Ở Biện Kinh, từ đêm nọ trở đi, tiết trời lại xấu hơn nhiều. Vì Uyển Lan thúc giục luôn luôn, bọn Ải Phương Sóc đành phải xông pha trong mưa tuyết gió lạnh đi thẳng lên Bắc Kinh. Chữ tình đã làm khổ biết bao thanh niên nam nữ, Lan cô nương mặt mày ủ rũ suốt ngày, mặc dù Cánh Trường Tu ở bên cạnh an ủi luôn luôn, nhưng nàng vẫn mơ màng hình bóng anh tuấn của Vân Nhạc thôi.
Cánh Trường Tu tuy không hay biết nàng sầu tư vì lẽ gì, nhưng chàng cũng biết, trong lòng nàng thể nào cũng có một việc gì nan giải. Chàng không dám hỏi thẳng nàng, đành ngấm ngầm hỏi hai anh em Khương Tôn Diệu thôi. Ngờ đâu hai anh em họ Khương chỉ trả lời chàng bằng câu “không biết”.
Cánh Trường Tu biệt hiệu là Ngọc Tiêu Hiệp Sĩ ở trong phái Nga Mi, chàng là người đẹp trai nhất, có nhiều sư tỷ, sư muội mê chàng hết sức mà chàng kiêu ngạo vô cùng, không thèm yêu một ai cả. Không ngờ ngày hôm nay chàng gặp Lan cô nương lại mê say, yêu thương như vậy thật là tiền oan nghiệp chướng có khác!
Thoạt tiên Lan cô nương cũng không biết Ngọc Tiêu Hiệp Sĩ đem lòng yêu thương mình, việc gì cũng hết sức chìu lòng mà nàng vẫn chưa hay biết điều đó. Sau dần dần nàng thấy những thái độ và cử chỉ của Cánh Trường Tu mới hay chàng ta đã yêu thương mình. Nhưng Cánh Trường Tu có biết đâu, Lan cô nương đã tương tư Vân Nhạc rồi. Cũng có một đôi khi Lan cô nương đã để ý, thấy nhân phẩm và diện mạo đều thoát tục cả, nhưng một khí chất đặc biệt mà chỉ Vân Nhạc mới có thôi. Đặc chất ấy là thứ gì, chính nàng cũng không biết nốt.
Nói tóm lại, nàng nhận thấy Cánh Trường Tu cũng như Đông Phương Ngọc Côn thôi, đẹp thì đẹp rồi, nhưng vẫn thiếu một thứ gì đó chỉ mỗi mình Vân Nhạc mới có thôi.
Năm người, năm ngựa đi trong mưa tuyết tiến thẳng lên phía bắc. Từ An Dương tới Hàn Đơn chỉ trăm dặm đường thôi nên tới giờ Ngọ, bọn Ải Phương Sóc và anh em Đông Phương Ngọc Côn mấy người lẳng lặng đi, riêng có Cánh Trường Tu là vẫn cười cười nói nói đi cạnh Lan cô nương nịnh hót. Kinh Phương nhìn lên trời một hồi quay lại nói với mọi người:
– Ngày hôm nay trời xấu lắm, càng về chiều càng lạnh. Chúng ta là người còn chịu đựng được, chớ những con ngựa này nếu đi quá là chết liền. Theo ý lão đi tới một làng hay thị trấn nào gần đây hãy vào nghỉ ngơi một hai bữa đã, chờ trời quang đãng hãy tiếp tục lên đường.
Mọi người đều tán thành. Riêng có Lan cô nương nóng lòng chỉ muốn lên ngay trên Bắc Kinh để sớm được gặp Vân Nhạc, nhưng nàng thấy mọi người đều tán thành ở lại dọc đường nghỉ ngơi nên nàng cũng không tiện phản đối ý kiến của Ải Phương Sóc được. Nửa giờ sau, mọi người đã trông thấy phía trước mặt có nhà cửa ẩn hiện, ai nấy đều hớn hở vô cùng, rồi phấn chấn thúc ngựa phóng lên. Không bao lâu đã tới một nơi thị trấn. Mọi người liền vào trong một khách sạn, khách sạn này là một khách sạn nhỏ không được sang trọng.
Lan cô nương vừa vào tới nơi đã kêu:
– Nóng lắm, nóng lắm!
Nói xong, nàng móc túi lấy khăn ra lau mồ hôi. Cánh Trường Tu thấy nàng kêu nóng như vậy, sốt sắng, không nghĩ ngợi gì bèn nói liền:
– Nghệ nữ hiệp, nếu thấy nóng, sao không cởϊ áσ ra?
Lan cô nương thấy chàng ăn nói sỗ sàng quá, trợn trừng mắt lên nhìn. Cánh Trường Tu thấy nàng lườm mình như vậy, không hiểu tại sao liền nghĩ thầm:
– Ta có lòng tốt nói như thế có gì là không nên không phải nào, đàn bà quả thật…
Đông Phương Ngọc Côn, Khương Tôn Diệu nghe thấy Cánh Trường Tu nói sỗ sàng như vậy cố bấm bụng nhịn cười, còn Ải Phương Sóc thì cười khanh khách và lên tiếng nói liền:
– Cậu nhỏ kia ơi! Cậu bảo người ta là một cô gái mười tám tuổi, đứng trước mặt mọi người cởϊ áσ ra hay sao? Ngay như lão đây chả chịu làm như thế mà!
Lúc này Cánh Trường Tu mới biết mình nói câu vừa rồi là sỗ sàng, nên mặt chàng đỏ bừng, không biết giảng giải làm sao cho khỏi mắc cỡ chỉ tự mắng mình là kẻ hồ đồ thôi. Lúc ấy, Ải Phương Sóc thấy người phổ kỵ ló đầu vào, liền gọi:
– Này, lấy cho tôi hai mươi cân thịt quay, mười cân bánh mì, hai đĩa thịt bò lớn, mau lên nhé?
Phổ kỵ vâng vâng dạ dạ quay mình đi liền. Lúc ấy, mọi người thấy ngoài cửa có bóng người thấp thoáng, thân pháp nhanh vô cùng, Ải Phương Sóc tưởng là khách đến trọ trong điếm này đi ra vào là sự thường. Phổ kỵ đem mấy món thức ăn lên, trong năm người, trừ Lan cô nương ra, bốn người kia ăn uống khá say, rồi chuyện trò vui vẻ vô cùng. Kinh Phương là người hay nói chuyện khôi hài nhất, nên ai nấy nghe lão hiệp kể chuyện cũng không sao nhịn được cười. Lan cô nương lại cười nhiều hơn ai hết, đến nỗi suýt nghẹt thở.
Bỗng tên phổ kỵ chạy vào ấp úng nói:
– Quí vị lão gia tới đây bằng ngựa cả phải không?
Ải Phương Sóc nghe phổ kỵ nói như vậy, biết ngay là đã xảy ra chuyện gì rồi, liền hỏi:
– Phải, ngựa chúng ta làm sao?
– Nguy tai nguy tai, mấy vị khách vừa rời khỏi điếm đã lấy trộm ngựa của quý vị lão gia rồi, tiểu nhân cũng ngạc nhiên lắm nhưng không dám hỏi.
Bọn Ải Phương Sóc biến sắc mặt liền hỏi phổ kỵ hình dáng và mặt mũi bọn gian tặc ấy ra sao? Tên phổ kỵ liền tả lại hình dáng của bọn người ấy cho Ải Phương Sóc nghe.
Khương Tôn Diệu nghe nói biết bên trong có Long Môn Tứ Quái và Lâu Kính Đức nữa.
Ải Phương Sóc khúc khích cả cười và nói:
– Mấy đứa nhỏ chúng bây sắp sửa có trò vui rồi đấy!
Nói xong lão hiệp nhún mình nhảy ra ngoài trước, những người kia lần lượt theo sau.
Mọi người xem vết vó ngựa đã chứng minh những kẻ lấy trộm ngựa đi về phía Hàn Đơn. Trời đã quá ngọ mà trên không vẫn âm thầm như buổi chiều vậy, bọn Ải Phương Sóc năm người không quản gió tuyết, cứ theo vết vó ngựa mà đuổi. Đuổi chạy được sáu bảy dặm, liền thấy những vết vó ngựa ấy tán loạn lần, rồi hướng đông, tây, bắc ba phương mà đi.
Ải Phương Sóc ngừng chân lại, liền nói:
– Xét những vết vó ngựa này thì kẻ địch định phân tán lực lượng của chúng ta, rồi chúng tiêu diệt từng người một. Mưu mô của chúng thực tuyệt.
Lan cô nương bĩu môi một cái rồi lên tiếng:
– Thôi chúng ta về đi! Xông pha mưa tuyết gió rét như thế này mà không thấy một tên giặc nào, thực là mất công thôi mà còn bực mình nữa. Không có ngựa có phải chúng ta không mua được con khác đâu, mà chúng ta cứ đuổi theo chúng để tốn công mệt xác làm gì?
Ải Phương Sóc thấy Lan cô nương nói như vậy, nhe răng rồi cười khì đáp:
– Nếu nữ Bồ Tát có lòng từ bi như vậy, lão già này còn cương quyết đòi đuổi theo nữa, thì thực không biết điều tí nào. Thôi chúng ta quay trở lại đi.
