Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu

Chương 33: Chẳng Ai Ngốc Hơn Ai

Trong một buổi họp mặt bạn bè, có cô gái nghe nói tôi là nhà văn viết sách về vấn đề tình

cảm, bèn hào hứng ngồi xuống bên cạnh tôi, cô ấy chia sẽ hiện đang gặp vấn đề trong hôn

nhân, cô ấy chia sẻ hiện đang gặp vấn đề trong hôn nhân, hi vọng tôi có thể phân tích giúp cô

ấy một chút.

Cô ấy này kết hôn được ba năm, hiện đang có một cô gái hai tuổi, vấn đề của cô ấy chính là

thế này " Chồng em là một người rất keo kiệt, mới kết hôn đã đề nghị em phải cùng anh ấy

gánh vác chi tiêu trong nhà với anh ấy nhưng bạn bè quanh em đều được chồng nuôi, không

bị ai yêu cầu phải chia sẻ hết kinh tế hết. Em nói chuyện này với anh ấy thì anh ấy chỉ nói :

Người ta khác, mình khác. Đàn ông nhà người ta đều hào phóng chỉ có mỗi anh keo kiệt như

vậy, chị nghĩ em nên làm gì bây giờ ?

Tô hỏi cô ấy " Nếu em không thích đàn ông keo kiệt thì tại sao lại kết hôn với người keo kiệt

?"

Cô ấy ấm ức nói " Lúc yêu nhau thì anh ấy có như vậy, kết hôn rồi mới trở nên keo kiệt, em

nghĩ nuôi gia đình là chuyện của đàn ông, tiền em kiếm được nên để em tiêu vặt thôi"

Bỏ qua vấn đề keo kiệt hay hào phóng, tôi nói với cô ấy ý kiến của mình " Thực ra chị nghĩ

việc anh ấy yêu cầu em gánh vác chi tiêu trong nhà không có gì không đúng, gia đình là của

chung, cả hai phải cùng vun vén cho gia đình, yêu cầu này là hợp lí"

Cô ấy bèn hỏi vặn lại " Vậy nếu chồng chị cũng muốn chị gánh vác chi tiêu thì sao ? Nếu anh

ấy đưa ra yêu cầu này thì chị có vui vẻ chấp nhận không ?"

Nếu ông xã tôi mà hỏi vấn đề này thì tôi bảo đảm cô ấy sẽ tìm được tri âm. Theo quan niệm

của ông xã tôi nuôi gia đình là chuyện của đàn ông, đàn ông càng để vợ mình sống thoải mái

sung túc bao nhiêu thì người đó càng có năng lực bấy nhiêu, gánh vác chi tiêu trong nhà là

trách nhiệm đương nhiên của đàn ông.

Nhưng dù anh ấy nghĩ như vậy, tôi cũng không chấp nhận nó là lẽ đương nhiên. Trước khi

kết hôn, chúng tôi vừa ý một căn nhà, tôi liền chủ động lấy ra toàn bộ tiền tiết kiệm của mình

cũng không nhiều, còn chưa bằng một phần mười giá nhà, tôi nói với anh ấy " Em không có

nhiều tiền như anh, nhưng em sẵn lòng góp sức vì gia đình của chúng ta" Dưới sự kiên quyết

của tôi, chồng tôi nhận lấy số tiền này, nhưng anh ấy kiên quyết chỉ để tên tôi trên sổ đỏ.

Anh ấy phụ trách hết toàn bộ tiền chi tiêu hàng ngày, danh ngôn anh ấy là " Tiền của chồng là

để vợ tiêu" Nhưng tôi sẽ thường chú ý nhu cầu của anh ấy, dùng tiền nhuận bút của mình để

mua thứ anh ấy cần, thế nên chúng tôi chưa từng tranh cãi về vấn đề kinh tế.

Nghe tôi kể vậy, cô gái kia thở dài " Đúng là kẻ ăn không hết người làm chẳng ra, chị không

cần chồng nuôi, chồng chị lại khăng khăng đòi nuôi chị, em muốn chồng nuôi, anh ấy lại một

mực chi ly tính toán với em"m Sau đó cô ấy không kìm lòng được mà hỏi tôi " Dù gì chồng

chị cũng tự nguyện, sao chị lại phải khổ sở như vậy, cất tiền của mình đi cũng được mà,

chẳng lẽ chị còn ngại nhiều tiền nữa à ?"

