Có Anh Đây Rồi!

Chương 1: Gặp Gỡ

"Thanh Sang chào bác đi con!", tôi đưa đôi mắt ngây thơ cùng gương mặt lấm lem đất cát lên nhìn. Trước mặt tôi là một người đàn ông trạc tuổi ba tôi. Ông ấy có gương mặt góc cạnh, vết nhăn trên mặt đi theo nụ cười càng khiến gương mặt ấy trông dữ dằn hơn. Bất giác, tôi cảm thấy có chút sợ sệt, miệng không thốt lên được câu nào. Ba hất tay tôi: "Con không nghe ba nói gì à".

" Không sao, chắc cháu còn lạ tôi ấy mà" Ông ấy xoa đầu tôi, nở một nụ cười thân thiện...

“ Tôi là Thanh Sang, sống cùng ba trong một căn chung cư cũ, tôi không biết mẹ tôi là ai, bà ấy trông thế nào. Đối với một đứa trẻ bảy tuổi như tôi mà nói, tôi thật sự cũng không nghĩ quá nhiều về điều đó. Chỉ là đôi lúc, thấy bạn bè có ba có mẹ đi cùng, tôi cũng có chút chạnh lòng.

Tôi hỏi ba khá nhiều về mẹ, nhưng ông ấy chỉ nói với tôi, bà ấy đã tới một nơi rất xa. Nơi đó tôi và ba không thể tới được. Tôi cũng không hiểu, rốt cuộc bà ấy đi đâu và tại sao hai ba con tôi lại không thể tới được. Riết tôi cũng lười hỏi, cũng quen với việc chỉ có ba bên cạnh. Cuộc sống của tôi khá khép kín và e dè. Tôi cảm thấy không thích việc phải nói cười với một ai đó.

Ở khu chung cư của chúng tôi có rất nhiều trẻ em, chúng thường nô đùa ở khu vực dưới sân. Hàng ngày, tôi nhìn thấy tụi nhỏ vui cười, chạy nhảy nhưng tôi thấy chúng thật vô vị. Tôi cảm thấy việc chơi một mình thật sự rất thoải mái, tôi có thể làm bất cứ điều gì mình thích, như trèo lên ghế đá, đuổi theo một con chuồn chuồn, hay chơi với đống bùn đất sau mưa…

Lâu dần, mấy đứa trẻ xung quanh không còn chơi với tôi nữa. Chúng nó cũng chả buồn chọc tôi hay chế giễu tôi sao không thấy mẹ đi cùng. Tôi thấy thoải mái, ít ra tôi không bị chúng quấy rầy".

"Bác là ai thế ạ?" Tôi lắp bắp hỏi;

" Bác xin tự giới thiệu, bác tên Châu. Bác sẽ là hàng xóm của con đó" Bác Châu cúi người xuống, hướng mắt về phía tôi trả lời;

" Vậy bác sẽ ở sát nhà con luôn đúng không ạ?" Tôi tiếp lời.

Ba đặt tay lên vai tôi: "Bác ấy sẽ chuyển đến đây vào tuần sau đó con. Chúng ta sắp có hàng xóm mới rồi đó. Nghe bác Châu đây nói, bác cũng có đứa con gái trạc tuổi con. Vậy là con sắp có bạn mới rồi nhé, thích không nào?";

" Dạ vui" Giọng nói tôi yếu ớt đến mức chính tôi còn không nghe thấy. Thực tâm, tôi chả thấy vui tẹo nào, khi có một đứa con gái lại chuyển đến gần nhà tôi. Nhìn mấy đứa con gái điệu đà, suốt ngày ý a ý ới bám theo ba mẹ, làm tôi cảm thấy thật buồn cười. Dù sao, tôi cũng là một thằng con trai, làm sao tôi có thể chơi cùng mấy đứa con gái bánh bèo vô dụng kia được.

Về đến nhà, tôi buộc miệng hỏi ba trong vô thức: "Thế nhà bạn đó có mẹ không ba?";

Ba quay lại nhìn tôi, ánh mắt ông như nặng trĩu. Ba thoáng nghĩ ngợi một điều gì đó, rồi nở một nụ cười gắng gượng. Ông bước đến chỗ tôi đang ngồi cùng đống đồ chơi ngổn ngang mà ông vừa xin được từ những đứa trẻ xung quanh chung cư. Ba xoa đầu tôi, nhẹ nhàng ôm tôi vào lòng, tôi có thể cảm nhận được nhịp tim ông ấy đập rất nhanh. Ông đưa tay lên mặt xoa xoa thứ gì đó, rồi lại vỗ vào vai tôi.

" Sang à, ba cũng đã nói với con nhiều lần rồi đúng không? Mẹ con đã mất, bà ấy đã đến một nơi rất xa, rất hạnh phúc. Ở nơi đó, mẹ luôn nhìn về chúng ta".