Nói xong, Kinh Phương cùng mọi người định quay trở lại thì bỗng thấy một cổ thụ ở bên cạnh đường hình như cây dù vậy, có mấy cái bóng người trắng xám phi xuống. Thì ra chúng lộn trái áo lông ra mặc. Trong bọn chúng có một ông già mặt dài râu chổi xể, nhếch mép cười một cái, hai cánh tay giơ ngang, thân hình cong như cái cung, nhằm vai Lan cô nương phi ngang xuống.
Vì gió thổi mạnh quá, Lan cô nương không hay có địch tập kích tới khi tên nọ sắp phi xuống tới vai, nàng mới biết, nhưng lúc ấy đã muộn rồi. Nàng vừa quay mình lại phản công, thì ông già nọ đã lấy trộm được thanh bảo kiếm cắm trên lưng nàng rồi.
Lan cô nương biến sắc mặt, nhanh tay bổ luôn ông già nọ một chưởng, và quát mắng:
– Tên giặc kia, mi muốn chết phải không?
Nhưng khi chưởng của nàng đánh tới thì ông già nọ đã nhảy lên trên cao rồi, miệng ha hả cả cười đáp:
– Nể mặt mi đã biếu thanh kiếm này, lão tha cho con nhải này khỏi chết một phen.
Ải Phương Sóc đã đi được ba bốn bước, nghe thấy tiếng nói mới cảnh giác vội quay ngay lại, thì ông già nọ đã đi xa bảy tám trượng theo sau mấy người kia rồi đứng lại mỉm cười, Ải Phương Sóc đã nhận ra ông già lấy trộm kiếm đó là Phi Thiên Dao Tử Lâu Kính Đức, phía sau y bốn người đứng xếp hàng ngang là Long Môn Tứ Quái và mấy nhân vật giang hồ không biết rõ tên tuổi nữa.
Lan cô nương hai mắt đỏ ngầu, vì thanh bảo kiếm ấy là vật báu trấn an của Yến Sơn thần ni, truyền tới tay nàng, nàng quí hơn tánh mạng. Bây giờ bỗng bị Lâu Kính Đức lấy trộm mất, nàng tất nhiên phải tức giận rồi, liền như điên cuồng nhảy xổ ngay tới.
Thấy Lan cô nương phi thân tới, Long Môn Tứ Quái không những không ngăn cản mà còn tránh sang hai bên để cho nàng tiến tới gần đối thủ nữa. Cánh Trường Tu thấy nàng tay không sợ thất lợi với địch, liền múa sáo đuổi theo tức thì.
Ải Phương Sóc ba người không nói năng gì cả, chỉ nhún vai nhảy tới giơ chưởng bổ lia lịa. Đông Phương Ngọc Côn với Khương Tôn Diệu múa song kiếm nhắm bọn giặc đâm tới.
Thừa dịp ấy Cánh Trường Tu lẻn qua Long Môn Tứ Quái, đuổi theo Lan cô nương liền. Lúc ấy Lâu Kính Đức thấy Lan cô nương đuổi tới, ha hả cả cười, thân hình lại lui về phía bên phải.
Nhưng khi nào Lan cô nương chịu để cho y tẩu thoát khỏi tay mình, giơ tay lên nhằm lưng Kính Đức đánh luôn hai chưởng. Lâu Kính Đức là cự tặc trong giang hồ, tay chân và thân hình đều luyện tới mức khinh công thượng thừa rồi, khi nào y lại để cho Lan cô nương đánh trúng được, nên y chỉ lẻn mình một cái, đã lướt qua khỏi hai bàn tay của đối thủ, rồi liền sầm nét mặt lại nói:
– Lão phu đã bảo nể thanh kiếm báu, tha chết cho mi một phen không ngờ mi còn đuổi theo mãi thế này. Lão phu có phải là người sợ hãi mi đâu?
Vừa nói, y vừa giơ tay lên đỡ, tay áo của y có một luồng gió đưa ra rất mạnh. Thiết Tụ Kình Công của Lâu Kính Đức đã nổi danh trên võ lâm từ lâu rồi, nay y giở ra một cái, oai thế quả thực kinh người, một luồng gió mạnh đẩy Lan cô nương lui về phía sau, loạng choạng mấy bước mới đứng vững lại được. Lúc ấy Cánh Trường Tu vừa mới tới nơi múa cây sáo sắt, tấn công luôn một lúc bảy thế, lợi hại vô cùng, nhờ vậy Lan cô nương mới khỏi bị nguy dưới tay áo của đối phương. Thấy thế sáo của Cánh Trường Tu quái dị vô cùng, Lâu Kính Đức bỗng thóp ngực lại để tránh, thâu hai chiếc tay áo đang tấn công Lan cô nương lại, thân hình lui lại một bước, theo thế đánh của chiếc sáo sắt y phất mạnh tay áo một cái. Cánh Trường Tu thấy sức mạnh tay áo của Lâu Kính Đức lợi hại vô cùng, thế gió bay qua mặt tựa như bị dao cắt vậy, liền rút lui về phía sau hơn trượng, rồi chàng lại nhún mình nhảy lên trên cao, từ trên không phi xuống múa sáo sắt tấn công luôn chín miếng một lúc, nhắm đầu Lâu Kính Đức đánh tới.
Lâu Kính Đức cười một hồi thực dài, thân hình lẻn về phía sau và nói:
– Hiện giờ lão phu đang có việc bận, không có thì giờ đấu với các mi. Thôi ta đi đây.
Nói xong, người y chạy như bay, chỉ thoáng cái đã phi ra xa mấy trượng và ẩn dần vào trong mưa tuyết bay tung trời biến mất. Lan cô nương kinh hãi vô cùng, vội cắm đầu đuổi theo tức thì. Cánh Trường Tu say mê Lan cô nương quá nổi, cũng định tung mình đuổi theo, chàng bỗng thấy trong mưa tuyết có một người lẻn ra, ngẩn người giây lát. Chàng nhìn kỹ người nọ, thấy người đó là một ông già, tuổi trạc lục tuần, thân hình vạm vỡ, râu tóc bạc phơ, lưng hơi gù một chút, trước ngực đeo cái móc chữ thập bằng gang. Chỉ thấy ông già đó hai mắt nhìn thẳng vào cái sáo ngọc của chàng, chớp nháy mấy cái, liền hỏi:
– Cậu là người thế nào của Kim Đỉnh Hoà Thượng?
Thấy ông già nọ hỏi một cách kiêu ngạo vô lý, chàng tỏ vẻ tức giận, rồi trả lời:
– Kim Đỉnh Hoà Thượng là gia sư chẳng hay lão trượng hỏi gia sư để làm gì?
Ông già nọ ha hả cười ồ một hồi mới trả lời:
– Quả nhiên mắt của lão phu đã nhận ngay ra mấy thế sáo của cậu là tuyệt kỷ độc đáo của lão đầu sói Kim Đỉnh tức thì.
Ngọc Tiêu Hiệp Sĩ Cánh Trường Tu thấy đối phương đã nhận ra võ công và lai lịch của mình, trong lòng kinh hãi thầm, liền quát hỏi:
– Ông là ai?
Ông già nọ trợn một mắt lên, giận dữ đáp:
– Lão phu không cần giấu giếm làm gì. Lão phu là Cửu Tử Liên Hoàn Khải Nguyên Khải năm xưa đã thua một thế của lão đầu sói Kim Đỉnh, nhưng lão phu ân oán phân minh lắm, không đả thương cậu đâu, quí hồ cậu đỡ được mười thế của lão thì để cho cậu về báo cho lão đầu sói Kim Đỉnh hay, nửa năm sau Khải mỗ sẽ thân chinh tới bái sơn, để rửa mối nhục năm xưa.
Lúc này Cánh Trường Tu mới biết rõ đối phương là độc hành đại đạo ở Vương Ốc Sơn, lại càng kinh hãi thêm. Vì khi còn học võ ở trên núi, chàng đã nghe thấy sư phụ nói tới người này võ công lợi hại lắm, năm xưa sư phụ đã dùng cái sáo ngọc này đấu với y tới hiệp thứ hai trăm mới thắng nổi địch thủ một thế. Chắc bây giờ võ công của y tiến bộ hơn trước nhiều nên mới dám hẹn nửa năm sau lên núi Nga Mi tầm thù như vậy. Nhưng vì danh vọng của sư môn, chàng không thể nào để cho đối phương trông thấy sự sợ hãi của mình, nên chàng mỉm cười rồi đáp:
– Thì ra Khải lão sư đấy, nếu lão sư muốn chỉ giáo vài miếng, tại hạ đâu dám không tiếp đỡ.
Khải Nguyên Khải cười giọng xảo trá:
– Được lắm!
Nói đoạn, y giơ tay lên ngực cởi cái móc liên hoàn ra, rồi hai cổ tay run mạnh một cái, đã thấy hai chiếc khí giới kỳ lạ chia thẳng ra như hai cái bút vậy. Cánh Trường Tu kinh hãi đến nhảy bắn lên một cái, vì chàng thấy đôi khí giới kỳ lạ quá, phía đầu khí giới đó là hai cái vòng răng cưa bằng gang hình bán nguyệt, ngoài vòng đó có những gai gắn như đinh ba vậy.
