Chờ Ngày Lặng Gió

Một sáng

Khi mặt trời rót xuống mặt đất những tia sáng nhàn nhạt, cũng là lúc khu vực quanh trường tiểu học Tinh Anh dần bừng tỉnh.

“Lọc cọc”, “lạch cạch” và cả tiếng “leng keng” phá tan sự tĩnh lặngbáo hiệu một ngày mệt nhoài nặng gánh mưu sinh đang đến. Chúng hòa lẫn vào hơi thở của những con người đang cố gắng bươn chải để có cuộc sống tốt hơn hoặc chỉ đơn giản là đang vật vờ cho qua hết một kiếp nhân sinh. Những âm thanh ấy cứ vậy sánh bước cùng nhau, đôi lúc chen lấn như tranh đua đâu mới là đại diện tiêu biểu của cuộc sống này.

Khoảng không gian gần trường tiểu học Tinh Anh không phải là một cái chợ. Những người dân đều biết rõ điều này. Tuy nhiên với vị trí khá thuận lợi cho việc b u ô n b á n, khi mà hàng ngày có gần cả ngàn học sinh đến lớp, cách đó chỉ vài trăm mét lại là một công ty giày da cỡ lớn. Vì thế, những nhà buôn tự phát đã chọn làm nơi đất lành chim đậu. Từ đồ ăn sáng, tạp hóa, quà vặt đến cả trái cây và rau củ ngày càng thêm đa dạng. Ai có nhà ở đây thì mở gian hàng trong đất nhà mình, ai không có thì thuê chút không gian, còn hơn nữa thì làm xe đẩy lấn chiếm vỉa hè và lòng đường. Cuộc sống mưu sinh là thế, họ phải ngồi nắng hay tranh thủ đậu xe chen nhau trong dòng người hối hả thì ai nấy cũng đều cố bám trụ. Có sự cạnh tranh có coi nhau là là đối thủ. Ấy vậy mà những con người nơi đây lại chưa từng có chiến tranh với nhau.

Sáu giờ sáng, trong bầu không khí còn mờ sương và giữ lại chút hơi lạnh của cơn mưa đêm, trên nền đá sỏi còn âm ẩm nước, người phụ nữ có dáng vẻ đẫy đà chưa tháo khẩu trang đã nhanh nhẹn lấy tấm bạt nhựa xanh từ trên chiếc xe lôi của mình trải xuống đất. Ở tuổi 40, đôi tay cô thoăn thoắt vuốt vuốt sao cho tấm bạt cũ kỹ trở nên phẳng phiu nhất có thể, khi đã tạm hài lòng, cô thả lỏng người cất lời.

“Đêm qua mưa lớn quá anh ha! Em còn tưởng sáng nay khỏi đi b á n đấy.”

Không gọi đến tên mình, nhưng người đàn ông có dáng vẻ cao gầy khắc khổ đứng cạnh chiếc xe Cub 81 tàn tạ đã hòa nhã đáp lại.

“Thật, tối qua tôi cũng lo quá cô Hoa. May mà 4 giờ sáng mưa tạnh. Thế là lại đi kiếm t i ề n.”

Chú Sơn dứt lời, cũng là lúc đôi tay gầy guộc đen sạm của chú đã hoàn thành việc bung hàng. Đó là tháo bỏ nút thắt của sợi dây dù quấn quanh túi nilon cỡ lớn được đặt trong chiếc sọt ràng ở yên sau. Miệng túi được mở ra, ngay tức khắc có làn khói mang theo hương bắp luộc tỏa ra trong không khí. Đôi mắt cô Hoa mơ màng nhớ về làn khói bếp xưa của mẹ trong phút chốc. Sau đó không cưỡng lại được sức quyến rũ của bắp nếp thơm dẻo, chưa kịp bày ra đám rau củ chất đống trên chiếc xe lôi của mình, cô đã mở hàng cho chú Sơn.

“Anh lấy em một trái nghen. Bỗng dưng nhớ về nồi bắp của mẹ ngày em còn nhỏ quá.”

