Nhà họ Tô không có máy may, Tô Yến Đình bèn mang hai xấp vải tới nhà họ Lâm, mượn chiếc máy may cũ của nhà họ làm quần áo.
Máy may cũ của nhà họ Lâm là đồ được truyền lại từ bà nội của cô ấy.
Tổ tiên nhà họ Lâm coi như một địa chủ nhỏ, sau này bị phân vào thành phần phú nông, khiến gia đình chịu không ít khốn khổ.
Sau này phân tán khắp nơi, trong nhà chỉ còn lại bà nội Lâm dẫn cháu gái cả và cháu trai.
Năm ngoái, bà nội mất, để lại một mình Lâm Đại Hoa và em trai của cô ấy là Lâm Tiểu Vượng.
Lâm Đại Hoa tuổi xêm xêm với Tô Yến Đình, hai người cùng nhau lớn lên từ nhỏ.
Lâm Đại Hoa là một trong số ít bạn bè thật lòng tốt với Tô Yến Đình.
Cô ấy có một cái tên rất hay, là Lâm Nguyệt Ninh, có điều người trong thôn chẳng hiểu sao không gọi tên của cô ấy, cứ gọi cô ấy là Đại Hoa, hoặc gọi cô ấy là Tráng Tráng.
Lâm Đại Hoa ăn khỏe, trông người béo tốt, sức lại lớn, làm việc còn mạnh hơn cả đàn ông, một mình cũng có thể chống đỡ cả gia đình.
Nay một mình cô ấy và em trai nương tựa lẫn nhau, nhưng không ai dám tới bắt nạt bọn họ, cô ấy còn định kén một người đàn ông về ở rể nữa.
"Yến Đình, cậu làm xong quần áo chưa?" Lâm Đại Hoa thò đầu vào trong phòng. Trong tay cô ấy còn cầm một giỏ cá.
Cô ấy tham ăn, sức lực lại lớn, cực kỳ giỏi mò tôm bắt cá.
Ở sâu trong dãy núi bọn họ không chỉ nhiều núi cao, cũng rất nhiều sông suối với đầy những thác nước, ở trong đó cực kỳ nhiều cá.
Lâm Đại Hoa thích ăn thịt, mà thời này thì thịt khác rất ít, thịt bò thì phải ra sức bắt, nên chỉ cần đừng ghét mùi cá tanh là được.
"Sắp làm xong rồi." Tô Yến Đình gấp xiêm y trong tay lại, rồi lấy một đôi giày đưa cho Lâm Đại Hoa: "Đây là giày tớ làm cho cậu, cậu đi thử xem."
Tô Yến Đình rất am hiểu làm đồ thủ công.
Cô không những có thể tạo ra những chiếc bánh ngọt với các tạo hình khác nhau, mà cô còn có thể chế tác ra những món đồ thủ công tinh xảo.
Vào giai đoạn đầu gây dựng sự nghiệp, cô dựa vào bán đồ thủ công nghệ, Hán phục may thủ công đặt riêng và quần áo búp bê đặt may riêng để kiếm tiền.
Ở trong thôn, không có điều kiện nên Tô Yến Đình cũng khá nhàn rỗi, học phụ nữ trong thôn đóng đế giày.
Tay nghề cô rất tỉ mỉ, nên đôi giày vải đầu tiên cô làm được cô mang tặng Lâm Đại Hoa.
Tô Yến Đình có thể trổ mã xinh đẹp như vậy, vóc dáng cao gầy lả lướt như thế, có một phần công lao của Lâm Đại Hoa, bởi cô ấy luôn thích tặng đồ ăn cho Tô Yến Đình.