Đây là lần đầu tiên tôi trông thấy thái sư Trần Thủ Độ ở một khoảng cách gần như thế.
Trước đây, những gì tôi từng nghe về ông ta chỉ là vài lần người ở Dưỡng Chân Trang và phủ an phủ sứ vô tình nhắc đến. Lão già không muốn nghe đến cái tên này nên mọi người tránh mãi cũng thành quen. Tôi luôn tin người khiến lão già nhà tôi không muốn nhắc hẳn phải là kẻ chẳng tốt đẹp gì. Từ khi biết cụ Lý Đảm, tôi càng nghe nhiều hơn về những hành vi tàn nhẫn của ông ta, về việc ông ta đã góp phần khiến nhà Lý suy tàn thế nào, khiến công chúa Thuận Thiên đau khổ và độc túc tráng sĩ của tôi day dứt suốt bao năm ra sao. Tôi cứ hình dung ông ta là một kẻ nhỏ người, mắt xếch, lưng cong, trong đầu chỉ có mưu ma chước quỷ.
Những ngày ở Hoàng giang, những tôn thất họ Trần lại kể cho tôi nghe về một Trần Thủ Độ hoàn toàn khác. Họ kể ngày quan gia còn bé, có kẻ vào gặp vua khóc lóc bảo rằng: "Bệ hạ còn thơ ấu mà Thủ Độ quyền át cả vua, xã tắc rồi sẽ ra sao?". Quan gia đem kẻ ấy đến trước mặt thái sư, ông ta không do dự bảo: "Đúng như những lời hắn nói", rồi lấy tiền lụa ban cho y. Họ nhắc lần quốc mẫu ngồi kiệu đi qua thềm cấm bị quân hiệu ngăn lại, về khóc than với thái sư vì bị khinh nhờn, thái sư chẳng những không xét tội mà còn khen thưởng cho người quân hiệu ấy. Họ bảo ngày giặc Thát tràn sang, thế như chẻ tre, cả triều đình chỉ có thái sư kiên định bảo vua đừng lo gì cả.
Giờ, trước mắt tôi là một người đàn ông tuổi quá lục tuần song vẫn tráng kiện, vai rộng, lưng thẳng, gương mặt quắc thước và đôi mắt sáng như sao nhìn thẳng ba quân, bàn tay rắn rỏi nắm thành đấm, dáng vẻ anh hùng chẳng kém những vị tướng lẫy lừng được ngợi ca trong cổ thi và sử sách.
- Nhã Phong, hóa ra khăn tay em thêu là để tặng anh Tĩnh Quốc ư? - Công chúa Thiều nói nhỏ vào tai làm tôi giật bắn người, trông nàng có vẻ rất lo lắng.
- Cô... thấy rồi ạ? - Tôi lắp bắp, không biết phải giải thích thế nào, chỉ sợ công chúa hiểu lầm.
- Đó là chiếc thêu hỏng ạ. - Nhật Duật chen ngang. - Trong phòng chị Phong có hơn chục cái vì thêu đi thêu lại mãi không thành đấy.
- Suỵt. - Quang Khải ra hiệu cho chúng tôi tập trung về phía đài cao vì lễ tế sắp bắt đầu.
Quan gia đứng giữa đàn, thái tử và thái sư đứng hai bên tả hữu, nghiêm cẩn thực hiện nghi thức tế trời. Tướng sĩ và tôn thất bốn bề cũng quỳ sụp để tỏ lòng thành kính. Khi hương đã được cắm thẳng tắp trên chiếc lư đồng lớn, một người cung nhân khẽ khàng dâng lên chiếc khay dát vàng chứa những đồng tiền mà tôi chuẩn bị sẵn. Thái tử nâng khay, dõng dạc nói với toàn quân:
- Phật Trời chứng giám, tổ tiên linh hiển, một lần xuất chinh quét sạch xâm lăng. Nếu trận này toàn thắng, xin cho mặt ngửa của tất cả đồng xu hướng lên trời.
