật đến ngán ngẩm.

- Tôi không muốn xem hết, - K. nói, vả chăng anh cảm thấy thật sự mệt lắm rồi - tôi muốn ra khỏi đây, ra bằng lối nào?

- Anh có bị lạc đâu cơ chứ? - Viên mõ tòa ngạc nhiên hỏi - Anh chỉ việc rẽ ngoặt ở góc kia rồi lại đi dọc hành lang ra đến tận cửa.

- Không! Không! Tôi không đợi, phải đi theo tôi ngay tức khắc.

Từ nãy anh chưa có thì giờ xem xét nơi mình đang đứng; mãi đến khi nhìn thấy một trong số rất nhiều chiếc cửa gỗ chung quanh mở ra, anh mới quan sát chốn này. Một thiếu nữ, chắc là nghe tiếng anh hét, bước ra: Ông cần gì ạ? Xa xa, sau lưng cô, có một người đàn ông cũng đương bước tới trong bóng tối nhá nhem. K. nhìn viên mõ tòa; thế mà hắn bảo chẳng ai để ý đến anh cả! Giờ đây anh đã có những hai viên chức cạo giấy trên tay! Lát nữa chưa biết chừng tất cả các nhân viên sẽ đổ sô đến anh để hỏi xem anh làm gì thế. Cách giải thích duy nhất về sự có mặt của anh ở đây sẽ để lộ ra anh là bị cáo; người ta sẽ nói ngày tháng cuộc hỏi cung sắp tới, và đó chính lại là điều anh không muốn, vì anh đến đây chỉ là do tò mò: hoặc vì ao ước muốn xem cho rõ mặt trong của cái tòa án này gớm guốc cũng như bên ngoài, nhưng cách lý giải này lại càng không thể đưa ra được, tuy anh có cảm tưởng là mình không nhầm; anh không muốn đi xa hơn nữa, đủ quá rồi, những điều tai nghe mắt thấy từ nãy đến giờ làm cho anh ngột ngạt; anh sẽ không còn đủ sức đương đầu với tình thế nếu chẳng may gặp một trong số những viên chức cao cấp có thể bất thần nhô ra từ một cái cửa nào đấy; anh muốn đi khỏi đây, đi cùng với viên mõ tòa, hay nếu cần thì đi một mình cũng được.

- Đi với tôi, - K. nói - chỉ đường cho tôi, nếu không tôi sẽ đi lạc; có nhiều ngả quá!

- Nhưng đó là lối duy nhất mà! - Viên mõ tòa nói bằng một giọng đã có vẻ dè bỉu - Tôi không thể quay trở lại với anh được. Tôi phải đi làm nhiệm vụ của tôi và đã mất khá nhiều thời giờ với anh rồi.

- Đi theo tôi, - K. lớn tiếng nhắc lại - như thế anh vừa bắt quả tang viên mõ tòa nói dối.

- Đừng có hét lên như thế, - Viên mõ tòa khe khẽ nói - chỗ nào cũng đầy những văn phòng; nếu anh không muốn quay ra một mình, thì hãy đi theo tôi một lát nữa, hoặc đứng ở đây đợi tôi làm xong nhiệm vụ được giao.

- Nhưng sự im lặng của anh chắc là kỳ dị lắm, vì cô thiếu nữ và viên mõ tòa đứng ngây ra nhìn như thể anh sắp hóa phép đến nơi và họ không muốn bỏ lỡ dịp được xem; người đàn ông mà K. nhìn thấy từ xa cũng đi tới tận cửa; y vịn cả hai bàn tay vào cái then ngang và kiễng chân đung đưa như một khán giả sốt ruột. Cô gái là người đầu tiên nhận thấy thái độ của K. là do nguyên nhân cơ thể mệt nhọc, cô mang ra cho anh một chiếc ghế bành và hỏi:

“Ông ngồi nhé?”

K. ngồi xuống ngay và còn đặt cả hai cánh tay lên tay ghế cho được thoải mái hơn.

“Ông cảm thấy hơi chóng mặt phải không?”, cô gái nói.

