Thích Khách Vô Danh

Chương 37

Chương 37
Mạc Hi thấy Tiết Đồng, Đường Đức hai người một đáp một xướng liền làm chủ thay Đường Hoan, chẳng những nói hai ba câu đem một nửa Thanh Huy Các nơi ở của tên nhóc này nhường cho mình, còn làm chủ sửa lại danh phận cho giường hắn, mà hắn lại mặc kệ không rên một tiếng. Chính mình muốn toan tính miễn tử kim bài (ở đây chỉ Bích Lưu châu) của hắn, hắn cũng một câu đáp ứng ngay. Không khỏi hồ nghi nhìn hắn.

"Chỉ là Hoan cũng có một yêu cầu quá đáng, mong cô nương đáp ứng. Cô nương khéo truy nguyên (truy tìm căn nguyên, nguồn gốc), có thể chỉ điểm một chút hay không."

"Đó là đương nhiên." Mạc Hi biết nghe lời phải. Nhưng tổng cảm thấy tính toán của hắn không chỉ có thế. Nhưng vô luận như thế nào, việc đả thông gân mạch nhất định phải làm. Chỉ có thể gặp chiêu phá chiêu.

Đường Hoan từ trong lòng lấy ra một cái hà bao hơi cũ, nhưng hoa lan màu xanh ngọc như ý thêu trên đó lại cực tinh xảo, đường viền bạc đã có chút sờn, xác định là vật mang theo bên người nhiều năm. Đổ ra một viên châu cực lớn ánh sáng lấp lánh đủ màu đưa cho Mạc Hi.

Mạc Hi chỉ cảm thấy lòng bàn tay hơi lạnh, hạt châu kia lăn tròn một vòng, một tia sáng xẹt qua, hạt châu bỗng nhiên biến mất trong lòng bàn tay nàng. Dù là nàng xưa nay bất động như núi, giờ phút này cũng không khỏi kinh ngạc vạn phần.

Đường Đức cũng đầy mặt khϊếp sợ, vừa muốn mở miệng, Đường Hoan đã giấu vẻ kinh ngạc trên mặt, thản nhiên liếc nhìn ông ta, hòa nhã nói với Mạc Hi: "Châu này đã hiển lộ kỳ tích, cô nương tin là thật chứ." Thấy Mạc Hi nhìn chằm chằm lòng bàn tay, vẫn còn nghi ngờ, liền nói: "Cô nương không cần vì thế mà phiền não, đợi xong mọi chuyện, lấy Lang Gia trượng tương dẫn, Bích Lưu châu sẽ trồi lên."

Mạc Hi gật gật đầu. Mới vừa rồi trong khoảnh khắc Bích Lưu châu nhập thể, nàng cảm thấy quanh thân thấm lạnh, giờ phút này lại cảm thấy sảng khoái tinh thần, ngay cả không khí cũng tươi mát vài phần, bất giác nhẹ nhàng cười. Đường Hoan thấy vậy cũng yên lòng, cười lại.

Tiết Đồng bên cạnh cũng chậc chậc thấy kỳ, thầm nghĩ: "Thì ra lời đồn đúng là sự thật."

-―――--------------------

Hôm sau Mạc Hi liền chuyển đến Thanh Huy Các. Nàng không có đồ thừa, tất cả vật dụng thường ngày đều do Loan Tố chuẩn bị, cũng tiện.

Tiết Đồng thuở nhỏ liền nghiên cứu kỳ hoàng (y thuật), kiêm thông sổ kinh, như , , , , , , * các loại, thâm niên lâu ngày mới có thể thông kinh đạt biến, thông hiểu đạo lí.

Phương thức châm cứu của Tiết Đồng là châm kim phối hợp cùng dược cứu. Thủ pháp có chút tương tự với "Hỏa châm thứ tú" của dân gian. "Hỏa châm thứ tú" tức là dùng lửa làm nóng que hàn, vận dụng các thủ pháp câu, lặc, điểm, nhiễm, sát, bạch miêu (phác họa, khắc, chấm phá, nhuộm, cọ đánh, vẽ đơn giản bằng mực, đại khái là thế T^T) vân vân của tranh Trung Quốc, trên trúc mộc, giấy Tuyên, tơ lụa các loại vật liệu tạo ra dấu vết như vẽ tranh, nắm chắc độ lửa, cùng độ mạnh yếu, chú ý "ý tại bút tiên, lạc bút thành hình" (đưa ý nghĩ vào bút, đặt bút thành hình).