Nói đoạn, ngài hất mạnh khay để tung những đồng xu lên cao. Dưới ánh nắng sớm, những đồng tiền lấp lánh sáng rực như hy vọng của tất cả chúng tôi lúc này. Một lần nữa, tứ phía đột nhiên im lặng, tất thảy mọi người nín thở dõi theo.
Leng keng.
Leng keng.
Một đồng, hai đồng đầu tiên chạm đất. Rồi tất cả những đồng xu rơi xuống đất, nảy lên vài lần, xoay tròn vài lần nữa.
- Ngửa! Là mặt ngửa! - Một người reo lên.
- Ở đây cũng ngửa! - Một góc khác reo lên.
- Tất cả đều là mặt ngửa! Tất cả đều là mặt ngửa! Phật Trời phù hộ! Tổ tiên phù hộ! - Tất cả mọi người hồ hởi reo lên, tiếng giáo gươm khua rộn rã.
Thái tử nhìn về phía tôi, tôi khẽ cúi đầu, ngài mỉm cười rồi lại hài lòng nhìn khắp lượt. Trên đài cao, thái sư nắm chặt dùi trống, đánh thật mạnh, từng tiếng vang thẳng vào lòng mỗi người đang có mặt.
- Sát Thát!
- Sát Thát!
- Sát Thát!
Mỗi một tiếng trống vang lên là một tiếng hô. Tôi không nhận ra mình đã hòa giọng với mọi người tự lúc nào. Thái sư càng đánh càng say, tiếng trống rất có hồn, vang vào đá, tưởng như hồn thiêng núi sông nghìn năm qua đồng vọng. Tôi thấy lòng mình run rẩy liên hồi hệt như tấm da bò căng trên mặt trống. Trong lúc nhìn khắp những gương mặt rừng rực lửa quyết tâm, đứng trước Phật đường đòi chém đòi gϊếŧ mà vẫn bừng bừng chính khí, mắt tôi chạm đến bức tượng hộ pháp dữ tợn, bất giác mỉm cười.
- Cười cái gì? - Quang Khải hỏi.
- Đó là Tiêu Diện Đại sĩ. - Tôi nói, mắt vẫn nhìn vào cái miệng rộng lởm chởm răng nanh và chiếc lưỡi dài của bức tượng. - Lúc bé nhìn ông Ác thần ấy ta sợ đến khóc thét. Sau này, lão già dạy ta, ông ấy cũng là một vị Bồ tát. Không phải lúc nào cái hiền lành, từ bi cũng giáo hóa được người mà lắm khi phải cần đến những hình tướng hung bạo để đàn áp, chế ngự, đưa người về nẻo ngay, chống lại cái tàn ác, bảo vệ cho những sinh linh yếu ớt. Giờ nhìn ông ấy ta lại thấy bình yên.
Quang Khải nghe xong, cười cười không đáp. Mắt hắn vẫn dõi theo những gì đang diễn ra trên đàn tế. Tiếng trống xung trận chưa dứt, tiếng mọi người hô to câu gϊếŧ giặc cũng lặp đi lặp lại mãi, càng lúc càng hùng hổ.
- Chúng ta cũng đi thôi. - Tay Quang Khải đột nhiên đặt lên một bên vai tôi, nắm chặt. - Bản vương không thể đứng nhìn ngươi lập công hết lần này đến lần khác mà ta lại chẳng làm gì được.
Tôi quay sang tên bằng hữu, nhìn mãi cũng không tìm thấy một vẻ bông đùa nào. Hắn là người luôn ngăn cản, khuyên bảo tôi, song hắn cũng vẫn là một chàng trai mới lớn, nhiệt huyết tràn đầy, kiêu hãnh ngút trời. Được lời như cởi tấm lòng, tôi ung dung đấm nhẹ vào ngực hắn hệt như động tác lão già thường làm với thuộc hạ:
- Đi thôi!
