Hơn nữa, trên bờ những người kia rốt cuộc nhìn thấy một bóng người từ khoang thuyền đi ra, thoạt nhìn rất ưu nhã, lại bị thư đồng ngăn cản, không nhìn thấy mặt, trong lòng thật đáng tiếc! Đồng thời, bọn hắn càng tin tưởng đó là một vị tiểu thư.
Nếu không hà tất phải bảo vệ nghiêm như vậy?
Lúc tiểu cô nương chèo thuyền trở về, mọi người vội vàng vẫy nàng lại, nói là muốn mua đồ ăn, kỳ thực là hỏi thăm lai lịch của tiểu thư kia.
Tiểu cô nương còn chưa hồi thần.
Nàng chèo thuyền trên sông đã lâu, cũng đã gặp qua đủ thể loại người, nhưng đây vẫn là lần đầu tiên gặp người có khuôn mặt như vậy.
Lúc này, có người hỏi nàng, nàng đỏ mặt lẩm bẩm nói: "Hắn, hắn tựa hồ là thiên tiên ở trên tiên cung đi ra..."
Mọi người chỉ nghĩ đó là "nàng", càng nghe càng hưng phấn, sau đó hỏi họ đến từ đâu.
Tiểu cô nương suy nghĩ một chút, nói: "Hình như là từ Bình Giang phủ.
Giọng nói mềm mại của đối phương chắc là không sai được.
Nhất thời, bên cạnh cửa sổ giống như đi chân trên nước sôi nóng bỏng.
Bên ngoài, có hai người đứng trước một cửa sổ trong góc cách bến cảng một khoảng.
Hai người này đều mặc hắc y giống nhau, một người khá cao, còn người kia thấp nhưng cường tráng, cả hai đều đeo hắc thiết chế che kín mặt (@), người trong quán trà cũng ăn mặc giống như họ. Bốn năm người, đây cũng là một khung cảnh độc đáo ở Thanh Họa huyện, mọi người vốn đã quen thuộc với nó từ lâu.
Tiêu sư dẫm lên đao sắc mà kiếm bạc, hành tẩu giang hồ, địch nhân không ít, đây cũng là vì bảo vệ các vị tiêu sư.
Trừ phi người đó chết, nếu không mặt nạ của tiêu sư sẽ không bao giờ được tháo xuống.
Hai người đều nhìn về phía đội thuyền ở bến cảng, nhưng cả hai đều im lặng.
Một đôi phu phụ bước xuống thuyền, sau đó liền bước lên kiệu rời đi, nam tử thấp hơn hạ giọng nói: "Người có thể làm quan ở Thanh Họa huyện, mặc kệ lời đàm tiếu, lại đến bái phỏng Bình Giang phủ, chỉ sợ đều là người của Bình Giang Dư gia, nghe nói hai người đó là đồng học của Dư lão gia tử, có quan hệ thân thiết với nhau. Cũng nhờ Dư lão gia tài trợ, bọn họ đã có thể đến kinh thành tham gia khoa cử."
Những người xung quanh hắn ta không nói gì.
"Điện hạ, nếu muốn thuận lợi trở về kinh có lẽ phải làm lớn chuyện lên với Dư gia."
Những người bên cạnh chỉ trầm mặc, hắn vẫn đang nhìn về phía con thuyền.
Hạm đạm nở rộ bên song cửa sổ thỉnh thoảng đong đưa theo gió, mùi hương thoang thoảng hòa quyện vào, một bóng người lười biếng tựa cạnh bức mành trúc, có vẻ vô cùng nhàm chán.
Đột nhiên, thân ảnh ấy quay lại.
Qua tấm mành tre, hai người như đang "nhìn nhau" từ xa.
Cái bóng "nhìn" một lúc rồi nhàm chán quay đi, cầm tách trà lên uống.
Hắn cầm tách trà hơi đắng đã nguội lạnh bên cửa sổ, cũng nhấp một ngụm.
Đúng lúc hắn đang uống trà.
Một ống trúc nhỏ đột nhiên bị ném ra ngoài cửa sổ, trên ống trúc treo một sợi dây thừng, từng tấc một hạ xuống, khi ống trúc rơi xuống mặt nước, bàn tay và cổ tay đang cầm sợi dây thừng cũng xuất hiện bên ngoài cửa sổ.
Một đoạn cổ tay trắng nõn lộ ra khỏi ống tay áo màu lam.
