Trăng Hướng Phía Tây

Chương 9

Lần đầu tiên Phương Nhạc nghe thấy tên Trần Hề, là vào giữa tháng mười hai năm trước.

Hôm đó là thứ bảy, sáng trường học cho học bù nửa ngày, giữa trưa Phương Nhạc tan học về nhà, người trong nhà đều có mặt.

Bầu không khí trong trường phổ thông của Phương Mạt khá nhẹ nhàng, hai ngày nghỉ đều được nghỉ đủ. Cô ngủ một giấc đến khi mặt trời lên cao, lúc Phương Nhạc bước qua cửa, Phương Mạt đang cắn kem que, như hồn ma trôi qua phòng khách, còn buồn ngủ nói: “Chào buổi sáng ông em nhỏ…”

Bà nội Phương cột túi đựng rác, đi từ bếp ra dạy dỗ Phương Mạt: “Mùa đông màu cháu ăn kem gì đấy, bụng còn trống để ăn à! Bà nói với cháu bao nhiêu lần rồi, con gái con đứa ăn kem ít thôi, ăn xong, đến lúc bà dì đến cháu đau bụng thì đừng có dày vò bà đấy, đau chết cháu luôn đi!”

Nói xong đưa túi đựng rác trong tay cho Phương Nhạc: “A Nhạc cháu khoan vào đã, ném rác xuống lầu giùm bà. Tối hôm qua đứa nào mang đậu hũ thúi về ăn đấy, thúi muốn chết, ăn xong còn không biết vứt hộp đi à? Phương Quán Quân, có phải mày không!”

Phương Mạt đáp trả câu đầu tiên của bà nội Phương: “Cháu ăn kem đơn giản là để tỉnh táo thôi.”

“Bà làm nứt cái đầu cháu chẳng phải tỉnh táo hơn sao.”

Mẹ Phương cột tạp dề, trên tay bẻ tép tỏi, ló nửa người khỏi phòng bếp: “Mẹ, mẹ đừng bảo A Nhạc đi. Trời lạnh lắm, A Nhạc con vừa về đừng xuống lầu nữa, để rác ngoài cửa đi, lát nữa mẹ ăn cơm xong sẽ xuống vứt.”

“Con trai sợ lạnh cái gì, bị gió lạnh thổi vào chút như vậy mà đã không chịu nổi rồi, vậy sau này với xương cốt như thế thì có thể làm được gì, người nhà có thể trông cậy vào nó à?” Bà nội Phương nói tới nói lui một hồi xong, vẫy tay lại nói: “Được rồi nghe mẹ đám nhỏ vậy, bỏ ở cửa trước đã, lát nữa để ba cháu xuống lầu vứt.”

Phương Nhạc để túi rác ngoài cửa, cuối cũng cũng có thể thuận lợi cởi giày vào nhà.

“Con vứt con vứt, dù sao chiều con cũng phải ra ngoài.” Ông chủ Phương buồn bã ỉu xìu dựa vào sofa, nhận lệnh của mẹ già.

Mẹ Phương nghe vậy, lại đi đến cửa phòng khách, nhìn chằm chằm ông chủ Phương: “Hôm nay anh lại muốn ra ngoài? Đêm qua mới vừa từ Tân Lạc về, anh không thể nghỉ ngơi một chút sao, thứ bảy còn muốn ra ngoài làm gì?”

“Không phải, không phải hôm qua anh làm như lời em nói sao, anh đi cùng ông Thẩm mà.” Ông chủ Phương nói.

“Hừ, em không biết anh đi với ai cả.” Mẹ Phương xoay người.

Trong bếp đang hầm bò kho, bà nội Phương đang định đi nhìn một cái, lại nghe thấy ông chủ Phương nói: “Thật ra tối qua con cứ mãi không ngủ được, con muốn thương lượng một chuyện với mọi người.”

Bà nội Phương chế nhạo ông: “Mày đừng có muốn gây chuyện xấu gì nữa đấy nhé.”

Ông chủ Phương giải thích: “Không phải chuyện xấu, con muốn làm một chuyện rất tốt.”

Kem chưa thể đánh thức Phương Mạt hoàn toàn, nhưng câu này vừa nói ra, lại hoàn toàn k/ích thích tinh thần của cô.

