Vụ Án

Quyển 1 - Chương 2: Vụ Bắt Bớ Joseph K. Cuộc Trò Chuyện Với Bà Grubach Rồi Với Cô Bürstner

- Bọn tôi biết làm sao. - Hai gã thanh tra nói, chúng có vẻ buồn bã mỗi lần K. kêu lên, khiến cho anh bối rối hoặc trở nên biết điều đôi chút.

- Nghi thức lố bịch. - Anh còn lầu bầu, nhưng cũng đã cầm lấy chiếc áo vét trên lưng ghế; anh giữ nguyên chiếc áo buông thõng một lúc bằng cả hai bàn tay như để cho mấy gã thanh tra xem có được không. Chúng lắc đầu.

- Phải mặc chiếc áo đen -, chúng nói.

K. liền vứt áo vét xuống đất và nói, mà bản thân anh chẳng hiểu là nói gì: - Nào có phải chuyện gì to tát trọng thể đâu! -.

Mấy gã thanh tra mỉm cười, nhưng cố nén lại:

- Phải mặc áo vét đen. - Chúng nói.

- Nếu nhờ vậy mà mọi việc chóng vánh thì cũng được thôi. - K. nói, và anh tự mình mở tủ, tìm rất lâu trong đống quần áo, chọn bộ đồ đen đẹp nhất của anh, một chiếc áo Jaket may bó sát lấy người đã từng làm cho bạn bè quen biết của anh phải trầm trồ, anh cũng lấy ra một chiếc áo sơ mi sạch và bắt đầu đóng bộ rất cẩn thận. Trong thâm tâm, anh còn nghĩ đã đẩy nhanh được mọi việc bằng cách làm cho bọn thanh tra quên không bắt anh tắm rứa. Anh để ý dò xét xem liệu chúng có sắp sửa nhắc anh phải đi tắm không, nhưng tất nhiên là chúng không nghĩ đến; ngược lại Willem không quên cử Franz đến báo cho ngài đội biết là K. đương mặc quần áo.

Khi đã quần áo chỉnh tề, anh phải đi ngang qua phòng bên cạnh, có Willem kèm sát, để tới phòng kế tiếp, cửa đã mở rộng cả hai cánh. Căn phòng ấy, K. biết rất rõ, là phòng ít lâu nay cô Bürstner ở, cô là thư ký đánh máy, hàng ngày đi làm từ tờ mờ sáng cho mãi tới khuya mới về, khi gặp nhau, hai người chỉ gật đầu chào hỏi. Cái bàn để đèn đêm trước vẫn kê ở đầu giường, nay được kéo ra giữa phòng để dùng làm bàn giấy cho ngài đội đương ngồi phía sau. Hai chân lão bắt chéo, một cánh tay tỳ lên lưng ghế tựa.

Trong một góc phòng, có ba thanh niên đương xem ảnh cô Bürstner; các ảnh treo vào một chiếc mành nhỏ trên tường. Một chiếc áo choàng trắng móc ở quả đấm cửa sổ để mở. Phía trước mặt, hai ông bà lão đã lại đến xem; cả hai cúi gập người trên bậu cửa sổ, nhưng phía sau lưng các cụ bây giờ còn có thêm một tay đàn ông cao lớn vượt hơn các cụ hẳn nửa người, áo sơ-mi để phanh trước ngực, tay rứt rứt bộ ria mép màu hung.

- Joseph K. hả? - Viên đội hỏi, có lẽ chỉ là để cho bị cáo đương nhìn lơ đãng phải chú ý đến y.

K. gật đầu.

- Chắc ông ngạc nhiên lắm về những sự kiện xảy ra sáng nay?

- Viên đội hỏi, hai tay xê dịch mấy thứ đồ vật trên chiếc bàn để đèn đêm - cây nến, những que diêm, quyển sách và hộp kim chỉ - dường như lão cần dùng đến những dụng cụ ấy trong lúc xét hỏi.

- Nhất định rồi, - K. nói, anh sung sướиɠ được đối diện với một con người biết điều và có thể nói với người ấy về vụ việc của anh - nhất định rồi, tôi ngạc nhiên nhưng không phải là ngạc nhiên lắm.

- Không ngạc nhiên lắm? - Viên đội hỏi và đặt lại cây nến ra giữa chiếc bàn con, còn mấy thứ kia thì xếp chung quanh.

- Có lẽ ông hiểu làm ý tôi định nói. - K. vội giải thích - Tôi muốn nói. Nhưng đến đây anh ngừng lại để tìm một chiếc ghế - Tôi có thể ngồi, phải không ạ?

- Thường lệ không thế. - Viên đội trả lời.

- Tôi muốn nói, - K. nhắc lại và không ngừng lời nữa - tuy tôi rất ngạc nhiên, nhưng đã ba mươi năm sống ở trên đời và phải hoàn toàn tự lực cánh sinh, tôi đã ít nhiều chai sạn với những sự ngạc nhiên, nên cũng xem thường nhất là chuyện ngạc nhiên ngày hôm nay.

- Tại sao nhất là chuyện ngạc nhiên ngày hôm nay?

- Tôi không muốn nói tôi xem chuyện xảy ra đây là một trò đùa; người ta dàn ra lắm thứ thế này chắc không phải chuyện đùa. Nếu là đóng kịch thì ắt tất cả những người trong nhà đều tham gia, kể cả ông nữa; như thế sẽ vượt những giới hạn của một trò đùa. Vì vậy tôi không muốn nói đây là một trò đùa.

- Rất đúng. - Viên đội vừa nói vừa đếm diêm trong bao.

- Nhưng mặt khác, - K. quay về phía mọi người nói tiếp, anh rất muốn mấy tay thanh niên xem ảnh cũng quay lại nghe - việc này xem ra cũng chẳng có gì quan trọng lắm. Sở dĩ nói thế vì tôi bị buộc tội mà chẳng thấy mình có một chút lỗi lầm nào đáng trách cả. Nhưng đó vẫn chỉ là điều thứ yếu. Cái chính là tôi muốn biết ai buộc tội tôi? Cơ quan nào điều khiển vụ án? Các ông có phải là viên chức không? Chẳng ai mặc đồng phục cả, trừ phi gọi là đồng phục bộ quần áo này - và anh chỉ quần áo Franz đương mặc - bộ quần áo du lịch bình thường thì đúng hơn. Đó là những điểm tôi yêu cầu ông nói rõ; tôi tin rằng sau khi giải thích đâu vào đấy, chúng ta có thể hết sức thân ái chia tay nhau.

Viên đội lại đặt bao diêm trên bàn.