Lúc nãy anh nhìn thấy mặt cô sát gần anh; cô có vẻ mặt nghiêm nghị của rất nhiều phụ nữ ở tuổi thanh xuân tươi đẹp nhất.

“Ông đừng lo vì thấy trong người mệt nhọc, - Cô nói - ở đây cái đó là thường; bước chân vào đây lần đầu tiên hầu như bao giờ người ta cũng cảm thấy trong người khó chịu như thế. Đúng là ông tới đây lần đầu phải không? Đúng chứ? Vậy thì, như tôi đã nói với ông, cái đó rất chi là thường. Mặt trời hun nóng mái nhà ghê gớm! Xà nhà bỏng rẫy; vì thế nên không khí nặng nề, ngột ngạt lắm. Đây chẳng phải là một nơi tuyệt diệu để bố trí các văn phòng đành rằng có rất nhiều thuận lợi. Có những ngày - những ngày có phiên tòa lớn, và thường có luôn luôn - không khí hầu như không thở nổi. Nếu ông biết thêm tất cả mọi người đều mang quần áo lên đây phơi - không sao có thể ngăn cấm hoàn toàn những người thuê nhà làm thế - ông sẽ chẳng lấy làm lạ vì thấy trong người khó ở. Nhưng sau rồi người ta cũng hoàn toàn quen với bầu không khí nơi này. Khi nào ông trở lại đây lần thứ hai hay lần thứ ba, ông sẽ hầu như không cảm thấy ngột ngạt nữa; ông đã cảm thấy dễ chịu hơn rồi chứ?”.

K. không trả lời; anh thấy khó chịu vô cùng cảm thấy mình bị sa vào tay mấy người đó chỉ vì bất thần trong người bải hoải; vả lại từ lúc biết rõ nguyên nhân tình trạng khó ở của mình, chẳng những không đỡ, anh còn cảm thấy mệt hơn một chút. Cô gái nhận thấy ngay; cô lấy cái sào có móc dựng ở tường mở chiếc cửa sổ tròn trên mái ngay bên trên đầu K. để cho người bệnh được dễ chịu phần nào. Nhưng mồ hóng rơi xuống nhiều quá nên cô vội đóng ập vào ngay và phải lấy khăn xoa lau hai bàn tay cho K., vì anh mệt quá không tự làm lấy được; anh rất muốn ngồi yên tại đây chờ cho khỏe rồi mới đi, nhưng anh chỉ có thể ngồi lại được nếu người ta đừng quan tâm đến anh. Đã thế cô gái lại nói:

"Ông không có thể ngồi đây được đâu; vướng đường qua lại”.

K. ngước lông mày như để hỏi làm gì có ai qua lại đâu mà sợ vướng đường.

“Tôi sẽ đưa ông đến y xá nếu ông muốn. Làm ơn giúp em một tay”, cô nói với người đàn ông đứng ở cửa, bác ta lập tức đến ngay.

Nhưng K. không muốn đến y xá; anh chỉ muốn người ta đừng dẫn anh đi xa nữa; càng đi sâu vào trong khu vục này, chắc anh sẽ càng cảm thấy khó ở hơn.

“Tôi đi được rồi”, anh nói và đứng lên chuệnh choạng vì ngồi lâu chân bị tê.

Nhưng anh không đứng thẳng được.

“Không ổn”, anh lắc đầu nói.

Và anh thở dài, lại ngồi xuống. Anh nhớ đến viên mõ tòa có thể dìu anh xuống dễ dàng, nhưng viên mõ tòa chắc đã đi lâu rồi, vì K. cố nhìn lách qua người đàn ông và cô gái đứng trước mặt anh nhưng không thấy hắn đâu cả.

- Tôi cho rằng, - Người đàn ông nói, ông ta ăn mặc rất lịch sự, đặc biệt có chiếc áo gilê màu xám, hai vạt nhọn hoắt như hình đuôi én - vị này bị mệt là do bầu không khí ở đây; không nên đem đến y xá, mà nên đưa ra khỏi khu văn phòng này, như thế có lẽ tốt cho vị ấy và cho cả chúng ta hơn.