Phương Mạt như gặp kẻ địch: “Làm chuyện gì mà rất tốt, cha già à, ba lại muốn bỏ tiền trong nhà vào chỗ nào nữa à, tiền trong tay ba có phải khiến ba bỏng tay không?”

Mẹ Phương đem đồ ăn mới ra lò lên bàn, quát con gái: “Mạt Mạt, sao con lại nói năng với ba như vậy, đừng có không biết lớn nhỏ!”

Bà nội Phương cũng nói: “Cháu ngoan ngoãn một chút cho bà, để ba cháu nói hết lời đã.”

Chỉ có Phương Nhạc từ đầu tới cuối là không lên tiếng, anh rửa tay xong đi ra, giúp dọn chén đũa, sau đó ngồi vào ghế ăn cơm, khoanh tay im lặng nhìn họ đối thoại.

Ông chủ Phương ngồi thẳng người, nói: “Mẹ, mẹ còn nhớ Trần Đại Sơn không? Là người bị điếc trước kia làm trong xưởng nhà mình ấy, ông ta có một con gái tên Trần Hề, mẹ còn nhớ rõ không?”

“Hề Hề?” Bà nội Phương gọi rất thân thiết: “Đương nhiên mẹ nhớ rõ, sao vậy, có phải con nhìn thấy họ không?”

“Hôm qua không phải con trở về Tân Lạc một chuyến sao, cố ý đến thăm họ, con nhìn họ mà khó chịu.” Ông chủ Phương xúc động nói.

“Lại ăn cơm trước đã, vừa ăn vừa nói.” Mẹ Phương nói: “Trần Hề kia em cũng nhớ rõ, hình như con bé bằng tuổi A Nhạc đúng không?”

Ông chủ Phương nói: “Đúng vậy, con bé nhỏ hơn A Nhạc mấy tháng, cũng đang học lớp chín.”

Bà nội Phương cảm thán: “Thời gian trôi qua quá nhanh, đứa bé nhỏ tí tẹo năm đó cũng đã lên lớp chín rồi.”

Mọi người ngồi xuống ăn cơm, ông chủ Phương miêu tả lại tình cảnh thê lương của nhà họ Trần hiện tại.

Mất mẹ, thiếu nợ, khó duy trì kế sinh nhai, Trần Đại Sơn phải về quê, Trần Hề còn muốn tiếp tục học ở đây.

Cuối cùng ông chủ Phương nói ra suy nghĩ của mình: “Con muốn đón Hề Hề đến nhà, cũng chỉ là chuyện thêm một đôi đũa.”

Bà nội Phương thận trọng nói: “Đây là chuyện lớn.”

Mẹ Phương không đồng ý lắm: “Như vậy không phải hơi quá rồi sao?”

Phương Mạt nắm tay: “Nhà chúng ta sắp biến thành viện phúc lợi rồi à?!”

“Mọi người không biết, thành tích học tập của Hề Hề rất tốt.” Mẹ Phương múc cho ông chủ Phương một chén canh bổ khí huyết đầy, để ông uống trước, ông chủ Phương dùng muỗng múc, nói: “Căn phòng trọ của họ chỉ lớn hơn bàn tay một chút, người đứng bên trong còn không quay người được, ở lầu một nên rất ẩm thấp, tường thì xám xịt sắp rớt hơn nửa, nhưng nửa mặt tường đều dán giấy khen của Hề Hề. Với hoàn cảnh đó, con bé có thể thi được hạng nhất hàng năm, nếu con bé vẫn tiếp tục giữ vững, tương lai nhất định có thể thi được vào một trường đại học tốt, nhưng nếu về quê, tương lai khó nói chắc được.”

Phương Mạt vẫn giữ vững lập trường của mình: “Phòng trọ có hoàn cảnh tệ như vậy nó vẫn có thể có được thành tích tốt, ở quê dù kém hơn nữa cũng có thể kém được bao nhiêu. Thành tích của nó rất tốt, ở đâu cũng có thể tỏa sáng.”