Khí giới này có thể đoạt khí giới của địch từ đầu chí đuôi, hai cái khí giới đó đều dài năm thước sáu tấc, dài gấp đôi cái sáo của chàng. Chưa nói đối địch, cứ so sánh khí giới với nhau thì chàng đã thiệt thòi trước rồi. Tuy vậy, Cánh Trường Tu vẫn phải tỏ ra là hùng hồn, múa sáo xông vào tấn công trước. Một lúc chàng tấn công liền chín thế, nhanh nhẹn và lợi hại vô cùng. Khải Nguyên Khải thấy chàng giở những thế tinh kỳ như vậy, không kém gì tài ba của sư phụ chàng là Kim Đỉnh Thượng Nhân, cũng phải phục thầm. Y liền giở Cửu Tử Mẫu Liên Hoàn ra đối địch, chỉ thấy thế võ của y loạn xạ vô cùng, không sao kiếm ra chỗ sơ hở được.
Bị thiệt thòi về khí giới ngắn hơn và oai lực của Cửu Tử Mẫu Liên Hoàn lại bao la những hơn trượng vuông tròn, Cánh Trường Tu giở thế sáo lợi hại đến đâu cũng không sao tới gần Khải Nguyên Khải được, không những thế chàng còn bị Cửu Tử Mẫu Liên Hoàn của đối phương đẩy lùi lia lịa. Mới đấu được bảy tám hiệp Cánh Trường Tu đổ mồ hôi ướt đẳm rồi, chàng biết còn đấu nữa chỉ có thua thôi, đồng thời chàng lại lo âu sự an nguy của Lan cô nương nên công lực của chàng bị giảm đi rất nhiều.
Bỗng Khải Nguyên Khải nhe răng ra cười một tiếng rất rùng rợn, thế võ biến hoá càng nhanh, đôi Cửu Tử Mẫu Liên Hoàn cứ nhắm thân hình Trường Tu mà phong toả, chiêu pháp tinh kỳ vô cùng, xưa nay rất hiếm thấy. Đôi Cửu Tử Mẫu Liên Hoàn dài như thế, mà ở trong tay tên đại đạo ấy lại mềm mại như con linh xà vậy.
Còn một điều lạ hơn nữa là, thấy rõ ràng đầu hoàn đâm thẳng vào mặt địch, nhưng khi đâm tới lưng chừng đầu hoàn lại trầm xuống phía dưới hay quét sang hai bên, nên càng đấu Trường Tu càng kinh hãi. Chàng đành phải nhảy lên cao, múa cây sáo ngọc nhắm đầu đối thủ tấn công xuống.
Khải Nguyên Khải thấy vậy cười nhạt một tiếng, cúi đầu tránh né, hai cái Tử Mẫu Hoàn tự động nhô lên nghinh đón chiếc sáo ngọc mà phong toả, nhưng chiếc hoàn bên tay phải vừa lên tới nửa chừng, bỗng quay trở xuống cuốn vào lưng Trường Tu.
Cánh Trường Tu thấy vậy sợ hãi vô cùng, né đầu sang bên trái và hai chân đạp mạnh vào nhau một cái, người bắn ra phía xa hơn hai trượng liền. Tuy thoát khỏi thế hiểm đó, Cánh Trường Tu cảm thấy cánh tay phải của mình tê tái và đau buốt tận xương.
Thâu song hoàn lại, Khải Nguyên Khải ha hả cả cười:
– Tiểu tử khá thật, chịu đựng được mười hiệp của lão phu kể cũng không phải là tay tầm thường. Lão phu đã nói thế nào là làm đúng thế nấy. Mi mau tẩu thoát đi, lần sau còn gặp lão phu, thì thân không thoát được như ngày hôm nay đâu.
Nói xong, y lại cười ồ ạt một hồi. Cánh Trường Tu mặt đỏ bừng, không nói năng gì cả, cầm chiếc sáo quay mình về phía Lan cô nương đuổi theo Lâu Kính Đức, rảo cẳng chạy liền.
Hãy nói về Lan cô nương cứ theo sau Lâu Kính Đức mà đuổi riết, hai người chỉ còn cách xa nhau chừng năm sáu trượng, một trước một sau tựa như hai ngôi sao sa vậy. Cố ý dụ địch, Lâu Kính Đức thỉnh thoảng quay đầu lại cười khỉnh một vài tiếng. Lan cô nương tức giận vô cùng, nghiến răng mím môi, giở hết tốc lực ra đuổi, thoáng cái đuổi theo được sáu bảy dặm rồi.
Có một điều lạ nhất là phương hướng chạy của Lâu Kính Đức cứ quanh co lung tung, Lan cô nương nghĩ:
– Đuổi như thế này mãi đến bao giờ mới thôi? Có lẽ lão tặc định tâm làm cho ta mỏi mệt đến chết đây. Nhưng bổn cô nương khi nào để cho mi toại nguyện được.
Nghĩ xong, nàng thét lớn một tiếng, tung mình nhảy lên trên cao, ném luôn hai nắm Mai Hoa Trâm như vũ bão, nhằm sau lưng Kính Đức bắn tới. Hình như sau lưng Kính Đức có mắt, chỉ thấy y quay tít một cái giơ tay áo phất mạnh một vòng, bao nhiêu Mai Hoa Trâm của nàng đều bị gạt rơi xuống mặt tuyết hết. Y lại quát lớn:
– Con nhải này độc ác thực, như vậy không thể nào tha thứ cho mi được!
Quát xong, y phẩy mạnh tay áo trái một cái, một sức mạnh đẩy thẳng vào người Lan cô nương, đồng thời y giơ hai ngón tay ra nhằm vυ' bên trái của đối phương điểm tới. Lúc ấy Lan cô nương đã mất hết bình tĩnh, mà Lâu Kính Đức lại ra tay nhanh như gió thì nàng tránh sao kịp, chỉ còn dùng song chưởng gạt ngang Thiết Tụ Kình Công của đối phương thôi. Nhưng nàng đã thấy đầu v* tê tái, đầu óc choáng váng, ngã lăn ra mặt tuyết chết giấc tức thì.
Lâu Kính Đức đắc chí cười khì, đang định cúi mình xuống để cắp đối thủ lên, thì bỗng thấy trên không có tiếng quát tháo:
– Lão tặc kia, mi táo gan thực!
Tiếng quát tháo vừa dứt, một cái bóng đen nhảy xổ xuống, Kính Đức cảm thấy một sức gió mạnh vô cùng ở phía sau tập kích tới, khiến y nghẹn thở, y cũng không nghĩ đến sỉ diện nữa, lăn ra ngoài một cái phất hai tay áo lên chống đỡ. Lâu Kính Đức lăn ra bên ngoài đã thấy trên vai hơi bị động phải, y đang định đứng dậy đã thấy người nọ tay cầm thanh bảo kiếm mà y đã cướp của Lan cô nương. Y nhìn kỹ mặt người nọ, thấy người đó tươi trẻ đẹp và có đôi mắt sắc vô cùng. Y liền nghĩ đến Khải Nguyên Khải nói thiếu niên họ Nghiêm ở Cao Gia Câu, hình dáng cũng giống như người này, liền lớn tiếng quát hỏi:
– Tiểu tử kia, mi có phải là họ Nghiêm đã ra tay giúp Thiên Mã Tiêu Cục ở Cao Gia Câu không?
Thiếu niên áo đen trầm giọng đáp:
– Kể ra mắt chó của mi cũng sành đó, đã biết đại danh của ta sao không mau bước đi?
Lâu Kính Đức cả cười một hồi, quát lớn:
– Lâu mỗ kiếm mi đã lâu, hôm nay gặp gỡ mi ở đây cũng là ý trời. Họ Nghiêm kia, mi đừng hòng sống sót mà trở về nữa.
Thiếu niên áo đen có vẻ tức giận:
– Nghe lời nói của ngươi, chắc ngươi là Phi Thiên Dao Tử Lâu Kính Đức phải không? Ta với ngươi không thù không oán gì cả, vậy ngươi định tìm ta có việc chi? Thực không ngờ ngươi là một người có tên tuổi, lại ra tay bắt nạt một thiếu nữ yếu ớt thì còn gọi gì là anh hùng nữa! Ở trước cửa Thiên Mã Tiêu Cục, ngươi đã mất hết sỉ diện rồi mà không biết thân!
Sắc mặt của Lâu Kính Đức đột nhiên nhợt nhạt như người bị bệnh mất hết máu, lúc này y mới hay người ở trước cửa Thiên Mã Tiêu Cục trêu ghẹo mình, thì ra lại là thiếu niên này, nên y kinh hãi vô cùng. Trước kia y đoán ra thiếu niên họ Nghiêm nếu không phải là phong trần hiệp ẩn thuộc vào hạng lão tiền bối thì cũng là một kỳ nhân dị khách.
Không ngờ đối phương lại trẻ tuổi như thế. Nhưng y sực nghĩ đến khi ở trước cửa Thiên Mã Tiêu Cục bị thiếu niên nọ làm nhục quá nổi, thì lửa giận lại bốc lên ngùn ngụt, khì khì cười quái dị mấy tiếng rồi nói:
– Họ Nghiêm kia, mi nói khoác vừa vừa chứ. Từ ngày Lâu mỗ thành danh tới giờ, chưa thấy ai ngông cuồng như mi cả, bây giờ lão phu cũng muốn nhận thức tài ba của các hạ ra sao!