Ống trúc dần dần chìm vào trong nước, một cái đầu nhỏ đeo trâm ngọc bích lục thò ra ngoài cửa sổ, hắn chăm chú nhìn mặt nước, nhưng không nhìn thấy rõ lắm, cổ tay hơi dùng sức, ống trúc chao liệng chứa đầy nước.
Cửa sổ ở cuối thuyền tình cờ là một điểm mù, nên hai người họ chỉ có thể nhìn thấy một bên sườn mặt của đối phương.
Vừa định rút ống trúc về, một giọng nói lo lắng từ ngoài cửa sổ truyền đến: "Thiếu gia! để nó lại đi! Cẩn thận rơi xuống nước!"
Cái đầu nhỏ quay đi, hình như nó bị ai đó kéo lại, vì hai người đều luyện võ, thính lực so với người bình thường đều tinh tường hơn, từ xa vẫn có thể nghe thấy hắn lẩm bẩm bất mãn: "Dưới sông có yêu quái sao? Ta chỉ muốn lấy một ít nước trồng hoa chi tử thôi!"
"Ai nha! Thiếu gia! Ngươi có thấy cạnh bến tàu có ngươi đang giặt y phục không, lấy nước này tưới sẽ làm hoa bị chết đó!"
"... Thật sao?! Thôi đổ nó đi!"
Ống trúc bị ném đi, trôi dạt vào bờ.
Sau đó, bên cửa sổ không có động tĩnh gì nữa.
Triệu Yến đặt chén trà xuống, khóe miệng giật giật, hạ thấp giọng nói: "Dư gia tiểu thư?"
Người bên cạnh là tâm phúc của hắn- Đặng Dung, mỉm cười nhưng nghiêm túc nói: "Dư lão gia tên Dư An Hòa, hành sự luôn phô trương, tuy rằng ta ít khi hỏi thăm sự tình Bình Giang phủ, nhưng cũng biết Dư gia chỉ có một nhi tử, không có nhi nữ, người này giống Dư lão gia, đều rất phô trương, tính tình cao ngạo, thanh danh ở Giang Nam khá nổi tiếng, rất được các vị tiểu thư theo đuổi."
Triệu Yến không nói gì nữa.
Nhưng Đặng Dung biết, điện hạ hẳn là đang suy nghĩ về việc này.
Hắn chỉ đơn giản nói tiếp: "Có lẽ điện hạ không biết, thê tử Dư An Hòa, là đại tôn nữ của Trình Văn Tường.
Trong mắt Triệu Yến lộ ra vẻ hứng thú: "Vì sao Trình Văn Tường lại gả cháu gái cho một thương nhân?"
Không phải Triệu Yến coi thường thương nhân, ngược lại thương nhân trong triều đại này địa vị cao hơn rất nhiều, bổn triều khai quốc là một giai đoạn gian nan, nếu không phải khai phóng diêm dẫn, sao có thể làm giàu quốc khố thông qua những thương nhân này?"
Chỉ là có những người rất cao ngạo, dù không làm gì nhưng lại coi thường thương nhân đã thực sự làm việc.
Ví như Trình Văn Tường.
Trình Văn Tường là lễ bộ thượng thư, người có anh "thanh quý" trong triều, cái mũi hếch lên tận trời, ngay cả Triệu Yến cũng coi thường, huống chi là Dư gia.
Đặng Dung nhếch miệng châm chọc nói: "Nghe nói Trình Văn Tường đã từng nhận nuôi một cô nhi trong tộc, hỗ trợ hắn học hành, ngay cả tiên đế cũng tán thưởng Trình Văn Tường là một người "nhân từ".
Vị cô nhi đó hiện tại là Trình Tứ lão gia.
"Sau khi Trình Tứ lão gia trưởng thành, Trình Văn Tường để Trình Tứ lão gia thú nữ nhi Sơn Tây Lâm gia làm thê, chỉ tiếc thê tử đã qua đời sau khi hạ sinh nữ nhi đầu tiên, hơn mười năm trước Trình Văn Tường đến Bình Giang phủ, Trình Văn Tường nói "yêu thích" nhân phẩm Dư An Hòa, nên đã gả vị tôn nữ này cho Dư An Hòa, Dư phu nhân hiện tại. Sau khi hồi kinh, lão lại để Trình Tứ lão gia tái hôn, thú tân tức phụ, cũn là một thương nhân lớn."
