Mơ Về Phía Anh

Chương 3

Chương 3
Có người nói dân tộc Hán là dân tộc nhạt nhẽo nhất của Trung Quốc. Các dân tộc thiểu số khác đều có thể hát ca, nhảy múa, tình cảm nồng nhiệt… Trong khi đó, dân tộc Hán lúc nào cũng làm ra vẻ đàng hoàng, ngay thẳng, cái gì cũng phải để ý đến lễ tiết…

Nam nữ thụ thụ bất thân, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, môn đăng hộ đối, tam tòng tứ đức, tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, trinh tiết liệt nữ… ngay cả chuyện yêu đương cũng không được tự do…

Có người nói người Trung Quốc là người vô vị, tẻ nhạt nhất trên thế giới. Người phương Tây sợ nhất là bị người ta nói: “Cái người này thật là boring (tẻ nhạt)”, đáng kiêu hãnh nhất là tính hài hước, vui vẻ.

Người Trung Quốc sợ nhất điều gì? Sợ bị người khác nói là “Hán gian”, sợ bị kẻ khác nói là không yêu nước>, sợ bị nói là kiêu ngạo.

Bị người khác coi là Hán gian thì có làm sao? Không yêu nước thì sao? Kiêu ngạo thì làm sao?

Thế nào? Chẳng nhẽ những thứ ấy lại khiến cho bạn không thể chịu nổi?

Ai khiến cho bạn không thể chịu nổi?

Ai? Đương nhiên là quần chúng. Cái gì là quần chúng? Tức là một nhóm người, một đám người, một tập hợp người… Quần chúng có thể làm bất cứ việc gì mà không bị trừng phạt, pháp luật không nhắm vào đám đông mà, nếu không thì con người đâu cần kết bè kéo cánh làm chi?

Còn về boring, không quan trọng. Không có tính hài hước? Có gì đáng sợ chứ? Tính hài hước có thể mài ra để ăn không?

Một người không boring sẽ không khiến cho người khác khó chịu. Một người có tính hài hước có thể khiến cho người khác vui lòng.

Đều là vì người khác cả.

Một người được người khác nói là rất khiêm tốn và lịch sự sẽ có thể “hoà nhập” với đám đông, được quần chúng công nhận, như vậy sẽ được an toàn, không cần phải đứng đầu sóng ngọn gió. Một người được công nhận là có lòng yêu nước sẽ tránh được việc bị kẻ khác ném phân vào cửa nhà, nói không chừng còn được thăng quan tiến chức, tiền vào như

Đều là vì bản thân mình cả.

Amazing (Ngạc nhiên)! Văn hoá giới tính Trung Quốc đã giáo dục phụ nữ Trung Quốc như thế nào nhỉ? Không những có thể khiến cho phụ nữ không dám nghĩ đến chuyện đó về mặt tư tưởng mà ngay cả về thể xác cũng không có chút cảm xúc, thậm chí chẳng có cái gọi là “ham muốn”. Bạn nói xem có tài không?

Cái gì? Đây không phải là nguyên nhân của văn hoá?

Tại sao lại không phải? Ngay cả gen còn có thể cải tạo chứ đừng nói đến cảm giác của con người.

Nghe nói người Amish có một đột biến gen đặc biệt khiến cho họ bị béo phì. Không phải là do định mệnh sắp đặt mà là do gen quyết định. Vận mệnh sắp đặt hay là gen quyết định, cái nào quan trọng hơn cái nào? Đương nhiên là gen quyết định quan trọng hơn rồi. Chuyện vận mệnh sắp đặt còn có thể có cách giải quyết và né tránh, nhưng gen đã quyết định thì có chạy trời cũng không khỏi nắng.

Ai bảo không có nơi để chạy? Người Amish đã sử dụng thói quen sinh hoạt của mình để tránh khỏi số phận béo phì của mình. Bọn họ không sử dụng bất kì một phương tiện hiện đại nào, đi lại hoàn toàn bằng đôi bàn chân. Đi mãi đi mãi, người Amish không những không bị béo phì mà ngay cả cấu trúc gen cũng có sự thay đổi.

Văn hoá giới tính truyền thống của Trung Quốc đã bó buộc phụ phữ ngần ấy năm trời, cho dù vẫn chưa bóp chết những gen khoái lạc đó thì cũng bóp chết chức năng cảm nhận khoái lạc tình ái của phụ nữ rồi.