“Đó là do con không biết quê của con bé như thế nào, nơi thâm sơn cùng cốc kia thì kiếm đâu ra trường cấp hai cấp ba? Nhà nó cũng không có tiền để nó tiếp học.”

Phương Mạt cười lạnh: “Nói đến cùng không phải là đòi tiền sao.”

Ông chủ Phương bỏ muỗng xuống, kiên nhẫn giải thích tình hình cụ thể của nhà họ Trần cho Phương Mạt. Ví dụ như người thân nhà Trần Đại Sơn thì không có, gia đình họ có bốn người, chỉ có một người khỏe mạnh bình thường, làm công còn bị người ta bắt nạt, lừa đảo, một mâm cải trắng ăn cả ngày, em trai nhỏ mù tịt với thế giới, Trần Hề cố gắng đấu tranh, vừa lạc quan vừa sáng sủa.

Đầu tháng mười hai nhà họ Phương cũng bắt đầu máy sưởi dưới đất, căn nhà nóng ấm, đồ ăn cũng chậm lạnh, lời tự thuật của ông chủ Phương mang theo cảm xúc của mình, không ai xen miệng cắt ngang lời ông, ngay cả đũa cũng dần không động đậy.

Chờ Phương Nhạc chuẩn bị xới thêm miếng cơm, vừa nhấc mắt, đã cảm nhận được bầu không khí thế giới thảm thương đang lan tràn khắp bàn ăn.

Ông chủ Phương trên khuôn mặt đầy vẻ đau buồn, mặt bà nội Phương ngay cả trên nếp nhăn cũng viết chữ đau buồn, mẹ Phương che miệng mắt đỏ ửng.

Phương Nhạc nhìn về phía Phương Mạt, hay quá, Phương Mạt vẫn luôn giơ chân giờ phút này hai mắt nước mắt lưng tròng.

Phương Nhạc cũng không đi xới thêm cơm nữa, anh thở dài một hơi, buông đũa, phá tan bầu không khí bí hiểm này.

“Ba, mấy năm nay hai bên không liên lạc với nhau, bọn họ thông qua phương thức gì để ba biết tình trạng của họ?” Phương Nhạc tung ra câu hỏi thứ nhất.

“À, đúng rồi.” Ông chủ Phương vẫn luôn quên nhắc đến chuyện này, “Lúc trước mẹ Trần Hề bị bệnh nằm viện, không phải ba con bé đi mượn người ta ít tiền sao.”

Ba Trần quen một người bạn cũng có vấn đề về thính lực, người bạn kia viết giấy nợ để ông ký, ba Trần chỉ biết viết tên mình, lại dễ tin người, ký tên ấn dấu vân tay xiêu xiêu vẹo vẹo trên tờ giấy nợ, chờ sau khi người đòi nợ tới cửa mới biết số tiền trên giấy vay nợ đã được nhân lên bao nhiêu lần.

Số tiền này chắc chắn không trả nổi, Trần Hề lập tức dẫn ba Trần chạy tới đồn công an, nhưng chuyện thế này rất khó xử lý. Hôm đó đồn đúng lúc công an có một luật sư đến phá án, Trần Hề tai thính nghe được thân phận của đối phương, như một bà cụ non hỏi thăm luật sư giờ nên làm thế nào.

Người luật sư thấy lạ vì đứa bé này lanh lợi, nên giúp cô một phen, sau đó trong lúc nói chuyện phiếm lại nói chuyện này với ông chủ Phương.

Nguyên quán ở trấn Tân Lạc chỉ có bấy nhiêu, tên họ, tuổi, còn có đặc điểm bị điếc này, ông chủ Phương vừa nghe đã đánh số cho người đó.

“Là cậu của con nhắc với ba, ba mới biết được việc này, cho nên hôm qua ba mới cố tình đến một chuyến.” Ông chủ Phương nói.

Cậu Phương Nhạc là luật sư, tốt nghiệp một trường bình thường, vụ án ông nhận đều là mấy vụ nhỏ lông gà vỏ tỏi, ông không có năng lực lớn gì, nhưng nếu không nói về vật chất, cậu Phương Nhạc là người có bản lĩnh nhất trong tất cả họ hàng nhà họ Phương.

Phương Nhạc lại hỏi: “Bọn họ thực tế thiếu bao nhiêu tiền?”