- Chính thế! - K. thốt lên vui mừng, hầu như ngắt lời người ấy - Tôi sẽ đỡ ngay lập tức; vả lại tôi cũng không đến nỗi mệt lắm; tôi chỉ cần xốc nách dìu tôi một chút, cũng không vất vả lắm đâu, hơn nữa quãng đường không xa, chỉ phải đưa tôi ra đến cửa, tôi sẽ ngồi nghỉ thêm ở bậc cầu thang một lúc nữa và lại sức ngay, bởi vì tôi chưa bao giờ bị khó ở như thế cả nên lần này đối với tôi quá đột ngột. Ban thân tôi cũng đã quen với không khí các văn phòng, nhưng ở đây, đúng như ông nói, không khí thật kinh khủng. Ông vui lòng dìu tôi đi một quãng được không? Tôi chóng mặt và khi đứng lên một mình thay trong người khó chịu.

Và anh rướn vai lên để nhờ xốc nách cho dễ.

Nhưng người đàn ông không nghe theo anh, bác ta vẫn đứng yên, hai tay đút túi và cười phá lên:

- Cô thấy chưa, tôi đoán có đúng không? - Bác nói với cô gái - Chính vì ở đây nên vị ấy mới khó chịu trong người; ở chỗ khác sẽ không sao.

Cô gái cũng mỉm cười nhưng khẽ phát vào cánh tay người đàn ông một cái như thể bác ta nói hơi sa đà.

- Cô bảo sao! - Bác ta nói và vẫn cười - Tôi chỉ đề nghị đưa vị ấy đi thôi mà!

- Thế thì được. - Cô gái nói, nghiêng nghiêng trong chốc lát cái đâu xinh đẹp của cô cố hướng về K. - Ông đừng quá để tâm đến cái cười ấy nhé.

Còn K. lại trở nên buồn bã, anh nhìn thẳng trước mặt không động đậy vừa chẳng tỏ vẻ gì là cần được giải thích.

- Bác này là - cho phép em được giới thiệu (bác ta phẩy tay cho phép) - bác này là nhân viên chỉ dẫn của tòa. Bác cung cấp cho các bị cáo tất cả những thông tin có thể cần thiết đối với họ, và vì dân chúng ít biết về các phương pháp tố tụng của chúng tôi, nên họ đòi hỏi được chỉ dẫn nhiều. Bác trả lời được tất. Nếu ông muốn ông cứ thử mà xem. Nhưng đấy không phải là tài cán duy nhất của bác ấy đâu; bác còn có đặc quyền ăn diện. Chúng tôi thiết nghĩ (“chúng tôi” là muốn nói các viên chức khác) phải để cho nhân viên chỉ dẫn ăn mặc diện để gây ấn tượng tốt đối với công chúng vì các bị cáo bao giờ cũng tiếp xúc với người đó trước tiên. Những nhân viên khác, chà! Ăn mặc xuềnh xoàng hơn rất nhiều; ông cứ nhìn tôi thì biết; chúng tôi chẳng quan tâm mấy đến thời trang; hoang phí vào quần áo đối với chúng tôi chẳng thích thú gì nhiều vì hầu như quanh năm suốt tháng ngồi ở văn phòng; chúng tôi ngủ cũng ở đấy. Nhưng như tôi đã nói với ông, chúng tôi cho rằng nhân viên chỉ dẫn cần thiết phải có bộ quần áo đẹp. Khốn nỗi, cơ quan chúng tôi về phương diện này hơi có vẻ kỳ quặc, không chịu cung cấp cho, nên chúng tôi đã phải quyên góp - cả các bị cáo cũng quyên góp - để lấy tiền sắm cho ông bạn đồng sự của chúng tôi bộ áo đẹp đương mặc đây và vài bộ khác nữa. Bây giờ thì mọi việc tiến triển đều, để gây ấn tượng tốt, nếu bác ấy không làm hỏng việc của chúng tôi bằng cái cười khiến cho các bị cáo ai cũng khϊếp sợ.

