Thập Niên 70: Thần Y Ăn Dưa Hằng Ngày

Chương 49: Chợ đen!

Bạch Xuyên gật, cho tới khi lên xe lửa anh mới phản ứng lại. Tại sao lại là đi đường bình an? Lẽ nào không thể là thuận buồm xuôi gió à?

Tưởng Vân ở bên ngoài xe lửa đứng trong gió lạnh rất lâu.

Bản thân cô cũng khinh thường chính mình. Không phải là đi tiễn Bạch Xuyên thôi sao? Tại sao lại căng thẳng đến nói năng lộn xộn?

Nhưng mà nghĩ đến bản thân đã ở huyện thành, có thể đổi vật tư bất cứ lúc nào, sau này muốn ăn gì cũng cần lo lắng tìm cớ, cô liền được giải thoát.

Những ngày tháng sau này, nhất định sẽ càng tốt hơn.

-

Tưởng Vân tìm thấy một con hẻm vắng, cô nghiêng người bước vào nơi trú ẩn Tinh Hà, kích hoạt bộ phận ngụy trang. Khi bước ra lần nữa, cô lại biến thành dáng vẻ của một thanh niên ốm yếu.

Trang phục trên người cô trông có vẻ tươm tất, nhưng trên đầu gối và đùi lại có hai mảnh vá, khiến cô càng giống như một kẻ nghèo khó đáng thương giả vờ tươm tất.

Trên lưng cô còn có một cái giỏ nặng trĩu, trong đó đựng lương thực dự trữ trong nơi trú ẩn, một ít bột mì nhưng không nhiều, chủ yếu là bột gạo và bột ngô, còn có một ít ngũ cốc và hạt đậu.

Tưởng Vân đặt một túi vải đựng trứng gà lên trên bề mặt đống lương thực này, tổng cái giỏ nặng khoảng mười mấy hai mươi cân.

Suýt nữa thì cô bị đống lương thực này đè cho gãy lưng rồi.

Tưởng Vân vác theo một giỏ hàng hóa trên lưng cho nên cô cũng không dám đi lung tung trong huyện thành quá nhiều, đi thẳng đến khu nhà của gia đình bên cạnh xưởng chế biến gỗ.

Người dân ở huyện Cản Hải luôn tự hào vì trong gia đình họ có người làm công nhân ở xưởng gỗ, điều này cho thấy mức lương của công nhân xưởng chế biến gỗ cao như thế nào, phúc lợi tốt ra sao.

Lương càng cao thì khả năng chi tiêu càng cao.

Tưởng Vân muốn bán số hàng này, điểm dừng chân đầu tiên chính là khu nhà xưởng gia đình bên cạnh xưởng chế biến gỗ, điểm dừng tiếp theo là nhà máy phân bón có hiệu quả kinh tế kém hơn nhà máy sản xuất đồ gỗ một chút, điểm dừng thứ ba là Bệnh viện nhân dân huyện Cản Hải.

Thời buổi này, những người mới đến chợ đen có một số đặc điểm: Trên lưng vác theo một chiếc giỏ, sau khi tới giờ sẽ đi loanh quanh khắp nơi hệt như con ruồi không có điểm đến.

Hai điểm này Tưởng Vân đều có đủ.

Cô chỉ đi dạo nửa vòng trong khu nhà xưởng chế tạo gỗ thì đã bị một người phụ nữ trung niên chặn lại, chị ta nhìn chằm chằm vào chiếc giỏ trên lưng cô mấy lần, sau đó vẫy vẫy tay, dẫn cô ra phía sau mấy cái kệ tồi tàn chất đầy thùng giấy, hỏi cô: “Em trai, trên lưng em là thứ gì vậy?”

“Lương thực và ngũ cốc đều có, còn có trứng gà, chị muốn mua cái gì?” Tưởng Vân thành thật cười cười, tháo cái giỏ trên lưng xuống rồi vén tấm vải lên cho người phụ nữ kia xem bên trong.

Chị gái kia nhìn thấy nhiều trứng như vậy, ánh mắt có chút bất ngờ.

“Em trai, số trứng này bao nhiêu cân vậy? Với cả, bên trong đống lương thực này có gạo và bột mì không? Thằng nhóc cưng nhà chị chỉ ăn gạo và bột mì, làm chị sốt ruột muốn chết. Mấy thứ này chỉ có thể mua, mà có tiền lại mua không được, phải mua bằng phiếu. Chị lấy đâu ra nhiều phiếu lương thực như vậy để mua cho nó chứ? Nếu chị chỉ mua lương thực loại tốt, cả nhà sẽ đói.”

Miệng chị cái này tựa như lưỡi như dao vậy, cứ lẩm bẩm nói rất nhiều. Đột nhiên, chị ta mím mặt môi, sau đó hỏi Tưởng Vân: “Trứng gà bao nhiêu tiền? Bột mì bao nhiêu tiền? Chị mua hết”.

“Bột mì tôi không có nhiều lắm, nếu chị không có phiếu thì phải đưa tôi tám xu, có phiếu thì sáu xu là được. Trứng gà có phiếu bảy xu, không phiếu chín xu”.

Tưởng Vân lấy một số trứng gà ra cân, dùng nơi trú ẩn cân chính xác đống trứng, tổng cộng hơn mười tám cân, thừa ra không đến hai cân, còn là đã bao gồm túi đựng, sau đó cô nói: “Chỗ trứng gà này của tôi có hơi nhiều, hơn mười tám cân, chị chắc chắn muốn lấy hết không? Nếu chị lấy hết thì tôi tính cho chị mười tám cân thôi.”