Ông chủ Phương trả lời: “8000.”

“8000?” Phương Mạt nước mắt lưng tròng, giọng nói nghẹn ngào: “Sao mới thiếu người ta 8000 lại như sắp sống không nổi nữa vậy?”

Phương Mạt vẫn còn sự đơn giản vô tri kiểu “vì sao không ăn thịt băm*”, có một số người từng trải qua cảnh nghèo, một đồng tiền cũng có thể làm khó anh hùng, một trăm đồng cũng có thể ép chết người.

*Đại khái có một câu chuyện thế này: có một vị vua trị vì trong thời loạn lạc, dân chúng lầm than, quan bẩm tấu dân không có gạo ăn nên chết đói nhiều, vua đã hỏi “vì sao không ăn thịt”.

Phương Nhạc không để Phương Mạt kéo đề tài đi xa, anh hỏi tiếp: “Ba, số tiền này có phải ba đã giúp họ trả rồi không?”

“Đúng vậy.”

“Cho nên bây giờ món nợ của họ đã được trả hết.”

“Đúng vậy.”

“Cuộc sống của họ có phải không khác gì so với lúc trước, vẫn khốn khó như vậy?”

“Đúng vậy.”

“Lúc trước họ cũng sống khốn khó như vậy?”

“Đúng vậy.”

“Vì sao sau này cũng khốn khó như vậy, bọn họ lại cho rằng không thể sống nổi?”

“Là vì…” Ông chủ Phương nghẹn lời.

Phương Nhạc tổng kết phân trần: “Ba, từ sau khi nhà mình được đền bù, bên cạnh mọi người luôn có thể xuất hiện một đống người có tình trạng hơi thảm thương. Mọi người lương thiện là chuyện tốt, nhưng lương thiện cũng cần có điểm dừng.”

Cuối cùng ông chủ Phương cũng lấy lại tinh thần, ông giải thích: “Không phải, ba nên nói lại rõ một chút. Mấy năm trước bọn họ làm việc trong xưởng nhà mình thì có để dành được chút tiền, sau khi nhà xưởng đóng cửa, với tình hình của nhà họ thì căn bản không tìm được công việc ổn định, mấy năm nay chỉ dựa vào tiền làm việc lặt vặt kiếm được cùng với tiền tích cóp trước kia, phải ăn ăn mặc tằn tiện mới chịu đựng được, bây giờ tiền để dành đã hết từ lâu, công việc lại không tìm được, trong nhà còn mất đi một lao động. Cha già của con không phải kẻ ngốc, chút năng lực phân biệt đó vẫn phải có.”

Vì thế Phương Nhạc lại hỏi ông: “Vậy ba có nhớ chuyện một rổ quýt năm đó ba mua không?”

“Ờm…” Việc này đúng là ông chủ Phương vẫn nhớ rõ.

Năm ấy Phương Nhạc mười một mười hai tuổi, trên đường về nhà ông chủ Phương và anh ngẫu nhiên bắt gặp một ông cụ bày sạp bán quýt. Trời giá rét, ông cụ mặc áo bông rách, ông chủ Phương thấy ông cụ đáng thương bèn mua một rổ quýt. Phương Nhạc khuyên bảo mua nhiều quá ăn không hết, ông chủ Phương nói mấy quả quýt đó vừa nhìn đã biết ngon, lúc đó sẽ cho cậu Phương Nhạc một nửa.

Kết quả về đến nhà chia quýt, mới phát hiện một nửa phía dưới đều đã hư.

Cho nên chút năng lực phân biệt này của ông chủ Phương cũng không quá tốt.

Ông chủ Phương không ngờ bị con trai đả kích như vậy, ông xoay qua tìm mẹ già làm chủ cho mình: “Mẹ, mẹ có đồng ý đưa Trần Hề về không ạ?”

Mẹ Phương cũng gật đầu: “Vậy cứ đón về đi, dù sao cũng chỉ thêm đôi đũa.”

“Con không đồng ý.” Trên bàn cơm chỉ có một giọng nói lạnh nhạt không nhất trí với họ.

Ánh mắt mọi người đều chuyển về phía Phương Nhạc.

