Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu

Chương 31: Bao Nhiêu Người Còn Đang Làm Những Việc Gì ?

Khu nhà của vợ chồng chúng tôi bị ô nghiễm nghiêm trọng nhiều lần bị CCTV nhắc tới, cuối

cùng năm ngoái chúng tôi cũng quyết định chuyển nhà. Năm nay lúc nhận nhà, chồng tôi nói:

"Chuyện trang hoàng nhà cửa cứ làm theo ý của em, anh chỉ có một yêu cầu thôi, ấy là TV

trong nhà phải mua thật lớn, xem cho thoải mái, ngoài ra anh muốn mua một rạp phiên gia

đình Boss nữa. Tôi hỏi anh ấy muốn mua loại giá bao nhiêu, anh ấy nói đắt hơn TV bình

thường khỏang bốn năm vạn tệ, loại tốt hơn khoảng mười mấy hai mươi vạn tệ. Tôi vừa nghe

vậy thì thốt lên " Mười mấy vạn tệ, đắt thế cơ à?"

Thấy tôi kêu đắt, anh ấy lẳng lặng nói " Thế thì cứ mua loại bình thường thôi" Thấy dáng vẻ

thất vọng củ anh ấy, tôi bỗng nhớ tới hai chuyện khi tôi còn bé.

Lúc lên mười, tôi cố sức đeo nhẫn của mẹ vào ngón cái, sau đó không tháo ra được. Tôi bèn

gào khóc kêu đau, cha mẹ vội tới giúp tôi tháo ra, nhưng chỉ cần động vào là tôi lại thấy đau,

cha tôi bèn tìm kìm đến định vặn gãy chiếc nhẫn, nhưng mẹ tôi lập tức phản đối, nói làm thế

sẽ làm hỏng nhẫn, sau đó mẹ tôi liền cố sức tháo nhẫn ra, khiến tôi đau òa khóc, ngón tay

sưng đỏ nhưng vẫn không sao tháo được, tôi bèn nói hay là vặn đứt chiếc nhẫn đi, nhưng mẹ

tôi kiên quyết không đồng ý. Thế rồi mẹ tôi bảo tôi cố nhịn để tháo nhẫn ra, ngón tay đau như

chịu cực hình, tôi vừa khóc vừa nói " Mẹ thà để con chịu nhiều đau đớn còn hơn là khiến

chiếc nhẫn này không hoàn chỉnh" Mẹ tôi lườm tôi một cái " Ai bảo mày tự đeo vào tay"

Trong khoảnh khắc ấy, lòng tôi lạnh buốt, tới bây giờ tôi vẫn chưa quên được tâm trạng của

mình khi đó : Hóa ra trong mắt mẹ tôi thì một chiếc nhẫn còn quan trọng hơn ngón tay của

con gái, hóa ra trong mắt mẹ tôi thì những thứ vật chất này còn quý hơn cảm nhận của tôi. Về

sau mẹ tôi giải thích với tôi, thời đó mọi người đều rất nghèo, sao nỡ làm hỏng chiếc nhẫn?

Tôi thông cảm cho hà, nhưng cảm giác không được tôn trọng đã luẩn quẩn trong lòng tôi rất

nhiều năm.

Còn một chuyện nữa, hồi tôi còn nhỏ thì điều hòa chưa phổ biến, tôi hay đợt tới trước khi đi

ngủ rồi mới tắm, để sau đó ngủ cho thoải mái mát mẻ, nhưng mẹ tôi luôn ép tôi phải tắm sau

khi ăn cơm, lí do là mẹ tôi muốn giặt hết quần áo trong ngày, mọi người trong nhà phải phối

hợp với bà. Tôi đã phản đối chuyện này rất nhiều ngày nhưng nếu sau bữa tối tôi không tắm

rửa theo yêu cầu của mẹ, thì bà sẽ nhắc nhở thậm chí nổi giận.

Tôi và mẹ thường đối thoại như sau, tôi buông đũa là mẹ tôi nói ngay " Mau tắm đi, để mẹ

còn giặt quần áo"

Tôi không thèm nghe theo mà đi đọc sách hoặc làm bài tập.

Mẹ thấy tôi còn chưa tắm bèn bực bội nói " Sao còn chưa đi tắm ? Mau đi nhanh lên"

Tôi nói " Trước khi đi ngủ con mới tắm cơ"

Mẹ tôi sẽ quát " Trước khi đi ngủ mới tắm ? Thế quần áo thì sao ?" " Quần áo mai giặt cũng

được mà! Giờ tắm rồi lát nữa lại đổ mồ hôi"

"Mày có làm gì đâu mà đổ mồ hôi, có việc đi tắm thôi mà cũng phải nói nhiều thế nhỉ? Mày

không để mẹ nghỉ được à ? Có ai bắt mày giặt quần áo đâu, chỉ bảo mày đi tắm sớm một chút

cũng khó thế cơ à ? Nếu có người giặt quần áo cho mẹ thì bảo mẹ tắm rửa lúc nào cũng

được" Sau đó mẹ tôi sẽ cằn nhằn cho tới tôi bất đắc dĩ đi tắm, hoặc là ra khỏi nhà mới thôi.

Bà ấy không thể khiến tôi ngoan ngoãn ăn tối xong liền tắm ngay, tôi cũng không thể khiến

bà ấy đồng ý việc trước khi ngủ mới tắm, tranh chấp kiểu này kéo dài tới lúc tôi không còn ở

chung với cha mẹ nữa. Lúc rời khỏi nhà, tôi cũng không mấy tiếc nuối, mà chỉ như được giải

thoát, thậm chí còn hưng phấn vì sắp được hít thở bầu không khí tự do.