Triệu Yến dùng ngón tay vuốt ve chén trà, trong lòng cười lạnh.
Trình Văn Tường quả là một con cáo già, bản thân coi thường thương nhân nhưng lại tham tiền của bọn họ, đích tử của đích phu nhân không bằng lòng, nên lão đặc biệt nuôi dưỡng người khác, để hắn thành thân với Sơn Tây Lâm gia, dù gì Lâm gia cũng là một cự phú.(*)
Chẳng trách lão được tiên đế khen ngợi, có thể đón Triệu Quỳnh về, quả là đã sử dụng rất nhiều cách.
Cho dù triệu Yến có cùng đường đến đâu, cũng không bị hạ thấp đến mức đó.
Hắn vẫn trở về kinh thành, dù có bao nhiêu kẻ ngăn cản, ám sát hắn ta đều vô ích.
Triệu Yến muốn rời đi cùng Đặng Dung, lại thấy một thiếu niên thanh tú bước vào trà lâu, theo sau là hộ vệ.
Thiếu niên đứng ở cửa hỏi: "Thiếu gia nhà ta trong lòng buồn chán, muốn nghe kể chuyện, chẳng hay ở đây có vị nào quen thuộc Thanh Họa huyện, giỏi kể chuyện không?"
Thiếu gia? Không phải tiểu thư???
Mọi người đều thất vọng, nhưng chẳng mấy chốc lại vui vẻ lên, con thuyền như vậy cũng rất hiếm thấy, dù là thiếu gia, họ cũng nguyện ý nhìn a, rất nhiều người vội vàng chạy đến.
Thiếu niên rất kén chọn, chọn mãi chọn mãi, cuối cùng cũng chọn được ba nam tử ăn mặc chỉnh tề, trông có vẻ sạch sẽ. Trước khi dẫn ba người đi, hắn lấy từ chỗ thủ vệ phía sau một cái tiểu bao khỏa(**), cười nói: "Đa tạ lòng tốt của các vị, chỉ là số người ta cần có hạn, mọi người vất vả rồi, những phần này mời mọi người dùng trà, mong mọi người không chê bai."
Nói xong liền đưa bao khỏa cho một vị đứng đầu, mang theo ba nam tử cùng hộ vệ rời đi.
Những người còn lại ngẩn ra một lát, rồi mở cái bọc ra, bên trong toàn là bạc trắng.
Đúng thật là người hào phóng.
Bây giờ trà lâu thậm chí còn sôi nổi hơn.
Triệu Yến và Đặng Dung không chia tiền mà lặng lẽ rời đi, Đi theo hướng ngược lại với bến tàu.
Dư Tâm Lạc đang nằm cạnh cửa sổ, một tay cầm bản đồ, một tay cầm cuốn địa phương chí (1). Thỉnh thoảng bỏ cuốn sách xuống cầm thiên lý kính nhìn về ba chữ "Thanh Họa huyện" đề trên Mã Đầu môn, tương truyền là do một vị võ tướng viết, nhìn rất vui mắt.
Một đường lên kinh đều như vậy.
Mặc dù có rất nhiều phong cảnh, nhưng đều chỉ có thể ngắm từ trên thuyền bằng thiên lý kính.
Dư Tâm Lạc không phải loại tiểu thư không ra khỏi cửa, vốn không nên như vậy.
Nên phải có một vấn đề khác.
Lần này toàn Dư gia di dời đến kinh thành là điều mà Dư lão gia đã suy tính nhiều năm. Có rất nhiều nguyên nhân, nguyên nhân quan trọng là khi Dư Tâm Lạc ngày càng lớn lên, lão muốn đưa Dư Tâm Lạc lên học ở thượng kinh.
Lại nói, nhi tử ông chỗ nào cũng giỏi, ở nhà miệng lưỡi ngọt ngào khiến hai phu thê cao hứng, ra ngoài có thể khiến ai cũng phải nể phục, trời sinh đã tốt, cầm kỳ thi họa cái gì cũng thông thạo, xứng đáng là Giang Nam đệ nhất công tử.
Hắn không ngốc, chỉ do không thích đọc sách thôi.
Rất hợp lý, Giang Nam tự cổ chí kim đã là chốn thánh địa độc thư, đệ nhất danh sĩ có một nửa đều xuất thân từ đây, danh sư Giang Nam tự nhiên không ít. Dựa vào thực lực Dư gia còn sợ không mời nổi danh sư?
