Bạn Đắt Giá Bao Nhiêu

Chương 23: Cúi Đầu Hi Sinh, Ngẩng Đầu Trông Người

Mấy hôm trước tôi có xem chương trình truyền hình, kể về một người đàn ông bị bệnh khá

nặng, vợ anh ta lập tức đòi ly hôn, rồi mang hết toàn bộ tài sản đi, còn bỏ lại con trai cho con

nuôi nấng. Bấy gườ bỗng có một người phụ nữ khác xuất hiện trong cuộc sống của anh ta, bắt

đầu chăm sóc cho sinh hoạt của hai cha con họ. Nhờ chăm sóc hết lòng, người đàn ông kia

dần khỏe trở lại. Bấy giờ con của anh ta đã tới tuổi lấy vợ, phía nhà gái yêu cầu phải có nhà

mới đồng ý cho kết hôn, thế là người phụ nữ kia liền bán mình, để con trai của người đàn ông

nọ có tiền mua nhà, sau đó đưa hết tiền tiết kiệm cho người con trai để làm sính lễ cho nhà

gái, rồi lại lo liệu đủ đường vì hôn lễ. Khi mọi chuyện đã đâu vào đó, hai cha con mới úp úp

mở mở nói với chị rằng : Chị đừng xuất hiện trong đám cưới được không, bởi vì người vợ cũ

tới, họ sợ phía nhà gái thấy chị ấy thì không biết nên giải thích thế nào.

Chị ấy ấm ức nói trên truyền hình " Tôi hi sinh vì các người nhiều như vậy mà các ngườ

i lại

đối xử với tôi như thế ư?"

Người đàn ông kia ngượng nghiu đáp " Anh bi ̣ ết em rất tốt với cha con anh, nhưng dù sao em

cũng hi sinh vì cha con anh rất nhiều như vậy rồi, thỏa hiệp một lần nữa cũng đâu sao đâu?"

Đứa con trai nọ còn mặt dah nói " Con cũng biết những mấy năm qua dì rất tốt vớ

i con, con

rất biết ơn, nhưng nếu dì trong đám cưới của con thì con không biết phải giải thích thế nào

với phía nhà gái, con sợ mọi chuyện sẽ dần trở nên phức tạp, mong dì thông cảm cho con"

Vị khách ngồi bên cạnh không khỏi chất vấn đứa con trai " Chuyện này thì có gì mà khó giải

thích ? Chị ấy xuất hiện trong đám cướ

i thì đáng xấu hổ lắm à? Cậu định kết hôn xong không

bao giờ để người khá gặp chị ấy sao ?"

Hai cha con họ á khẩu không trả lời được, nhưng vẫn cố chấp vớ

i cách làm của mình, hi vọng

người phụ nữ kia lại thỏa thiệp vì họ lần nữa.

Vị khách của chương trình bèn hỏi người phụ nữ kia " Chị đã thấy bộ mặt thật của họ rồi

chưa ? Rõ ràng là phường ăn cháo đá bát, không lẽ suốt bốn năm qua chị không phát hiện ra

bọn họ là người thế nào ư ?"

Người phụ nữ kia khóc nức nở " Tôi không nghĩ được nhiều như thế, tôi chỉ muốn thật lòng

đối tốt với bọn họ, cũng mong bọn họ có thể thật lòng đối tốt với tôi "

Vị khách giận dữ nói " Vậy họ có thật lòng đối tốt với chị không? Bốn năm qua, chị có cảm

nhận được tấm lòng của bọn họ không ? Chị không hề nhận ra nhân phẩm của họ có vấn đề ư

?"

Người phụ nữ kia chỉ không ngừng kể ra những hi sinh của mình. Người khác đành thở dài

ngao ngán " Ai kỳ bất hạnh, nộ kỳ bất tranh"(*)

Có lẽ trong cuộc sống mọi chuyện không hề khoa trương như vậy, nhưng chúng ta có thể bắt

gặp rất nhiều mâu thuẫn gia đình tương tự. Mới đây thôi có một chị gái khóc than với tôi

rằng, chị ấy đã hi sinh cả nửa cuộc đời mình cho chồng, vì anh ta mà sinh dưỡng con cái, nấu

cơm hầu hạ, chăm sóc cha mẹ chồng. Nhưng khi chị ấy bị bệnh phải giải phẫu, cả gia đình ấy

lại không có một ai chịu chăm sóc cho chị ấy, chỉ có cha mẹ đẻ đã lớn tuổi thương con gái,

nên tới chăm sóc cho tới khi chị ấy xuất viện. Chị hỏi tôi " Chị hi sinh vì bọn họ nhiều như

vậy, sao bọn họ có thể vô lương tâm đến thế ?"

Lúc đó tôi đáp " Chị nói về lương tâm với những kẻ vô lương tâm, chẳng phải tự rước lấy

nhục hay sao ?"

Nhưng sau đó, tôi cho là vấn đề này không thể quy kết về chuyện vô lương tâm hay có lương

tâm.