Về chuyện này, tôi vẫn luôn không đồng tình với mẹ tôi. Theo quan điểm của tôi thì tối tắm

rửa, mai giặt đồ cũng có sao đâu ? Không lẽ quan hệ mẹ con còn không quan trọng bằng mấy

bộ quần áo ?

Bởi vậy lúc đó tôi đã thầm thề rằng, tới lúc tôi có chồng có con, nhất định sẽ tôn trọng cảm

nhận của họ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất nhiều hơn được.

Khi thấy vẻ thất vọng của ông xã, tôi bỗng nhớ lại những chuyện hồi nhỏ, tôi nghĩ bây giờ

chắc chắn anh ấy cũng đang buồn như tôi ngày bé. Tôi gần như có thể đoán được suy nghĩ

của anh ấy lúc này : Hóa ra trong mắt cô ấy tiền còn quan trọng hơn mình. Chẳng qua trước

giờ anh ấy luôn rộng lượng, không phản kháng mãnh liệt như tôi hồi nhỏ mà thôi.

Tôi nói với anh ấy bằng giọng khẳng định " Nếu anh đã thích như vậy, thì chúng ta không thể

mua loại bình thường, chúng ta phải nhất định phải mua loại anh thích nhất"

Ông xã tôi nói không cần không cần nhưng tôi có thể dễ dàng nhận ra niềm vui trong mắt anh

ấy. Lúc này tôi cũng hiểu, trên thế gian này, không gì quan trọng hơn cảm nhận của những

người mình yêu thương.

Hôm sau, tôi cùng anh ấy tới trung tâm điện tử để chọn bộ rạp chiếu phim gia đình mà anh ấy

thích nhất, cuối cùng chúng tôi không chọn loại đắt nhất, những vẫn chọn loại mà anh ấy yêu

thích.

Sau chuyện này, tôi bắt đầu nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân. Lúc đầu tôi không muốn tiêu

quá nhiều nhiều vào việc mua rạp chiếc phim gia đình, bởi vì bản thân gần như không xem

TV kể cả mua rồi sau này cũng rất ít xem, bởi vậy tôi liền thấy nó đắt, phí tiền. Nhưng nếu tôi

là người thích xem phim thì có lẽ không những không thấy đắt mà còn cho rằng nhất định

phải mua loại tốt nhất bởi vì ngàn vàng cũng khó mua được sự vui vẻ.

Nhiều khi chúng ta phản đối một chuyện không hẳn là vì chúng ta có lý, đôi khi chỉ vì chúng

ta không hiểu hoặc không có hứng thú, nhưng lại dùng lập trường và sở thích của mình để

phán đoán xem chuyện này có đáng hay không, song hành động này lại khiến người thân của

chúng ta vô cùng thất vọng. Một người vừa đau buồn vì cảm nhận của mình không được coi

trọng, nhưng vẫn đối xử với người yêu của mình bằng phương thức tương tự, thậm chí khiến

đối phương ngày càng thất vọng, thế rồi hai người dần cách xa mà không biết vấn đề nằm ở

đâu.

Đương nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta phải thỏa mãn một cách vô điều kiện yêu

cầu của bạn đời. Thứ nhất phải xem khả năng chấp nhận, nếu đối phương đưa ra yêu cầu mà

mình không thể đáp ứng, hoặc phải dốc hết sức lực mới làm được thì lại là chuyện khác. Thứ

hai phải xem phản ứng của đối phương, việc có đáp ứng yêu cầu của đối phương hay không

không quan trọng, quan trọng là mình trân trọng cảm nhận của họ. Khi đối phương đưa ra yêu

cầu mâu thuẫn với mình thì chí ít cũng nghe thử suy nghĩ của họ, xem có biện pháp giải quyết

tốt hơn không chứ không phải nghe xong đã vội vã phủ quyết hay thậm chí là có phản ứng

quá kích.

Từng có một người chồng đòi đổi xe mới, người vợ nghe xong đã nổi giận " Bây giờ anh

không có xe để đi à ? Đổi sang xe làm gì ? Anh chỉ biết sướиɠ mình anh thôi, trong mắt anh

còn có cái nhà này không ? Sau này còn nhiều việc cần đến tiền, không được mua xe mới"

Đồng thờ

i người vợ cũng dùng phương thức cay nghiệt- để cho chồng hiểu là nhu cầu của

anh ấy ích kỷ đến mức nào.

Người chồng không nhắc tới chuyện mua xe nữa, khi những người đồng cấp tới công ty lần

lượt đổi xe mới thì anh ấy vẫn lái xe cũ từ tám năm nay. Chuyện này trở thành nguyên nhân

khiến anh ấy quyết định ly hôn. Hai năm sau, anh ấy để hết tiền lại cho vợ rồi chọn ly hôn.

Có người hỏi anh ấy hối hận hay không, anh ấy nói không hối hận, dù sao thứ mà vợ anh ấy

thích nhất là tiền không phải anh ấy.

Tôi luôn cảm thấy tiếc nuối vô cùng, nếu khi đó cô vợ kia hòa nhã nói với chồng " Em biết

anh muốn đổi xe mới nhưng bây giờ em nghĩ nhà mịn nên tiết kiệm tiền, một thời gian nữa

bọn mình mua xe có được không ?"- thì kết cục sẽ ra sao, nhưng tôi hiểu, phương thức giải

quyết vấn đề của mỗi người đã ăn sâu vào tiềm thức, không thể chỉ có lần này mà họ mới

phản ứng như vậy, hơn nữa, trong cuộc sống không tồn tại từ "nếu".

Tiêu hết tiền thì có thể kiếm về, nhưng đánh mất trái tim thì thực sự là không còn nữa. Quan

hệ tốt nhất chắc chắn là đối xử tốt với bạn đời, cũng đối xử tốt với chính mình.