Những người phụ nữ như mẹ quá nhiều rồi!

Cái thế hệ ấy, đừng nói là khoái lạc tìиɧ ɖu͙© mà ngay cả niềm hứng thú yêu đương cũng chưa chắc đã có. Hôn nhân đều là do người khác sắp đặt. Bố là thành phần trí thức trong xã hội cũ, mẹ là bí thư đoàn. Người nọ giúp đỡ người kia. Mẹ thích những người học giỏi, còn bố thì sao? Có trời mới biết được! Có thể là bởi vì thân phận trí thức của mình nên bố muốn tìm một người vợ đàng hoàng, đứng đắn.

Bố mẹ đã đến với nhau như vậy đấy, có thể thời gian đầu còn miễn cưỡng sống qua ngày, dù sao trong những năm tháng cải cách làm gì có hoạt động vui chơi giải trí gì đâu. Làm việc, kiếm tiền, ăn cơm… chỉ cần được no bụng ngày ba bữa là đủ rồi.

Về sau người thân, bạn bè đều nói mẹ thật có con mắt, trong cái xã hội “càng nhiều tri thức càng phản động” ấy, mẹ lại biết trước mà thích những người học giỏi. Cũng thật là có tầm nhìn, bố học hành khá ổn, đến mức được sang Mỹ du học.

Một người làm quan cả họ được nhờ, một người xuất ngoại, cả nhà đi theo. Bố đi Mỹ năm năm, cuối cùng cũng đưa được cả nhà sang Mỹ sum họp.

Có người bảo rằng mẹ tôi thật có phúc! Chồng ra nước ngoài mà vẫn không quên vợ con, đón hết cả nhà sang bên đó, đấy quả là cái phúc mấy đời của mẹ.

Oa! Một người đàn ông, chỉ cần là một người đàn ông không bỏ vợ bỏ con là xứng đáng để tuyên dương? Phụ nữ phải tích đức mấy đời mới kiếm được một người đàn ông như vậy? Cái giới hạn đạo đức của xã hội này quả là có vấn đề!

Bố không bỏ vợ có thể là do ở bên Mỹ không có hoàng đế, không có ai mời bố lên làm phò mã, thế nên bố có muốn bỏ vợ e là cũng chẳng có cơ hội. Nếu như có người mời bố lên làm phò mã, thì có lẽ bố đã đi từ lâu rồi. Thái độ của bố đối với mẹ hiện giờ cũng chẳng khác bỏ vợ là bao.

- Cô thì hiểu cái gì? Cô chẳng hiểu cái quái gì, vậy mà cứ suốt ngày ra vẻ ta đây giỏi gia

Đấy là câu cửa miệng của bố mỗi khi nổi điên, thái độ cực kì khinh miệt, nghe mà xương cột sống cũng ớn lạnh.

Mẹ “ra vẻ ta đây” khi nào chứ? Mẹ lúc nào cũng tỏ ra cẩn thận, tỉ mỉ, biết mình bây giờ sống nhờ vào người khác, chỉ e đánh mất bát cơm nên lúc nào cũng rất e dè, khiến cho người làm con cũng cảm thấy chua xót, rất muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ ơi đừng sợ, bố không nuôi mẹ thì con nuôi!”

Tuy nhiên, cũng không đơn thuần là vấn đề nuôi dưỡng. Vợ chồng, gia đình… những cụm từ thần kì biết bao. Cả đời mẹ gồng mình gánh chịu chẳng phải là vì mấy cụm từ này sao?

Cho dù người chồng có lạnh nhạt đến mức nào thì cuối cùng vẫn là chồng của mình. Cho dù gia đình có bất hoà ra sao cũng vẫn là gia đình của mình. Một người đàn bà không gia đình, không chồng con, ở vào cái tuổi xế chiều, bạn bảo bà ấy biết sống tiếp như thế nào?

Cuộc đời của mẹ, thật sự chẳng xứng đáng. Nỗi khổ của người phụ nữ, mẹ không thể né tránh, nhưng hạnh phúc của người phụ nữ, mẹ vẫn không được hưởng thụ. Chưa từng có một nụ hôn chân chính, chưa từng được nếm cái cảm giác “lêи đỉиɦ”, không có thứ tình yêu nồng nàn, cũng chẳng có vật chất phong phú để hưởng thụ… Nhưng mẹ lại phải trải qua nỗi đau đớn khi sinh con, trải qua nỗi vất vả của một người phụ nữ một nách hai con, chịu đựng một cuộc sống vợ chồng không tình yêu, không tìиɧ ɖu͙©, chịu đựng nỗi nhục nhã khi chồng cặp bồ ở bên ngoài.