Họ đã mời, mời toàn danh sư nổi tiếng khắp Giang Nam.
Nhưng vị nào cũng bị tiểu tử này chọc tức.
Bây giờ cả Giang Nam không còn danh sư nào nguyện ý dạy Dư Tâm Lạc, Dư lão gia tức giận chỉ có thể lên kinh thành, muốn đưa nhi tử vào theo học Quốc Tử giám. Xét cho cùng, đọc sách là điều nên làm, khi còn nhỏ Dư lão gia từng đọc sách, chỉ có điều cha nương mất sớm nên ông phải gánh vác cả gia tộc.
Suy cho cùng thì họ vẫn là thương nhân, cho dù kiếm được nhiều tiền thì sao, quan là quan, thương là thương, nếu có một ngày thượng quan không vừa mắt mình, tiền vừa kiếm được chẳng phải sẽ không cánh mà bay sao?
Dư Tâm Lạc là nhi tử duy nhất của hai phu thê, lớn lên trong vòng tay họ, họ thực sự lo lắng, nên phải cố gắng đưa Dư Tâm Lạc lên địa vị cao hơn khi bản thân vẫn còn sống.
Bất lực thay nhi tử này lại không hiểu cho khó khăn của phụ mẫu.
Dư lão gia đã dự định nhiều ngày, định sang năm sẽ lên kinh thành, nào ngờ đúng thời điểm quan trọng lại xảy ra chuyện.
Vương tri phủ hướng Bình Giang phủ cầu thân, muốn gả nữ nhi cho Dư Tâm Lạc.
Chưa nói đến Dư Tâm Lạc, Dư An Hòa là người đầu tiên không đồng ý.
Không phải cô nương không tốt, họ rất đáng thương, nhưng nếu không hạnh phúc chẳng phải càng đáng thương sao? Một hảo hài tử thông minh lanh lợi như vậy, chỉ vì y là con của một thương nhân mà đến cả một tri phủ cũng dám khi dễ sao?!
Đây rõ ràng là muốn tiền của Dư gia, coi thường Dư gia!
Điều này càng khiến Dư An Hòa không đồng ý, muốn để Dư Tâm Lạc học hành đỗ đạc làm quan.
Dù có xé nát mặt nạ với Vương tri phủ, Dư lão gia cũng nhất quyết từ chối mối hôn sự này. Không ngờ Dư Tâm Lạc là một hài tử xui xẻo, không làm cái gì nhưng nữ nhi của Vương tri phủ lại khóc lóc, nhất quyết muốn thành thân với Dư Tâm Lạc.
Vị thứ nữ là người được sủng ái cũng hét lên nói Dư Tâm Lạc đã cầu hôn mình.
Hai nữ tử ở trước nhà đánh nhau, cuối cùng đích nữ thắng, cả hai cào cấu nhau đến biến dạng, nghe nói còn muốn tự tử.
Biết rằng Dư gia không đồng ý, nữ tử đó nói sẽ viết thư cho cô cô mình là Vương quý phi trong cung, nhờ cô cô tứ hôn cho nàng.
Dư Tâm Lạc sợ đến nỗi gặp ác mộng nhiều đêm, đến mức phải bái thiên bái địa trong đó.
Dư gia cùng Trình Văn Tường có quan hệ thân thích, cũng cấp Trình gia kha khá ngân lượng, nhưng quan hệ lại có thể thân mật đến mức nào. Người trong nhà tự biết chuyện đó. Ba người cũng biết Trình Văn Tường sẽ không vì họ mà quay đầu với Vương gia.
Giờ cũng không thể quan tâm đến chuyện gì khác, Dư An Hòa vội đưa thê nhi chạy đến kinh thành.
Họ không đủ khả năng, vậy sao lại không trốn!
Chung quy kinh thành nhiều đường, cho dù lão có mang bộ mặt già đi cầu xin người khác cũng tuyệt không cùng Vương gia tố thân.
Không ngờ Vương gia cũng cảm thấy mất mặt, nhất quyết tranh giành với bọn họ, dọc đường còn phái không ít người đi theo muốn ngăn chặn, chắc chưa bị chúng đuổi kịp, nhưng ai biết chúng trốn ở đâu!