- Ông lầm to. - Y nói - Trong vụ này, mấy người kia và cả tôi đều giữ vai trò hoàn toàn thứ yếu. Chúng tôi thậm chí hầu như không biết gì. Dù chúng tôi có mặc đồng phục hết sức đúng quy cách chăng nữa thì việc của ông cũng chẳng bớt đáng buồn đi một tí nào. Tôi cũng không thể nói là ông bị buộc tội, hay đúng hơn tôi không biết là ông có bị buộc tội hay không. Ông bị bắt, điều đó đúng, tôi không biết gì hơn. Nếu mấy viên thanh tra có nói gì thêm với ông, thì chỉ là ba hoa đấy thôi. Nhưng tuy không trả lời những câu hỏi của ông, tôi vẫn có thể khuyên ông nên bớt nghĩ đến chúng tôi đi và giữ mình nhiều hơn chút nữa. Và đừng lải nhải mãi là không có tội gì, chỉ tổ làm hại đến cái ấn tượng tạm gọi là tốt đẹp của mọi người đối với ông. Ông cũng nên ăn nói dè dặt hơn; giả sử ông có không nhiều lời đi nữa, thì thái độ của ông hầu như cũng đủ cho mọi người hiểu tất cả những điều ông giải thích từ nãy đến giờ, và những điều ấy lại chẳng có lợi gì cho ông.

K. trố mắt nhìn viên đội. Anh chàng này có lẽ còn ít tuổi hơn anh, thế mà ở đây lại giở giọng lên lớp với anh như với một cậu học trò. Họ trách mắng anh về tính ngay thẳng của anh ư? Và họ chẳng cho anh biết tí gì về lý do cũng như cơ quan hữu trách quyết định việc bắt giữ!

Bực mình, anh liền đi đi lại lại có vẻ bứt rứt khó chịu, điều đó thì chẳng ai ngăn cấm; anh vén cổ tay áo, sờ nắn tấm áσ ɭóŧ trước ngực, vuốt vuốt mái tóc, đi ngang qua chỗ ba tay thanh niên và nói: -Thật là vô lý hết sức, khiến cho cả ba quay lại nhìn anh vừa ân cần nhưng cũng vừa nghiêm nghị, và cuối cùng anh quay về dừng lại trước bàn giấy của viên đội.

- Ông biện lý Hasterer là chỗ bạn thân của tôi, - Anh nói - tôi gọi điện thoại cho ông ấy có được không?

- Được chứ, - Viên đội bảo - nhưng tôi chẳng hiểu là được tích sự gì, trừ phi để nói chuyện riêng tư thì không kể.

- Được tích sự gì ư? - K. thốt lên, ngơ ngác nhiều hơn là bực tức - Thế ông là ai? Ông muốn tôi nói chuyện bằng điện thoại phải được tích sự, còn ông thì ông hành động thật quá ư vô tích sự? Ông xem thế có kỳ không? Thoạt đầu, họ bất thình lình xông vào nhà tôi, rồi bao vây quanh tôi, rồi cho là tôi tội nặng! Gọi đây nói cho một ông biện lý thì được tích sự gì ư khi người ta khẳng định rằng tôi bị bắt? Thôi được, tôi sẽ không gọi dây nói nữa.

- Cứ việc gọi chứ. - Viên đội bảo anh và trở ra ngoài tiền sảnh.

- Ở đấy có máy điện thoại, tôi xin ông cứ gọi dây nói đi.

- Không, tôi không muốn nữa. - K. nói và bước về phía cửa sổ.

Phía bên kia, ba nhân vật tò mò vẫn đứng ở cửa sổ; họ bình thản đứng xem và chỉ có vẻ bối rối khi K. tới nhìn họ. Hai ông bà lão muốn bỏ đi, nhưng tay đàn ông đứng phía sau làm cho hai cụ an tâm.

- Chúng ta có những khán giả quá quắt thật! - K. kêu to lên và vừa quay về phía viên đội vừa giơ tay chỉ mấy người kia. Anh thét bảo họ - Đi đi!

Họ liền lùi ngay lại mấy bước; hai ông bà lão thậm chí lần sau người đàn ông, gã che kín hai cụ bằng tấm thân hộ pháp của mình, còn miệng thì mấp máy như nói gì, nhưng vì chúng xa nên K. nghe không rõ. Tuy thế họ không bỏ đi hẳn; hình như họ đợi thời cơ để có thể quay trở lại chỗ cửa sổ mà không ai nhìn thấy.

- Đồ mất dạy! - , K. quay lại nói.

Liếc nhìn viên đội, anh thấy gã cảnh sát ấy có vẻ như tán đồng với anh. Nhưng cũng rất có thể viên đội không nghe thấy, vì y đã đặt bàn tay trên mặt bàn và hình như đương so xem ngón tay nào dài ngắn. Hai gã thanh tra thì ngồi trên chiếc ghế phủ tấm thảm và xoa bóp đầu gối. Ba tay thanh niên đứng chống nạnh nhìn lơ đãng khắp nơi. Yên lặng như tờ giống một văn phòng bị bỏ quên không có người làm việc.

- Các ông ạ, - K. nói, và có lúc anh cảm thấy như tất cả bọn họ đè nặng trên vai anh - qua thái độ của các ông, vụ việc của tôi xem chừng kết thúc rồi. Theo ý kiến tôi, tốt hơn hết là chẳng nên nghĩ xem cách thức tiến hành của các ông là có hay không có căn cứ, mà ta nên bắt tay nhau để chấm dứt câu chuyện này một cách nhã nhặn. Nếu các ông cũng đồng ý như thế, thì nào.

Và anh giơ tay bước về phía bàn viên đội.

Viên đội ngước lông mày, cắn môi và nhìn bàn tay K., anh vẫn nghĩ rằng y sắp nắm lấy bàn tay ấy. Nhưng viên đội đứng dậy, cầm lấy chiếc mũ quả dưa trên giường cô Bürstner và nâng cả hai tay đội lên đầu hết sức thận trọng như khi ta đội thử mũ mới.

Mọi việc đối với ông có vẻ đơn giản quá, y đồng thời nói với K. Theo ý ông, chúng ta phải chấm dứt vụ này một cách nhã nhặn ư? Nhưng không, này, không được đâu! Song như thế cũng không có nghĩa là ông phải thất vọng. Mà việc gì phải thất vọng? Ông chỉ bị bắt thôi mà. Đó là điều tôi phải báo cho ông biết; tôi thấy ông đã biết điều đó rồi, hôm nay thế là đủ, và chúng ta có thể chia tay nhau, tất nhiên là tạm thời. Chắc bây giờ ông muốn đi đến ngân hàng?

- Đến ngân hàng? - K. hỏi - Tôi tưởng là tôi bị bắt.

K. nói bằng một giọng khá cao ngạo, vì tuy bị từ chối cái bắt tay, anh vẫn cảm thấy ngày càng không bị lệ thuộc vào bọn người kia, nhất là từ lúc viên đội đứng dậy. Anh đóng kịch cùng với chúng. Anh có ý định theo chúng ra tận ngoài cửa nếu chúng ra về và đề nghị chúng bắt anh. Vì vậy anh nhắc lại:

- Làm sao tôi có thể đến ngân hàng được, vì tôi bị bắt cơ mà?

- Đúng thế, - Viên đội nói và đã ra gần đến cửa - ông không hiểu ý tôi! Ông bị bắt, tất nhiên rồi, nhưng điều đó không ngăn cản ông tiếp tục nghề nghiệp của mình. Sẽ không cấm đoán ông sống cuộc sống bình thường.