- À ra thế, - Bác nhân viên chỉ dẫn nói một cách châm biếm - nhưng thưa cô, không hiểu cô mang tất cả những điều bí mật của chúng ta ra kể với ông, hay đúng hơn là bắt ông ấy phải nghe, để làm gì, bởi vì ông ấy có mảy may cần biết những chuyện đó đâu; cô cứ nhìn mà xem, ông ấy đương mải nghĩ chuyện riêng đấy.

K. cũng chẳng buồn cãi lại; ý đồ của cô gái có thể là rất tốt; có lẽ cô muốn giải khuây cho anh hoặc để anh có thì giờ lại sức, nhưng cô không đạt được mục đích.

- Em cần phải giải thích cho ông ấy rõ về cái cười của bác, - Cô gái nói - nó xúc phạm lắm kia.

- Tôi cho rằng ông đây sẵn lòng tha thứ cho tôi về những điều xúc phạm còn tệ hơn nữa, - Bác nhân viên đáp - miễn rằng tôi đưa ông ấy ra cửa.

K. chẳng nói chẳng rằng; anh cũng không ngước mắt lên nữa; anh chấp nhận người ta nói đến anh như nói đến một đồ vật và thích được như thể, nhưng bỗng anh cảm thấy bàn tay của bác nhân viên chỉ dẫn và của cô gái, mỗi người một bên, đỡ lẩy cánh tay anh.

- Nào, đứng lên, ông bạn ốm yếu! - Nhân viên chỉ dẫn nói.

- Xin ngàn lần cảm ơn cả hai người. - K. vừa nói vừa từ từ đứng dậy và tự mình kéo bàn tay của hai người đặt vào chỗ anh cần được nâng đỡ.

- Nghe tôi nói, - Cô gái thì thầm vào tai anh khi họ ra đến hành lang - người ta có thể tưởng rằng tôi tìm cách đề cao nhân viên chỉ dẫn của chúng tôi; ai muốn nghĩ thế nào thì nghĩ, tôi chỉ tìm cách nói sự thật; bác ấy không phải là người sắt đá; bác ấy không có nhiệm vụ đưa các bị cáo yếu mệt ra đến tận cửa, nhưng vẫn vui vẻ làm; có lẽ tất cả mọi người ở chỗ chúng tôi chẳng ai là có trái tim sắt đá; chúng tôi sẵn lòng giúp đỡ cho bất cứ ai, nhưng vì là viên chức tư pháp, chúng tôi thường bị mọi người cho là ác, chẳng muốn giúp đỡ ai; đó là một điều khiến cho tôi hoàn toàn đau khổ.

- Ông ngồi xuống đây một chút nhé? - Nhân viên chỉ dẫn hỏi.

Họ đã ra hành lang, đúng chỗ trước mặt người bị cáo K. hỏi chuyện lúc anh đi vào, K. hầu như ngượng đỏ mặt vì vừa mới lúc nãy thái độ của anh đổi với người ấy đường hoàng là thế, mà bây giờ phải ra mất với kẻ dìu người đỡ như thế này; hai người vẫn xốc nách anh và bác nhân viên chỉ dẫn dùng ngón tay xoay xoay mũ trên đầu anh; tóc anh rối bù xõa xuống trán ướt đẫm mồ hôi. Nhưng người bị cáo hình như không nhìn thấy gì cả; ông ta đứng nguyên trước mật nhân viên chỉ dẫn một cách khúm núm và chỉ tìm cách xin lỗi về sự có mặt của mình trong khi bác nhân viên chỉ dẫn chẳng buồn nhìn đến ông.

- Tôi biết hôm nay không ai có thể giải quyết vụ việc của tôi được. - Ông ta nói - Nhưng tôi vẫn cứ đến vì nghĩ rằng tôi có thể đợi ở đây; hôm nay chủ nhật, tôi có thì giờ và không làm phiền đến ai cả.

- Không phải lúc thanh minh nhiều như thế, - Bác nhân viên chỉ dẫn nói - ông băn khoăn như vậy là tốt rồi; quả thực, ông đến ngồi trong phòng đợi rất vô tích sự, nhưng chừng nào điều đó không làm phiền đến tôi, tôi cũng không muốn cản trở ông theo dõi công việc của mình khi một người như tôi từng thấy nhiều bị cáo lơ là bổn phận của họ một cách đáng hổ thẹn, thì cũng kiên nhẫn được với những kẻ như ông. Ông ngồi xuống đi.