Đây cũng là lý do họ không để Dư Tâm Lạc xuống thuyền. Sợ y vừa xuống sẽ bị người của Vương gia bắt mất a.
Dư Tâm Lạc cũng biết mặt lợi hại trong đó, bản thân cũng sợ hãi, cả một đường căn bản không dám ra khỏi thuyền thương(2), nhưng hiện tại hắn còn nhỏ, hiện tại đã qua một tháng, người của Vương gia cũng chưa thấy xuất hiện, có lẽ họ đã sớm đến kinh thành, hắn khó có thể chịu đựng cảm giác này.
Dù sợ bị Vương gia bắt, cũng không thể tiếp tục bị nhốt trên thuyền, trong lòng chắc chắn không vui.
Tây Viên thấy thiếu gia buồn chán, quyết định xuống thuyền tìm vài người về kể chuyện cho y nghe.
Sau khi lên thuyền, ba người đứng bên ngoài tấm bình phong hùng hồn kể cho Dư Tâm Lạc nghe những chuyện thú vị ở Thanh Họa huyện, kể về cả những món ăn ngon ở đây. Sau khi nghe xong, cuối cùng Dư Tâm Lạc cũng có tâm trạng uống trà ăn điểm tâm.
Nghe được tiếng cười sau bình phong, ba người cũng cao hứng.
Vị tiểu công tử này càng cười nhiều, bọn họ sẽ càng được thưởng nhiều. Vì vậy họ càng như cạnh tranh hơn, người sau nói hay hơn người trước.
Cuối cùng bọn hắn gần như đã nói hết những gì có thể nói, Tây Viên đang chuẩn bị tiễn họ xuống thuyền.
Một người trong đó đang vắt óc suy nghĩ, cuối cùng hai mắt sáng lên, nói: "Đúng rồi! Tiểu công tử, hôm nay ở Thanh Họa huyện còn xảy ra một việc thú vị nữa!"
"Chuyện gì?"
"Tiểu công tử có từng nghe qua tỉ võ chiêu thân chưa?"
Hắn phải biết a!
Người xưa có câu, mỗi thiếu niên lang đều ôm một giấc mộng đối với giang hồ. Dư Tâm Lạc từ nhỏ đã muốn có thể trượng kiếm tẩu thiên nhai (!). Đó chính lý do khi đến Thanh Họa huyện y lại có thể ẩn nhẫn như vậy. Thanh Họa huyện là nơi thượng võ, trong mắt Dư Tâm Lạc, ở đây khắp chốn đều có đại hiệp.
Dư Tâm Lạc muốn cùng những đại hiệp này thân cận.
Cho dù là qua một bức bình phong, y cũng không nhịn được hướng phía trước lên tiếng: "Mau nói!"
Nhận thấy sự háo hức của thiếu niên, nam tử lập tức nói.
Nguyên lai là đại tiểu thư của đệ nhất tiêu cục Thanh Họa huyện- Đại Đồng tiêu cục tổ chức tỉ võ chiêu thân.
"Hứa tiểu thư là đệ nhất mỹ nhân Thanh Họa huyện, là một người tốt bụng, thân thủ rất tốt, giỏi múa kiếm, tựa như Công Tôn đại nương tái thế! Thậm chí còn có nhiều người từ những nơi khác đến tỉ võ, đều muốn cưới Hứa tiểu thư! Đó là lý do tại sao trong huyện lại náo nhiệt như vậy đấy!"
Khi nói đến chuyện này, ba người đều rất tự hào, càng nói càng nhiều, mà họ càng nói, Dư Tâm Lạc lại càng muốn tận mắt chứng kiến.
Đây quả là một sự kiện hiếm gặp!
Tác giả có chuyện muốn nói:
Hai người sẽ gặp nhau vào ngày mai~
(@) Hắc thiết chế: mặt nạ sắt màu đen.
(*) Cự phú: cũng là nhà giàu nhưng ít tiền hơn thủ phú.
(**) Tiểu bao khỏa: chắc na ná tiểu bao bố.
(1) Địa phương chí: chí là văn ký sự, ghi chép, địa phương chí chắc là bản ký sự/ ghi chép về địa phương đó.
(2) Thuyền thương: cabin
(!) Trượng kiếm thiên nhai: cầm kiếm đi về phía chân trời( chắc em tiểu thụ muốn bước vào giang hồ, tung hoành thiên hạ ấy mà =))).