- Nếu vậy thì chuyện bắt giữ này chẳng có gì đáng sợ lắm. - K. liền nói và đến gần viên đội.

- Tôi vẫn nghĩ như thế. - Y trả lời.

- Trong những điều kiện ấy thì có lẽ cần gì phải báo cho tôi biết là bị bắt. - K. nói thêm và xích đến gần viên đội hơn nữa.

Những người khác lúc này kéo đến. Họ đứng thành một nhóm sát bên nhau gần cửa ra vào.

- Đó là nhiệm vụ của tôi. - Viên đội nói.

- Một nhiệm vụ ngớ ngẩn. - K. nói một cách tàn nhẫn.

- Có thể là như thế. - Viên đội trả lời - Nhưng chúng ta có thì giờ đâu mà chãi vã những chuyện ấy! Tôi nghĩ là ông muốn đi đến ngân hàng. Vì ông để ý lừng câu từng chữ, tôi xin nói thêm là tôi không buộc ông đến ngân hàng đâu, tôi chỉ cho rằng ông mong muốn thế, và để tạo điều kiện dễ dàng cho ông đi về không bị ai để ý, tôi đã đem theo ba anh này, đều là đồng sự của ông, và đã bảo với họ để tùy ông sai phái.

- Thế nào? - K. thốt lên, ngạc nhiên nhìn ba nhân vật phụ ấy.

Ba gã thanh niên vô danh tiểu tốt, người xanh rớt, anh chỉ nhớ lúc nãy đứng xúm xít chung quanh những bức ảnh của cô Bürstner, đúng là các nhân viên nhà ngân hàng của anh thật, không phải là những đồng sự, nói thế thì quá - đây là lỗ hổng trong khối óc điều gì cũng biết của viên đội - mà thực ra là những nhân viên hạ cấp của nhà ngân hàng. Sao lúc nãy anh không nhớ ra nhỉ? Chắc vì mải chú ý đến viên đội và mấy gã thanh tra nên anh mới không nhận ra mấy tay thanh niên kia! Đó là gã Rabensteiner người cứng đơ, hai bàn tay lúc nào cũng múa may, gã Kullisch tóc vàng hoe, mắt sâu trũng, và gã Kaminer bị chứng thần kinh giật, lúc nào cũng cười cười trông khó chịu vô cùng.

- Chào các anh. - Một lát sau K. nói và chìa bàn tay ra cho ba chàng trẻ tuổi, chúng cúi đầu chào rất nghiêm chỉnh - Thế mà tôi không nhận ra các anh. Ta đi làm chứ?

Mấy tay đó gật đầu cười tán thành, tỏ vẻ rất sốt sắng, dường như từ đầu đến giờ chúng chỉ đợi có thế; nhưng khi K. biết mình bỏ quên mũ ở trong phòng thì cả ba đều theo nhau chạy đi tìm, điều đó dẫu sao cũng chứng tỏ có phần nào lúng túng. K. đứng tại chỗ nhìn theo chúng qua hai cửa ra vào để ngỏ; đi sau cùng tất nhiên là gã Rabensteiner thờ ơ, có dáng đi thanh thoát, nhưng thuần túy hình thức. Người mang mũ đến là Kaminer, và khi gã đưa mũ cho K. anh buộc phải tự nhủ để có thể dằn lòng, như ở nhà ngân hàng, rằng nụ cười của Kaminer không phải là do chủ tâm và Kaminer thậm chí chẳng bao giờ có thể mỉm cười một cách chủ tâm được. Ngoài tiền sảnh, bà Grubach mở cửa cho tất cả mọi người; bà không có vẻ gì biết được lỗi lầm của anh; vẫn như mọi lần, đôi mắt K. bị thu hút bởi cái giải tạp dề của bà quá lòng thòng không cần thiết dọc theo cái bụng bệ vệ. Xuống đến dưới dường, xem đồng hồ, anh quyết định đi ô-tô để khỏi trễ thêm giờ vô ích, Kaminer chạy ra đầu phố tìm xe; hai gã kia cố ra sức làm cho anh đỡ sốt ruột, thì chợt Kullisch trỏ chiếc cổng ngôi nhà phía trước, nơi người đàn ông cao lớn râu màu hung vừa ló mặt ra; thoạt đầu hơi ngượng ngùng khi phô ra toàn bộ tấm thân dài lênh khênh, người đó vội lùi phắt lại và dựa vào tường. Hai cụ già chắc còn

đương trong cầu thang... K. bực mình với Kullisch đã làm cho anh chú ý đến cái anh chàng anh nhìn thấy lúc nãy và vẫn nơm nóp lo y sẽ lại xuất hiện nữa.

- Đừng có nhìn, anh nói, chẳng hề băn khoăn là một lời nhận xét như thế có thể kỳ dị đối với những con người tự do.

Nhưng anh chẳng cần phải giải thích gì, vì ô-tô vừa đến, mọi người lên ngồi và xe chạy. Lúc ấy anh mới nhận thấy là không để ý đến viên đội và mấy nhân viên kiểm tra ra về lúc nào; ban nãy viên đội đã che lấp không cho anh nhìn thấy mấy nhân viên; bây giờ, mấy nhân viên che khuất không cho anh nhìn thấy viên đội. Anh đã thiếu nhạy bén đầu óc và quyết định từ nay chú ý hơn về mặt ấy. Đâu sao, anh không thể không quay lại một lần nữa và thò đầu ra phía sau xe để cố nhìn xem có thấy mấy ông khách của anh ra về hay không. Nhưng anh lập tức ngồi xuống ngay, thậm chí không đưa mắt tìm xem họ đâu nữa, và ngả người thoải mái trong góc xe. Tuy không lộ ra ngoài, nhưng lúc đó anh thấy rất cần được nâng đỡ tinh thần, song mấy gã thanh niên có vẻ mỏi mệt: Rabensteiner nhìn ra bên phải, Kullisch nhìn sang bên trái, chỉ còn một mình Kaminer là ngồi không. Với nụ cười nhạo bất di bất dịch trên môi, nhưng tiếc thay vì tình thương, K. không sao giễu cợt được.

* * * * *

Hồi đầu năm ấy, K. thường ở tại phòng làm việc đến tận chín giờ, và khi ra về vẫn có thói quen trước hết đi dạo chốc lát, hoặc một mình, hoặc với các bạn đồng sự, rồi sau đó đến quán rượu ngồi suốt buổi tối, thường là đến tận mười một giờ, tại một bàn ăn dành riêng cùng với mấy ông đã có tuổi. Nhưng chương trình ấy cũng có những ngoại lệ: ngài giám đốc ngân hàng vốn đánh giá cao công việc làm và tính tình nghiêm túc của anh, thỉnh thoảng mời anh đi dạo bằng ô-tô hoặc đến dùng cơm tại biệt thự của ngài. Hơn nữa, mỗi tuần một lần, K. đến nhà một cô gái tên là Elsa làm hầu bàn suốt đêm tại một tiệm rượu, và chỉ tiếp anh đến thăm ban ngày lúc cô nằm nghỉ.