Mà thời điểm Tiết Đồng sử dụng cương châm, thủ pháp thành thạo lưu loát, tác phong tao nhã cẩn thận, như vẩy mực vẽ tranh, dáng vẻ phóng túng, không chút dung tục.

Bên này Tiết Đồng dáng vẻ tiêu sái, bên kia Mạc Hi lại khổ không chịu nổi. Dù là nàng xưa nay ẩn nhẫn tự kiềm chế, đau đớn như thiêu như đốt kéo dài không dứt cũng khiến nàng âm thầm nghiến răng oán thầm không thôi, đây thật đúng là đòi mạng, cả người bị ghim thành con nhím không nói, mỗi ngày châm một canh giờ không tính, còn phải ngâm nước thuốc chừng hai canh giờ. Không khỏi trong khổ tìm vui, âm thầm tự giễu: Thời Tam Quốc có Hoa Đà vì Quan Vũ cạo xương trị độc**, hôm nay có Tiết Đồng vì Mạc Hi châm cứu thông gân. Quả nhiên mọi việc đều có cái giá của nó, vì trở thành cao thủ, chỉ có thể liều mạng.

Vì Tiết Đồng không biết võ công, lúc châm cứu cần người biết võ ở bên, cho nên Đường Hoan luôn ở cạnh quan sát. Hắn từng nếm trải nỗi khổ châm cứu tự nhiên cũng đồng cảm lây, thấy Mạc Hi sắc mặt không tốt, ngón tay lại hơi cong lại, cứ như thế lặp đi lặp lại. Đợi khi châm xong, bàn tay hắn cũng siết chặt lúc nào không tự biết.

Mạc Hi quyết định ở lại Đường Môn cho Tiết Đồng thi châm vấn dược là một nước cờ hiểm. Không nói tới đả thông hai mạch nhâm đốc là chuyện tốt bao nhiêu người tập võ cầu mà không được. Từ khi gặp phải thất hoàng tử, nàng thời thời khắc khắc đều bị vây trong cảm giác nguy cơ, luyện võ càng chuyên cần. Đoan vương người này vì đả kích những đối thủ cạnh tranh đều là hoàng tử, ngay cả quân lương cũng dám cướp, không tiếc một tay khiến nước mình bại trận; lại vì bản thân, làm quốc bảo lưu lạc ngoại bang; có thể thấy được người này không từ thủ đoạn tuyệt không có giới hạn. Vả lại hắn còn lấy đại vị vương gia gây chuyện với nhân sĩ giang hồ, không tiếc trả đũa Lâm Sâm hai người, còn có ý đồ nắm tổ chức trong tay để sử dụng, khó bảo toàn lúc trước nàng sở tác sở vi (tự làm theo ý mình) không bị Đoan vương phát giác, do đó ghi hận trong lòng tìm thời cơ diệt trừ nàng. Gặp phải một BOSS siêu cấp lớn như vậy thật không phải mong muốn của Mạc Hi, nhưng việc đã đến nước này, nàng chỉ có thể mau chóng tăng thực lực của mình lên, lấy bất biến ứng vạn biến, đồng thời phấn chấn đánh cược một lần. Huống chi nàng thân ở Đường Môn, ăn, mặc, ở, đi lại tất cả đều có người quản lý, nếu Đường Hoan thật muốn hại nàng, dùng cách gì hại mà không được, sao phải khổ tâm tiêu phí lớn như thế.

Hai canh giờ kế tiếp phải ngâm thuốc Đường Hoan tự nhiên không tiện ở lại, vì thế đi trước đến Xích Hà Đài nghị sự, xử lý sự vụ của Đường Môn.

Đến khi mặt trời lặn về phía tây Đường Hoan mới trở về. Thấy Mạc Hi đang ngồi trước cửa sổ, dùng lược bạch ngọc khắc hoa điểu chải đầu. Thấy nàng thờ ơ chải khiến một ít tóc rơi xuống, liền quay đầu đi không nhìn tiếp.