Thiếu niên áo đen liếc mắt trông thấy Lan cô nương đang nằm ở trên mặt tuyết, trông thật đáng thương, liền cau mày lại nói:
– Này Lâu Kính Đức, ta nghe nói ngươi ở trong lục lâm đứng đầu bọn đạo tặc, cũng có đôi chút cốt khí, nhưng ngày hôm nay ta trông thấy ngươi bắt nạt một thiếu nữ yếu ớt như thế kia mà lại còn định ra tay cướp bảo kiếm của người ta nữa, đủ thấy lời đồn ấy thất thực.
Ngươi còn dám thị cường, đó là ngươi tự chọn lấy cái chết, ngươi thử tiến lên một bước xem nào.
Mặc dầu Lâu Kính Đức là một quái kiệt nổi danh nhưng trong lúc này nội tâm y hoảng sợ vô cùng vì mấy năm nay Quái Thủ Thư Sinh ở Trung Nguyên các tỉnh đã đảo lộn trời đất và đã đánh bại biết bao nhiêu cao thủ nổi tiếng. Theo Dương Bật về báo cáo thì thiếu niên này là sư điệt của Quái Thủ Thư Sinh.
Y cũng biết Dương Bật xưa nay không hề phục ai cả, nhưng đối với thiếu niên này thì Dương Bật khen không biết tiếc lời, như thế đủ chứng minh võ nghệ của thiếu niên này cao siêu lắm.
Y càng nghĩ càng kinh hãi rồi mới quyết định ra tay đánh lén, định đánh không trúng là rút lui ngay cho nên không nói gì cả phất tay áo lên nhắm đầu thiếu niên đánh xuống, hữu chưởng thì nhằm hông bên phải của đối thủ chém ngang một cái. Một chưởng một tay áo của y đánh ra nhanh như điện chớp, sức lực mạnh khôn kể.
Thiếu niên áo đen không muốn mất nhiều thì giờ dây dưa với Lâu Kính Đức, vì chàng thấy Lan cô nương đang bị thương khá nặng và còn đang nằm ở trên tuyết giá lạnh, nên chàng động lòng thương, nhưng chàng có biết đâu Lan cô nương bôn ba giang hồ là cố ý muốn kiếm chàng để bày tỏ lòng thương yêu. Nếu chàng hay rõ được điều đó, có lẽ lòng ghét Lan cô nương sẽ tan mất hết cũng nên.
Lúc này chàng thấy Lâu Kính Đức cả tay áo lẫn chưởng cùng tấn công tới, tức giận vô cùng liền giở Di Lạc Thần Công ra, năm ngón tay phải nhanh như chớp, nhắm mạch môn hữu chưởng của Kính Đức mà búng tới.
Kính Đức bỗng thấy Thiết Tụ Kình Công của mình như đυ.ng phải một tảng bông, hoá oai lực ra oai hình, kinh hãi vô cùng, đang định rút tay áo về, thì y thấy cổ tay phải bị tê tái, biến sắc mặt kêu “hự” một tiếng, vội nhảy lùi ra năm bước, tay phải vội đỡ mạch môn, mồ hôi trong người toát ra như tắm.
Thì ra thiếu niên nọ, tả chưởng dùng Hiên Viên Thập Bát Giải búng vào mạch môn của Kính Đức một cái, Kính Đức thấy sức lực của cái búng đó như chuỳ gang, nặng muôn cân khiến chân khí của y tản mát hết, tựa như nghìn vạn con rắn cùng cắn vào trái tim, sức lực đều tiêu tan, chân tay mềm nhũn, y liền nín hơi, vận khí để bế các mạch huyệt chủ yếu lại, rồi lẩm bẩm nói:
– Hết rồi, hết rồi, chỉ vì Kính Đức nhất thời sơ suất mà bị mi ám hại. Thù này không trả được ta thề không làm người. Lần sau, gặp mặt thề một còn một mất với mi.
Nói xong y rảo chân rút lui, biến vào trong gió tuyết rồi biến mất. Thiếu niên nọ thấy y đào tẩu, cũng không thèm đuổi theo, chỉ cúi mình xuống xoa bóp các huyệt đạo cho Lan cô nương thôi. Nhưng xoa bóp được khá lâu vẫn không thấy nàng nọ tỉnh lại. Chàng tỏ vẻ lo âu, lại thăm mạch Lan cô nương và để tay lên mũi xem thử, lại lẩm bẩm tự nói:
– Con gái hà tất phải ra ngoài xông pha với người ta tranh hùng tranh cường làm gì, như vậy có phải là tự mang cái nhục vào mình không?
Nghĩ ngợi giây lát chàng lại nói tiếp:
– Thủ pháp của lão tặc đó ác độc thật, chắc y đã ra tay điểm tử huyệt, nên cứu mãi mà không thấy tỉnh, nhưng không biết vết thương ở đâu, bây giờ cần nhất phải cứu cho nàng khỏi bị thương, ta cũng chẳng cần phải hiềm nghi tới vấn đề nam nữ thọ thọ bất thân nữa.
Nói xong chàng chàng liền cởϊ áσ Lan cô nương ra, sau lại cởi nốt cái áσ ɭóŧ thấy ngực nàng trắng như tuyết. Trống ngực chàng đập mạnh, phải cố trấn tĩnh lắm tinh thần mới ổn định được. Chàng lại từ từ cởi miếng vải nịt vυ' ra, bỗng thấy ngực nàng bật lên hai ụ thịt.
Chàng kinh hãi suýt la lớn! Lúc này chàng mới thấy chiếc vυ' bên phải của Lan cô nương đã thâm tím quá nửa, chỉ chậm một chút nữa là lan tới Nhủ Căn huyệt rồi. Huyệt này là một trong chín tử huyệt lớn của thân người, nếu vết thương của nàng chỉ xê dịch xuống một hai phân, thì nàng đã toi mạng rồi. Chàng thấy hơi thở của Lan cô nương yếu ớt vô cùng, răng mím chặt, không thể nào đổ thuốc vào mồm được may nhờ có tiết trời giá lạnh, máu chạy chậm, vết thương của nàng mới chưa lan tràn tới tử huyệt.
Thiếu niên nọ thở dài một tiếng để bàn tay phải úp lên vυ' bên phải của Lan cô nương, vận dụng cách chữa thương trong Bồ Đề Bối Diệp Chân Kinh, dùng chân khí rút hết thương tích thâm tím ở trên vυ' ra, chỉ thấy tay chân rung động một hồi. Phương pháp cứu thương này, rất hao tổn chân khí, một lát sau đã thấy trán chàng toát mồ hôi ra như tắm, chàng vội rút bàn tay ra, thì lúc ấy vết thâm tím ở trên vυ' nàng nọ đã mất hết.
Gang bàn tay của chàng có những tia máu đen tụ lại, xuất ra một mùi rất tanh hôi, nhưng Lan cô nương hơi thở vẫn yếu ớt, mắt vẫn nhắm nghiền như trước. Thiếu niên nọ lắc đầu mấy cái, rồi cài khuy áo lại cho nàng, và đặt thanh bảo kiếm Thu Xương vào khuỷu tay nàng, rồi quay mình định đi.
Có lẽ chàng không nhẫn tâm bỏ rơi Lan cô nương nên lại quay trở lại, lẩm bẩm nói:
– Nếu trong một khắc đồng hồ hơi thở của nàng vẫn chưa đều, và chưa thấy thức tỉnh, thì tất nhiên là do nàng nằm trên tuyết lâu quá chịu không nổi giá lạnh mà nên.
Nói xong, chàng lấy ba viên Trường Xuân Đơn ra bóp nát, tay trái nạy hàm răng dưới của Lan cô nương ra, đổ luôn thuốc vào mồm, rồi bụm miệng lại, để cho thuốc ở trong mồm nàng tự tan rã và dần dần chạy vào trong cổ họng.
Chàng bỗng thấy sắc mặt của nàng nhợt nhạt hơn trước, thất kinh nghĩ thầm:
– Nội thương của nàng đã khỏi, sao lại còn hiện tượng như thế này nữa?
Chàng vội rờ tay vào mũi nàng xem thử, thấy hơi thở nàng rất yếu, và chỉ thấy thở ra nhiều hơn hít vào. Chàng không do dự nữa, hít mạnh hơi một cái, nằm đè lên trên người Lan cô nương, mồm đối với mồm, từ từ thổi hơi vào cổ họng nàng. Hành động này đã làm cho thiếu niên ấy khó chịu quá, vì chàng thấy hơi thơm trong người nàng như lan, như xạ hương xông lên mũi, khiến tâm hồn chàng ngây ngất không tả.
Lan cô nương bỗng kêu “ứ ự” một tiếng, thiếu niên áo đen định đứng dậy, chàng bỗng cảm thấy một luồng gió mạnh ở phía sau tập kích tới. Chàng chống hai tay xuống đất, đạp mạnh một cái, thân hình như mũi tên bắn ra, xuyên ra khỏi làn gió mạnh, phi thẳng về phía đàng trước.
Thì ra, lúc ấy Cánh Trường Tu ở đằng xa chạy tới, thấy thiếu niên nọ đang nằm phục trên mình Lan cô nương, liền đoán ngay ra là chuyện gì rồi, nên chàng lửa ghen nổi lên, múa sáo ngọc nhằm Mạch Môn huyệt ở phía sau lưng thiếu niên nọ tấn công tới. Vừa tránh khỏi thế công đó, thiếu niên áo đen đứng ngay dậy đang định lên tiếng để giải thích, ngờ đâu Cánh Trường Tu đã nhanh như điện chớp nhảy xổ lại tấn công luôn một lúc bảy thế sáo rồi. Và thế nào cũng nhắm yếu huyệt của chàng mà điểm tới.