Nhưng tối hôm đó - thời gian đã trôi qua rất mau nhờ công việc làm cần cù và một lô những lời chúc mừng sinh nhật vừa nịnh bợ, vừa thân tình - K. quyết định về nhà ngay tức khắc.

Anh nghĩ ngợi mãi không thôi trong tất cả những giây phút ngắn ngủi tạm dừng công việc để nghỉ ngơi. Chẳng biết rõ vì sao nhưng anh có cảm tưởng rằng những sự kiện xảy ra ban sáng chắc phải làm náo động cả ngôi nhà của bà Grubach, và sự có mặt của anh là cần thiết để đem lại trật tự. Như thế, mọi dấu vết của các chuyện xảy ra lúc sáng sẽ biến đi, và cuộc sống sẽ trở lại cái nếp bình thường, về ba tay nhân viên nhà ngân hàng, anh chẳng có gì đáng ngại; chúng lại lăn vào đại dương các nhân viên và không có gì tỏ ra thay đổi trong thái độ của chúng. K. đã triệu tập chúng lên nhiều lần, khi riêng rẽ từng đứa, khi đồng thời cả ba, để quan sát chúng. Lần nào khi cho chúng bước ra, anh cũng thấy hài lòng.

Khi về đến trước cửa nhà, lúc chín rưỡi tối, anh thấy một cậu thiếu niên đứng dưới cổng xe ra vào, hai chân dạng ra, đương lặng lẽ hút tẩu thuốc.

- Cậu là ai? - K. hỏi ngay và ghé sát mặt nhìn cậu thiếu niên vì trong bóng tối mờ mờ của lối đi, nhìn không rõ lắm.

- Thưa anh, em là con trai bác gác cổng. - Cậu ta đáp, đứng né sang một bên và rút tẩu thuốc ra khỏi miệng.

- Con trai bác gác cổng à? - K. vừa hỏi, vừa sốt ruột lấy đầu chiếc can của mình gõ gõ xuống đất.

- Anh cần gì ạ? Em có phải đi tìm cha em không?

- Không, không. - K. nói bằng một giọng có vẻ độ lượng, như thể cậu ta đã làm điều gì sai trái mà anh sẵn lòng tha thứ. Thôi được - Anh nói thêm và bước đi tiếp, nhưng trước khi lên thang gác, anh còn quay lại một lần nữa.

Anh rất có thể đi thẳng về phòng mình, nhưng vì muốn trò chuyện với bà Grubach, nên anh lại gõ cửa phòng của bà trước. Bà Grubach đương ngồi khâu vá bên một chiếc bàn chất đầy những đôi tất cũ. K. nói vài lời nhạt nhẽo xin lỗi đã đến khuya khoắt như thế này, nhưng bà Grubach rất tử tế, không muốn nghe những lời xin lỗi của anh; bà bảo rằng anh biết rõ là bà luôn luôn quan tâm đến anh, và anh là người thuê nhà bà quý mến hơn cả. K. đưa mắt nhìn quanh phòng; nó đã hoàn toàn khôi phục lại dáng vẻ trước kia: bát đĩa của bữa điểm tâm, sáng nay anh thấy trên chiếc bàn còn gần cửa sổ, đã biến đi.

-Bàn tay phụ nữ, - Anh nghĩ - làm những điều ta không sao hiểu nổi, anh thì có lẽ đã đập vỡ số bát đĩa ấy tại chỗ chứ chắc chắn không thể dọn chúng được.

Anh nhìn bà Grubach phần nào có vẻ biết ơn.

- Sao bà còn làm việc khuya thế? - Anh hỏi.

Lúc này cả hai người đều ngồi ở bàn, và thỉnh thoảng K. lại thọc cả hai bàn tay của anh vào trong đống tất.

- Công việc cứ ùn ùn ra! - Bà nói - ban ngày tôi là của những người thuê nhà; muốn dọn dẹp đồ đạc, quần áo cho có ngăn nắp, tôi chỉ còn mỗi buổi tối.

- Hôm nay tôi lại có thêm công thêm việc nặng nề phải phiền bà đấy. - Anh nói.

- Mà việc gì thế vậy? - Bà hỏi, sôi nổi hẳn lên; chiếc tất bà đương mạng nằm ở vạt áo.

- Tôi muốn nói về những người đàn ông sáng nay đến đây.

- À! Những người đàn ông sáng nay! Bà lấy lại vẻ bình thản và nói - Nhưng không, tôi chẳng lấy làm rầy rà lắm đâu.

K. nhìn bà lại lặng lẽ cầm chiếc tất lên để mạng... - Bà ta có vẻ ngạc nhiên thấy mình đề cập đến chuyện đó, - Anh nghĩ - hình như bà ta còn trách mình nữa là khác; như thế lại càng cấp thiết phải nói. Mình chỉ có thể nói được với một bà già mà thôi.

- Có chứ, - Một lát sau anh nói - chuyện đó nhất định đã làm cho bà thêm công thêm việc, nhưng nó sẽ không tái diễn nữa đâu!

- Ồ không, chuyện đó không thể tái diễn được nữa. - Đến lượt bà vừa nói vừa mỉm cười với K. một cách hơi buồn buồn.

- Bà thật sự nghĩ như vậy à? - K. hỏi.

- Phải, - Bà nói khẽ hơn - nhưng cốt nhất là không nên xem sự việc là quá nghiêm trọng. Trên đời chán gì chuyện xảy ra như thế! Bởi vì bác đã hết lòng tin cậy nói với tôi, bác K. ạ, nên tôi có thể thú thật với bác là tôi đã nghe lõm bõm bên ngoài cửa và hai gã thanh tra cũng rỉ tai cho tôi biết đôi điều. Chuyện này liên quan đến hạnh phúc của bác, và đó là một vấn đề tôi thực sự quan tâm, có thể hơi quá một chút, vì tôi chỉ là bà chủ có nhà cho bác thuê mà thôi. Vậy là tôi có nghe được vài điều vặt vãnh, nhưng có thể nói là chẳng có gì nghiêm trọng lắm đâu. Tôi biết rõ là bác bị bắt, nhưng chẳng phải như người ta bắt bọn ăn cắp. Khi bị bắt như một thằng ăn cắp, thì nghiêm trọng thật; còn như việc bác bị bắt... tôi có cảm giác như một vấn đề bác học gì đấy - bác thứ lỗi cho nếu tôi ăn nói tào lao - tôi có cảm giác như một vấn đề bác học gì đấy mà tôi không hiểu nổi, đúng thế, mà cũng chẳng ai là bắt buộc phải hiểu.