Bà nội Phương là người đứng đầu gia đình, bà nghiêm mặt nói: “A Nhạc, Trần Hề không giống những người trước kia. Bây giờ trong nhà chỉ là thêm một người, thêm một khoản chi như thế với nhà chúng ta mà nói không tính là gì cả, nhưng với Trần Hề mà nói, đường đời sau này của con bé có thể sẽ không giống nhau. Sau này con bé bày quán trên vỉa hè hay trở thành lãnh đạo, có thể chỉ nhìn từ lúc này thôi.”

Phương Nhạc kiên trì: “Trước kia mọi người đã cho bọn họ một công việc, bây giờ lại giúp họ giải quyết nợ nần, như vậy là đủ rồi. Đường đời của cậu ta là của chính cậu ta, chúng ta không cần phải chịu trách nhiệm cho cuộc đời của cậu ta. Cháu vẫn nói câu đó, lương thiện cũng phải có điểm dừng, nếu không con người chỉ biết được một tấc lại tiến một thước.”

Phương Mạt không nghe nổi nữa, cô siết nắm đấm một lần nữa, phẫn nộ trách móc: “Phương Nhạc trái tim mày sắt đá thế!”

“…”

Ngày hôm đó trừ Phương Nhạc cả nhà đều nhất trí đồng ý đưa Trần Hề về nhà, cho đến tận hôm nay, trong mắt người nhà họ Phương, Phương Nhạc vẫn còn kháng cự với việc Trần Hề đến.

Trên ban công, Phương Nhạc nhìn đôi mắt ở phía xa, lấy sự im lặng làm câu trả lời, bà nội Phương nói lời sâu xa: “Người cũng đã vào nhà, sau này sẽ phải ở lâu dài. Cháu cứ chung đυ.ng nhiều với con bé, sẽ biết được con bé là một đứa trẻ rất tốt.”

Phương Nhạc nhớ tới hôm “bàn bạc” đó anh có nhắc tới chuyện mua quýt, thật ra chuyện đó còn có phần phía sau.

Một rổ quýt, hơn nửa phía dưới đều đã hư thối, Phương Nhạc cho rằng nên về tìm ông cụ đó trả hàng. Ông chủ Phương lại nói thôi, người ta cũng không dễ dàng gì, có lẽ đối phương có nỗi khổ.

Quýt hư không vứt đi, lúc ấy bọn họ đã trải qua thời kỳ đen tối nghênh đón lần giải tỏa đền bù thứ hai, thuộc tính keo kiệt của bà nội Phương thăng cấp, nghĩ có thể cứu đống quýt hư này không.

Trưa hôm đó Phương Nhạc ra ngoài chơi, ở một chỗ gần đó khác chỗ lúc trước lại thấy ông cụ đó, mới biết được đối phương đổi địa điểm bày sạp. Phương Nhạc suy nghĩ, về nhà một chuyến, cầm rổ quýt kia đến trước sạp hàng của ông cụ.

Phương Nhạc nói ý muốn trả hàng, ông cụ cứ cảm thấy mấy quả quýt đó không phải hàng của mình, ôn tồn hỏi anh có phải đã nhớ nhầm rồi không.

Phương Nhạc nói không nhầm.

Đôi tay ông cụ run rẩy, môi run run, hình như là đã nhượng bộ, chịu ngậm bồ hòn. Ông cụ mong Phương Nhạc tốt bụng, ông cụ sẽ bồi thường quýt cho anh, có thể đừng trả tiền lại hay không.

Người xung quanh chậm rãi bu đến, nhìn thấy một người già quần áo tả tơi, một người trẻ quần áo gọn gàng, đều khuyên Phương Nhạc lấy vài quả quýt cho xong, dù sao cũng không có hại. Có người chứng kiến từ đầu tới cuối, nhân danh công lý bảo Phương Nhạc đừng lừa người già. Còn có người nói một rổ quýt thì bao nhiêu tiền, một đứa trẻ mặc đẹp đẽ như Phương Nhạc, là một kẻ có tiền sao còn tính toán chi li như vậy.