- --
Khi thấy Quang Khải dắt theo tôi lên lâu thuyền, thái tử chỉ nhìn nhìn mà không nói thêm gì khác. Riêng Tĩnh Quốc vương thì thở dài một tiếng, đoạn ân cần bảo:
- Hai người nhớ tìm chỗ an toàn mà nấp đấy.
- Vâng ạ! - Chúng tôi đồng thanh đáp rất ngoan ngoãn rồi nhìn nhau cười sảng khoái.
Ngày đó, trước sân đền uy nghi diễn ra hội thề Đồng Cổ, bọn tôi đã cạn chén rượu kết giao. Ngày đó, không đứa nào thề thốt câu gì nhưng trong lòng mỗi người đều đã đoan chắc một lời, đời này, kiếp này vinh nhục cùng chia, sinh tử không rời.
Tiếng trống trận của thái sư vẫn còn vang rộn rã đến giờ. Đi theo tôi có cả những người lính của Nguyễn Nam và mấy anh lính quân Thánh Dực, có cả Trần Cụ. Tôi không nỡ ngăn cản vì biết họ cũng như tôi. Quang Khải cũng chẳng có thì giờ từ biệt thê thϊếp, chỉ kịp ngoái lại nhìn Phụng Dương và nhận được một nụ cười rất đẹp của nàng. Nhật Duật đuổi sau, nằng nặc đòi đi cùng chúng tôi, may mà Quang Khải nhanh trí trỏ về đám nữ quyến đứng đằng xa:
- Nhật Duật không có ở đây, ai sẽ thay ta bảo vệ cho các cô, các chị?
Cậu bé nhìn theo tay Quang Khải, ngẫm nghĩ giây lâu, đoạn quả quyết tự đấm vào ngực mình:
- Được, hai người cứ yên lòng đánh giặc. Ở đây đã có Duật lo!
Chúng tôi mỉm cười với hoàng tử bé rồi vội vã lên thuyền. Lúc ấy, quốc mẫu - phu nhân của thái sư - đã đến trấn an mấy vị công chúa, mệnh phụ nên tuyệt không có một ai dám tỏ ra mềm yếu.
Nước sông hôm nay chảy xiết hơn mọi ngày, cuộn đỏ phù sa. Người trạo phu trưởng bỗng dưng nhìn xuống dòng nước đυ.c ngầu, nói lớn:
- Chịu khó ồn một chút nhé, hôm nay bọn tôi phải chèo thật lực!
Lời vừa dứt, hàng chục, hàng trăm mái chèo đồng loạt quạt mạnh, nước sông xao động dữ dội như sóng ngoài biển lớn. Dưới lòng sông này, rất nhiều người lính đang yên nghỉ. Nước đỏ như màu máu, cuồn cuộn như lời thúc giục của người khuất mặt.
Thuyền ra khơi rất nhanh, buồm và cờ đều no gió. Thái sư không ra trận cùng chúng tôi, ông ấy dùng tiếng trống thay cho lệnh xuất quân, dõi theo chúng tôi mãi đến khi thuyền đã ra giữa dòng. Thái sư vẫn đứng trên đàn tế, tựa một cột trụ dù trời có sập xuống cũng chẳng mảy may dời đổi, phía sau mỗi người con họ Trần, nửa như động viên lại nửa như răn dạy, không cho phép chúng tôi ngã xuống hay lùi bước.
Xuôi dòng nước, xuôi chiều gió, đoàn chiến thuyền sừng sững lướt như bay qua những khúc sông mà tôi từng ngỡ dài như vô tận, qua ngọn đồi nhỏ tôi gặp lại Quang Khải, qua cánh rừng Trần Cụ anh dũng chiến đấu với giặc. Chẳng mấy chốc, trời vừa xế, Thăng Long đã thấp thoáng trong tầm mắt.