- Điều bà vừa nói chẳng phải là tào lao đâu, bà Grubach ạ. K. đáp - ít ra thì tôi cũng tán thành phần lớn các ý kiến của bà, nhưng tôi còn đi xa hơn nữa kia; chẳng phải chỉ là một vấn đề bác học gì đấy mà thôi đâu, đó là một cái hư không đến nực cười. Tôi là nạn nhân của một vụ tấn công kɧıêυ ҡɧí©ɧ, sự việc là thế. Nếu tôi đã ra khỏi giường ngay khi thức dậy, đừng băn khoăn sao Anna không thấy đến, nếu tôi đã đi tìm gặp bà ngay chẳng cần quan tâm ai cản lối mình, nếu tôi đã ăn điểm tâm lấy một lần trong bếp, và nếu tôi đã nhờ bà vào phòng lấy hộ quần áo cho tôi, tóm lại nếu tôi đã xử sự biết điều, thì chắc đã chẳng xảy ra chuyện gì cả, mọi sự chắc đã bị bóp nghẹt từ trong trứng. Nhưng nào có được chuẩn bị trước gì đẳu? Ở nhà ngân hàng, chẳng hạn, tôi luôn luôn sẵn sàng, nên chắc không thể xảy ra chuyện như thế được; tôi có một anh bồi riêng cho tôi để sai khiến, tôi có điện thoại gọi trong thành phố và điện thoại gọi trong ngân hàng. Lúc nào cũng tấp nập kẻ ra người vào, khách hàng hoặc nhân viên, và nhất là lúc nào tôi cũng đương công việc khẩn trương, nên đầu óc hết sức linh hoạt; tôi sẽ thú vị vô cùng nếu phải đương đầu với một chuyện như thế này tại nơi ấy. Nhưng thôi, đó là một việc đã rồi và tôi cũng không muốn nói đến nữa; tôi chỉ muốn biết ý kiến của bà, ý kiến của một phụ nữ biết lễ phải trái, và tôi sung sướиɠ thấy rằng chúng ta nhất trí với nhau. Bây giờ, xin bà cho tôi bắt tay; tôi cần một cái bắt tay để xác nhận với tôi sự nhất trí ấy.

- Bà ta liệu có bắt tay mình không? - Anh nghĩ - Viên đội đã chẳng bắt tay mình". Anh dùng con mắt dò xét để quan sát bà Grubach. Vì anh đứng lên, nên bà cũng đứng lên, hơi ngượng nghịu, vì bà không hiểu tất cả những điều K. giải thích với bà. Và do ngượng nghịu nên bà đã nói một điều lẽ ra bà không muốn nói, và nói ra thật không phải lúc:

- Bác đừng bận tâm quá, bác K. ạ.

Bà nói giọng nghẹn ngào và bà quên mất bắt tay.

- Nào tôi có bận tâm gì đâu, K. nói, anh bỗng mệt mỏi rã rời, hiểu ra rằng những lời động viên của người đàn bà ấy chẳng ích lợi gì.

Ra đến cửa, anh còn hỏi:

- Cô Bürstner có nhà không?

- Không. - Bà Grubach nói và mỉm cười với vẻ thông cảm muộn màng, trong khi bà đưa tin cộc lốc - Cô ấy đi xem hát. Bác muốn gặp cô ấy có việc gì? Tôi có phải nói lại không?

- Tôi chỉ muốn nói với cô ấy vài lời.

- Tiếc thay tôi không biết lúc nào cô ấy về; mỗi lần đi xem hát, cô ấy thường về khá khuya.

- Cũng chẳng có gì quan trọng, - K. nói và bước ra cửa, đầu cúi gầm, để về phòng - tôi chỉ muốn gặp cô ấy để xin lỗi đã mượn căn phòng của cô ấy sáng nay.

- Không cần thiết đâu, bác K. ạ, bác chu đáo quá, cô ta không biết gì hết, cô ta ra đi từ sớm, và bây giờ lại đâu vào đấy rồi, bác cứ nhìn mà xem.

Và bà tới cửa căn phòng của cô Bürstner.

- Cám ơn, tôi tin lời bà. - K. nói, song vẫn sang xem.

Vầng trăng soi sáng êm đềm căn phòng mờ tối. Qua những gì có thể nhận biết được thì đúng là mọi thứ đâu đã vào đấy; chiếc áo cánh không còn treo ở quả đấm cửa sổ, những chiếc gối trên giường có vẻ cao ghê gớm và thấp thoáng tắm trong ánh trăng.

- Cô ấy thường về nhà rất khuya. - K. vừa nói vừa nhìn bà Grubach như thể bà phải chịu trách nhiệm về chuyện này.

- Tuổi trẻ mà. - Bà Grubach nói bằng một giọng biện bạch.

- Nhất định, nhất định rồi, - K. nói - nhưng cái đó có thể đi quá xa.

- Chính thế! - Bà Grubach nói - Bác có lý bác ạ! Và rất có thể là trường hợp này đấy! Tôi không muốn nói xấu về cô Bürstner, đó là một cô bé ngoan ngoãn, rất tử tế, rất đáng yêu, rất đúng đắn, lại đúng mực, lại hay lam hay làm; tôi rất mến tất cả những nết đó; nhưng đúng là có một điều, lẽ ra cô phải đĩnh đạc hơn, lẽ ra cô phải ý tứ hơn; tôi đã gặp cô ta hai lần trong tháng này ở những phố hẻm, và mỗi lần đi với một anh đàn ông khác nhau; tôi rất phiền lòng về chuyện đó. Tôi chỉ kể với bác, bác K. ạ. Nhưng thế nào tôi cũng phải nói với chính bản thân cô ta nữa. Vả chăng, đó không phải là điều duy nhất khiến tôi ngờ vực cô.

- Bà hoàn toàn đi lạc hướng, - K. điên tiết nói và hầu như không thể che giấu được nỗi tức giận của anh - vả lại, rõ ràng bà đã hiểu lầm chiều hướng suy nghĩ của tôi về cô ấy. Tôi không hề muốn nói cái điều bà đã nghĩ; tôi cũng thẳng thắn khuyên bà đừng nói gì với cô ấy cả; tôi biết cô ấy rõ lắm; những điều bà vừa nói chẳng có gì là đúng hết. Nhưng có lẽ tôi đi quá xa, tôi không muốn ngăn cản bà làm bất cứ việc gì đâu, bà muốn nói gì với cô ấy thì nói.

- Nhưng bác K. ơi, - Bà Grubach nói và theo anh đến tận cửa mà anh đã mở ra rồi - tôi hoàn toàn không có ý định nói gì với cô ta đâu trước hết tất nhiên cần phải theo dõi cô ta thêm; tôi biết được gì chỉ nói với bác thôi đấy. Chung quy chỉ là vì lợi ích của các khách trọ nếu người ta muốn giữ cho nhà trọ của họ được trong sạch! Nào tôi có định làm cái khác đâu?

- Trong sạch! - K. còn nói với theo qua cánh cửa hé mở - Nếu bà muốn giữ cho nhà trọ được trong sạch, thì trước hết bà cần phải không cho tôi ở trọ nữa...

Rồi anh đóng sầm cửa lại; anh còn nghe tiếng gõ cửa nhè nhẹ, nhưng chẳng quan tâm.

