Dạ Kinh Đường cũng không trả lời, nói xong lấy ra một ngân phiếu mệnh giá trăm lượng đập vào ngực Trần Bưu, sau đó quay người rời đi.
Đám người ngoài cửa nhìn sửng sốt, châu đầu ghé tai nhỏ giọng lầm bầm:
“Thân thủ tốt thật…”
“Đây là thiếu gia của Bùi gia?”
“Nghe thì đúng thế… Bùi gia trước kia có một lão nhị, là chuyện hai mươi ba mươi năm về trước rồi…”
…
Mười hai tiêu sư đi theo cũng biểu tình phức tạp, Dương tiêu đầu tiến tới đưa đao cho Dạ Kinh Đường, khuyên nhủ:
“Thiếu Đông gia, ngài hà tất phải như thế? Lão Đông gia lúc uống rượu thích nói linh tinh, ngài không cần xem là thật, ngài không tài không sản thì có thể đi đâu?”
"Giang hồ."
Dạ Kinh Đường nhận lấy ngọc bội thả lại bên hông, để thú cưng đậu trên vai, nhìn về ánh nắng phía chân trời, nhẹ nhàng hít vào một hơi.
Thân hình nhìn như thoải mái nhưng trong con ngươi trong suốt lại hiện lên mờ mịt
“Thiên địa rộng lớn lại không có chỗ cho ta an thân.”
Đến Đại Ngụy này đã mười tám năm.
Khi hắn hai ba tuổi thì ký ức dần thức tỉnh, Dạ Kinh Đường sinh sống tại một tiêu cục gần biên giới Đại Ngụy, được Đông gia Bùi Viễn Phong nhặt được trên đường, bởi vì tiếng khóc của hắn vang dội trong đêm nên đặt tên Dạ Kinh Đường, thu làm nghĩa tử.
Bùi Viễn Phong lúc còn trẻ đánh nhau bị thương, cả đời chưa lập gia đình, không có con cái, đối với sự trưởng thành của nghĩa tử vô cùng quan tâm - một ngày đánh ba trận, ngày lễ ngày tết gấp bội - quả thực là đánh cho hy vọng xa vời dựa vào “chép thơ cất rượu tạo xà phòng” vang danh thiên hạ của Dạ Kinh Đường tan thành bọt biển, đánh cho hắn trở thành kim bài đả thủ của tiêu cục.
Ngay tại tháng trước, Bùi Viễn Phong uống rượu theo thói quen, say mèm rồi chết ngay trên bàn rượu.
Dạ Kinh Đường xử lý hậu sự xong thì phát hiện trong di vật của Bùi Viễn Phong có một phong thư.
Có lẽ là vì đề phòng bất trắc, trong thư chỉ nói ba chuyện:
Một: Bùi Viễn Phong không phải người bình thường, đã từng là cao thủ giang hồ tiếng tăm lừng lẫy. Vốn định chờ khi hắn trưởng thành sẽ dạy hắn tuyệt thế đao pháp, nhưng khi Dạ Kinh Đường nhìn thấy thư này thì chứng tỏ hắn không có cái phúc đấy. Cả hai từng là phụ tử, Dạ Kinh Đường phải tự mình nghĩ biện pháp luyện đao, đi tìm người năm đó đả thương Bùi Viễn Phong để trả thù.
Bùi Viễn Phong cũng đã mất, có thật sự là cao thủ hay không đã không còn quan trọng. Con báo thù cho cha là chuyện thiên kinh địa nghĩa, Dạ Kinh Đường đối với chuyện này cũng không có dị nghị.
Có thể là sợ hắn không có chỗ để học võ nghệ cao thâm, Bùi Viễn Phong còn cho hắn một kiện bí văn, đây cũng chính là chuyện thứ hai - thời điểm tiền triều diệt quốc, sư phụ của Bùi Viễn Phong thừa dịp hoảng loạn tiến vào hoàng cung, trộm được Minh Long Đồ tàn quyển.