Mạc Hi thấy hắn đến, tùy ý đặt lược xuống, cười nói: "Xin lỗi, ta lại tu hú chiếm tổ." Ngừng lại một chút, lại nói: "Đa tạ tứ thiếu ra sức tương trợ." Thật lòng là thế, bất luận tên nhóc này rốt cuộc có chủ ý gì, buổi chiều lúc pha nước thuốc, thấy Tiết Đồng giống như không tốn tiền đem bạch linh chi, Thiên Sơn tuyết liên những loại dược liệu trân quý liên tiếp đổ vào mộc dũng, Mạc Hi không nói gì nghẹn họng nhìn trân trối đã đủ. Nếu không phải ở Đường Môn, việc này muốn thành công sẽ hết sức khó khăn.

Đường Hoan cười cười, hỏi: "Thấy buồn? Muốn đến thư phòng của ta tìm chút sách để đọc không? Giờ gọi người dọn cơm, lát nữa chúng ta trở về là vừa."

"Tốt." Đọc sách đã là chuyện kiếp trước.

Đường Hoan sách nhiều mà đa dạng, Mạc Hi dùng ánh mắt rất nhanh tìm kiếm một lần, rút ra một quyển . Thích khách cũng cần sạc điện, cũng đã vào rồi, không ngại xem một chút chuyện của những người lưu danh sử sách cùng nghề với nàng, cũng có thể học tập tham khảo một ít.

Cơm chiều rất phong phú. Khẩu vị Giang Nam ít thấy, hương vị lại có vài phần giống đồ ăn của Cúc Thủy Các.

Cá hấp mật ong, bồ câu nấu sữa, đậu phụ xào ngải cứu, măng tây sợi, ngó sen nấu gạo nếp, gà miếng hương lỗ tố.

Loan Tố đang muốn lên phía trước phụng canh, Đường Hoan đã múc một chén canh sa sâm bách hợp, đưa bát men vẽ hạnh lâm xuân yến đồ lên trước mặt Mạc Hi, nói: "Cô nếm thử món này xem."

Mạc Hi tự nhiên nhận lấy.

"Đây là dùng sa sâm bắc, bách hợp, quả sung, thịt nạt, trần bì nấu chung, có công dụng dưỡng âm nhuận phế, nhuận táo thanh họng, hành khí kiện tì."

"Trách không được gần đây không nghe huynh ho khan, hay là nhờ công dụng của canh này?"

Đường Hoan không đáp, chỉ là nếp nhăn trên mặt khi cười càng sâu, lại thay nàng gắp một đũa cá, nói: "Cô lại nếm thử món này, khai vị ích khí, cô hiện tại đang cần bồi bổ."

Bữa cơm này Mạc Hi ăn thật sự vui vẻ.

Chú thích:

*Hoàng Đế thập bát nhất nan kinh là sách kinh điển Đông y, do Biển Thước Tần Việt Nhân rút ra trong “Tố Vấn - Linh khu”, gồm 81 trường hợp khó hiểu theo dạng hỏi đáp để giải thích. Đặc biệt, phần chẩn mạch, sách lấy “độc thủ thốn khẩu” làm chủ, học thuyết Kinh lạc, Mệnh môn và Tam tiêu trong tạng phủ phát triển từ trong Nội kinh cũng như nguyên lý xem mạch ở cổ tay là một sáng kiến được áp dụng suốt mấy ngàn năm nay. Ngoài ra, sách có thêm phần chữ Hán có âm và nghĩa để người đọc tiện tham khảo.

Hoàng Đế nội kinh tên đầy đủ là Hoàng Đế nội kinh tố vấn là 1 trong tứ đại kì thi Đông Phương. Sánh ngang các tác phẩm Chu Dịch, Mai Hoa Dịch, đạo đức kinh.Tác phẩm này được coi như công trình lý luận hàng đầu của nền y học Đông Phương. Từ xưa các danh y nổi tiếng đều coi đây là cuốn sách gối đầu giường hỗ trợ đắc lực trong việc nghiên cứu chẩn trị và truyền dạy cho đệ tử. Cho đến nay, bộ sách quý giá này vẫn được sử dụng trong thực tế lâm sàng.