Song, vì không buồn ngủ tí nào, anh quyết định không đi nằm; như thế anh đồng thời có cơ hội ghi nhận xem cô Bürstner về vào giờ nào. Biết đâu anh còn có thể trao đổi với cô đôi lời, cho dù là rất không đúng chỗ. Trong khi nhìn ra ngoài cửa sổ, có một lúc mệt mỏi anh còn nghĩ là sẽ trừng phạt bà Grubach bằng cách đề nghị cô Bürstner cùng với anh thôi không thuê trọ nữa, nhưng anh nhận thấy ngay làm thế là quá đáng, và anh ngợ chính anh tìm cách dời nhà vì lý do những sự kiện ban sáng. Có lẽ chẳng có gì điên rồ hơn, nhất là vô ích hơn và bỉ ổi hơn.

Khi nhìn đường phố vắng teo đã mệt, anh ngả lưng xuống ghế tràng kỷ sau khi đã mở hé cửa ra ngoài tiền sảnh để nếu có người về là nhận ngay ra ai. Anh nằm hút một điếu xì gà đến khoảng mười một giờ. Rồi, không chịu được nữa, anh ra ngoài tiền sảnh đi đi lại lại một lát, tưởng chừng như vậy có thể khiến cho cô Bürstner mau về. Anh chẳng cần gì đến cô lắm, thậm chí không thể hình dung thật rõ nét mặt của cô nhưng anh đã quyết định nói với cô và anh nóng lòng sốt ruột thấy cô về chậm làm xáo lộn nhịp sống đều đặn trong ngày của anh. Đó cũng là lỗi của cô Bürstner nếu như tối hôm đó anh chưa ăn uống gì và ban ngày không đến thăm Elsa như anh đã quyết. Nói đúng ra, muốn kéo lại bữa ăn và chuyện đi thăm, anh chỉ cần đến tiệm rượu nơi Elsa làm công. Anh sẽ tới đó sau khi đã nói chuyện với cô Bürstner rồi.

Đã quá mười một rưỡi khi anh nghe có tiếng chân bước trong cầu thang. Vì mải nghĩ ngợi nên anh đi đi lại lại ngoài tiền sảnh mà cũng rầm rầm như trong phòng riêng; lúc nghe tiếng có người lên, anh bị bất chợt và trốn vào sau cửa phòng mình; đúng là cô Bürstner về thật. Lúc khép cửa ra vào lại, cô rùng mình choàng chiếc khăn san lụa lên đôi vai mảnh khảnh. Cô sắp về phòng riêng đến nơi rồi, và tất nhiên K. không thể đến thăm cô nữa sau lúc nửa đêm; vậy anh cần phải nói với cô ngay tức khắc. Tiếc thay anh quên chưa thắp đèn trong phòng; nếu anh từ chỗ tối ấy đi ra thì có khác nào muốn nhẩy bổ vào cô gái như một tên bất lương và chắc chắn sẽ làm cô sợ hết hồn. Không biết làm thế nào, mà thời giờ lại gấp quá, anh liền khe khẽ gọi qua cánh cửa hé mở:

- Cô Bürstner.

Nghe như lời khẩn cầu hơn là tiếng gọi.

- Có ai ở đây thế? - Cô Bürstner hỏi và nhìn quanh bằng đôi mắt sửng sổt tròn xoe.

- Tôi đây mà. - K. bước ra nói.

- A! Anh K. - Cô Bürstner mỉm cười nói - chào anh. Và cô giơ tay ra bắt tay anh.

- Tôi có vài lời muốn nói với cô, cô vui lòng cho phép tôi nói bây giờ được không?

- Bây giờ ư? - Cô Bürstner hỏi - Nhất thiết phải là bây giờ ư? Hơi lạ thường có phải không?

- Tôi đợi cô đã hai tiếng đồng hồ rồi.

- Thực tình, tôi ở rạp hát nên không thể ngờ được đấy.

- Những lý do tôi phải nói với cô chỉ có thể trình bày hôm nay được thôi.

- Trời ơi, về nguyên tắc em chẳng thấy có gì trở ngại anh đến nói với em, nhưng em mệt kinh khủng. Anh sang phòng em một lát vậy. Không nên trò chuyện ở đây, chúng ta đánh thức tất cả mọi người dậy mất, và như thế còn khó chịu cho em hơn là cho người ta. Anh chờ đây và tắt đèn ngoài tiền sảnh sau khi em đã bật đèn trong phòng nhé.

K. làm theo lời cô; anh còn đợi thêm một chút nữa; cuối cùng, cô Bürstner từ trong phòng khe khẽ gọi anh.

- Mời anh ngồi. - Cô bảo và trỏ cho anh chiếc ghế đi-văng.

Còn cô thì vẫn đứng, lưng tựa vào thành giường mặc dầu mệt mỏi như cô đã nói: cũng không bỏ chiếc mũ nhỏ trang trí đầy những hoa ra nữa.

- Anh cần gì em nào? - Cô nói - Em thực sự tò mò muốn biết đấy.

Cô nhè nhẹ bắt chéo đôi chân.

- Chắc cô sẽ bảo rằng, - K. bắt đầu - việc có gì gấp gáp lắm đâu mà cần phải nói bây giờ, nhưng...

- Em không bao giờ nghe những lời quanh co. - Cô Bürstner nói.

- Thế càng dễ cho tôi. - K. bảo - Căn phòng của cô đã bị xáo lộn ít nhiều sáng hôm nay, và có thể nói là lỗi ở tôi; đấy là những người lạ đã xáo lộn, mặc dầu tôi không muốn, thế nhưng là vì như tôi đã nói với cô: do vậy tôi muốn xin lỗi cô thứ lỗi cho.

- Căn phòng của tôi ư? - Cô Bürstner hỏi và nhìn soi mói vào mặt K. chứ không xem xét phòng.

- Tôi chẳng làm sao được. - K. nói.

Cả hai nhìn thẳng vào đôi mắt của nhau lần đầu tiên.

- Cái cung cách sự việc xảy ra bản thân nó chẳng có gì đáng nói.

- Song đấy lại là chính điểm lý thú nhất. - Cô Bürstner bảo.

- Không. - K. nói.

- Nếu vậy, - Cô Bürstner trả lời - em không muốn bắt anh phải kể gì thêm, ta thừa nhận là sự việc chẳng có gì lý thú, em không bắt bẻ. Còn như anh xin em thứ lỗi, em vui lòng chấp thuận, và càng dễ dàng vì em không thể tìm thấy một dấu vết lộn xộn nào.

Cô đặt hai bàn tay lên hông và đi vòng một lượt quanh phòng. Đi tới chiếc mành nhỏ treo trên các tấm ảnh, cô dừng lại.

- Mà nhìn này? - Cô thốt lên - Các ảnh của em đúng là bị lộn xộn thật! Thế này thì không tốt! Vậy là có ai vào trong phòng em thật ư?

K. gật đầu vừa thầm nguyền rủa trong thâm tâm anh chàng nhân viên Kaminer chẳng bao giờ kiềm chế được cái tính táy máy ngu ngốc của hắn.

- Lạ một nỗi là em phải cấm đoán anh một điều lẽ ra tự anh phải ngăn cấm anh, - Cô Bürstner nói - và em buộc phải nói với anh là không được vào phòng em khi em đi vắng!