Trần Cụ tìm đâu ra một tấm áo giáp đưa cho tôi, vì không quen nên chật vật mãi tôi mới mặc xong. Bước ra, Quang Khải cũng sẵn sàng khí giới, nhìn tôi đoạn hất hàm cười:
- Tên sư đệ của ngươi cũng nhiễu sự thật, ta nghĩ ngươi không mang giáp nặng còn chạy nhanh hơn, sống lâu hơn được một tí.
Tôi lườm hắn rồi cười mà không buồn đáp. Quang Khải cũng phì cười. Vừa hay, thái tử cho người đến gọi tôi.
- Chúng ta sẽ đánh vào từ phía Đông, Hưng Ninh vương đang ở bên trong Thăng Long, nghĩa là phía Tây của giặc, Hưng Đạo vương đang đóng trên mạn Bắc. - Thái tử nói. - Thông thường ta sẽ dùng lửa, khói hiệu hoặc trống để truyền tin. Nhưng đằng nào cô cũng theo tận đây rồi, cô có nghĩ ra cách nào để Hưng Ninh vương biết chúng ta đã đến mà vẫn bất ngờ không?
Cách để lão già biết tôi đã đến... Tôi khép hờ mắt, trong đầu bỗng dưng nghĩ đến đêm tập kích nọ của lão, tôi lựa lời hỏi thái tử:
- Bẩm, nếu Nhã Phong mượn dùng kế sách năm xưa của người họ Lê và họ Lý, không biết quan gia và thái tử có trách tội không?
- Lý, Lê, Trần đều là con dân đất Việt, mưu kế nào mà chẳng dùng để chống xâm lăng? - Thái tử đáp, dường như đã lờ mờ đoán được ý tôi.
- Đêm đó, giặc Thát vốn đã được một phen thất kinh vì tiếng trì chú của Hưng Ninh vương. - Tôi tự hào nói tiếp. - Giờ cảnh ấy lặp lại một lần nữa, Nhã Phong tin rằng không cần ta động binh, lòng chúng đã tự suy sụp rồi tan rã.
- Tốt! - Thái tử nói. - Vậy ta giao cho cô liệu việc này. . Bạ𝓷 có biế𝙩 𝙩𝙧a𝓷g 𝙩𝙧𝘂yệ𝓷 ~ T 𝙧𝗨mT𝙧𝘂yệ𝓷.V𝓷 ~
Tôi ôm quyền cúi đầu nhận mệnh, đoạn rất nhanh tập trung những người lính Thánh Dực đi theo. Những người này đã có mặt vào đêm ấy, hiểu rõ cần phải làm gì, tôi chia họ ra mỗi người ở một thuyền, nhanh chóng truyền đạt lại cho binh lính và cả trạo phu. Lần này, trên những chiếc thuyền lớn còn có cả voi và ngựa thật, không cần đến chúng tôi nhọc công giả tiếng. Binh sĩ đông như thế, ắt là âm thanh có thể vang đến chỗ lão già, lão nghe được chắc chắn sẽ biết là tôi đã đến, chắc chắn sẽ có cách trả lời tôi. Trong phút chốc, lòng tôi rộn rã niềm vui và xúc động, cuối cùng tôi cũng có cảm giác có thể kề vai sát cánh cùng lão.
Thuyền giảm tốc độ để chúng tôi hoàn thành việc chuẩn bị. Tôi nhìn mọi người tới tới lui lui mà trong lòng liên tục tự trấn an. Dẫu gì, kế sách trước đây là của lão già, còn lần này tôi phải tự mình thực hiện, chỉ được phép thành công. Khi mặt trời vừa chạm xuống đỉnh núi ở phía xa, tôi rút lá cờ quân Thánh Dực luôn giữ trong người, cột vào một ngọn giáo, rồi nhanh chóng leo đến chỗ cao nhất trên thuyền. Quang Khải và Trần Cụ đưa tay giữ sợ tôi ngã, họ đã khuyên tôi nên để binh sĩ làm việc này song tôi vẫn nhất quyết tự mình làm. Lão già từng gọi tôi là "gió đông", là điềm lành cho người xuất trận. Nhìn xuống dòng nước, tôi chợt nghĩ lỡ như mình ngã xuống, hoặc bị giặc bắn hạ... song ý nghĩ ấy bị gạt đi rất nhanh, tôi kiên quyết leo đến nơi mà cả chiếc thuyền ở cuối đoàn cũng có thể trông thấy, hít thở thật sâu để bình tĩnh lại. Sức lực dồn cả vào đôi tay, tôi giương ngọn giáo lên cao, nhắm mắt, ngửa mặt lên trời nín thở chờ đợi.