- Cô thì biết cái quái gì? Tôi có bồ bao giờ chứ?

- Anh tưởng rằng anh không thừa nhận thì tôi không biết chắc? Anh đã nɠɵạı ŧìиɧ sáu bảy năm nay rồi, anh tưởng tôi không biết hay sao?

Hạ Phiêu không biết chính xác là bố có nɠɵạı ŧìиɧ hay không? Cô chưa từng tận mắt bắt gặp, mẹ cũng không thể đưa ra những bằng chứng xác đáng. Nhưng tận sâu thẳm trong lòng, Hạ Phiêu tin rằng bố có bồ ở bên ngoài, chỉ không biết là đã đến mức độ nào mà thôi.

Bởi vì trong dòng máu của bố có những “nguyên tử không an phận”. Rất lâu, rất lâu trước, lâu đến nỗi đã là bao lâu rồi, khi còn ở Trung Quốc, có người đã nói với Hạ Phiêu:

- Bố cậu thường xuyên ôm tôi…

- Ông ấy coi cậu như con gái nuôi, ôm cậu cũng là chuyện thường…

- Không phải, không phải là kiểu ôm đó, mà là… là…

Cô ấy cuối cùng vẫn không nói ra được đó là kiểu ôm như thế nào, nhưng Hạ Phiêu cho dù vẫn còn ít tuổi cũng đã ngộ ra một điều gì đó. Kể từ khi đó, mỗi khi nhìn thấy vẻ mặt bình thản của bố, cô lại cảm thấy thật giả tạo và đáng buồn nôn.

Nhưng cô không hề nói ra chuyện này với mẹ.

6.

Thn hình cao gầy, khung xương hoàn hảo, mặc cái gì cũng rất đẹp mắt, không mặc gì thì càng tuyệt vời. Chân tay dài, toàn thân sạch sẽ không tì vết, không có chút mỡ thừa, cũng không bị trơ xương sườn, nhìn vào thật dễ chịu, sờ lên càng dễ chịu hơn nữa. Sờ vào đâu cũng thấy săn chắc, trẻ trung.

Sống mũi rất thẳng, đôi mắt rất mê đắm, mỗi khi nhìn người khác, ánh mắt tràn đầy tình cảm thương yêu.

Áo sơ mi trắng, quần dài màu đen, đi giày da cũng màu đen, vào mùa đông mặc thêm một cái áo gi lê đen bên ngoài, trên eo còn buộc một cái váy quây nhỏ.

Tại sao lại buộc một cái váy quây nhỏ trên eo?

Bởi vì đây là nhà hàng ăn Trung Quốc, ông chủ là người Bạch [1]. Người Bạch mở nhà hàng ăn Trung Quốc? Có thể làm ăn phát đạt không?

[1] Xưa còn được gọi là Dân Gia, là một trong 56 dân tộc được Cộng hoà nhân dân Trung Quốc chính thức công nhận. Người Bạch chủ yếu sống ở các tỉnh Vân Nam, Quý Châu và Hồ Nam.

Ông chủ đâu cần phải đích thân xuống bếp, vậy thì có gì mà không làm ăn được? Thuê vài người biết làm là ổn thôi mà. Người Bạch làm ông chủ cũng tốt, sẽ không giống như những ông chủ người Hoa lúc nào cũng dán mắt canh chừng nhân viên từ sáng sớm cho đến tối mịt, luôn mồn thúc giục nhân viên phải làm cái này cái kia, chẳng để cho nhân viên có nổi một phút nghỉ ngơi. Nếu như tôi làm việc ở đó thì chắc là tôi đã chết non rồi!

Nhà hàng này kinh doanh khá tấp nập, môi trường rất tốt, có Fullbar (quán bar tiêu chuẩn), Dessert thượng hạng (bữa điểm tâm), có món bánh ngọt tên là Great wall of china (Trường Thành Trung Quốc), chocolate cake (bánh sô cô la). Nhà hàng đó về sau phá sản, rumor (giới truyền thông) nói rằng phá sản là bởi vì thua lỗ.