Tôi luôn cho rằng, một người có thể che giấu sự bạc bẽo ích kỷ của mình một thời gian,

nhưng không thể che giấy mãi mãi. Bình thường chỉ sau một năm sau khi kết hôn, là mọi tính

tình thật đều gần như bộc lộ hoàn toàn. Nhưng rất nhiều phụ nữ sống trong hôn nhân mười

mấy hai mươi năm vẫn còn hỏi " Sao anh ấy lại là người như vậy ?" Tôi chỉ thấy vô cùng bi

ai. Sống bên nhau nhiều năm như thế mà bạn không phát hiện được bất cứ điều gì ư ? Hay là

nhận ra rồi nhưng vẫn chẳng hề bận tâm ?

Tôi luôn đề nghị với các chị em phụ nữ, sau khi kết hôn đừng cắm đầu hi sinh, thỉnh thoảng

cũng nên ngẩng đầu lên xem thử phản ứng của đối phương. Nếu đối phương trân trọng sự hi

sinh của bạn, cũng cố gắng báo đáp, vậy bạn có thể tiếp tục hi sinh. Nhưng nếu đối phương

coi sự hi sinh của bạn là đương nhiên, thậm chí đòi hỏi nhiều hơn nữa, vậy bạn mau chóng

điều chỉnh chiến lược.

Song có rất nhiều người phụ nữ lại làn ngược lại. Khi họ gặp những người bạc bẽo ích kỷ,

không biết trân trọng, họ sẽ càng hi sinh nhiều hơn, hi vọng người đàn ông này có thể cảm

động trước tấm lòng của mình. Nhưng kết quả thường là họ sẽ tổn thương nhiều hơn, bởi vì

người bạc bẽo ích kỷ không biết cảm kích tấm lòng của người khác, họ chỉ muốn được lợi

nhiều hơn mà thôi.

Gặp phải người như vậy thì rời đi là cách tốt nhất, nếu thực sự không muốn rời đi, vậy cũng

đừng hi sinh mọi thứ, phải cho đi một cách có chừng mực.

Từng độc giả hỏi tôi vấn đề khá tiêu biểu, cô ấy hỏi " Chị Vãn Tình ơi, em đã đọc hết các tác

phẩm của chị rồi, em muốn nghe ý kiến của chị về một chuyện. Có tác phẩm chị cổ vũ phụ

nữ nên biết hi sinh, nhưng lại có tác phẩm chị lại nói phụ nữkhông nên hi sinh, vậy rốt cuộc

là nên hi sinh hay không nên hi sinh?"

Thực ra trước giờ tôi chưa từng đưa ra kết luận một cách võ đoán. Về vấn đề nên hi sinh hay

không, tôi không muốn đưa ra câu trả lời cố định, cuộc sống muôn màu muôn vẻ, chúng ta

cũng gặp đủ hạng người. Mấu chốt của chuyện có nên hi sinh hay không- nằm ở việc đối

phương là hạng người gì.

Một người bạn của tôi bất hạnh lấy phải một người đàn ông ích kỷ, nhưng tôi thấy phương

pháp của cô ấy vẫn đáng lấy ra để làm gương. Trước khi kết hôn, người đàn ông này che giấu

rất tốt, lúc nào cũng tỏ ra khiêm tốn ôn hòa, nhưng mới kết hôn được vài tháng thì đã lộ ra

bản chất. Vừa kết hôn nên bạn tôi không muốn ly hôn, nhưng cô biết nếu tiếp tục như vậy

dung túng anh ta thì anh ta sẽ ngày càng quá đáng hơn. Bởi vậy sau đó, cô ấp áp dụng nguyên

tắc: Anh đối xử với tôi thế nào thì tôi sẽ đối xử với anh như thế ấy. Tôi ốm mà anh thờ ơ, vậy

anh ốm tôi cũng mặc kệ. Anh hờ hững với tôi, tôi cũng chẳng coi anh ra gì.

Theo quan niệm của tôi, sống với một người đàn ông như vậy thật vô nghĩa, nhưng nếu

không muốn ly hôn thì cũng chỉ còn cách này mà thôi.

Ban đầu người đàn ông kia rất phẫn nộ trước cách làm của bạn tôi, thậm chí còn dọa ly hôn.

Nhưng sau vài lần, anh ta biết bạn tôi không phải người dễ bắt nạt, nên cũng không dám hành

xử quá đáng. Mấy năm sau, người đàn ông này đã thay đổi rất nhiều.

Bấy giờ tôi hỏi cô ấy nghĩ thế nào, bạn tôi thở dài " Lúc đó tới chẳng còn cách nào khác, đành

nghĩ cùng lắm là ly hôn. Thực ra tớ chỉ cần tỏ thái độ như vậy thì ạn ta cũng không dám quá

đáng nữa"

Sau đó tôi đưa ra một kết luận : Với người ích kỷ thì bạn càng hi sinh, họ càng đòi hỏi nhiều

hơn nhưng gặp đúng người không nhân nhượng họ, bọn họ cũng sẽ trở nên bình thường. Nếu

thực sự không có ai chấp nhận nhường nhịn bọn họ, bọn họ cũng sẽ thay đổi chính mình. Hơn

nữa khi bọn họ vừa bộc lộ sự ích kỷ, bạn phải trừng phạt đúng lúc, như thế sẽ có hiệu quả

hơn. Nhưng rất nhiều phị nữ quá bao dung, dung túng cho đàn ông hết làn này đến lần khác,

cuối cùng trở thành thói quen khó bỏ.

Thế nên, dung túng sự ích kỷ còn nguy hiểm hơn là ích kỷ, vì đây là hành động tạo sao những

kẻ cặn bã cho xã hội