- Thì tôi cũng giải thích cho cô rồi, thưa cô, rằng không phải tôi đã chạm vào những tấm ảnh của cô, - K. nói và cũng đến xem - nhưng vì cô không tin nên tôi buộc phải thú thật với cô là ban điều tra đã dẫn theo ba nhân viên nhà ngân hàng và một trong ba tay ấy chắc đã tự tiện xê dịch những tấm ảnh kia; hễ có dịp tôi sẽ cho đuổi hắn ngay.

- Đúng thế, cô ạ, một ban điều tra đã tới đây. - Anh nói thêm khi thấy cô gái mở to đôi mắt nhìn dò hỏi.

- Vì anh? - Cô hỏi.

- Chính thế. - K. đáp.

- Không! - Cô gái vừa cười vừa thốt lên.

- Đúng mà, - K. bảo - thế cô tin là tôi vô tội ư?

- Vô tội? - Cô hỏi - Em không muốn nói ra một lời phán xét có thể có những hậu quả ghê gớm, hơn nữa em không biết rõ anh; thế nhưng em cho rằng muốn thử một ban điều tra ngay tức khắc theo bám gót ai, thì đó chắc phải có liên quan đến một kẻ trọng tội, mà anh thì được tự do, vì sự bình thản của anh cho phép em tin rằng chẳng phải anh vừa vượt ngục về đây, nên chắc chắn anh đã không phạm một tội gì ghê gớm.

- Ban điều tra, - K. nói - rất có thể đã thừa nhận là tôi chẳng tội tình gì hay chí ít là chẳng nặng tội như người ta nghĩ chứ?

- Tất nhiên có thể là như thế. - Cô Bürstner nói, bỗng trở nên rất chăm chú.

- Cô thấy không, - K. nói - cô không có nhiều kinh nghiệm về những chuyện tố tụng.

- Quả thật là không, và em vẫn lấy làm tiếc đấy, vì em muốn biết tất cả, em thích thú những chuyện tố tụng ghê gớm lắm cơ. Việc xét xử có sức quyến rũ kỳ lạ, anh không thấy thế ư? Vả lại, em chắc chắn sắp được hiểu biết hơn rất nhiều về vấn đề này, vì đến tháng sau em phải vào làm tại một văn phòng luật sư.

- Tuyệt vời đấy, biết đâu cô sẽ có thể giúp đỡ tôi chút ít trong vụ án của tôi.

- Sao lại không? Em rất thích sử dụng những điều hiểu biết của mình.

- Tôi nói một cách nghiêm chỉnh đấy, hay ít nhất thì cũng là nửa đùa nửa thật như cô. Vụ việc có quan trọng gì đâu mà tôi phải nhờ cậy đến luật sư, nhưng một lời khuyên thì nào có hại gì cho tôi.

- Nếu em phải đóng vai trò cố vấn ấy thì em cũng cần biết là chuyện gì đã chứ.

- Điểm mấu chốt chính là ở đấy, chính tôi cũng có biết gì đâu.

- Thế anh đùa em đấy à? - Cô Bürstner thất vọng ghê gớm nói - Nếu vậy lẽ ra anh phải chọn một thời điểm khác.

Và cô bỏ đi khỏi chỗ những tấm ảnh là nơi hai người đứng cạnh nhau rất lâu.

- Nhưng cô ạ, - K. nói - tôi không đùa ư nào cả. Khi tôi nghĩ rằng cô không muốn tin lời tôi... Tôi đã kể với cô tất cả những gì mình biết, thậm chí còn hơn thế nữa kia, vì có thể đó không phải là một ban điều tra, tôi cho nó cái tên ấy vì tôi không biết tên nào khác. Họ đã chẳng điều tra gì hết; tôi chỉ đơn giản bị bất, nhưng là cả một ban đến bắt.

Cô Bürstner đã ngồi xuống ghế đi-văng lại cười lần nữa.

- Thể chuyện xảy ra làm sao? - Cô hỏi.

- Một điều kinh khủng. - K. nói.

Nhưng anh nghĩ sang chuyện khác; anh xúc động vô cùng về cảnh tượng cô Bürstner: khuỷu tay tì trên chiếc gối dựa, một bàn tay đỡ lấy đâu còn bàn tay kia thong thả lướt trên hông.

- Như vậy chung chung quá. - Cô nói.

- Cái gì chung chung quá? - K. hỏi.

Rồi anh nhớ ra và hỏi:

- Có phải trình bày cho cô biết mọi việc xảy ra làm sao không?

Anh muốn xê dịch một chút, nhưng không bước đi.

- Em mệt lắm rồi. - Cô Bürstner nói.

- Cô về khuya quá mà! - K. trả lời.

- Thế là bây giờ anh trách móc em đấy, xét cho cùng thì anh có lý, lẽ ra em không nên để anh vào; vả lại, chẳng cần thiết gì cả, sự việc đã chứng tỏ rõ ràng.

- Cần thiết chứ, tự cô sẽ hiểu ra bây giờ đây. Tôi có thể kéo chiếc bàn để đèn đêm ra xa giường của cô được không?

- Sao anh rắc rối thế! Không đời nào!

- Nếu vậy, tôi không thể trình bày gì với cô được. K. giật nảy mình như thể người ta vừa gây một điều tác hại đến anh nên không thể nào cứu vãn.

- Nếu là vì những nhu cầu cho sự giải thích của anh, thì anh cứ việc kéo chiếc bàn để đèn đêm ra. - Cô Bürstner nói, và một lát sau lại nói thêm bằng một giọng yếu hơn - Tối nay em mệt đến nỗi phải nể anh quá mức rồi đấy.

K. đẩy chiếc bàn nhỏ ra tận chính giữa phòng và ngồi phía sau.

- Cô cần phải hình dung chính xác vị trí các diễn viên; đó là một điều rất lý thú. Tôi đây đóng vai viên đội, đằng kia là hai tên thanh tra ngồi trên cái ghế và ba tay thanh niên đứng ngay trước những tấm ảnh. Ở quả đấm cửa sổ là một chiếc áo cánh trắng mà tôi chỉ nêu lên để ghi nhớ; và thế là bây giờ chuyện đó bắt đầu. À! Tí nữa tôi quên mất tôi dẫu sao cũng là nhân vật quan trọng nhất! Tôi thì đứng ở đây, phía trước chiếc bàn để đèn đêm. Viên đội thì ngồi thoải mái nhất trần đời, hai chân bắt chéo, cánh tay buông thõng sau lưng chiếc ghế tựa như cô thấy tôi làm đây này... một thằng cha thô tục to béo, phải gọi đích danh nó như thế. Và thế là chuyện đó thật sự bắt đầu. Viên đội gọi như thể y phải đánh thức tôi dậy y kêu lên một tiếng hẳn hoi, rất tiếc tôi cũng phải kêu lên để làm cho cô hiểu; vả chăng đó chỉ là tên của tôi mà y kêu thành ra thế.