Thiếu niên áo đen sầm nét mặt lại, tay phải giơ ra đoạt ngay được chiếc sáo ngọc của Trường Tu và miệng nói:
– Các hạ chưa hỏi rõ trắng đen ra sao, đã vội hạ độc thủ ngay rồi. Hành động lỗ mãng như thế có thể gọi là hiệp nghĩa được không? Nể mặt cô nương này tha thứ cho bạn một phen.
Nói xong, thiếu niên ấy giương tay một cái, chiếc sáo đó đã cắm sâu vào trong thân cây cách đó ngoài mười trượng. Chỉ nghe thấy kêu đến “cốc” một tiếng, chiếc sáo đó đã cắm sâu vào trong thân cây gần nửa rồi. Chàng ta cười nhạt một tiếng, quay mình đi liền.
Lúc ấy, Lan cô nương đang nằm dưới đất bỗng nhảy phắt lên, như điên cuồng đuổi theo thiếu niên áo đen nọ, lớn tiếng kêu gọi:
– Tạ đại ca… hãy ngừng chân lại… Tạ đại ca…
Tiếng kêu gọi của nàng ai oán, thê thảm như vượn kêu trên sườn núi cao, theo gió truyền ra đằng xa, lại càng chua chát hơn. Lan cô nương cứ cắm đầu cố gắng đuổi, nhưng nàng bị thương mới khỏi, thì làm sao đuổi kịp Tạ Vân Nhạc, có khinh công tuyệt thế như vậy?
Chỉ thấy mưa tuyết bay mù mịt, chớ có thấy hình bóng của Tạ Vân Nhạc nữa đâu, nàng đau lòng vô cùng, ứa hai hàng lệ ra tức thì. Người ta lúc thấy hy vọng của mình sắp đến tay rồi, bỗng lại biến mất như vậy, thì đau đớn còn gấp mười lần sự thất vọng thật sự.
Lan cô nương rầu rĩ vô cùng, một lát sau, nàng lê thanh bảo kiếm vẻ mặt thất thần quay trở lại liền, nàng hận Trường Tu vô cùng, chỉ muốn gϊếŧ chết chàng ta mới hả dạ.
Nhờ Vân Nhạc dùng Bồ Đề Chân Khí chữa cho, nên vết thương của nàng khỏi liền, và chân khí toàn thân của nàng đã vận hành như thường, chỉ tay chân hơi mệt mỏi một chút, và hai mắt hơi nặng thôi. Nàng vừa đi vừa nghĩ, lúc Vân Nhạc cởi khuy áo để tay lên vυ', nàng cảm tưởng như đang lơ lửng đi trên mây vậy. Ngờ đâu mộng đẹp ấy trong thoáng cái đã tiêu tan ngay, bởi Cánh Trường Tu tới phá đám, như vậy nàng không hận Cánh Trường Tu sao được? Cho nên nàng mới mắng chửi chàng nọ là:
– Đồ ngu!
Nàng vừa nghĩ vừa đi, chỉ trong thoáng cái đã mất dạng trong mưa tuyết liền.
Khi thấy Lan cô nương đuổi theo Vân Nhạc, Trường Tu đã hiểu ngay câu chuyện vừa rồi là Lan cô nương bị Kính Đức đã thương nhờ có Vân Nhạc cứu chữa cho, chàng lại hiểu lầm, tưởng Vân Nhạc vô lễ với nàng, mới phi ngọc tiêu đánh trộm như vậy, nhưng chàng làm vậy có điều gì mất lòng Lan cô nương đâu… Chàng thấy Lan cô nương hờn giận như vậy, không hiểu tại sao cả, chỉ lắc đầu thở dài và nói một mình rằng:
– Bất cứ là ai, dưới tình cảnh đó đều phải ra tay cứu nàng như ta cả. Đó là hảo ý của ta mà! Nhưng nàng có biết đâu ta say mê nàng đến điên cuồng như vậy?
Chàng thấy Lan cô nương điên cuồng đuổi theo Vân Nhạc như vậy liền đoán ngay ra thiếu niên họ Tạ ấy thế nào cũng là ý trung nhân của nàng. Thảo nào mấy ngày hôm nay, nàng cứ thở ngắn than dài luôn như thế? Nhưng chàng họ Tạ ấy có yêu Lan cô nương đâu?
Trường Tu thấy thân pháp và thủ pháp của thiếu niên họ Tạ tinh thâm như vậy, kinh hãi vô cùng, vì chàng từ xưa đến nay chưa hề thấy ai tài ba đến thế cả? Ngay như sư phụ của chàng là Kim Đỉnh Thượng Nhân cũng chỉ giỏi bằng thế thôi. Chàng nghĩ mãi không sao ra lai lịch của thiếu niên họ Tạ đó…
Chàng tự xét võ công của mình, so sánh với thiếu niên kia thật là châu chấu với xe. Thảo nào Lan cô nương say mê chàng ta đến thế? Chàng đang nghĩ bỗng thấy hình bóng Lan cô nương thoáng qua, nghĩ ngợi giây phút, liền giở khinh công ra đuổi theo ngay.
Chàng quay đầu lại nhìn bọn Ải Phương Sóc, ngạc nhiên vô cùng vì chỉ thấy nơi đó vết chân loạn xạ mà không thấy hình bóng một người nào cả? Tới khi chàng quay lại, cũng không thấy hình bóng Lan cô nương nốt, liền quay trở về khách sạn, hỏi phổ kỵ có thấy bọn Ải Phương Sóc trở về không?
Ngờ đâu phổ kỵ đó trả lời:
– Không thấy các vị lão gia trở về. Chỉ có một mình Cô nương quay trở về thay quần áo xong rồi đi về hướng Hàn Đơn ngay.
Cánh Trường Tu không nói năng gì cả, móc trong túi lấy ra một ít bạc vụn đưa cho tên phổ kỵ rồi ra khỏi tửu điếm đi thẳng về phía Hàn Đơn.
Chiều ngày hôm sau, huyện Xương Bình có một khách lạ cởi lừa đi tới. Quái khách đó mặt vàng khè và lại trông xấu xí vô cùng. Lúc ấy mưa tuyết đã ngớt, nhưng không có ai đi lại chỉ thỉnh thoảng có một vài tiếng chó sủa thôi. Quái khách nọ dừng lừa trước một khách sạn, giao con lừa đó cho một phổ kỵ rồi đi thẳng vào bên trong, một lát sau quái khách đã ra phố đi dạo chơi tức thì. Chàng đi thẳng về phía nhà ở của Trại Hoa Đà Nguỵ Bình Lạc, chàng phát hiện một căn nhà có mấy người rất khả nghi, đi đi lại lại tuần tiễu luôn luôn, thoáng trông biết ngay là nhân vật trong võ lâm, chàng ta ngạc nhiên vô cùng liền nghĩ thầm:
– Chắc bọn giặc này định hãm hại nhà họ Nguỵ và họ Phó cũng nên? Nếu không thì hai nhà đó đã xảy ra chuyện gì rồi, nhưng theo thơ của Cửu Chỉ Thần Cái nói ông cháu nhà họ Phó đến ở nhờ Trại Hoa Đà bí mật lắm, vả lại đã dọn nhà ngay lúc ấy. Lần này ta tới đây cũng muốn hỏi rõ xem ông cháu họ Phó hiện giờ ở đâu thôi!
Quái khách nọ liền theo dõi hai đại hán áo đen. Trong cơn mưa tuyết, gió thổi giá lạnh như cắt, quái nhân nhún mình nhảy mấy cái đã tới sau lưng hai người nọ rồi. Hai đại hán áo đen ở trước mặt đang vừa đi vừa thì thầm nói với nhau, bỗng chúng hình như phát giác điều gì liền xoay mình nhanh như gió, rồi một người trong bọn quát lớn:
– Hừ, người này vô lý thật, gió lớn như thế này mà còn ở bên ngoài du ngoạn hay theo sau đại gia như vậy không biết có dụng tâm gì?
Quái khách nọ đột nhiên gặp phải sự bất ngờ, kinh hãi thân hình loạng choạng lùi lại một bước, hai mắt trố nhìn hai đại hán rồi giơ tay chào:
– Thưa hai vị đại gia, mỗ đang buồn phiền vì trong nhà không có tiền mua gạo, vợ gào con khóc, khiến mỗ buồn bực quá nỗi, cho nên mới đi ra đường để giải sầu.
Nói xong chàng ta cố ý thở dài một tiếng, ra vẻ như rầu rĩ thật vậy. Hai đại hán áo đen giận dữ trợn mắt nhìn chàng và hình như đã tin lời nói đó liền quay đi thẳng. Lúc này quái khách không dám theo gần hai tên ấy như trước nữa, chàng chỉ nhờ có hai tai thính hơn người, xa xa nghe tiếng người đi trước nói:
– Hà, Triễn hai vị đại nhân của chúng ta cũng nhiều sự thật. Nguỵ lão tặc cùng toàn gia đã tẩu thoát hết còn sai chúng ta đến vây cái nhà trống không ấy làm gì.