Một cơn gió lớn từ phía sau đoàn thuyền ù ù thổi tới. Tôi nghe như trong gió có tiếng hô xung trận của Nguyễn Nam, tiếng cười sang sảng của cụ Đảm, tiếng khóc của vợ bác Thôi, lời từ biệt của những người lính quân Thánh Dực Dũng Nghĩa và tiếng ru của bà mẹ già mà anh lính tên Chiến luôn mong nhớ. Gió cuối đông mang theo hơi nước lạnh cắt da, song cả người tôi lại rừng rực lửa. Gió rất mạnh nhưng tôi không sợ ngã, vì dường như có rất nhiều, rất nhiều đôi tay đang cùng tôi giữ vững ngọn giáo. Tôi chầm chậm buông tay khỏi lá cờ mình đang giữ.
Cờ lộng gió, phần phật tung bay dưới trời chiều đỏ quạch.
Tôi dùng hết sức bình sinh đọc thật to bài sấm truyền đã vang lên ở đền Trương tướng quân làm giặc Tống khϊếp đảm năm nào:
- "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư."
Những người lính Thánh Dực đứng trên những mũi thuyền phía sau tôi cũng đồng loạt phất cờ. Hàng nghìn, rồi hàng vạn binh sĩ trên các chiến thuyền khắp lòng sông đồng thanh hưởng ứng. Lại tiếng ngựa hí vang, lại tiếng voi rống rền rĩ. Thuyền chèo như bay về phía bộ đầu Triều Đông, tôi phất cờ mỗi lúc một khí thế, mọi người càng chèo càng nhanh tay, càng đọc càng hứng chí, bài thơ thần vang lên mỗi lúc một lớn dần, lớn dần, rồi đột nhiên vang dậy từ tứ phía.
- "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư..."
Tôi sững người. Nhìn về phía Thăng Long, nước mắt tôi bỗng dưng lăn dài, ướt đẫm mặt tự bao giờ.
Trên đỉnh tường thành, dưới bóng hoàng hôn, một ngọn cờ Thánh Dực khác đang khoan khoái hát khúc tráng ca cùng gió lộng. Dáng đứng cao cao, tay chống hông, tay tì chuôi kiếm ung dung nhìn xuống đó, dù từ rất xa, rất xa, tôi vẫn có thể thấy quen. Lão nhận ra tôi! Chiều hôm nay cũng như đêm hôm ấy, chúng tôi cùng nhau ngắm nhìn bọn giặc tan tác vì cả Thần Phật và con người Đại Việt.
- Tâu, Hưng Ninh vương đã sẵn sàng rồi!
Tôi hướng về phía thái tử và quan gia hét lớn từng tiếng một rồi vội vàng lau nước mắt, mỉm cười với lão dù biết lão không thể nào nhìn thấy được. Nước mắt vẫn tuôn vì xúc động, tôi mặc kệ, tiếp tục phất cờ. Tiếng hô từ phía hoàng cung càng lúc càng nghe rõ, Hưng Đạo vương dường như như hiểu được chúng tôi, binh sĩ cũng đồng loạt vừa tiến quân vừa đọc vang câu "Nam quốc sơn hà". Lời sấm hào hùng nhắc nhở lịch sử hai lần gϊếŧ giặc của họ Lê và họ Lý như tiếp thêm sức mạnh cho ba quân, ai nấy đều thấy lâng lâng niềm kiêu hãnh.