Tôi đáp " Sỡ dĩ anh ấy sẵn lòng làm như thế là vì chị sẵn lòng gánh vác chi tiêu với anh ấy,

nếu chị chỉ biết đòi hỏi thì anh ấy cũng sẽ trở nên hẹp hòi"

Tôi nghĩ cô ấy vẫn chưa hiểu được đạo lí trong chuyện này, ông xã không muốn tôi chịu khổ,

thương tiếc tôi, đó là tâm ý của anh ấy, còn việc tôi chủ động đề nghị cùng gánh vác chi tiêu

đó là thái độ của tôi. Nếu tôi tỏ thái độ " Tôi đã lấy anh rồi, anh nhất định phải chịu trách

nhiệm với tôi" " chưa chắc anh ấy đã biểu hiện như bây giờ. Chỉ có thông cảm và suy nghĩ vì

nhau thì hôn nhân mới bền vững dài lâu.

Cũng giống như việc chúng ta hợp tác với người khác vậy, nếu một phía muốn chiếm hết lợi

ích, đẩy toàn bộ nguy hiểm và bất lợi cho đối phương, thì ai mà thèm hợp tác với người đó

chứ ? Người chín chắn nhất định phải biết chừng mực để đạt được cục diện đôi bên cùng có

lợi. Thực tế thì lợi ích vừa đủ không những không khiến chúng ta chịu tổn thất mà còn giúp

chúng ta thu được lợi ích to lớn hơn, bởi vậy hãy nhìn xa trông rộng một chút.

Ở phần " Năng lực của bạn đã tương xứng với các mối quan hệ" tôi đã giải thích cặn kẽ về

hiện tượng này. Là con người thì ai cũng muốn được đối xử công bằng, hơn nữa còn có kha

khá người muốn bản thân được nhận lại nhiều hơn phần cho đi, rất ít người chấp nhận thua

theiejr, nếu một người tỏ ra mình muốn được lợi và để đối phương chịu thiệt, thì tôi nghĩ hầu

hết không ai chấp nhận đâu.

Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng tương tự.

Một cô gái cuối 8x, viết thư cho tôi " Chị Vãn Tình thân mến, em rất thích bài viết " Lấy

chồng giàu là sai ư?" của chị. Cha em là nhân viên vệ sinh, tiền lương rất thấp đời này mẹ

em phải bươn chải cực khổ mới bốn mươi tuổi mà đã già như bà lão bảy mươi tám mươi, bởi

vậy em đã thề rằng mình rất định phải lấy một người giàu có, cũng không để mẹ em phải

sống khổ sở như vậy nữa. Nhưng những người giàu mà em gặp đều không tốt, họ đều chỉ

muốn yêu chơi chút thôi, em có vài người bạn đều không xinh đẹp bằng em, nhưng đều lấy

được chồng giàu, không lẽ số mệnh của em lại kém may mắn đến vậy?"

Cuộc sống nghiệt ngã như thế này, người không mong lấy chồng giàu thì lại thành phu nhân

danh giá, còn người mong lấy chồng giàu thì chẳng được như ý. Dù có lấy được chồng giàu

thì họ thường không hạnh phúc, thậm chí những người đàn ông giàu có còn keo kiệt hơn

người đàn ông bình thường, thế là liền có thêm một từ mới để hình dung về họ : Phu nhân

nghèo. Nhiều người cho rằng đây mới là người tính không bằng trời tính, nhưng đó có thật là

sự sắp đặt của số mệnh hay không ?

Tôi từng chia sẻ đoạn văn này trên blog :" Đàn ông thường dùng vật chất để theo đuổi phụ nữ

nhưng nếu phụ nữ vì vật chất mà cắn câu thì lại không nhận được sự trân trọng từ anh ta,

trong lòng anh ta người phụ nữ này đã bị gắn mác : Một người phụ nữ có thể mua được bằng

tiền thì chỉ là một món hàng mà thôi. Phụ nữ thường dùng sắc đe0i để thu hút đàn ông nhưng

người si mê sắc đẹp của cô ấy thường sẽ không có được cô ấy. Bởi trong lòng cô ấy đã quy

loại đàn ông này thành những kẻ trăng hoa gian dối. Đây là bản tính chân thực nhất của con

người bởi vì trong thâm tâm chúng ta đều mong gặp được một người thật lòng yêu thương

chúng ta"

Tôi chỉ hồi âm cho cô gái nọ một câu : Muốn lấy người có tiền không phải vấn đề, vấn đề là

đừng lấy người ta chỉ vì tiền.