Quái khách nọ tức là Vân Nhạc cải trang, nghe thấy đại hán nói Hà, Triễn hai người, chàng biết ngay đó là bọn của Cung Môn Nhị Kiệt Hà Thân Thúc và Triển Vạn Hùng. Chàng lại nghĩ:
– Cả nhà của Trại Hoa Đà Nguỵ Bình Lạc đã chạy hết rồi, chúng còn sai người đến đó làm gì nữa?
Chàng còn đang ngạc nhiên lại nghe một tên khác cất giọng nói:
– Sáng hôm qua, Triển đại nhân thấy có người phi báo rằng gia đình Phó Lục Quan hiện đang ẩn núp ở một cái nhà hoang ngoài cửa thành Đại Hồng Mông mới dụng kế dùng thuốc mê làm cho lão già họ Phó và đứa cháu gái mê man bất tỉnh, riêng có thằng nhãi con thì trốn đi đâu mất. Có người trông thấy thằng nhỏ lộ mặt ở huyện Xương Bình. Triển đại nhân đoán chắc thằng nhỏ đó thế nào cũng lẻn về nhà ở Trại Hoa Đà ẩn núp, nhưng hai lần phái anh em chúng ta đi khám xét, không thấy hình bóng nó đâu cả cho nên mới sai chúng ta canh gác, vì thằng nhỏ ấy bụng đói, thế nào cũng phải ra kiếm ăn. Nghe nói thằng nhỏ ấy còn bắt giam một người trong chúng ta nữa…
Vân Nhạc nghe thấy chúng nói như vậy, trong lòng tức giận vô cùng, liền giở khinh công ra, chỉ thoáng cái đã tới phía sau hai tên nọ, giơ tay lên vỗ vai mỗi tên một cái. Hai tên nọ đau điếng người, kêu la ầm ĩ, Vân Nhạc liền trầm giọng quát:
– Cấm các ngươi kêu la, ta chỉ hỏi các ngươi câu này, ông cháu họ Phó hiện đang bị giam giữ ở đâu?
Hai đại hán nọ quay mặt lại nhìn thấy người hỏi mình là trung niên theo sau lúc nãy ngạc nhiên vô cùng. Chúng bị Vân Nhạc điểm vào huyệt vai, tên nào tên nấy đau đến tái mặt nhưng vẫn có sức chịu đựng, nghiến răng mím môi không chịu nói.
Vân Nhạc bực mình vô cùng, lại quát:
– Nếu ta điểm vào âm huyệt các ngươi, thì các ngươi sẽ bị co gân rút xương trong bảy ngày đêm, đau đớn khôn tả được. Tới lúc ấy các ngươi mới biết hối là không chịu nói cho ta hay, thật ngu dại quá!
Nói xong chàng liền bóp mạnh một cái. Hai tên nọ đau đến chảy nước mắt ra, nhưng vẫn không dám kêu la.
Hai tên này là thủ hạ của Cung Môn Nhị Kiệt, xưa này ỷ thế tác quái làm hại rất nhiều lương dân, không ngờ chúng bị điểm đau như thế, mà một tên còn trầm giọng hỏi:
– Bạn dám đương đầu với Cung Môn Nhị Kiệt hay sao?
Sở dĩ tên nọ hỏi như vậy là vì y tưởng mang cái tên Cung Môn Nhị Kiệt ra là cướp được tinh thần địch thủ và tin tưởng rằng không ai dám gϊếŧ mình. Ngờ đâu Vân Nhạc ha hả cả cười một hồi rồi cất tiếng đáp:
– Hai người là những loài giặc cỏ thuộc hạng ba hạng bốn ở trước mặt lão gia mà dám làm bộ phách như vậy. Các ngươi thử hỏi Cung Môn Nhị Kiệt có dám đối đầu với Quái Thủ Thư Sinh Dư Vân Nhạc không?
Hai tên nọ nghe chàng xưng danh như vậy, tựa như vừa nghe sét nổ ngang tai, trái tim đập mạnh như sắp nhảy ra khỏi l*иg ngực. Lúc này chúng không dám cứng cổ như trước mà van lơn cầu khẩn:
– Việc này không can hệ gì đến tiểu nhân, chúng tôi chỉ thừa lệnh trên sai bảo, bất đắc dĩ phải đi đấy thôi. Nghe nói ông già và tiểu thơ họ Phó hiện đang bị giam ở trong phủ Tam Bối Tử. Sở dĩ Cung Môn Nhị Kiệt giam giữ hai ông cháu họ Phó như thế là muốn dụ lão gia đâm đầu vào trong, nhưng thằng nhỏ họ Phó chạy thoát, và y còn bắt giữ một người bên chúng tôi nữa, không biết hiện giờ cậu ấy giam giữ người chúng tôi ở đâu. Có người mật báo cậu bé ấy hiện đang ở huyện Xương Bình. Tiểu nhân chúng tôi đây chỉ là chòi canh sáng thôi, chứ còn nhiều chòi canh mật nữa.
Nghe hai tên nọ nói xong, Vân Nhạc hiểu ngay dụng ý của chúng là muốn doạ cho chàng không dám hạ độc thủ. Chàng mỉm cười ra tay khẽ bóp hai cái, hai tên nọ không kịp la một tiếng đã chết ngay tức thì.
Bỗng nhiên ở trong bóng tối phía sau có người lớn tiếng quát hỏi:
– Ai đó?
Vân Nhạc quay mình nhanh như gió, tiến lên nghênh đón người nọ. Chỉ nghe kêu “hự” một tiếng rồi lại im bặt ngay. Thì ra Vân Nhạc đã ra tay rất nhanh, đánh chết một tên canh của địch, rồi chàng nhảy vào trong Trại Hoa Đà khám xét qua loa. Chàng không tìm thấy tung tích Phó Thanh đâu cả. Chàng cũng biết Phó Thanh tuy nhỏ tuổi, nhưng khôn ngoan vô cùng. Chắc không khi nào y đợi chờ trong căn này để chịu chết như thế. Có lẽ y đã cao bay xa chạy rồi. Bây giờ công việc của chàng làm thế nào cứu cho được ông cháu Phó Uyển.
Quyết định xong chàng tiến thẳng về phía Bắc Kinh, cả khách sạn chàng cũng không quay trở về đấy nữa.
Trong một năm nay, tính nết của Vân Nhạc thay đổi rất nhiều. Chàng nhận thấy phàm những kẻ ác là nên gϊếŧ ngay, chớ không nên bắt chước lòng nhân từ của đàn bà thì ví như nuôi ong tay áo, rồi về sau có hối cũng không kịp nữa. Đành để một nhà khóc chớ không nên để một xóm khóc.
Đời bây giờ lòng người nham hiểm vô cùng, pháp luật chỉ đứng về phía kẻ ác, càng giúp thêm cho chúng làm điều xằng bậy. Quan niệm của chàng như vậy không phải là lầm lẫn đâu vì sống dưới chế độ chuyên chế đâu đâu cũng có thấy xuất hiện sự bất bình nếu không xử sự như thế không được.
Huyện Xương Bình cách kinh thành không bao xa, Vân Nhạc chỉ đi trong nửa giờ đã tới nơi rồi. Tối hôm đó trong thành Bắc Kinh náo nhiệt khác thường. Vì hôm đó là ngày tết Nguyên Tiêu, dù mưa tuyết rét mướt như vậy mà dân chúng thành Bắc Kinh vẫn nô nức thưởng hoa đăng, già trẻ bé lớn đều rủ nhau đi xem lễ rước đèn. Ngoài phố đám múa rồng, múa sư tử chiếm hết lối đi. Tiếng kèn tiếng trống làm inh ỏi cả tai mọi người, Bắc Kinh trở nên ồn ào náo nhiệt vô cùng.
Tạ Vân Nhạc ngạc nhiên nghĩ:
– Tại sao nơi đây náo nhiệt đến thế mà huyện Xương Bình lại yên lặng như tờ vậy?
Nhưng chàng biết đâu, Cung Môn Nhị Kiệt đã ra lịnh cho quan huyện đêm nay cấm rước đèn là vì chúng sợ Phó Thanh lẻn vào đám đông mà biến mất.
Tạ Vân Nhạc làm gì có tâm trí mà thưởng đăng, lúc này chàng chỉ nhớ đến Phó Uyển thôi, chàng tự nghĩ:
– Tam Bối Tử là hoàng thân của triều đình, trong phủ thế nào cũng có rất nhiều cao thủ, huống hồ chúng đã có ý dụ ta vào tròng? Chắc Cung Môn Nhị Kiệt đã sắp sẵn kế hoạch chỉ chờ ta sa lưới là bắt liền.
Chàng lại nghĩ:
– Mình lảng bạt giang hồ trong một năm nay, ngoài việc thất thủ trước Ma Tăng Bảo Đàm ra thì việc gì cũng thuận lợi hết. Nhưng ta không tự mãn, ta cũng biết trong thiên hạ bao la như vậy làm gì không có người tài ba hơn ta, vả lại tục ngữ có câu “Cao nhơn tắc hữu cao nhơn trị”.
Nghĩ tới đây chàng lại nơm nớp lo sợ cho số phận mình, không biết rồi sẽ ra sao. Bỗng nhiên chàng muốn kiếm một người ăn xin Cái Bang để tìm Thương Tỷ và Lôi Tiếu Thiên hai người đến giúp cho. Chàng đã đi gần suốt hai dãy phố mà chẳng thấy một tên ăn xin nào cả, ngạc nhiên vô cùng. Nhưng chàng có ngờ đâu Cái Bang Tam Trưởng Lão đã ra lệnh cho tất cả ăn mày ở thành phố này phải ẩn núp hết.