Chúngường xuyên ăn vụng dessert. Ở đó buổi trưa là buffer (bữa ăn tự phục vụ), có một số waitstaff (nhân viện phục vụ) không đưa vé cho khách, sau khi nhận tiền mặt của khách hàng liền bỏ vào túi riêng.

Giờ thì bạn đã hiểu vì sao mà những ông chủ người Hoa phải suốt ngày dán mắt canh chừng nhân viên chưa?

Có rất nhiều thanh niên làm việc ở đó, có người tìm bạn gái, có người tìm bạn tình, có người lại muốn kiếm chác chút ít.

Tôi là người hay trầm uất, vì vậy nói chuyện với những người thật thà tôi thấy không “hợp khẩu vị” nhưng với những người không thật thà tôi lại không dám quá mức khoa trương.

Hoàn cảnh của tôi lúc đó cũng khá ổn. Giành được học bổng và financialaid (học bổng trợ cấp), ở trong cùng một thành phố với bố mẹ. Bố mẹ tôi không trợ cấp tiền cho tôi nhưng toàn bộ các môn học giành được điểm B trở lên sẽ cho tôi một trăm đồng. Bề ngoài bố actlike (giống như) dùng một phần thưởng lớn để khích lệ tôi. Nhưng thực ra bố tôi rất ki kiệt trong chuyện tiền bạc, bao nhiêu năm nay chưa bao giờ ra ngoài ăn hàng với mẹ tôi cả.

Tôi làm waitress (nhân viên phục vụ), buổi trưa còn được, chỉ cần rót nước và thêm đồ uống cho khách hàng, khách hàng ăn nhanh rồi trả tiền, sau đó tôi thu dọn bát đũa là xong. Nhưng đến tối thì thê thảm rồi, không còn là buffer nữa mà là gọi món. Một mình tôi phải phụ trách mấy bàn liền. Bàn này gọi, bàn kia gọi, ai nấy đều chưa ngồi nóng đít đã gọi thúc giục mang đồ ăn lên.

Waitressing (làm nhân viên phục vụ) cần phải rất giỏi multitasking (xử lí nhiều việc trong một lúc), trong khi đó multitasking của tôi lại rất tồi tệ. Chính vì vậy mà mọi việc đều bị tôi làm cho rối tinh cả lên. Thỉnh thoảng đến bàn ăn của khách tôi lại quên mấy phải bê cái gì l, đành quay lại lấy, thỉnh thoảng lại đưa nhầm món của bàn này cho bàn khác, thậm chí còn có lúc tôi bất cẩn làm rơi đĩa khiến cho thức ăn bắn tung toé…

Đầu óc tôi lúc nào cũng căng thẳng, càng sợ làm sai thì càng sai nhiều. Bản thân tự cảm thấy căm hận mình tại sao lại vụng về đến như vậy?

Mỗi người đều phải làm rất nhiều việc sidework (công việc tạp vụ), ví dụ như: lấy tấm khăn ăn quấn vào dao nĩa, mỗi người phải bọc tối thiểu năm mươi cái mỗi tối. Một số người có thói quen lấy trộm inventory (những cái đã bọc rồi) để cho đủ số lượng quy định. Lúc ấy tôi không dám làm như vậy. Tôi cũng không biết tiếp cận với người khác, chính vì vậy mà tôi không nên làm công việc waitress này.

Suýt chút nữa thì bỏ chạy… suýt chút nữa…

Tại sao lại bỏ chạy? Đương nhiên là bởi vì trai đẹp rồi.

Lúc mới đi làm, tôi thấy ai cũng giống ai, chẳng nhận ra ai đẹp trai, ai xấu trai cả. Ở đó giống như một đô thành lớn, loại người nào cũng có, ai cũng có điểm đẹp trai riêng, nói chung là khó mà nhìn ra ai đẹp trai cả.

Những waitres (nhân viên phục vụ nam) nhìn những waitress (nhân viên phục vụ nữ) chúng tôi… chắc chắn là cũng cùng một cảm giác như vậy.

Về sau tôi có hỏi anh ấy ấn tượng lúc nhìn thấy tôi lần đầu tiên là gì, anh thường cười không nói. Tôi không buông tha, cứ gặng hỏi cho bằng được, anh liền hỏi vặn

- Thế ấn tượng đầu tiên của em với anh như thế nào?

- Anh? Chẳng có ấn tượng gì!

