Bọn họ cũng thật là gan dạ. Muốn ám sát thì không chọn nơi vắng vẻ mà ra tay, lại thực hiện ở đường lớn kinh thành, gần hoàng thành. Đây không phải là muốn vả vào mặt triều đình hay sao?Một màn hỗn độn bên ngoài nhưng bên trong kiệu tuyệt nhiên không một chút động tĩnh. Không phải Thái tử phi sợ quá ngất xỉu rồi chứ?
Bách Tử Hàn nhíu mày, một tên thích khách thoát được vòng vây, liền tiến sát đến kiệu Thái tử phi. Mũi kiếm của hắn cơ hồ đã gần đâm vào trong. Bách Tử Hàn trong lòng thầm kêu nguy một tiếng thì tên thích khách đột nhiên văng ngược trở ra, rơi xuống đất.
Trong tình thế đó, không ai để ý đến hắn nhưng Bách Tử Hàn thì có. Hắn chết rất đau đớn, rất khổ sở tuy trên người không có một vệt máu. Có thể dùng ngân châm để làm ám khí, lại có nguồn kình lực lớn đến vậy. Người trong kiệu kia liệu có phải là Sở công chúa ốm yếu từ nhỏ như lời đồn?
Bên trong, Sở Kiều Nguyệt lười biếng chống cằm. Từ lúc xuất giá đến đây đã hơn nửa tháng, không biết đã có bao nhiêu thích khách đến quấy rầy nàng.
Sở Kiều Nguyệt mở một miếng giấy nhỏ, nhìn lại hình ảnh chiếc chìa khóa trong đó. Có hai mảnh, ghép lại sẽ thành Uyên Ương Khóa. Nhiệm vụ của nàng lần này ở đây là phải tìm được chiếc chìa khóa này. Nàng nhìn lại thật kĩ lần cuối, sau đó vò tờ giấy thành bột mịn.
Đợi đến khi nàng cứu được mẫu phi, nàng sẽ sang bằng Lung Linh cung, trong đó có vị hoàng huynh đáng kính của nàng! Đê tiện, dám dùng mẫu phi để uy hϊếp nàng! Hắn muốn có chiếc chìa khóa này, nàng sẽ tìm cho hắn, nhưng đừng hòng hắn có được nó!
Sở Kiều Nguyệt đưa mắt nhìn ra bên ngoài, theo làn gió thổi bay rèm cửa là một chữ "Hàn" nằm trơ trọi, đổ nát, phía sau là một đóng hoang phế. Giữa đường lớn kinh thành thế này thì đây đích thị là chỗ ở trước đây của Hàn đại nhân.
Bàn tay nhỏ nắm lại một chút, đoạn, nàng vén màng bước xuống kiệu. Nô tỳ đi theo Sở Nguyệt Kiều kinh hãi, bảo nàng nơi này nguy hiểm nên trở vào trong. Nàng mặc kệ lời khuyên răn, đứng ngay ngắn phía trước cửa, khẽ cuối đầu một cái.
- Hàn đại nhân, nếu không có phu phụ hai người e rằng giờ này con vẫn ở xó bếp mà chấp nhận bị người ta chà đạp, chèn ép. Thật tiếc, chẳng thể nào gặp lại Người để nói lời cảm tạ!
Sở Kiều Nguyệt gặp Hàn Dật Huy và Lâm Lan trong chuyến đi sứ của hai người. Khi đó, Sở Kiều Nguyệt chỉ mới độ mười một tuổi. Nàng là công chúa nhưng vì xuất thân của mẫu thân chỉ là nô tỳ nên cũng không được coi trọng, suốt ngày bị người ta ức hϊếp.
May thay chỗ ở của phu phụ hai người lại gần với chỗ của Sở Kiều Nguyệt. Một lần, nàng vì muốn mẫu phi mau khỏi bệnh mà vào bếp ăn trộm canh gà bị người ta bắt được. Đám nô tỳ của mấy công chúa, hoàng tử khác biết chuyện cũng đâu thể ngồi yên, liền đem kiệu tám người khiêng mang chủ tử của bọn họ đến để sỉ nhục nàng.
Nàng được Lâm Lan tìm cách giải nguy, lại còn chăm sóc vết thương. Hàn Dật Huy thấy nàng như thế liền muốn dạy dỗ một chút võ công phòng thân. Ông còn khen nàng rất có tư chất, học một biết mười.
Độ chừng nửa tháng được ở bên phu phụ Hàn gia là khoảng thời gian rất hạnh phúc của Sở Kiều Nguyệt. Ngày chia tay, Hàn Dật Huy tặng cho nàng một quyển sách luyện võ. Nhờ có những điều căn bản mà ông đã dạy, nàng mới có thể dựa vào sách không ngừng học tập, tu dưỡng nên mới có thể bảo vệ mình và mẫu phi nhiều lần thoát chết.
Vừa dứt lời, tấm khăn lụa mỏng của nàng đột nhiên bị một cơn gió cuốn bay.
Nàng nhìn theo nó, tấm vải lướt qua, mở ra cho nàng một tầm nhìn rộng. Sở Kiều Nguyệt thấy phía xa, trên lầu cao, một nam nhân cũng đang chăm chú nhìn mình.
Giữa muôn vàng những thứ hỗn độn của hiện thực lại như chỉ tồn tại hai con người.
Chỉ khi tấm khăn voan được một nô tỳ đội lại lên đầu của Sở Kiều Nguyệt, nàng mới sực tỉnh. Khi bước lên xe, nàng vẫn còn nhìn lại phía xa một lần rồi mới rời đi.
Nam nhân đó tại sao lại nhìn nàng với ánh mắt bi thương như thế? Nàng cảm giác mình đã từng gặp qua hắn ở đâu rồi!
Mà trong lòng Bách Tử Hàn cũng không khỏi một mớ mong lung. Thái tử phi mới đến này vậy mà dừng lại trước cửa nhà hắn, thành tâm cuối đầu tưởng nhớ.
Từ ngày xảy ra đại nạn, triều đình không cho bất cứ ai đến ở chỗ của Hàn gia, cứ thể giữ lại một phế tích hoang tàn.
Bách Tử Hàn biết rõ, Lý Uy Thiệu_vị vua đương nhiệm, cũng là người đã tạo nên bi kịch của Hàn gia, muốn dùng phế tích này để răng đe bất cứ thần tử nào có ý đồ riêng. Đặc biệt, nó nhắm tới dòng tộc của những "khai quốc công thần".
Hy sinh máu xương, mồ hôi, nước mắt để nhận lại sự dè chừng thô bỉ. Bách Tử Hàn đóng cửa sổ, xoay người rời đi, chuẩn bị cùng Liêu Đông đến phủ tướng quân.