Vân Nhạc lại nghĩ:
– Lạ thật, ngày hội tết thế này đáng lẽ phải có rất nhiều ăn mày ăn xin đi cầu khất chứ. Sao hôm nay không thấy tên nào cả. Ừ! Thiên Kiều cách đây không bao xa, ta thử đến đó xem sao. Nơi đó tam lưu cửu giáo tụ tập làm sao mà chẳng có một tên ăn mày lẫn khuất nơi đó.
Nghĩ đoạn chàng liền đi thẳng về phía Thiên Kiều. Tối hôm nay là ngày tết Nguyên Tiêu nên người đâu đâu cũng đông đúc như kiến cỏ, phải chen vai thích cánh với nhau mới qua được. Nhưng chàng kiếm mãi cũng không thấy một tên ăn mày nào cả. Chàng cau mày bực tức vì lúc này chàng đang nóng lòng cứu ông cháu Phó Uyển ngay. Chàng biết nếu không tìm thấy tên ăn mày nào thì thế nào cũng có xảy ra chuyện gì rồi.
Phủ Tam Bối ở phía đông nam nội thành, không bao lâu chàng đã đến nơi thấy trên thành có tiếng trống canh nhộn nhịp và thấy có bảy tám cái bóng đen đang đuổi theo một người từ phía trước tới. Thân hình của người nọ nhanh nhẹn vô cùng, mà những người đuổi theo cũng không kém chút nào. Đủ biết cả người chạy lẫn người đuổi theo đều là những tay cao thủ võ lâm. Vân Nhạc thấy người bị đuổi hình như đã mệt mỏi và sắp bị đám người kia đuổi kịp đến nơi. Người nọ biết mình không sao chạy thoát được, liền ngừng ngay lại nói:
– Ta, Kim Trọng Hàn, không ngờ trong phủ Tam Bối Tử lại nuôi toàn những gian dương đại đạo.
Trong bọn người đuổi có một người lớn tiếng quát tháo:
– Bạn chết đến nơi mà còn lắm lời như vậy, ban đêm lẻn vào phủ Bối Tử, nếu không phải là kẻ gian thì là cường đạo, chớ có phải là người hiền lành gì đâu?
Người bị đuổi cả cười một hồi rồi lên tiếng mắng:
– Tam Bối Tử y là thực phụ mẫu các người, nhưng với tầm mắt của Kim mỗ thì Bối Tử có mối thù rất lớn, thể nào mà không trả chứ. Nhưng các người là bọn chó má bảo vệ cho y số mạng của y cũng lớn đấy, mà đêm nay Kim mỗ không chết thì y cũng đừng hòng ngủ yên được.
Một người trong bọn lên tiếng đáp:
– Chúng ta lại không để cho mi sống.
Nói xong bảy tám người xông vào tấn công Kim Trọng Hàn. Vân Nhạc trông thấy bọn người đó đều là những tay nội gia cao thủ cả, võ công thật tinh kỳ, nhưng thanh bảo kiếm của Trọng Hàn cũng không kém mấy. Nhưng mãnh hổ nan địch quần hồ nên một mình Kim Trọng Hàn địch đến bảy tám tay cao thủ như vậy thì có giỏi đến đâu cũng khó giữ thế được.
Thấy vậy, Vân Nhạc liền nhảy ra quát lớn một tiếng:
– Ngừng tay lại!
Trọng Hàn và bọn người của Tam Bối Tử nghe thấy tiếng quát đó cả thảy đều ngừng tay và nhảy ra khỏi vòng chiến. Chúng thấy từ trong bụi cây, một quái nhân tuổi trạc trung niên ung dung bước ra. Đôi mắt Vân Nhạc lóng lánh lạ thường, chàng vừa bước vừa trầm giọng hỏi:
– Các ngươi tại sao không tuân theo luật lệ giang hồ mà giao đấu? Một người thì làm sao địch nổi với một đám người như thế này? Thật là vô lý!
Bọn cao thủ của Tam Bối Tử thấy thân pháp của Vân Nhạc nhanh nhẹn như vậy. Cách hơn bảy tám trượng mà thoáng cái đã đứng gần bên họ rồi. Nếu khinh công của chàng nọ không phải thuộc vào hạng thượng thặng thì làm sao mà nhanh như thế, vì vậy tên nào tên nấy trong lòng đều kinh hãi. Tên đứng đầu bọn đó là Thiết Bối Ưng Đường Trần.
Bọn người này được mệnh danh là Đại Nội Bát Ưng, xưa kia đều là đại đạo ở Phúc Kiến và Quảng Đông. Tiếng tăm lừng lẫy khắp duyên hải và biên giới đông nam. Sau chúng vì can án quá nhiều lại gây hấn với các cao thủ của chính phái, không sao ở lại miền nam được, chúng mới lên Bắc Kinh xin làm cho Tam Bối Tử.
Thiết Bối Ưng Đường Trần đáp:
– Các hạ không hỏi nguyên do bên trong, nên đã vội chỉ trích như vậy, vả lại việc này không thuộc loại ân oán trong giang hồ, hơn nữa y bị Đường mỗ ném trúng ám khí Tí Ngọ Môn Tâm Đinh rồi thì bây giờ dù có tha cho y đi, y cũng chả sống được bao lâu mà.
Chi bằng y thúc thủ để cho mỗ đem lên cấp trên hỏi rõ nguyên do rồi sẽ giảm khinh cho và trao xuống quan phủ địa phương trị tội, như vậy y mới còn mong sống sót, đồng thời chúng tôi cũng đỡ phải gánh vác trách nhiệm nữa.
Vân Nhạc cười nhạt, lại hỏi:
– Lãp phu xưa nay không thích nghe những lời nói như thế, lão gia chỉ căn cứ vào sự hỉ nộ của mình mà nhúng tay vào can thiệp thôi. Chính ra các ngươi thì người nhiều mà bắt nạt bạn kia chỉ có một mình như vậy, lão gia đã thấy chướng mắt lắm rồi. Hơn nữa ngươi lại nói là đã dùng ám khí có chất độc ném trúng người ta, rồi rủ nhau vây đánh như thế, thì lão gia càng phải ra tay can thiệp mới xong, nếu ngươi nể mặt lão gia thì hãy tặng cho người kia một ít thuốc giải độc, rồi chúng ta mỗi người đi một nẻo như vậy có phải là hơn không?
Thấy Vân Nhạc ăn nói như người bề trên và làm bộ làm phách như vậy, Đường Trần cả giận đáp:
– Ngươi là ai, Đường mỗ không tin ngươi có thể cứu thoát được tên này ra khỏi những bàn tay của Bát Ưng đây.
Vân Nhạc chưa trả lời đã thấy một người trong Bát Ưng huýt còi miệng một tiếng thật dài và thanh thoát. Vân Nhạc liền tới cạnh tên đó, nhanh tay nắm luôn cổ tay phải và định điểm luôn yếu huyệt. Nhưng người nọ cũng không phải là tầm thường, khi nào chịu để cho chàng điểm huyệt và bắt tay như thế được, vội giơ bàn tay trái lên nhắm cánh tay của Vân Nhạc chém xuống liền. Nếu chàng không buông tay ra, tất bị thương liền.
Nhưng mọi người trông thấy Vân Nhạc nhanh tay hơn, nắm luôn cổ tay trái của tên đó, chỉ thấy tên nọ la thét một tiếng rất thê thảm. Trong lúc Vân Nhạc ra tay hạ tên nọ, thì Trọng Hàn đã bị chất độc của ám khí Tí Ngọ Môn Tâm Đinh lan khắp người, đã tỏ vẻ chịu đựng không nổi, loạng choạng muốn ngã, nhưng vẫn cố gượng lại.
Đường Trần giảo hoạt như con hồ ly vậy, đưa mắt ngầm bảo đồng đảng rút lui, còn y hai tay nhắm huyệt câm và mê của Trọng Hàn điểm xuống, rồi cắp nách đi luôn, thoáng cái đã khuất vào trong bụi cây tức thì, sáu người kia đã chạy trước cả rồi.
Còn tên bị Vân Nhạc bắt được, thấy đồng bọn đã bỏ chạy hết, thấy sự nguy biến sắp đến mà không ai cứu, đành một mình ở đây chịu tội, y cảm thấy còn đau đớn hơn là bị Vân Nhạc điểm huyệt. Lúc này mới nhận ra những bạn rượu thịt đó giả dối một cách đáng sợ. Chính những người bạn đó đã kết nghĩa với y hơn ba mươi năm nay, thế mà họ nở đối xử một cách hết sức tàn tệ như vậy, càng nghĩ y càng thấy đau xót, hai hàng nước mắt chảy dài trên má.
Lúc ấy Vân Nhạc cũng phát giác ra Đường Trần đã cắp Trọng Hàn chạy trốn.
Chàng nghĩ:
– Như vậy cũng được, Trọng Hàn đã bị ám khí độc ném trúng nhưng chàng biết dù sao chúng cũng không để cho tên ấy chết đâu, thế nào chúng cũng lấy thuốc giải độc cho. Nếu lúc này mà ta cứu Trọng Hàn thì còn tốn công đi tìm thuốc giải cho chàng ta nữa!