Kinh Thi là một bộ tổng tập thơ ca vô danh của Trung Quốc, một trong năm bộ sách kinh điển của Nho giáo. Các bài thơ trong Kinh Thi được sáng tác trong khoảng thời gian 500 năm, từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu, gồm 311 bài thơ. Kinh Thi chia làm ba bộ phận lớn là Phong, Nhã và Tụng. Nguồn gốc các bài thơ trong Kinh Thi khá phức tạp, gồm cả ca dao, dân ca và nhã nhạc triều đình, với các tác giả thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đương thời. Từ lĩnh vực dân gian, âm nhạc được chuyển sang lĩnh vực thành văn rồi thành kinh tịch, Kinh Thi đã trải qua quá trình sưu tầm, chỉnh lý, biên soạn công phu.

Kinh Thư là một bộ phận trong bộ sách Ngũ Kinh của Trung Quốc, ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ. Kinh Thư bao gồm Ngu thư (ghi chép về đời Nghiêu Thuấn), Hạ thư (ghi chép về nhà Hạ), Thương thư (ghi chép về nhà Thương) và Chu thư (ghi chép về nhà Chu).

Chu Dịch thực ra được coi là một tác phẩm cấu thành từ Kinh Dịch và Thập Dực. Kinh Dịch là bộ sách kinh điển rất lâu đời của người Trung Hoa. Nó là một hệ thống tư tưởng triết học của người Á Đông cổ đại dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi (chuyển dịch). Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh ...v.v...

Lễ Ký hay còn gọi là Kinh Lễ là một quyển trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử, tương truyền do các môn đệ của Khổng Tử thời Chiến quốc viết, ghi chép các lễ nghi thời trước. Toàn bộ Kinh Lễ được viết bằng tản văn, không chỉ miêu tả chế độ lễ nghi đương thời mà còn giáo dục về nhân nghĩa, đạo đức, ngoài ra có giá trị về văn học rất lớn.

Xuân Thu cũng được gọi là Lân Kinh là bộ biên niên nước Lỗ viết về giai đoạn từ năm 722 TCN tới năm 481 TCN. Đây là văn bản lịch sử Trung Quốc sớm nhất còn lại và được ghi chép theo các quy tắc sử biên niên. Văn bản cực kỳ súc tích, và nếu chúng ta bỏ toàn bộ những lời phê bình, nội dung sẽ dài khoảng 16.000 nghìn từ, vì thế chỉ có thể hiểu được nghĩa của nó với sự hỗ trợ của những lời bình của các học giả thời xưa, đặc biệt theo truyền thống Tả Truyện. Bởi vì theo truyền thống, cuốn sách này được coi là do Khổng Tử biên soạn (theo giả thuyết của Mạnh Tử), nó được đưa vào trong bộ Ngũ Kinh của văn học Trung Quốc. Tuy nhiên, rất ít học giả hiện đại tin rằng Khổng Tử có nhiều ảnh hưởng trên quá trình trước tác văn bản này mà nó là tác phẩm của nhiều nhà biên niên sử người nước Lỗ.

** Thời Tam Quốc có Hoa Đà vì Quan Vũ cạo xương trị độc (Điển tích từ tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung): Quan Vũ đánh Phàn Thành, bị trúng tên độc của Tào Nhân. Thuốc độc ngấm vào tận xương nguy hiểm tính mạng. Danh y Hoa Đà đến chữa, đề nghị gây mê ông để khỏi nhìn cảnh Hoa Đà khoét thịt cạo độc trong xương. Nhưng Quan Vũ không đồng ý, vẫn thản nhiên ngồi đánh cờ với Mã Lương trong lúc Hoa Đà chữa tay.

Lược bạch ngọc khắc hoa điểu:

lược

Bạch linh chi:

bạch linh chi

Tuyết liên:

tuyết liên

tuyết liên 2

Bồ câu nấu sữa:

bồ câu

Măng tây sợi:

măng tây

Đậu phụ khô xào ngải cứu:

đậu phụ

Ngó sen nấu gạo nếp:

ngó sen

Gà miếng hương lỗ tố:

bánh gà

Canh sa sâm bách hợp:

bách hợp

Sa sâm bắc:

sa sâm

Chén men vẽ hanh lâm xuân yến đồ:

chén men