***

Cô Hoa loáng cái đã bày biện xong sạp hàng chợ trời của mình. Sự thảnh thơi tràn đến, cô tháo khẩu trang để nhâm nhi món ăn sáng. Vừa cắn được vài hạt bắp, hướng mắt về căn nhà xeo xéo đối diện, phát hiện ra gần sát lề đường có chiếc bàn gỗ và một chiếc sọt có những chiếc bánh mì lò ra khỏi tấm vải che, cô nói vu vơ.

“Ơ… tụi thằng Hoàng con Trinh trở lại đây hồi nào vậy ta? Về mà không báo ai hết vậy.”

Chú Sơn ngay tức khắc nhìn về căn nhà hai tầng màu hồng nhạt đối diện. Nơi mà hai tuần trước người thuê đã trả lại mặt bằng, cửa nẻo đóng kín im ỉm để rồi xe bánh mì thường thấy vào ban sáng cũng không còn xuất hiện nữa.

Cánh cửa sắt kéo màu ngà Tú Uyên lổ vết sét rỉ đã được đẩy về một bên, làm lộ rõ căn phòng khách mộc mạc với một bộ ghế salon bọc vải màu xám và chiếc bàn kính giản đơn. Có dáng người nhỏ nhắn từ nhà bếp đi qua hành lang hẹp ra đến phòng khách. Chú Sơn và cô Hoa nhìn chăm chú như thể chỉ cần người quen xuất hiện là cả hai sẽ băng qua đường tay bắt mặt mừng với người cũ. Thế nhưng khi người phụ nữ bước ra ngoài thềm nha, nhận ra phong cách ăn mặc quần jean áo thun thoải mái kia, khuôn mặt kia quá lạ lẫm, cả hai đã tiu nghỉu.

“Người mới đến rồi cô Hoa ơi.”

“Ừ, không phải con Trinh.” Cô Hoa gật gù đồng tình.

Người phụ nữ cẩn thận dùng hai tay bê tô nước sốt màu đỏ bước xuống bậc thềm, qua một đoạn sân nhỏ trải xi măng dài 3 mét đến chỗ chiếc bàn gỗ, cô đặt nó xuống cạnh chiếc tủ kính hai tầng trống hoác. Vẫn còn thiếu rất nhiều thứ cho việc buôn bán, người phụ nữ có khuôn mặt bầu bĩnh ưa nhìn quay người đi vào phòng khách. Khi cô cúi định với lấy một trong những đồ đạc đặt trong góc nhà, mái tóc dài quá vai theo đó rũ xuống trước đôi mắt hai mí che khuất tầm nhìn. Thấy bất tiện, cô buộc phải đến chiếc bàn kính, lần dở chiếc hộp thiếc đặt bên dưới lấy ra sợi chun buộc tóc rồi mới tiếp tục các công việc còn lại.

“B á n đồ chiên à?” Chú Sơn tự hỏi khi nhìn vào tấm bảng đen có dòng chữ được viết bằng phấn nhiều màu đang đặt trước chiếc bàn cao ngang hông người trưởng thành.

[Bánh mì chả cá nóng

Cá viên chiên

Bán sỉ chả cá

Kính mời!]

Rất nhanh chóng, người phụ nữ đã trở ra, lần này trên tay mang theo chiếc chảo nhôm vũng cùng một chai dầu ăn 2 lít. Đồ đạc đã bày ra đủ, nhưng chưa ưng ý lắm về cách bày biện cô buộc chỉnh lại đôi chút. Chiếc bàn dài mét mốt rộng sáu tấc có chiều cao phù hợp cho cô chủ vừa ngồi trên chiếc ghế nhựa vừa làm đồ ăn sau cùng cũng đã trở nên gọn gàng. Phía bên trái của nó đặt tủ kính hai tầng – nơi đặt kín bánh mì không ở tầng trên, bên dưới thì đặt nước sốt, hộp chả cá, tương ơt, hành ngò, và các loại rau ăn kèm. Khoảng không gian rộng rãi còn lại thì đặt một chiếc bếp gas mini. Cô đặt chảo lên trên bếp, chưa kịp chỉnh lại cho vững vàng thì đã có tiếng khóc ré của trẻ con vọng đến. Bỏ hết mọi thứ cô chạy nhanh vào bên trong.