Cô Bürstner vừa cười, vội đặt ngón tay trỏ lên miệng để ngăn K. đừng kêu, nhưng đã quá muộn; K. nhập quá sâu vào vai nhân vật của anh; anh kêu chậm chạp: “Joseph K.”, tuy không to như anh định kêu, song cũng đủ to để cho tiếng kêu ấy một khi thốt lên rồi, hình như chỉ lan tỏa dần dần trong phòng.

Vừa lúc đó nghe có tiếng gõ cửa nhanh gọn và đều đều ở phòng bên. Cô Bürstner tái người đi và đưa bàn tay lên trái tim.

Nỗi khϊếp sợ của K. càng lớn hơn vì trong một lúc lâu anh không thể nghĩ đến cái gì khác ngoài những sự kiện ban sáng và cô gái mà các sự kiện ấy đã đưa anh đến gặp. Anh vừa lấy lại bình tĩnh thì cô Bürstner nhào đến nắm lấy bàn tay anh:

- Đừng sợ gì cả, - Anh thì thầm - tôi sẽ dàn xếp tất. Nhưng có thể là ai nhỉ? Ở đấy chỉ là phòng khách và chẳng có ai ngủ cả.

- Có đấy chứ, - Cô Bürstner rỉ tai anh - từ hôm qua có cháu bà Grubach là một đại úy ngủ ở đấy vì bà chẳng còn phòng nào trống. Em cũng đã quên bẵng ông ta. Sao anh lại kêu lên như thế cơ chứ? Trời ơi, sao mà tôi khổ sở thế này!

- Cô chẳng có lý do gì mà khổ sở cả. - K. nói và hôn lên trán cô, còn cô thì lại buông mình ngồi xuống đống gối tựa. Nhưng cô vụt nhỏm dậy ngay:

- Chuồn đi, anh chuồn đi, đi đi! Kìa anh đi đi mà! Biết làm thế nào? Ông ta nghe ở ngoài cửa, ông ta nghe thấy tất; anh làm rầy tôi quá!

- Tôi sẽ không đi đâu cả trước khi thấy cô được yên tâm đôi chút. Cô hãy lại góc kia, hắn sẽ không nghe thấy chúng ta.

Cô để cho anh dìu tới đấy.

- Có thể đây là một việc xảy ra phiền hà cho cô, nhưng cô không gặp nguy hiểm gì đâu. Tất cả đều tùy thuộc vào bà Grubach trong chuyện đó - đặc biệt viên đại úy lại là cháu bà, nhưng cô thừa biết là bà sùng bái tỗi thật sự và tôi nói gì bà cũng tin như tin kinh thánh. Đã thế, tôi nắm được bà vì bà đã vay tôi một khoản tiền lớn. Cô muốn tôi giải thích với bà thế nào, dù khó nghe đến mấy, tôi cũng sẽ xin giải thích như thế, và tôi cam kết sẽ dắt dẫn để cho bà Grubach không những làm ra vẻ tin là đúng trước mọi người, mà còn khiến bà tin thật sự nữa; chẳng có gì buộc cô phải nể nang tôi hết: nếu cô muốn người ta bảo rằng tôi đã cưỡng bức cô, thì tôi sẽ nói thế với bà Grubach, và bà sẽ tin mà vẫn tín nhiệm tôi, vì người đàn bà ấy thân thiết với tôi lắm.

Cô Bürstner hơi xịu người xuống, nhìn dưới đất không nói năng gì.

- Tại sao bà Grubach lại có thể không tin là tôi cưỡng bức cô? - K. nói thêm.

Anh nhìn trước mặt anh mái tóc của cô gái, mái tóc cắt thấp, chải bồng rắn rỏi, ánh màu đỏ nhạt và rẽ đường ngôi. Anh nghĩ là cô Bürstner sắp quay mắt về phía anh, nhưng cô vẫn giữ nguyên tư thế và nói.

- Xin lỗi anh, em đã khϊếp sợ vì tiếng động bất thình lình hơn là vì những hậu quả mà viên đại úy có thể gây ra nếu vào đây; sautiếng kêu của anh là im lặng như tờ! Và chính trong sự im lặng ấy mà tiếng gõ cửa bất chợt vang lên; chính cái đó đã làm cho em sợ hết hồn, nhất là em lại ở rất gần cửa; hầu như người ta gõ ngay bên cạnh em. Em cám ơn về những lời đề nghị của anh, nhưng em không chấp nhận, chính em chịu trách nhiệm về những gì xảy ra trong phòng em, và chẳng ai phải đòi em giải thích; em lấy làm lạ anh không nhận thấy có điều xúc phạm trong những đề nghị của anh, mặc dầu ý định của anh rất tốt em vui lòng thừa nhận; nhưng bây giờ thì anh đi đi, hãy để cho em ở lại đây một mình, em cần như vậy hơn bao giờ hết. Ba phút anh hỏi xin em đã biến thành nửa giờ, thậm chí hơn rồi đấy.

K. mới đầu nắm lấy bàn tay, rồi cổ tay cô.

- Cô không giận tôi chứ? - Anh nói.

Cô nhè nhẹ gỡ bàn tay ra và đáp:

- Không, không, em không bao giờ giận ai cả.

Anh lại nắm lấy cổ tay cô. Lần này cô để mặc và đưa anh đến tận lối ra cửa. Anh đã nhất quyết ra về. Nhưng đến trước cửa, anh giật lùi lại như không ngờ là đã tới cửa rồi; cô Bürstner tranh thủ giây lát ấy để gỡ tay, mở cửa và lách ra ngoài tiền sảnh, từ nơi đó cô thì thầm với anh:

- Nào, bây giờ thì anh ra đây, em van anh. Anh nhìn kìa - Và cô trỏ cửa phòng viên đại úy có một tia sáng lọt ra ở phía dưới - ông ấy đã bật đèn và thích thú lắng nghe xem chúng ta làm gì đấy.

- Tôi ra, tôi ra đây. - K. nói và bước nhanh ra.

Anh ôm choàng lấy cô và hôn cô lên môi, rồi lên khắp mặt, như một con vật khát nước vục mõm xuống dòng suối mà nó tìm mãi mới phát hiện ra. Để kết thúc, anh còn hôn cô lên cổ, chỗ yết hầu là nơi anh dừng môi lại rất lâu. Một tiếng động từ phòng viên đại úy vọng ra làm anh sững lại.

- Giờ thì tôi về. - Anh nói.

Anh còn muốn gọi cô Bürstner bằng tên tục của cô, nhưng anh không biết cô tên là gì. Cô gật đầu uể oải, đưa bàn tay cho anh hôn trong lúc cô đã quay người đi, dường như cô chẳng hay biết gì hết, rồi cô vào phòng, lưng trĩu xuống.

K. đi nằm ngay; giấc ngủ đến với anh rất nhanh; trước khi thϊếp đi, anh còn suy nghĩ một chút về thái độ của mình; anh hài lòng, nhưng lấy làm lạ đã không hài lòng hơn nữa; anh lo ngại thật sự cho cô Bürstner về sự có mặt của viên đại úy.