Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu

Chương 25: Bi Kịch " Luân Hồi"

Nếu năm 20 tuổi có người nói với tôi trước khi lấy chồng thì phải xem gia đình của anh ta,

xem hình thức hôn nhân của cha mẹ anh ta, rồi hẵng quyết định xem nên kết hôn với người

này hay không, tôi sẽ cực kì phản cảm " Rốt cuộc là kết hôn với ạn ấy hay là kết hôn với cha

mẹ anh ấy, nếu gia đình anh ấy không hạnh phúc thì chia tay với anh ấy sao ?"

Thậm chí tấm lòng nhân hậu sẽ nổi lên, cảm thấy một người đàn ông như vậy thật đáng

thương, trước đây chưa từng cảm nhận được tình thân ấm áp, phải đối xử với anh ta tốt hơn,

cho anh ấy hạnh phúc.

Nhưng tới năm 25 tuổi, nếu có người nói với tôi như vậy, tôi sẽ tán thành một nửa, đồng thời

lập tức nghĩ ra đối sách " Dù sao người tôi lấy cũng là anh ấy, nếu không thích tiếp xúc với

cha mẹ anh ấy thì tôi sẽthuyết phục anh ấy mua nhà xa họ một chút, sau đó hai người sống

cuộc sống của mình, gia đình anh ấy sẽ không ảnh hưởng nhiều tới tôi."

"Lầu sau trước khi kết hôn, tớ nhất định phải xem xét kỹ gia đình đối phương. Nếu trong nhà

anh ta, người cha cũng như không, vậy chắc chắn tớ sẽ không lấy anh ta nữa" Đây là kinh

nghiệm xương máu mà cô bạn Tiểu Lương rút ra sau khi cô ấy ly hôn.

Ba năm trước, trước khi kết hôn, có người bạn nhắc kéo Tiểu Lương rằng, mẹ chồng cô ấy

cực kỳ thương con trai, nấy giờ cô ấy thấy người đó thật nực cười, mẹ nào mà chẳng thương

con?

Cho tới khi kết hôn, cô ấy mới biết mẹ chồng có ảnh hưởng lớn thế nào tới hôn nhân của

mình, tuy mẹ chồng không hè muốn phá hoại hôn nhân của họ, nhưng lại có rất nhiều hành vi

dẫn đến điều đó. Hầu như ngày nào mẹ chồng cũng tranh con trai với Tiểu Luoeng, chồng

Tiểu Lương mua cho cô ấy một bộ quần áo, mẹ chồng sẽ giận dỗi không vui, cho tới khi con

trai mua cho bà ấy một bộ đắt tiền hơn thì mới bỏ qua. Hai người đi nghỉ mát, mẹ chồng liền

thản nhiên nói " Dù sao mẹ ở nhà cũng không có việc gì làm, chi bằng đi chơi với hai đứa!"

Tiểu Lương không vui, chồng cô ấy khó xử nói " Bà ấy là mẹ anh, sao anh có thể từ chối bà

ấy được ? Bà ấy sẽ rất thương tâm"

Trong cuộc đấu này, Tiểu Lương mong chồng có thể đứng về phía mình, mà mẹ chồng cũng

muốn có quyền kiểm soái đứa con trai. Hai người phụ nữ bắt đầu một cuộc chiến tranh không

khói súng.

Chiến tranh bùng nổ, nhưng chiến lợi phẩm lại trốn biệt tích từ lâu, anh ta cảm thấy gia đình

quá ngột ngạt, bên bắt đầu mượn cớ đi công tác, hoặc tiếp khách để khỏi về nhà, cho tới một

ngày bên cạnh anh ta có những phụ nữ khác.

Khi Tiểu Lương ly hôn thì không có con, tôi thấy đây là chuyện mau mắn với cô ấy, nếu

không bi kịch này sẽ tiếp tục "luân hồi"

Tôi luôn cho rằng hôn nhân thời nay thực dụng hơn ngày xưa rất nhiều, từ "ngày xưa" này là

chỉ mấy chục năm trước đây, xa hơn nữa thì không có giá trị tham khảo. Khi đó mọi người

đều không giàu có, chỉ cần hai người vừa ý, thì dù điều kiện gia đình đối phương có như thế

nào, họ đều sẽ toàn tâm toàn ý mà kết hôn, hôn nhân như vậy thường bèn chặt suốt đời.

Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự chuyển biến của thời đại, bởi ngày đó rất ít người

muốn ly hôn.

Nhưng hiện giờ hôn nhân cần dựa vào rất nhiều yếu tố. Tôi từng cùng bạn mình tới hai buổi

xem mắt, cảm giác của tôi về cuộc gặp mặt ấy là một buổi trao đổi điều kiện, trước tiên phải

nhìn vào công việc, bằng cấp, thu nhập, gia cảnh của đối phương để cân nhắc. Nếu thấy

những điểm này đều ổn thì mới tìm hiểu xem con người này tính cách như thế nào, còn nhu

cầu tình cảm không quá cao, có lẽ chỉ cần người nọ trông đáng tin một chút, tạo cảm giác an

toàn. Sau đó dưới sự thúc giục của cha mẹ đôi bên,chẳng bao lâu sau hai người kết hôn.