Tin đồn Minh Long Đồ chính là vô thượng bí tịch, ghi chép chín loại kỳ môn bí thuật, đạt được một loại cũng có thể áp chế thường dân, học toàn bộ có thể trường sinh bất lão, vũ hóa thành tiên.
Nhưng khi đó chém gϊếŧ quá khốc liệt, không mang được Minh Long Đồ ra khỏi hoàng cung, bèn chôn dưới một cây ngân hạnh trong hậu cung, Bùi Viễn Phong muốn hắn có cơ hội phải tiến cung lấy lại bí tịch.
Dạ Kinh Đường khi nhìn đến đây thì gần như cạn lời.
Theo miêu tả, Minh Long Đồ hẳn là chắc là “bật hack, hệ thống” mà hắn mong chờ suốt mười tám năm.
Hắn đương nhiên muốn chí bảo độc nhất vô nhị, nhưng chôn ở hoàng thành hậu cung để một nam tử như hắn đến lấy, chẳng lẽ bắt hắn phải tự cung làm thái giám trà trộn vào sao?
Muốn luyện công này tất phải tự cung?
Chuyện này cũng không có gì đáng nói, ảnh hưởng đến Dạ Kinh Đường nhất chính là chuyện cuối cùng:
Bùi Viễn Phong thuở thiếu thời rời nhà đến chết chưa về, cảm thấy có tội với phụ mẫu, bảo Dạ Kinh Đường đem sản nghiệp tiêu cục đưa đến Bùi gia ở kinh thành, nhưng không nói chừa cho Dạ Kinh Đường một phân tiền.
Dạ Kinh Đường nếu không phải trông thấy phong thư thì cũng không biết nghĩa phụ quanh năm lẻ loi còn có một huynh đệ ruột thịt.
Dù sao cũng là phụ tử, Dạ Kinh Đường trước nay hiếu thuận, bận rộn lo liệu việc trong nhà nhiều năm như vậy, Bùi Viễn Phong lại để hắn tay trắng rời đi, đem gia nghiệp giao cho thân thích, quả thực có chút không coi hắn là nhi tử.
Đổi lại là người bình thường khẳng định sẽ không để ý phong thư này, dù sao cũng không có người ngoài biết.
Nhưng Dạ Kinh Đường thì khác, đời trước sớm đã trở thành quá khứ, ở cái thế giới này hắn chỉ có một người thân, đôi bên không có huyết thống nhưng lại mang hắn về nuôi dưỡng thành người, đối với hắn hết lòng quan tâm giúp đỡ, hắn thậm chí chưa kịp báo đáp tận hiếu.
Dạ Kinh Đường cuối cùng vẫn tuân theo di chúc, bán tiêu cục ở biên quan đổi lấy một ngàn lượng bạc, mang theo mười hai tiêu sư cùng gia quyến ngàn dặm xa xôi đi tới kinh thành Đại Ngụy.
Dạ Kinh Đường là nam nhi bảy thước, không có khả năng ăn nhờ ở đậu.
Hiện giờ thu xếp xong cho thủ hạ của nghĩa phụ, đem gia sản giao cho Bùi gia, Dạ Kinh Đường liền triệt để cùng quá khứ cáo biệt, trở thành lãng tử giang hồ không chỗ nương tựa.
Trước mặt không biết tương lai, đằng sau không biết đường về, chỉ còn một người một đao một chim. Nói là đi “giang hồ” nhưng đứng tại đầu phố mờ mịt nhìn tứ phương, đâu mới là giang hồ?
Dạ Kinh Đường tay dắt hắc mã xuyên qua đám người rộn ràng, men theo con phố chẳng có mục đích, có chút thất thần.
Nhưng hắn vừa đi mấy bước, bên cạnh bỗng nhiên truyền đến hai tiếng giòn vang.
“Cạch cạch…”
Một cây gậy chống cửa sổ từ tầng hai rơi xuống lăn đến bên chân.
Giương mắt nhìn về phía cửa sổ lầu hai, thấy một bóng hình xinh đẹp thiên kiều bá mị rơi vào tầm mắt…