Quan gia và thái tử vẫn đứng ở mũi thuyền, chiến bào tung bay trong gió. Ngự sử trung tướng Lê Tần đứng hầu ngay phía sau. Quan gia chậm rãi giơ cao thanh kiếm ngang trời, hô to:
- Sát Thát!
Một lời ấy là lệnh tấn công. Những mũi tên và đá bốc cháy đồng loạt bắn về phía bờ. Sau phút bất ngờ, giặc bắt đầu phản công, có những mũi tên bắn trả chúng tôi. Anh lính Thánh Dực cầm cờ trên mui thuyền ngay sau tôi bị trúng tên, ngã xuống, một anh lính khác lập tức chộp lấy ngọn cờ, xông lên thế chỗ.
- Sát Thát! - Tôi nhìn về phía anh ta, hét lớn, tay vẫn nắm chặt ngọn giáo.
Mũi thuyền vừa chạm đất, binh sĩ nhất tề nhảy lên bờ. Ngựa, voi cũng xông lên. Quan gia và thái tử ngồi trên bành voi, hiên ngang xông lên đầu. Ngự sử trung tướng và Tĩnh Quốc vương phò tá hai bên. Tôi nhìn theo vạt áo choàng của quan gia, thấy thấp thoáng bóng lưng kiêu hãnh ngày nào của độc túc tráng sĩ, bất giác mỉm cười. Chắc ông cũng không thể nào ngờ, có ngày "thằng nhãi Cảnh" ông hay gọi lại có dáng vẻ lẫm liệt thế này. Chắc ông càng không ngờ, sẽ có ngày ông và ngài ấy cùng một chiến tuyến, cùng một kẻ thù, cùng nhau xông trận thế này.
Ba quân từ thuyền chiến tràn lên bờ như thác lũ, bước chân người rầm rập rung chuyển đất trời. Bọn giặc không hiểu lời sấm chúng tôi đang đọc có ý nghĩa gì, song khí thế và niềm tự hào bừng cháy trong từng âm thanh, từng nét mặt, từng đường gươm thì không cần đến ngôn ngữ. Thát quân gần như vỡ trận. Tiếng la mắng, thúc giục nhau vang khắp cả rẻo đất. Thế nhưng bọn chúng vẫn là quân đội đã gieo rắc kinh hoàng cho mọi vùng đất đã đi qua. Chúng tập trung lại rất nhanh, ai nấy lên ngựa xông vào chiến đấu.
Từ phía tây và phía bắc, hai đoàn quân dũng mãnh xông đến. Dưới trời nhá nhem, hàng nghìn ánh đuốc tràn đến như lửa ma trơi. Bị tập kích bất ngờ, ba mặt bao vây, lại thêm khủng hoảng về tinh thần, hàng ngũ của bọn giặc lần nữa rối loạn.
Tôi nhìn về phía tường thành, bóng cờ Thánh Dực vẫn ngạo nghễ nhưng lão già của tôi đã rời đi. Bỗng dưng tôi có chút lo lắng, nheo mắt cố nhìn lần nữa rồi tìm kiếm chung quanh.
- Tiên sinh của ngươi là chủ tướng một đội quân, sẽ không dễ dàng gặp nguy hiểm gì đâu. - Quang Khải đã đứng cạnh tôi từ lúc nào. - Hơn nữa giờ thắng bại đã rõ, chẳng mấy chốc giặc sẽ đầu hàng, ngươi cứ ngoan ngoãn ở lại đây.
- Chiêu Minh vương không định lên bờ gϊếŧ giặc lập công sao? - Tôi trêu hắn.
- Bản vương ở yên trên thuyền để không trở thành con tin trong tay giặc đã là giúp ích rồi. - Quang Khải đột nhiên nhếch mép cười. - Hơn nữa, thuộc hạ ta đưa đến vừa giúp được cho thái tử một việc lớn, công đầu dĩ nhiên thuộc về ta.