Song điều ảnh hưởng lớn nhất tới hôn nhân của bọn họ không phải điều kiện gia đình, mà là

hoàn cảnh gia đình.

Tôi từng quan sát rất kỹ hôn nhân này, phát hiện phương thức ấy khá thích hơp v ̣ ới phụ nữ,

nhưng lai phù h ̣ ơp v ̣ ới phần lớn đàn ông, hơn nữa phụ nữ cũng dễ dàng chấp nhận hiện tại.

Nhưng đàn ông thì không giống vậy, có thể họ đã kết hôn gần một năm, nhưng vẫn chưa

thích nghi với vai trò của mình. Thế nên phụ nữ thường không cảm thấy an toàn, họ không

cảm nhận được sự nhiệt tình của người đàn ông. Họ sẽ cực kỳ khao khát cảm giác an toàn.

Thường thì con đường để phụ nữ tìm được cảm giác an toàn là khống chế trói buộc. Nhưng

đàn ông đâu chấp nhận phụ nữ khống chế ? Huống là ngườ

i vợ chưa có bao nhiêu tình cảm,

điều này khiến anh ta cảm thấy ngột ngạt. Những người đàn ông này hầu như đều từng chịu

sự khống chế của mẹ hồi nhỏ, khi còn bé không có năng lực chống cự, nhưng giờ thì khác,

anh ta có năng lực phản kháng. Anh ta muốn thoát khỏi sự khống chế này, bởi vậy anh ta sẽ

kiếm đủ lý do để trốn tránh vợ mình.

Thế nên phụ nữ sẽ càng thiếu cảm giác an toàn, một khi thiếu cảm giác an toàn, cô ấy càng

muốn nắm bắt được thứ gì đó, đây quả thực là một vòng luân hồi tai quái. Tới khi có con, cô

ấy sẽ chợt nhận ra bản thân không khống chế chồng nhưng con hoàn toàn ỷ lại vào cô ấy, cô

ấy bỗng tìm được mục tiêu sống mới. Nếu đứa bé này là con trai, vậy nó sẽ vừa sắm vai con,

vừa thay thế vị trí của cha, để bù đắp cho sự trống vắng về mặt tình cảm của người mẹ.

Sự xuất hiện của bé trai đã dời đi phần lớn sự chú ý của phụ nữ, du͙© vọиɠ khống chế chồng

của họ sẽ giảm xuống rất nhiều. Đàn ông nhận ra sự xuất hiện của con khiến bản thân giành

được tự do, anh ta sẽ nóng lòng hưởng thụ sự tự do hiếm hoi này, mà không hề bận tâm tới sự

thật đáng sợ khuất sau tất cả.

Thế nên phụ nữ sẽ ở bên con trai như hình với bóng, tới khi con trai tới tuổi lấy vợ. Lý trí nói

với phụ nữ rằng, con trai nên có tình yêu và gia đình thuộc về riêng của nó, cô ấy vẫn sẽ tích

cực lo liệu cho hôn sự con trai, nhưng về mặt tình cảm, cô ấy không thể chấp nhận việc con

trai rời xa mẹ mình để bước vào vòng tay của một phụ nữ khác. Bởi vậy mới có chuyện mẹ

chồng suốt ngày soi mói bắt bẻ con dâu, rồi tranh giành con trai với con dâu.

Vậy đứa con trai này phải làm gì bây giờ ? Về tình cảm, anh ta biết mình kết hôn nên có cuộc

sống riêng của mình thoát khỏi sự ảnh hưởng của mẹ, cũng không muốn thấy mẹ thương tâm,

bởi vì nà ấy gần như chưa giữ được cha, nếu anh ta lại phản bội bà ấy, thì bà ấy cũng quá

đáng thương. Dựa theo tâm lý này, anh ta sẽ yêu cầu vợ phải nhường nhịn mẹ mình một cách

vô tội cạ, mà vợanh ta không thể từ chối, vì có sự trói buộc của đạo hiếu từ xưa đến nay.

Song người vợ lại cảm thấy bản thân mới là gia đình với chồng, thế nên người phụ nữ sẽ bắt

đầu "cuộc chiến" đoạt vị thế.

Và rồi người con trai cũng sẽ tìm cách trốn tránh giống như cha anh ta vậy.

