Mợ Ba

Chương 21

Thầy lang vẫn chưa vội giải đáp khúc mắc mà quan huyện cần, lão lại cố gắng di chuyển thân người xuống nửa dưới tử thi, bàn tay nắm phần mép chiếu đang đặt ngang bụng mợ ba khó khăn kéo xuống. Thấy vậy, thằng gia nhân lúc nãy mà cậu bảo vào trong nhà gọi người liền chạy tới giúp thầy lang kéo hết tấm chiếu đang đậy nửa thi thể còn lại của mợ tư ra khỏi, tấm chiếu ướt sũng được thằng gia nhân cuốn gọn rồi để sang một bên.

Cậu cũng cùng lúc tiến sát lại cùng một thằng gia nhân khác mà lúc nãy được lệnh gọi ra, cậu thưa với quan: “Dạ bẩm quan, tôi và hai thằng gia nhân đây là ba người đã trực tiếp kéo cái xác lên ạ.” Quan đứng thẳng dậy rồi nói: “Chỉ có ba người là trực tiếp động vào để kéo cái xác lên thôi sao?” Cậu trả lời: “Dạ bẩm đúng vậy ạ.”

Nét mặt của quan hiện lên đôi chút sự khó hiểu, một lúc thì quan cũng lệnh: “Được rồi, các ngươi có thể lui đi để chuẩn bị về huyện được một chuyến.”

“Khoan vội đi đã!” một giọng nói thấp đang cố kêu to, đó chính là giọng của thầy lang vừa kịp ngăn họ rời đi. Quan huyện thắc mắc hỏi: “Hiện giờ có việc gì cần giữ bọn họ lại ở đây sao?” Thầy lang vẫn đang chăm chú xem xét thêm chút nữa, lão giơ lần lượt từng bên bàn tay của mợ tư đưa lên sát bên mắt, mằn mò đến từng đầu ngón tay, càng thắc mắc thêm nên quan huyện cũng liền chống gối ngồi xuống để xem.

“Đây rồi! Đúng như lão đoán.” Thầy lang reo lên, quan huyện bất ngờ nên hỏi: “Ý lão là sao?” Thầy lang đặt tay của mợ tư ngay ngắn lên giữa bụng, tháo mắt kính xuống đặt lên đùi, lão đưa tay dụi vào đôi mắt có tuổi đã phải căng ra mà nhìn rõ sau một khoảng thời gian không hề ngắn. Rồi lão mới đáp: “Dạ bẩm quan, trước khi qua sự suy xét của quan thì lão không dám chắc chắn điều gì. Nên những gì lão sắp nói là nhũng suy đoán của lão từ tử thi này, mong quan ngẫm mà suy xét.” Quan thúc lão nhanh nói: “Được rồi, lão mau nói nghe xem.”

Thầy lang lại cố loay hoay để di chuyển thân người lên nửa trên của tử thi, tay và lưng của lão chắc cũng phải rũ rượi hết cả ra vì cản trở của cái tuổi già, trong lúc đó thì quan bào: “Đầu tiên là ở nơi cổ của tử thi. Vì sao có tận hai dấu vết? Dù có thể đoán được hai dấu vết này có từ việc nạn nhân bị siết cổ, một vết siết bằng dây ngay dưới vòm họng của tử thi, một vết còn lại có độ lớn bất thường chiếm phần lớn trên cổ của tử thi.” Sau một lúc vật vã tinh chỉnh để ngồi ngay ngắn thì thầy lang lên tiếng: “Một vết dây siết có thể khiến chúng ta lầm tưởng nó đã gϊếŧ chết nạn nhân.” Quan cảm thấy lạ, liền hỏi: “Ý lão vốn không phải như vậy sao.”

“Bẩm quan, vì chúng ta đã xác định được dấu vết dưới vòm họng của tử thi là dấu vết do dây siết chặt để lại nên vô tình lầm tưởng chính nó đã gϊếŧ chết nạn nhân. Tuy nhiên vết bầm tím chiếm phần lớn trên cổ của tử thi mới thật sự đã gϊếŧ chết mợ đây.” Quan huyện dường như ngồ ngộ ra vài điều: “Vậy nghĩa là thứ gì đó đã để lại dấu vết đó mới thật sự gϊếŧ chết nạn nhân. Thứ gì có thể để lại vết bầm lớn như vậy, còn có thể làm nạn nhân ngạt thở đến chết? ”

“Bẩm quan, thực chất đó chỉ đơn giản là một cánh tay đã siết qua cổ dẫn đến ngạt thở.” Khúc mắc của quan nhưng lại được thầy lang trả lời một cách nghe khá đơn giản. Quan lại hỏi: “Nhưng cánh tay của ai mà đủ lớn để tạo ra vết bầm lớn như vậy?”

“Thưa quan, thật ra không cần cánh tay phải quá lớn, chì cần là cánh tay của một người trưởng thành thôi, do quá trình biến đổi thông thường và ngâm trong nước của tử thi nên làm dấu vết dần lớn hơn.” Nhân lúc quan vẫn đang nhận ra thì thầy lang vẫn tiếp tục nói: “Để càng khẳng định cho suy đoán này, lão đã tìm thấy trong móng tay của mợ đây còn lưu lại vài mẫu da người, những mẫu da này có được là trong quá trình mợ kháng cự nên móng tay đã cào lên tay của kẻ gϊếŧ người.”

“Chưa hết thưa quan, trên tử thi lão còn phát hiện…” Thầy lang đang nói thêm thì lại bị cắt lời bởi tiếng chuông leng keng và giọng của thầy Tư đang vọng tới: “Lắm oan khí, lắm oan khí! Ở đây thật là lắm oan khí!” Trên người thầy Tư đang mặc bộ đồ thầy pháp còn bên tay thì cần theo biết bao nhiêu là bùa. Thầy Tư tới sát miệng giếng, xua quan huyện nhanh đứng ra làm chỗ khác xa xa rồi dán bùa kín miệng giếng. Quan huyện vừa khó hiểu vừa khó chịu bào: “Này lão thầy pháp kia, ngươi từ đâu đến mà quấy rối chỗ ta đang điều tra hả.” Thầy Tư cứ dán hết số bùa lên miệng giếng, miệng lẩm bẩm thần chú gì đó còn tay cứ lắc cái chuông kêu inh tai, thấy vậy cậu bèn trả lời thay: “Dạ bẩm quan, thầy đây là thầy Tư, thấy pháp mà nhà tôi mời về để trấn an nhà cửa khỏi bị vong ma quấy rối ạ.” Thầy Tư dán xong mớ bùa, tay cũng dừng lắc chuông rồi giọng quả quyết bảo: “Thưa cậu, ma khí vây lấy cái xác đang ngày càng dày đặc, chúng còn đang dần xâu xé linh hồn của mợ tư. Ma khí mạnh như thế này thì mợ tư không đâu khác chính là do con quỷ đang lộng hành trong nhà gϊếŧ chết, quan trọng hơn nếu không sớm chôn cất, lập đàn làm phép thì linh hồn của mợ tư sẽ sớm bị con quỷ nuốt chửng và giúp nó trở nên mạnh hơn.”

“Hoang đường!” Một chất giọng rắn chắc phủ định lời của thầy Tư đầy mạnh mẽ.