Đương nhiên cũng có người tin trẻ con không nói dối như thế, nhưng so đo với người già lừa đảo như vậy, cuối cùng chắc chắn cũng có được phần lời nào, chi bằng việc nhỏ hóa không.

Kết luận cuối cùng của mọi người đều là “bỏ qua”, nhưng rõ ràng Phương Nhạc chỉ đưa ra một yêu cầu nhỏ hợp lý.

Cậu thiếu niên mười một mười hai tuổi bị đám người vây quanh, liên tưởng đến mười tháng không nhìn thấy ánh mặt trời trước đó, anh đã nhận thức rõ một chuyện ——

Kẻ yếu có rất nhiều sự bảo vệ, ngay cả quy tắc xã hội cũng có thể thay đổi vì họ. Khi anh sử dụng quyền lợi vốn có của mình với kẻ yếu, giờ khắc này, rốt cuộc ai mới là kẻ yếu.

Sủi cảo đã gói được hơn nửa, Phương Mạt bên kia gọi: “Bà nội, bây giờ bắt đầu nấu ạ?”

“Cháu đi đun nước nóng đi.” Cuối cùng bà nội Phương còn cho Phương Nhạc một cái nhìn cảnh cáo, bảo anh chung đυ.ng với Trần Hề cho tốt, sau đó bà vừa nói vừa đi về phía phòng bếp: “Còn thừa bao nhiêu vỏ sủi cảo?”

Phương Mạt cầm ấm nước rót nước máy vào, nói: “Xấp xỉ một nửa ạ.”

“A Nhạc, cháu ăn hết được không? Nếu được thì gói hết.” Bà nội Phương ở trong bếp hét một tiếng.

Cửa kéo nhà bếp đóng lại, mở bếp tích hợp, tiếng máy hút mùi vô cùng vang, Phương Nhạc đi ra từ ban công, không nghe thấy câu hỏi này.

Bàn ăn chỉ còn Trần Hề đang làm hoành thánh, Trần Hề hỏi thay bà nội Phương: “Bà nội hỏi cậu có hết ăn hết sủi cảo không.”

“… Ừ.” Phương Nhạc đáp.

Trần Hề vừa không ngừng gói, vừa ra vẻ nghiêm túc mà gật đầu: “Tôi cũng cảm thấy được.”

Động tác trên tay cô rất nhanh, gói sủi cảo cũng ra hình ra dạng.

Trần Hề độc lập mạnh mẽ, sau khi ở trong hoàn cảnh mới dù là ngồi xe hay đi bộ, cô luôn luôn ghi nhớ đường đi.

Tuy rằng cô không hiểu phòng bếp lắm, nhưng cô giỏi quan sát, làm việc nghiêm túc, sẽ dốc hết khả năng học thói quen của nhà họ Phương.

Cô làm việc có trật tự, cũng biết đúng mực, mua đồ vừa không keo kiệt cũng không vượt mức.

Việc học của cô đúng là xuất sắc thật, giảng bài cũng nhẫn nại.

Cô rất thỏa đáng, hai ba lần là có thể hòa thuận ở chung với người khác, ngay cả Lưu Nhất Minh hất mũi lên trời cũng có thể thành thật nghe lời cô nói.

Bà nội Phương hỏi Phương Nhạc thấy Trần Hề thế nào.

Kho thóc không đầy nhưng biết lễ nghĩa, áo cơm không đủ nhưng biết vinh nhục*, Trần Hề khiến cho người ta phải thích, người nhà họ Phương đều yêu quý cô.

*Gốc là “kho thóc đầy mới biết lễ nghĩa, áo cơm đủ mới biết vinh nhục”, tức là con người phải đủ ăn đủ mặc mới suy tính đến chuyện liêm sỉ.

Ngay cả Phương Nhạc cũng đã sắp quên lời anh từng nói.

Phương Nhạc đứng trong cửa kính ban công, nơi này cách bàn ăn khá xa, anh nhìn Trần Hề động tác tung bay, đuôi ngựa buông trên đầu vai.

Trong nhà này có mấy Bồ Tát sống, khi các Bồ Tát trong nhà đều có nghiêng về phía cô, Phương Nhạc nghĩ, chỉ có làm người đứng xem ở phía xa, mới có thể tỉnh táo, khách quan.