- Này thì thuộc hạ. - Tôi dí nắm đấm vào đầu hắn, đoạn vẫn chăm chăm nhìn về phía chiến trường.
Quang Khải nói rất đúng, chiến trường phía trước vẫn không phải là nơi dành cho những đứa trẻ miệng còn hôi sữa như chúng tôi. Dù đã bướng bỉnh theo đến tận đây, dù nôn nóng muốn chạy ngay đến cạnh lão già, tôi vẫn biết mình không nên làm gì ngu dại. Ở cạnh tôi còn có mấy người thương binh vết thương hãy còn rỉ máu, có anh lính vừa trúng tên kia, chỉ cần tôi lên bờ, họ cũng sẽ theo lên, biết đâu sẽ không thể trở về nữa dù chiến thắng đã gần kề.
Tôi và Quang Khải chia nhau đến mấy chiếc máy bắn đá để phụ giúp mọi người. Từng tảng đá lớn bọc ngoài là rơm và cỏ bốc cháy ngùn ngụt lao thẳng vào giữa đội hình giặc, soi lên từng gương mặt kinh hoàng, soi sáng một góc kinh đô mà chúng tôi đang thề chết để chiếm lại. Mỗi lần ánh sáng bừng lên, tôi lại cố kiễng chân nhìn xem có thể trông thấy lão già của tôi đang gϊếŧ giặc không, nhưng mãi chẳng thấy đâu dù quân Thánh Dực đã từ hoàng cung tràn ra tham chiến. Mọi người vừa làm luôn tay vừa không ngừng đọc sấm. Xen giữa tiếng binh khí chạm nhau, tiếng thét la, âm thanh linh thiêng cứ rền rĩ như thể đất mẹ cũng đang phẫn nộ.
- Cô Nhã Phong để cho tôi, cô dùng cái này đi! - Trần Cụ đưa cung tên của hắn cho tôi, giành lấy tảng đá tôi đang cầm.
- Cẩn thận đấy, ngươi vừa khỏe lại thôi. - Tôi bảo hắn.
Mang cung đến một góc hơi khuất, tôi nhắm vào mấy tên giặc đã len lỏi đến được gần thuyền. Vun vυ't. Những mũi tên lao đi, một tên rồi hai tên. Giống hệt cái hôm ở chùa sát vai chiến đấu cùng cụ Đảm.
Bỗng, dây cung đang căng thì đứt, chém vào tay tôi bật máu. Tôi thẫn thờ nhìn màu đỏ loang rộng trên mu bàn tay mình, chợt nhớ đến lúc chơi đàn ở Dưỡng Chân Trang, dây cũng đứt giữa chừng như thế này. Hôm ấy, không lâu sau chúng tôi nhận tin Nguyễn Nam tử trận.
- Tiên sinh... - Tôi mấp máy không thành tiếng.
- Phong! Cẩn thận!
Tôi chỉ kịp nghe Quang Khải kêu lên một tiếng, cả thân người đã bị hắn kéo mạnh, ngã xuống sàn. Bắp tay tôi bị mũi tên sượt qua, rách cả áo, máu chảy thành dòng. Quang Khải lặp tức đứng lên, rút mũi giáo phóng về phía bụi cây, tên giặc kêu lên một tiếng rồi nằm vật ra đất. Hắn vội vã tìm khắp khoang thuyền lấy vải và thuốc cầm máu cho tôi.
- Sao bỗng dưng ngươi như người mất hồn thế?
- Ta...
Tôi vẫn nhìn lên vệt máu trên tay, không dám nói ra điều mình đang lo sợ. Ngoài kia, quân ta vẫn đang chiếm thế thượng phong, giặc chết hằng hà sa số. Chỉ một chốc nữa thôi, chúng tôi có thể gặp lại nhau, cùng về Dưỡng Chân Trang. Chỉ một chốc nữa thôi, sao có thể...?
Bỗng dưng, tôi nghe bên ngoài có tiếng lao xao.
[1] Trích Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm.