Không Thèm Làm Vạn Người Ghét!

Chương 16

"Thằng bé Dư An không biết vẽ." Lộc Chính Thanh giải thích với Dương Xuân Quy. Kỳ thật Dư An bởi vì Ninh Ninh vẽ tranh, đã từng ồn ào đòi học vẽ một thời gian, nhưng chẳng qua mới được vài ngày, đã không chịu khổ nỗi không học nữa, nhưng việc này không thể nói cho người ngoài được.

Dương Xuân Quy lại nhớ tới trước kia, nhịn không được bùi ngùi nói: "Con của sư muội thế mà không biết vẽ, đúng là ông trời muốn trêu đùa mà." Tài năng của sư muội rất cao, hơn nữa rất nhạy cảm với màu sắc, điểm này thậm chí tới sư phụ cụ Nhan của mình cũng khen ngợi, chỉ tiếc ông trời muốn trêu đùa.

Dương Xuân Quy thở dài trong lòng một hơi.

Cũng may sau đó Dương Xuân Quy không nói đến Lộc Dư An nữa.

Lộc Dữ Ninh cuối cùng cũng thở phào nhẹ nhõm. Thế nhưng bác Dương đến phòng vẽ tranh của cậu ta nhìn một vòng, cũng không mở miệng nhắc tới chuyện nhận đệ tử.

Ngay cả nụ cười trên mặt bố cũng nhạt đi một chút.

Đến cả Lộc Dữ Ninh cũng nhận ra bác Dương không hài lòng về cậu ta. Cậu ta biết cơ hội này khó có được, trong lòng không khỏi luống cuống, vội vàng từ trên bàn sách lấy ra một cuộn tranh sơn thủy xanh biếc hài lòng nhất mà cậu ta đã vẽ cách đây không lâu, ai ngờ không cẩn thận làm rơi mấy bản thảo trên bàn sách xuống đất.

Lộc Dữ Ninh cúi người muốn nhặt lên ba bức hoành phi trải rộng vài mét trên mặt đất.

"Ôi." Dương Xuân Quy kếu cậu ta dừng động tác lại, tự mình cúi xuống nhặt ba bức hoành phi trên mặt đất lên: "Để bác xem."

Lộc Dữ Ninh sửng sốt, ánh mắt dừng ở trên nhìn kỹ một chút, phát hiện mấy bức này có chút xa lạ, đường nét trên bản thảo lộn xộn, thoạt nhìn giống như là trẻ con vẽ nguệch ngoạc, cũng không phải tranh của mình.

Mà chất lượng giấy Tuyên Thành được dùng cũng vô cùng thô ráp, không phải loại cậu ta hay dùng. Theo cậu ta, đây chỉ là một người mới bắt đầu cầm cọ.

Nhưng giữa hai đầu mày Dương Xua Quy khẽ nhúc nhích, quan sát tỉ mỉ, sau đó nhanh chóng điều chỉnh thứ tự ba bức tranh, chồng lên nhau, nhịn không được kêu ba tiếng: "Tốt, tốt, tốt."

Tim Lộc Dữ Ninh đập thình thịch, ba bức bản thảo ở dưới ánh mặt trời chồng lên nhau, đường nét nhìn như lộn xộn nhưng khi chồng lên nhau tạo thành một bức sơn thủy, tuy bức tranh thủy mặc chỉ là nét móc đơn, nhưng lại thanh thản thanh nhã, dương dương tự đắc, càng khó hơn nữa là, khi chồng ba bức lên nhau núi non sông ngòi càng trở nên lập thể, có điểm thú vị khác.

Để chia một bức tranh làm ba phần, người vẽ tranh không chỉ nắm vững đường nét hoàn hảo mà còn phải nắm vững cấu trúc tổng thể và từng chi tiết ở trong lòng.

Hơn nữa ngoài kỹ thuật này ra, bản thân bức tranh đã toát ra linh khí, chỉ với vài nét vẽ, sông núi tự nhiên hiện lên sống động trên giấy, kết hợp với phương pháp vẽ đặc biệt này lại càng tăng thêm sức mạnh.

Cũng khó trách Dương Xuân Quy hài lòng như vậy. Nhưng đây không phải tranh của cậu ta. Trái tim cậu ta không khỏi đập thình thịch, ngay cả lời khen ngợi của bác Dương cậu ta chờ đợi đã lâu cũng giống như cái gai hung hăng đâm vào lỗ tai cậu ta, mặt cậu ta đỏ bừng. Trong lòng bỗng chốc hoảng loạn.

Ai đã vẽ cái này? Nhưng trong nhà ngoài cậu ta ra chẳng lẽ còn có người khác biết vẽ sao? Chẳng lẽ là anh ấy? Trong lòng Lộc Dữ Ninh rất nhanh có tiếng nói bác bỏ suy nghĩ này. Sao có thể là anh hai được, anh hai đâu biết gì, với lại từ nhỏ anh ấy sống ở loại địa phương đó, thì sao anh ấy có thể học được chứ?

Ý nghĩ hoảng loạn chợt lóe lên trong đầu, giọng kích động của bác Dương cắt đứt suy nghĩ của cậu ta: "Dữ Ninh, phương pháp này là ai dạy con?"

Giọng Dương Xuân Quy hơi run, vô cùng muốn biết Lộc Dữ Ninh đã học được phương pháp vẽ tranh này như thế nào.

Loại phương pháp vẽ tranh này là chia các đường nét trong một bức tranh thành ba bức tranh, chỉ nhìn riêng một bức tranh thì không thành hình vẽ, nhưng chồng ba bức lên nhau thì có thể làm cho sông núi trong tranh hiện ra hiệu ứng lập thể. Để có tạo ra hiệu ứng như vậy, lúc phác thảo sơn thủy nét nào là ở bức thứ nhất, nét nào nên ở bức thứ hai, đều phải chú ý.

Nhìn thì có vẻ đơn giản, nhưng thực tế muốn vẽ được rất khó, không kiên trì luyện tập quanh năm thì không làm được.

Mấu chốt hơn là loại phương pháp vẽ này cực kỳ hiếm thấy, cũng là phương pháp nét móc đơn tranh thủy mặc sư môn bọn họ thường dùng để huấn luyện đệ tử.

Mà lần ông ấy đến Nam Thành này, ngoại trừ giúp đứa cháu Mạc Nhân Tuyết hoàn thành quyên tặng [Tuyết Hành Hàn Sơn Đồ], còn có một chuyện quan trọng, đó là Lý sư thúc - sư đệ duy nhất của sư phụ ông - cụ Nhan. Sau nhiều năm không rõ tung tích, gửi cho sư phụ một phong thư gửi gắm, trong thư nói, Lý sư thúc nhiều năm đều ở Nam Thành, còn thu nhận một đệ tử, hiện giờ cảm giác thời gian không còn nhiều, sợ đệ tử duy nhất tuổi nhỏ, bị người ta bắt nạt, hi vọng sư huynh có thể đón đứa nhỏ về, dạy dỗ cho tốt.

Cụ Nhan đã rơi nước mắt khi nhận được bức thư này, thế nhưng bức thư này trời xui đất khiến mất hai năm mới đến trong tay sư phụ. Bất chấp đã tám mươi tuổi sư phụ muốn tới Nam Thành, được bọn họ khuyên nhủ mãi mới thôi, ông ấy là đại sư huynh mới cam đoan với sư phụ, cho dù ra sao cũng sẽ tìm được Lý sư thúc và tiểu sư đệ không rõ sống chết.