Sau một lúc chăm chú quan sát quán bánh mì, cô Hoa rất đỗi tò mò. Không thể để bản thân mình thấy rấm rức, cô chạy qua quán bún bò kế cạnh căn nhà “của người lạ” khều khều bà chủ.

“Ê Hồng, người ở đâu đến đấy?” Cô Hoa cố nói giọng vừa đủ nghe.

Nhà cách nhau có mỗi một con hẻm, thông thường ngày nào cũng gặp nhau cô Hồng lạ gì tính nhiều chuyện của bà bạn. Vừa chan xong nước lèo lên nhúm bún trong tô, cô ngẩng khuôn mặt phúc hậu trả lời.

“Là cháu bà Tâm ấy. Mới dọn vào ở hai ngày trước. Do mấy hôm rồi bà đi thăm cháu, không ra đây nên không biết gì hết trơn.” Cô Hồng ngưng lại, tô bún đã làm xong thì phẩy tay gọi chồng. “Ông Túc! Bê ra chỗ bàn chú Vượng.”

Người đàn ông bụng bự, đang ngồi cắt chanh ở chiếc bàn đá bên trong nhà vội buông dao làm theo lời vợ.

“Mà tính tình như thế nào?” Cô Hoa hỏi tiếp.

“Chưa biết rõ bà ơi. Mới dọn đến, cũng chưa có nói gì nhiều. Có điều đi ra đi vào thấy hàng xóm thì cũng biết mở miệng chào hỏi. Tên Quỳnh Chi, mặt mũi nhìn thiện cảm nhưng lúc nào cũng buồn xo hà. À, nó có thằng con một tuổi dễ cưng lắm.”

Cô Hoa tính hỏi thêm, nhưng lúc này bên sạp hàng của mình có khách tấp xe vào. Cô đành gác lại niềm vui nho nhoi trong cuộc sống mà chạy về mưu sinh.

Theo thời gian, dòng người qua lại mỗi lúc một đông hơn. Chính vì thế các hàng quán càng thêm bận rộn. Cô Hoa, cô Hồng cũng chẳng còn bàn thảo tiếp câu chuyện đang dang dở.

“B á n hai ổ bánh mì đi.”

Nghe chất giọng mạnh mẽ sang sảng gọi mua hàng. Sợ khách hàng không đủ kiên nhẫn mà bỏ đi mất hoặc sẽ có những lời lẽ trách móc mình Quỳnh Chi mới vừa trở vào trong nhà đã lật đật đi ra, miệng thông báo.

“Dạ! Dạ! Đến liền đây ạ!”

6 giờ 45.

Những tia nắng hừng lên, chúng len qua những tán cây sao đen được trồng gần bờ tường trường học và chảy xuống con đường nhựa bên dưới. Cũng trong ánh nắng ấy, Quỳnh Chi nhìn rõ vị khách đang đứng trước quầy hàng của mình. Đó là một người đàn ông ở tuổi 35, khuôn mặt không có gì nổi bật – không đẹp trai cũng chẳng xấu xí. Một người mà Quỳnh Chi cảm thấy giống như bao người cô đã từng gặp gỡ và sẽ quên nhanh chóng. Một người hòa lẫn với dòng người tấp nập khi đang khoác lên trang phục lịch sự của một nhân viên văn phòng mẫu mực: quần tây, áo sơ mi, đóng thùng gọn gàng, cùng đôi giày tây được lau chùi bóng loáng.

“Một ổ không cho ớt nhé.” Người đàn ông dặn dò, đôi mắt nhìn xuống chiếc đồng hồ trên tay trái.

Quỳnh Chi gật đầu, cô thừa hiểu yêu cầu này là dành cho đứa trẻ mặc đồ học sinh đang ngồi trên chiếc Air Blade, dựng phía sau lưng người đàn ông.

“Dạ! Dạ!” Quỳnh Chi đáp lời. Cẩn trọng hơn, cô mỉm cười nhìn thằng nhóc có khuôn mặt sao y bản chính với người đàn ông mà hỏi thêm. “Thế Khánh An có ăn được hành ngò không?”

Người lạ mặt gọi đúng tên con trai của mình, người đàn ông rất đỗi ngạc nhiên. Sau vài giây khựng người anh ta mới bày tỏ sự thắc mắc.

“Ơ… sao cô biết tên con trai tôi?”

Chẳng phải là kẻ xấu theo dõi con nhà người khác, Quỳnh Chi sợ hiểu lầm nên vội xua tay giải thích.

“Có gì ghê gớm đâu chú, là con nhanh mắt nhìn thấy cái tên Khánh An được ghi trên cặp sau lưng em ấy thôi.”

Trước sự quan sát nhanh nhạy của Quỳnh Chi người đàn ông chị à lên một tiếng.

“Chú đợi một chút nha, con b á n bánh mì chả cá nóng nên cần phải chiên lại tầm 2 phút. Nhanh lắm.”

Nghe Nhắc đến thời gian người đàn ông theo thói quen thì nhìn xuống đồng hồ trên tay phải.

7giờ 15 là trường Tinh Anh sẽ bắt đầu giờ học. Thông thường nếu Khánh An không ăn sáng ở nhà thì 6 giờ 30 bố con đã ra đến hàng quán. Vậy mà đêm hôm qua mưa lạnh, cả nhà ngủ quên thành thử cập rập hơn. Nhưng chuyện đã rồi thì đành chịu, không trách mình cũng chẳng hối thúc ai, anh khẽ cười gật đầu.

Quỳnh Chi đang làm bánh mì, cô cũng chẳng để tâm lắm đến phản hồi của anh, bàn tay phải không ngừng đảo đảo chả cá.

Chú Túc vừa lau dọn xong bàn ăn mà thực khách vừa rời khỏi, cầm chiếc tô còn lõng bõng nước đi vào chỗ rửa, nhác thấy bạn đánh cờ chí cốt của mình đôi mắt sáng rỡ, miệng ý ới.

“Ê Dương! Tối nay có rảnh ra đây làm một ván nha mày.”

Mỗi lần chơi cờ với ông Túc cũng mất hai đến ba tiếng, thường thì có lịch cố định. Nay được rủ rê bất thình lình, Đức Dương chưa trả lời vội, anh suy nghĩ nhanh liệu các công việc tồn đọng của mình đã giải quyết hết chưa thì mới trả lời.

“Được nha anh Túc. Tối nay tầm 7 giờ rưỡi nha.”

Lời hứa hẹn vừa thốt hết ra cũng là lúc Quỳnh Chi tắt bếp, cô vớt mẻ chả cá vàng ươm ra khỏi chảo. Không vội bỏ vào phần ruột bánh mì đã chưa một số thứ, thay vào đó lại bỏ vào một chiếc rổ inox đặt trên một tô thủy tinh để làm ráo dầu.

“Anh Dương!” Từ phía xa có tiếng gọi lớn xen lẫn trong những âm thanh xì xào nhiễu loạn.

Chẳng mấy ai quan tâm, riêng Khánh An thì lại khác. Vừa nghe chất giọng quen thuộc gọi đến tên bố mình, nó nhìn quanh chưa kịp tìm ra chủ nhân giọng nói đó thì đã hồ hởi reo lên.

“Mẹ! Là mẹ!”

Khi đã thấy mẹ đang ở cách mình chỉ vài căn nhà, Khánh An vỗ tay hò reo.

“Bố ơi! Bố ơi! Mẹ đến kìa.”

Sau sau tiếng gọi lớn đầy hạnh phúc của thằng nhóc, một vài người đã bị thu hút, họ dừng công việc của mình lại đồng loạt ngó về phía Đức Dương và đứa trẻ, rồi nhìn về phía tay Khánh An đang chỉ.

Trong dòng người người đông đúc, cô Hồng thấy rõ mồn một người phụ nữ mặc chiếc đầm hoa sεメy – phần chân váy ngắn cũn cỡn, phần cổ được khoét sâu khoe rõ rãnh ngực đang đi như chạy về phía Đức Dương. Vốn là người khẳng khái, cô Hồng không ngần ngại quăng mạnh con dao đang thái khúc chả lụa trên tay xuống mặt bàn, rồi nói đôi lời cố tình cho mọi người nghe thấy.

“Mẹ nó! Cái thứ báo đời lại đến.”

***