" Đã mất...Tức là, mẹ đã chết ạ", không hiểu sao tôi rất buồn, nước mắt không thể kiềm lại được mà rơi xuống. Tôi đã khóc một trận như mưa, sau câu nói đó. Tôi có thể hiểu được việc đi xa và chết, là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Từ nhỏ tới giờ, ba chỉ nói với tôi rằng bà ấy đang ở một nơi rất xa. Tôi hiểu đơn giản, việc đó đồng nghĩa với việc bà ấy sẽ trở về. Nhưng mỗi lần hỏi, ba đều cho tôi một đáp án tương tự. Mãi đến bây giờ, tôi mới thực sự cảm nhận được sự mất mát ấy lớn đến nhường nào. Tôi cứ thế khóc đến lả đi, không quan tâm những gì xung quanh. Mặc cho ba tôi cũng đang ôm chầm lấy tôi mà khóc



Một tuần trôi qua rất nhanh, tôi cũng không bận tâm về điều đó. Hằng ngày theo thói quen, tôi tự dậy sớm đánh răng, rửa mặt, chuẩn bị quần áo để đi học. Tôi học trường tiểu học ngay cạnh khu chung cư nên khá thuận tiện. Tôi có thể tự đi học một mình mà không cần nhờ ba đưa rước.

Với một đứa trẻ thiếu vắng bóng dáng người mẹ trong gia đình, ba tôi phải làm rất nhiều công việc khác nhau để trang trải cuộc sống. Tôi hiểu và không muốn phiền đến ông quá nhiều. Tôi cũng cảm thấy chính điều đó khiến tôi co mình lại, bởi sự tự ti của một đứa trẻ không muốn mình bị tổn thương trước sự hạnh phúc của những đứa trẻ khác.

Hôm nay, cũng như thường lệ tôi tự về nhà sau giờ tan học ở trường. Bỗng dưng, tôi lại không muốn về nhà, cảm giác lúc này thật khó diễn tả. Tôi cũng không hiểu cảm giác lúc này của mình là gì. Tôi băng qua hàng ghế đá dưới chung cư, nhìn từng bước chân của mình lê trên mặt đường, lởm chởm những mảng đất do lâu nay không được tu sửa, một cảm giác vô định đến lạ.

Giờ này, ba chưa đi làm về. Tôi sợ lúc về lại ở một mình, sợ cảm giác cô đơn. Không hiểu tại sao từ lúc biết mẹ đã mất, tôi lại sợ ở một mình đến thế. Ngồi xuống ghế đá, trên mặt loang lổ những vết nứt được điểm tô thêm màu xanh của rêu phong, tôi mỉm cười: "Sao mình giống một ông cụ non thế nhỉ".

“ Trả lại cho em! Sao các anh lại lấy của em, đó là đồ chơi của em mà!”, giọng một bé gái vang lên xóa đi bầu không khí trầm mặc trong tôi lúc này. Chuyện mấy đứa nhỏ bị bắt nạt dưới chung cư này diễn ra như cơm bữa. Một phần vì những hộ gia đình ở đây đều là lao động nghèo, họ không có thời gian chăm sóc con cái, chủ yếu để các cụ già ở nhà trông non. Các cụ đã già, không thể theo tụi nhỏ mãi được, nên đành để chúng tự chơi một mình hoặc chơi cùng mấy đứa nhỏ xung quanh.

Khu tôi ở lại khá thoải mái, không cấm người lạ từ vùng khác vào, nên mấy đứa trẻ xung quanh hay qua đây chơi. Thấy đứa nào yếu ớt, dễ bắt nạt là tụi nó lại dở trò ăn hϊếp. Tôi bắt gặp cảnh này rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ có ý định can ngăn. Không phải tôi thờ ơ lãnh đạm, mà vì tôi thừa biết bản thân mình có cố gắng cũng không thể giúp ích được gì, nên chỉ đành nhắm mắt làm ngơ.

Thường sau khi tụi nhỏ bị trấn lột đồ chơi, tôi sẽ đến để an ủi chúng, bảo chúng đừng buồn và nhắc nhở chúng không nên cầm những đồ chơi mới xuống đây. Chúng chỉ biết nhìn tôi, rồi bật khóc chạy về méc lại với ông bà. Tôi cũng chỉ biết nhìn theo bóng lưng của chúng rồi thở dài…

Nhưng hôm nay, tôi lại muốn làm một điều gì đó điên rồ. Tôi không thể cứ nhìn sự việc này diễn ra hết lần này đến lần khác trước mặt tôi được nữa. Tôi phải làm gì đó, lương tâm trong tôi như trỗi dậy.

Tôi đứng thẳng người lên, quyết định sẽ đến nói chuyện cho ra lẽ và cho chúng một bài học. Bỗng nhiên, từ đằng xa một giọng nói vang lên rất hùng hồn: “Trả lại đồ chơi cho em tôi ngay!”, giọng nói ấy làm tôi xém rớt tim ra ngoài.

“ Con nhỏ kia, mày nói gì đó, bố mày lấy gì của mày!” Chúng tỏ vẻ hâm dọa;

“ Các anh làm gì thì làm, đυ.ng vào em tôi là không xong đâu nhé. Tôi đã báo với quản lý chung cư rồi, các anh ngon thì cứ lấy” Trông bạn nữ kia không có gì là đang sợ chúng cả;

“ Con nhỏ kia, mày tưởng chúng tao sợ mày à!”, vừa nói chúng vừa đẩy bạn nữ kia ra. Bạn nữ lại rất nhanh trí, nhân lúc chúng không để ý đã nhanh tay giật lại món đồ chơi, khiến chúng càng tức tối.

“ Bác bảo vệ tới rồi! Bác ơi...ở đây...bác tới nhanh đi!”, tôi đưa tay lên chỉ về phía bảo vệ chung cư.

Ba tên kia nghe thấy có bảo vệ, liền cuống cuồng rời đi. Trước khi đi còn không quên chỉ chỏ: “Mày nhớ mặt tụi tao đó, liệu hồn!”. Nói xong chúng xách xe đạp chạy thẳng một mạch ra phía đường hẻm. Lúc này tôi mới định hình lại, chạy tới hỏi thăm: "Bạn và em có sao không?";

"Không sao, cảm ơn ông đã giải vây giúp tui nha" Cô ấy vừa nói vừa nở một nụ cười khoái chí;

" Không...Không có gì", cả người tôi vẫn còn đang rung bần bật. Tôi hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh. Chưa kịp nói thêm, cô ấy đã nắm lấy tay tôi, lôi đi không thương tiếc. Tôi còn chưa kịp định hình mình bị dắt đi đâu.

“ Ơ...” Tôi ú ớ không nên lời;

" Ơ cái gì chứ, chúng ta phải đi báo với Ban quản lý chung cư ở đây thôi. Không thể để tụi nó, cứ thích làm gì thì làm như vậy được" Vừa đi cô ấy vừa nói về việc chúng tôi sẽ đi đâu;

" Gì cơ? Đi gặp bảo vệ chung cư sao?" Tôi khựng lại;

" Nhưng...chúng...ta" Tôi chưa kịp nói hết câu thì cô ấy đã kéo tôi đi xồng xộc. Mặc cho tôi cố gắng giải thích, rằng tôi thấy việc này không nhất thiết phải báo cho bảo vệ chung cư, vì nếu họ giải quyết được thì đã không có những cảnh như vừa rồi xảy ra.

Tôi đâu còn xa lạ với cái chung cư này. Các Bác bảo vệ ở đây cũng chủ yếu là những người lớn tuổi. Chủ chung cư cũng vì thấy hoàn cảnh của họ khó khăn mà nhận vào làm việc, có thêm đồng vào đồng ra. Họ đã già rồi, có muốn đuổi tụi kia đi cũng là một vấn đề. Vì những đứa trẻ như thế thường lông bông, thiếu sự quan tâm dạy dỗ của cha mẹ, và đặc biệt tính tình rất kỳ quái, lại còn rất manh động.

Tôi rất cảm thông cho những vị phụ huynh đó, ai lại mong muốn con mình như thế, nhưng cha mẹ sinh con trời sinh tánh. Tôi không có mẹ, ba tôi lại suốt ngày đi làm từ sáng đến tối, nhưng tôi vẫn sống như một con người bình thường đấy thôi.

“ NHANH LÊN NÀO, SAO CẬU CỨ Ì RA THẾ, CẬU CÓ PHẢI CON TRAI KHÔNG VẬY.”

Tôi ngước mặt lên nhìn cô bạn ấy đang quát vào mặt tôi. Giờ mới để ý, cô ấy là một cô bé rất dễ thương, khuôn mặt bầu bĩnh đáng yêu. Nhưng trái với vẻ ngoài dễ thương ấy, là một tính cách vô cùng đặc biệt mà tôi chưa từng gặp ở bất kỳ đứa con gái nào trước đây. Tự dưng tôi thấy đỏ mặt, chân tay luống cuống ngã sụp xuống từ lúc nào không hay.

“ LÚC NÃY TÔI CÒN THẤY CẬU DŨNG CẢM LẮM MÀ, SAO GIỜ CẬU NHƯ CON GÁI THẾ”, càng lúc cô ấy càng quát to hơn vào mặt tôi.

" Tôi…tôi" Tôi chỉ biết ậm ừ cho qua chuyện;

" Cậu không đi, thì để mình tôi đi". Cô ấy vừa chống hai tay lên hông, vừa quát tôi xa xả trước mặt mấy đứa nhỏ. Thật ra, chúng cũng chả để ý gì đến chúng tôi, tụi nó còn bận chơi đùa, hơi sức đâu để ý tới tôi chứ. Nhưng tôi thấy ngại, tôi cảm thấy mình không có lý do gì để bị cô ấy chửi như thế. Huống hồ, tôi còn vừa giải vây cho cô ấy khỏi mấy tên khốn kia. Cô ấy không những không cảm ơn tôi, ngược lại còn quát mắng tôi như thế. Thật không biết lý lẽ.

Tôi tức đến tím mặt, hận không thể chửi lại cô ấy. Tôi chỉ có thể dùng hết sức bình sinh chỉ vào bóng lưng cô ấy, đang bước xồng xộc tới chỗ bảo vệ chung cư mà hét lớn: “QUÁ ĐÁNG RỒI ĐÓ”.