Trong rất nhiều gia đình, cha chồng gần như không hề tồn tại trong nhà, thế rồi hình thức

sống không lành mạnh này sẽ được đời đời "luân hồi"

Không phải nói người đàn ông có hình thức gia đình không lành mạnh thì không được kết

hôn, chẳng qua lấy người đàn ông như vậy thì quá nguy hiểm hơn lấy những người khác quá

nhiều, khả năng không hạnh phúc cũng cực kỳ lớn.

Lúc đó tôi và ông xã yêu nhau, tôi chưa hiểu rõ điều này. Thời điểm đó, tôi yêu anh ấy hoàn

toàn là vì anh ấy rất chín chắn, có kiến thức uyên bác, lại đối xử với tôi tốt vô cùng, tôi rất ít

khi hỏi tới gia đình của anh ấy, anh ấy cũng rất ít nhắc tới gia đình mình.

Cho tới khi quan hệ hai người đã xác định, trước khi tới gặp cha mẹ anh ấy, anh ấy mới cho

tôi biết. Thậm chí khi đó anh ấy còn nói với vẻ bối rối, rằng cha mẹ ấy ấy không giống cha

mẹ người khác, họ không chấp nhận làm trâu làm ngựa cho con cái. Sau kho kết hôn, việc

chúng ta muốn họ tới chăm sóc là điều không thể. Với cha mẹ anh ấy- thậm chí ông bà anh

ất, người họ yêu thương nhất không phải con cái mà là bạn đời. Ngày anh ấy còn bé, bà nội

anh ấy luôn dành thứ tốt đẹp nhất cho ông nội anh ấy trước tiên, sau đó mớ

i tới con cháu.

Người mẹ mà anh ấy nhất chính là cha anh ấy chứ không phải anh ấy. Lúc đó tôi bật cười,

nhéo mặt anh ấy " Bé con đáng thương, sau này đã có em thương anh." Anh ấy còn nói với

tôi, anh ấy rất ít khi nhắc tới gia đình là vì gia đình anh ấy chưa từng can thiệp hay giúp đỡ

con cái quá nhiều. Anh ấy sợ tôi bận tâm tới điểm này.

Tới khi kết hôn, tôi mới biết kiểu truyền thống gia đình này có lợi với tôi nhiều như thế nào.

Đầu tiên, mẹ chồng chưa bao giờ can thiệp vào cuộc sống của tôi, dù tôi có phá hỏng nhà thì

bà ấy cũng không bận tâm, tôi và chồng có thế nào đi chăng nữa, bà ấy cũng sẽ không hỏi tới,

cùng lắm là dặn dò chúng tôi phải giữ gìn sức khỏe. Thêm nữa, mẹ chồng tôi tỏ thái độ rõ

ràng: Sau khi kết hôn, hai đứa chính là người quan trọng nhất của nhau, những người khác

mãi mãi là thứ yếu. Bởi vây chúng tôi ph ̣ ải cân nhắc thật kỹ mọi bước tiến trong hôn nhân,

mẹ chồng tôi chưa bao giờ nổi giận, bà ấy cho rằng : Sống vậy nới đúng, cha mẹ và con cái

chỉ bên nhau trong một giai đoạn thời gian cuộc sống, người thực sự ở bên mình suốt cuộc

đời chính là bạn đời của mình. Mặt khác, vì cha mẹ chồng tôi chưa từng giúp đỡ chồng tôi

quá nhiều, nên năng lực của chồng tôi được rèn luyện rất tốt, anh ấy cũng cực kỳ có trách

nhiệm.

Bản thân chồng tôi đã thấm nhuần tư tưởng hôn nhân từ ông bà và cha mẹ anh ấy, anh ấy

hoàn toàn tán thành quan điểm "bạn đời mới là người quan trọng nhất, mọi chuyện đều lo

lắng cho tôi trước tiên, tôi chưa bao giờ phải lo nghĩ chuyện tranh đoạt với mẹ anh ấy.

Nhưng mẹ chồng tôi có yêu chúng tôi không ? Tôi nghĩ bà ấy rất yêu chúng tôi, nhưng tình

yêu bà ấy không biểu hiện bằng sự can thiệp khống chế mà biểu hiện bằng một hình thức cao

cả hơn " Mẹ chỉ chúc phúc cho các con, bản thân các von phải nỗ lực vun vén cho gia đình"

Bởi thế tôi luôn cảm kích cha mẹ chồng của mình, cho rằng trong hạnh phúc của tôi và

chồng, họ có công lao rất lớn.

Rất nhiều phụ nữ đều nói "Nếu muốn hôn nhân hạnh phúc, ngoài tìm được một ngườ

i chồng

tốt còn phải tìm được một người mẹ chồng tốt" Tôi lại cho rằng, nếu muốn hôn nhân hạnh

phúc, ngoài việc tìm được một người chồng tốt, còn phải xem hôn nhân của cha mẹ anh ấy có

hạnh phúc hay không, đây là yếu tốt cực kỳ quan trọng quyết định hôn nhân của bạn có hạnh

phúc hay không.