Anh không hề bực tức, dường như anh là người chẳng bao giờ biết bực tức.

- Lần đầu tiên nhìn thấy không có ấn tượng gì cũng không sao, từ từ sẽ có ấn tượng thôi!

Đúng vậy, từ từ sẽ có ấn tượng thôi, từ từ sẽ phân biệt được ai đẹp ai xấu rồi.

Từ nhỏ đến lớn, những người con trai mà tôi thích chưa chắc đã là những anh chàng đẹp trai mà mọi người thường ca ngợi. Lúc còn nhỏ tôi rất thích Lưu Đức Hoa, lúc ấy chẳng có mấy người thích anh ấy, về sau Lưu Đức Hoa ngày càng nổi tiếng, nhưng tôi lại cảm thấy người nổi tiếng không phải là bản thân họ thực sự, họ cũng không thể làm mọi thứ vì bản thân mình. Có thể ở Mỹ thì có thể làm như vậy bởi vì ở đó con người đề cao quyền tự do cá nhân.

Thực ra cái tôi cảm nhận được đầu tiên không phải là vẻ đẹp trai của anh ấy mà là sự ấm áp của anh.

Tôi cũng không thể nói rõ được rốt cuộc anh ấykhiến cho tôi cảm thấy ấm áp như thế nào, chỉ biết dường như có một luồng khí ấm bao vây quanh tôi.

Bạn nói xem có lạ không cơ chứ? Cho dù tôi có đến nơi nào, dường như tôi cũng cảm thấy có một đôi mắt đang chăm chú quan sát mình. Và đôi mắt ấy sớm muộn gì cũng xuất hiện trước mặt tôi.

Cho dù ở nơi nào tôi cũng cảm thấy anh đang nhìn tôi.

Thứ cảm giác ấy thật tuyệt, nhiều lúc nó khiến cho tôi cảm động đến muốn khóc.

Tính tình của anh rất tốt, lúc nào cũng cười nói vui vẻ. Anh là Hoa kiều ở Indonexia, học đại học ở Mỹ, bố là thương nhân, mẹ ở nhà chăm lo gia đình, cả đời chưa bao giờ ra ngoài làm thuê.

Tính cách của tôi tương đối hướng nội. Khi còn học cấp ba ở trong nước, tôi từng là một Clown (chú hề) của lớp. Nhưng lúc ấy tôi cảm thấy rất đau khổ trong lòng bởi vì tôi luôn phải ép mình hướng ngoại, lúc nào cũng phải vui vẻ, hài hước nhưng trong lòng thừa hiểu rằng mình không phải là người như vậy.

Anh là waitres lâu hơn tôi, lại multitasking hơn tôi, dường như trong não anh có rất nhiều thread (mạch nhánh), mỗi một thread lại phụ trách giải quyết một việc, không cái nào gây ảnh hưởng đến cái nào.

Mỗi lần tôi quên mang món ăn cho khách, ngại ngùng đi vào trong lấy đều chạm mặt anh.

- Haizzzz, lại quên cái gì rồi?

- Quên mang mì khô ăn với nước vì vằn thằn…

- Để anh đi lấy!

Anh lấy mì khô ra, còn nhân tiện cầm theo hai đôi đũa.

Đến bàn ăn của khách, vừa đặt mì khô xuống tôi đã nghe thấy ông khách nọ hỏi:

- Có đũa không?

Anh ấy đã đoán trước được việc này.

Ngẩng đầu nhìn anh, tôi biết anh đang đứng ở một nơi không xa, miệng cười hi hi như nói với tôi rằng: “Anh thông minh lắm chứ!”

Giờ nghỉ trưa, những người khác đều chạy đi đâu hết cả, chẳng có ai quản lí, một cảm giác hụt hẫng dâng lên trong lòng. Nhưng vừa ngoảnh đầu lại đã nhìn thấy anh chưa đi, vẫn đứng ở bên cạnh quầy bar.

- Ngồi lại quán một lúc nhé!

- Ừm… ok!

Anh không nói nhiều nhưng là một người rất biết lắng nghe, lúc nào cũng cười hi hi, cứ như thể bạn kể chuyện gì cũng rất là thú vị vậy.

- Nói gì đi! Sao lúc nào cũng là em nói thế? Sao anh không chịu nói gì cả?

- Anh thích nghe em nói!

Anh nói với thái độ rất thành khẩn, chẳng mấy chốc đã có thể thuyết phục được bạn, khiến cho bạn cảm thấy anh ấy thực sự thích nghe bạn nói chuyện. Đó là khoảng thời gian tôi nói chuyện nhiều nhất trong cuộc đời.

Ánh mắt của anh… đúng vậy… tôi thích nhất là ngắm nhìn ánh mắt của anh.

Trình độ miêu tả của tôi không được tốt lắm, tôi không biết dùng từ gì để hình dung. Cho dù là lấy một ví dụ để so sánh tôi cũng không biết phải so sánh thế nào.

Ánh mắt ấy… giống như ánh mắt anh trai nhìn em gái? Không phải. Như thượng đế nhìn các con dân của mình? Cũng không phải. Giống cái gì nhỉ? Chẳng giống cái gì cả, giống như chính bản thân anh, chỉ có anh mới có ánh mắt ấy, mà ánh mắt ấy, chỉ có thể đặt vào trong đôi mắt anh mới thích hợp.

Ngày anh nghỉ, tôi suýt khóc, cố gắng nuốt vào trong lòng biết bao nhiêu nước mắt. Tôi không biết vì sao tôi muốn khóc, chỉ cảm thấy rất cô độc. Nhà hàng ồn ào náo nhiệt, đầu óc tôi rối bời, trong lòng vô cùng cô độc.

Có biết bao nhiêu chuyện phải làm, những việc làm sai trái nhiều vô kể, cowoker (đồng nghiệp) đều không đếm xỉa đến tôi, có người còn cười nhạo tôi, giám đốc cũng tìm tôi mắng mỏ. Nghe giọng điệu của ông ấy tôi biết nếu mình còn phạm sai lầm một lần nữa thì ông ta sẽ đuổi cổ tôi khỏi đây là cái chắc.

Tôi cứ nghĩ rằng hôm đó sau khi về nhà tôi sẽ khóc một trận cho đã đời, nhưng không, một mình trốn ở nhà khóc chẳng khác gì một con c.

Hơn nữa lại rất mệt. Thế nên tôi không khóc.

Muốn khóc, nhưng không khóc.

Ngày hôm sau, trước khi bước vào cánh cửa nhà hàng, tôi chỉ sợ không nhìn thấy anh trong đó, sợ rằng hôm qua anh xin nghỉ là nghỉ việc hẳn.

Tôi thấp thỏm lo lắng bước vào trong nhà hàng, nhìn thấy anh đang đứng dựa lưng vào quầy bar, nói chuyện với một waitres. Suýt chút nữa thì nước mắt tôi rớt xuống.

- Hey, chào em! Hôm qua thế nào?

- Hôm qua? Rất tốt!

- Thế thì anh đúng là lo hão rồi! Anh cứ sợ em sẽ…

Muốn khóc rồi, muốn khóc lắm rồi, xin anh đừng nói gì thêm nữa, cũng đừng nhìn em bằng ánh mắt thương cảm đó nữa.

- Này, tay em làm sao thế? Bị bỏng à? Để anh xem nào…

Cuối cùng thì nước mắt cũng trào ra. Cũng còn may là có vết bỏng làm cái cớ.

- Sau này phải cẩn thận một chút. Đĩa đặt trong nồi càng lâu thì càng nóng. Trước tiên em phải chạm thử vào xem có nóng không đã, không nóng thì mới được bê đi. Đừng để bị bỏng bàn tay… đáng yêu như thế này… sẽ xấu lắm đấy! Có đau không em?

- Hỏi nhiều, bị thế này có thể không đau được không? (Chỉ có điều nếu anh nắm chặt thêm một lúc nữa thì tay sẽ không còn đau nữa.)

Anh ấy có thể nghe thấy những gì trái tim tôi đang nói không nhỉ? Chắc chắn là có, nếu không sao anh ấy cứ nắm chặt lấy tay tôi không chịu buông ra?

Trưa hôm đó, mọi người đều chạy đi đâu hết, chỉ còn lại tôi và anh.

Vẫn là nụ cười đó, vẫn là “thính giả” đó.

Nhưng tôi cứ nói, cứ nói mãi… rồi bỗng nhiên bật khóc.

Tại sao lại khóc? Tôi cũng không biết nữa, chỉ cảm thấy có thể khóc thoải mái trước mặt anh, có thể tự do và khóc cho đã đời.

Thế là… tôi khóc…