Đàn ông và phụ nữ trên thế gian này đều không có ai ngu ngốc cả nếu một người phụ nữ tiếp

cận đàn ông chỉ vì tiêdn, anh ta hoàn toàn có thể cảm nhận được, thử hỏi " Người đàn ông

biết đối phương tiếp cận mình chỉ vì tiền mà còn chấp nhận yêu cô ấy thật lòng ? Thế nên

chúng ta thường thấy những cô gái ham giàu hay bị đùa bỡn nhiều hơn người khác, là bởi vì

nguyên nhân này.

Tôi có một người có quan hệ với cha mẹ cực kì tệ, có lần cậu ấy than thở với tôi " Cha mẹ

suốt ngày bảo tớ họ đã nuôi tớ lớn nhường ấy, sau này họ sẽ sống dựa vào tớ nhưng nghe họ

nói vậy tớ lại phản cảm, bọn họ muốn dựa dẫm vào tớ, tớ càng không muốn cho họ được như

ý nguyện. Tớ biết nhiều người sẽ nói tư tưởng này của tớ quá bất hiếu, nhưng đây thực sự là

suy nghĩ trong lòng tớ.

Tôi rất thông cảm với cậu ấy, nếu cha mẹ nói tôi, bọn họ nuôi tôi lớn không dễ dàng gì, tới gì

sẽ dựa cả vào tôi, tôi cũng sẽ không thoải mái. Về mặt đạo nghĩa thì họ nuôi nấng tôi nên

người, tôi phụng dưỡng họ về già là chuyện thường tình. Nhưng nói là vậy, tôi vẫn sẽ nghĩ

thầm : Cha mẹ nuôi lợ con chỉ để con chăm sóc cha mẹ lúc về già thôi ư?

Thế là sẽ dẫn đến sự xa cách về mặt tình cảm, tình cảm đã phai nhạt thì lòng hiếu thảo còn

quan trọng không ?

Có lẽ tôi sẽ bảo đảm cha mẹ không lo chuyện áo cơm, nhưng quan tâm chăm sóc thì rất khó.

Song cũng có những đấng sinh thành rất vô tư, một mực chỉ mong con cái họ sống hạnh

phúc, khỏe mạnh là họ đã thỏa mãn rồi. Họ hết lòng dạy dỗ ủng hộ giấc mơ của con cái sẵn

sàng chịu đựng nổi buồn thương nhớ chứ không ràng buộc bước chân của con. Những người

cha mẹ như vậy thường được con cái tôn trọng và yêu thương hết mực.

Cha mẹ chồng tôi đúng là những người như vậy, mỗi lần chúng tôi tới thăm, hai ông bà đều

rất vui vẻ, nhưng luôn dặn dò " Nếu hai đứa bận thì không cần tới thăm cha mẹ đâu, cha mẹ

vẫn khỏe lắm, làm bạn với nhau cũng không thấy buồn" thấy chúng tôi mua nhiều quà tới, họ

luôn vui vẻ nhưng cũng không nỡ "Cha mẹ đâu có thiếu thứ gì, không cần lần nào tới cũng

phải mua nhiều đồ như thế, cha mẹ già rồi không cần nhiều, nhưng các con còn trẻ, đường

còn dài cứ tiết kiệm tiền mà tiêu"

Nhưng tôi và chồng tôi sẽ càng cam tâm tình nguyện tới thăm họ, mua đủ thứ quà để họ vui

vẻ, bởi vì trong lòng chúng tôi hiểu rằng : Đó là những người thực sự tốt với chúng tôi, cũng

xứng đáng được chúng tôi đối xử tốt hơn. Người bình thường sẽ luôn sẵn lòng đối tốt với

những người thực lòng yêu mình. Trên thế gian này chỉ có những người không chịu cho đi,

mới trách người khác keo kiệt, nhưng chính họ lại quên mất vấn đề của bản thân.

Hãy dùng chân tình để đổi lấy chân tình, bởi chẳng có ai ngốc hơn ai đâu.