- Đấy! Bác ta ăn nói với công chúng khá chưa! - Cô thiếu nữ nói thầm với K.

K. gật đầu, nhưng anh bỗng giật nẩy mình khi nghe nhân viên chỉ dẫn hỏi đột ngột:

- Ông không muốn ngồi xuống ư?

- Không, - K. nói - tôi không muốn nghỉ luôn tại đây.

Anh nói có vẻ cả quyết, nhưng thực ra nếu được ngồi nghỉ thì khoan khoái biết chừng nào. Anh cảm thấy như say sóng. Anh tưởng như đương ở trên một con tàu trong lúc biển động, tưởng như nước điên cuồng đập vào những vách ngăn bằng gỗ, và tưởng như nghe thấy ở cuối hành lang có tiếng ầm ầm như tiếng sóng đương xô đến sắp trùm qua đầu; cái hành lang như chao đi chao lại và các bị cáo ngồi hai bên bồng lên bềnh xuống nhịp nhàng. Sự bình tĩnh của cô gái và người đàn ông dìu chàng đi càng trở nên khó hiểu, số phận của K. nằm trong tay họ; nếu họ buông tay ra, anh sẽ rơi xuống như một khối thịt. Anh cảm thấy họ bước đi đều đặn mà không sao nhịp bước theo họ được, vì hầu như họ phải khiêng anh đi. Anh thấy được là họ đương nói với anh, nhưng lại không hiểu họ nói gì; anh chỉ nghe thấy tiếng ù ù đinh tai nhức óc tưởng chừng như tràn ngập không gian, xen vào đó không ngừng có những âm thanh rít lên như tiếng còi.

“Nói to lên”, anh thì thào, gục đầu xấu hổ về điều vừa nói, vì anh biết rất rõ là họ nói đã khá to rồi.

Cuối cùng, như thể tường đột ngột nứt toác ra, một luồng không khí mát lạnh thổi vào anh và anh nghe bên cạnh có người nói:

“Ông ấy khăng khăng một mực đòi đi ra, nhưng khi bảo cho ông ấy biết cửa kia rồi, thì nhắc đi nhắc lại đến trăm lần, ông ấy vẫn trơ ỳ ra như cái gốc cây”.

Lúc ấy mới biết là đã ra đến cửa; cô gái đã mở cửa cho anh. Anh bỗng cảm thấy mình khỏe lại như thường và để thưởng thức luôn mùi vị của tự do, anh bước ngay xuống một bậc thang, từ đấy anh chào từ biệt người đàn ông và cô thiếu nữ đứng bên trên cúi xuống.

“Rất cám ơn”, anh nhắc lại.

Và anh bắt tay họ nhiều lần; anh chỉ thôi khi thấy họ chịu đựng có vẻ khó nhọc làn không khí tương đối mát mẻ từ cầu thang lùa vào, vì đã quen với bầu không khí trong các văn phòng. Họ hầu như không đáp lại được và có lẽ cô gái đã ngã xỉu nếu anh không đóng vội cửa lại; anh còn đứng đấy thêm một lúc nữa, rút cái gương trong túi áo, chải qua lại mái tóc, nhặt chiếc mũ ở bậc thang dưới - chắc bác nhân viên chỉ dẫn đã ném xuống đấy - rồi chạy xuống cầu thang thoăn thoắt đến nỗi anh hầu như phát sợ thấy mình biến đổi như vậy. Sức khỏe cường tráng của anh chưa bao giờ gây cho anh nỗi bất ngờ ấy; hay bây giờ cơ thể của anh muốn nổi loạn và sửa soạn cho những giờ nỗi phiền muộn thuộc loại khác khi anh đã chịu đựng được rất tốt những nỗi phiền muộn của vụ án? Có lẽ sắp tới anh phải đi khám bệnh chăng? Dù sao đi nữa, anh dự định từ nay về sau sẽ sử dụng tốt hơn những ngày chủ nhật của anh.