Nghĩ đoạn chàng để mặc cho bọn Đường Trần đem Trọng Hàn đi, lúc này chàng thấy tên bị chàng bắt, sắc mặt của y biến đổi hẳn, chàng vừa cười vừa nói:
– Bây giờ bạn đã rõ rồi chứ? Làm chó săn, đầy tớ cho người ta có xứng đáng hay không? Lão phu tuy không biết bạn giao tình với bọn kia thân ra sao, nhưng cứ biết bọn các ngươi chỉ có tranh quyền đoạt lợi, quên cả tình nghĩa thì bây giờ dù lão phu có tha cho ngươi về, ngươi cũng không còn mặt mũi nào trở về Tam Bối Tử nữa…
Chàng chưa nói dứt lời đã lôi mạnh người nọ núp vào bụi cây. Gió lúc ấy thổi vùn vụt, cành lá rung chuyển, đột nhiên có bốn người xuất hiện, dáo dác nhìn chung quanh rồi phóng đi tức thì. Vân Nhạc nhìn kỹ thì nhận ra đó là Cao Ly Cống Sơn Tứ Lão. Còn người bị chàng bắt là Nam Hải Ưng Bàng Thái, thấy thính giác của chàng linh mẩn như vậy, trong lòng người nọ kinh hãi vô cùng.
Vân Nhạc mỉm cười một tiếng rồi nói:
– Bây giờ lão phu muốn cho mi chết thì thật là dễ, nhưng thấy ngươi hối hận như vậy, nên ta tha cho khỏi chết. Mi hãy nói cho ta biết Phó Uyển và Phó Lục Quan hiện giờ bị giam ở đâu, nói xong thì ta tha cho mi ngay!
Bàng Thái lại càng kinh hãi, hai mắt trợn tròn xoe, tỏ vẻ ngạc nhiên liền hỏi:
– Thì ra ngài là Quái Thủ Thư Sinh Dư Vân, tôi Bàng Thái thua trong tay ngài cũng không xấu hổ gì hết.
Vân Nhạc mỉm cười đáp:
– Quái Thủ Thư Sinh công lực siêu việt kim cổ, chớ lão đây làm sao bì kịp.
Bàng Thái nhìn kỹ mặt Vân Nhạc, thấy không giống như Cung Môn Nhị Kiệt đã nói, lúc ấy y mới tin là Vân Nhạc nói thật, đoạn y nói:
– Hai ông cháu nhà họ Phó quả thật bị giữ ở trong phủ Tam Bối Tử, nhưng giam giữ nơi nào tại hạ không được biết. Vì trong phủ có nhiều biệt thự lắm. Lúc hai ông cháu ông ta bị bắt thì nghe nói sẽ đem đến Vạn Tự Lầu, nhưng bây giờ không biết có đem đến nơi khác không?
Vân Nhạc nghe xong, nóng lòng sốt ruột hỏi:
– Trong phủ có ai biết rõ nơi giam giữ không và ai đã âm mưu việc này thế?
Bàng Thái ngẫm nghĩ một hồi rồi mới đáp:
– Đàng nào tại hạ cũng không muốn trở về đó nữa, thì xin thú thật cùng đại hiệp hay cũng không sao. Trong phủ có một người biết rõ là Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu. Người này xuất thân là Thiên Sơn môn hạ võ nghệ rất cao cường, nhưng âm mưu thì do Phương Trượng của chùa Trấn Phong là Trí Không đề nghị rồi do Lý Chấn Đông Tổng Bổ Đầu ở Nha Cửu
Môn Đề đốc chủ trì. Bây giờ Lý Chấn Đông đã bị mất tích hai ngày, có lẽ đã bị hạ độc thủ rồi cũng nên.
Vân Nhạc gật đầu nói:
– Thôi bây giờ bạn đi đi.
Nói xong chàng buông tay người nọ liền, Bàng Thái thấy cánh tay tê tái mất hết sức lực. Lúc này y đã chán nản vô cùng, coi danh lợi như một làn khói.
Y nhìn Tạ Vân Nhạc tỏ vẻ cám ơn rồi cúi mình vái Tạ Vân Nhạc:
– Bàng mỗ còn sống ngày nào thề sẽ đền ơn đại hiệp. Nghe lão tiền bối đến Tam Bối Tử phủ, tại hạ xin nhắc nhở đại hiệp là trong phủ có rất nhiều cơ quan máy móc, một tấc đất là một chỗ nguy hiểm, mong lão tiền bối cẩn thận thì hơn.
Nói xong y quay mình đi thẳng vào bụi thông bên bờ hồ.
Lúc bấy giờ mưa tuyết tuy đã dứt, nhưng gió Bắc Kinh thổi mạnh hơn, mặt hồ đông thành băng. Vân Nhạc đứng trên bờ hồ Côn Minh nghĩ đến Phó Uyển không biết giờ này bị bọn họ giày vò ra sao. Chàng lại nghĩ đến sắc đẹp của Phó Uyển như thế, nếu bị giặc hãʍ Ꮒϊếp thì chịu sao nỗi… Nghĩ đoạn chàng thẳng về phía Tam Bối Tử.
Tam Bối Phủ rất rộng, có đến hàng nghìn lầu các, rất là lộng lẫy chỉ kém có cung điện nhà vua thôi. Canh tư vừa điểm, phía sau vườn Tam Bối Tử có một cái bóng đen lướt vào. Tới trước Xướng Quan Lầu, bóng đen đó định nhảy tới, bỗng thấy có một bóng đen to lớn nhằm cái bóng đen trước nhảy xổ tới nhanh như gió. Nhưng cái bóng trước cúi đầu giơ chưởng lên đánh một cái, chỉ nghe “bộp” một tiếng, cái bóng đen to lớn bị đánh bắn lên xa mấy trượng rồi rơi xuống, lúc ấy chỉ còn nghe tiếng rên ư ư mà thôi.
Thì ra cái bóng đen to lớn là con chó Tây Tạng; loại chó này có móng chân rất độc, ai bị nó cào phải, không bao lâu sẽ chết liền. Người nọ nhìn con chó mà trong lòng kinh hãi vô cùng. Người nọ tức là Quái Thủ Thư Sinh Vân Nhạc. Chàng biết tiếng kêu đó thể nào cũng kinh động người trong phủ, liền nhún mình nhảy lên trên cây cổ thụ ẩn núp.
Quả nhiên chàng đoán không sai, trước thềm Xướng Quan Lầu có ba bốn cái bóng đen nhảy xổ tới chỗ con chó, Vân Nhạc ở trên cây nhìn xuống tuy không rõ lắm nhưng cũng nhận được dáng điệu của mấy cái bóng đen đó nhanh nhẹn vô cùng, biết chúng toàn là nội gia cao thủ cả.
Toàn phủ không thấy có một ngọn đèn nào, rõ ràng chúng đã xếp đặt sẵn. Bóng ba người vừa nhảy tới, thấy con chó Tây Tạng chết như vậy, một người đứng bên trong nói:
– Chưởng lực của kẻ địch rất hùng hậu, khiến nội tạng của con chó này đổ cả ra ngoài, chắc chưa ác chiến gì cả đã bị một chưởng của kẻ địch đánh chết ngay. Quả là chưởng lực rất hùng hậu, như vậy đêm nay đáng lo ngại lắm.
Một người khác bỗng cười, tỏ vẻ khinh thường và nói:
– Tôi không tin nó có thể chạy thoát khỏi bàn tay của Thẩm sư gia.
Vân Nhạc ở trên cây nghe chúng nói như vậy cũng hơi kinh hãi, liền nghĩ tới Ác Sư Gia Thẩm Thượng Cửu mà Bàng Thái đã nói. Chắc đích thị là y rồi. Lúc ấy Thẩm Thượng Cửu huýt một tiếng còi rất trầm, thấy sau tiếng huýt còi đó, có ba bốn con chó Tây Tạng xuất hiện. Vân Nhạc biết ngay thế nào mình cũng bị lộ vì loại chó Tây Tạng rất thính mũi và linh mẩn lắm.
Nghĩ đoạn chàng liền dùng khinh công Kim Long Nhập Hải trong Thiên Long Bát Thức ra phi thân lên trên không, đến lúc hết đà lại xoay luôn thế Thương Ưng Tam Toàn mới nhảy tới mái hiên của lầu Xướng Quan. Từ mái hiên đến cành cây chàng ẩn núp cách nhau hơn hai mươi trượng, nếu không có khinh công tuyệt mức như chàng thì không sao nhảy tới được.
Chàng vừa đứng vững thì quay đầu lại nhìn thấy mấy con chó đang hướng về cây cổ thụ, chỗ chàng lúc nãy sủa ầm ĩ. Chàng lại nghe thấy Thẩm Thượng Cửu cười nhạt một tiếng rồi nói:
– Bạn kia, có phải muốn chết không?
Nói đoạn, y nhảy lên giơ song chưởng đánh mạnh một cái, một cành cây lớn gãy rơi xuống tức thì.
Vân Nhạc núp ở mái hiên trông thấy rõ ràng, biết ngay chưởng của Thẩm Thượng Cửu mạnh vô cùng, nghĩ thầm:
– Chưởng pháp của tên Thượng Cửu này không biết có phải như Di Lạc Thần Công của ta không?
Vì chàng nghe Bàng Thái nói y là môn hạ Thiên Sơn nên mới nghĩ như vậy.
Ác Sư Gia nhảy lên trên cây nhìn tứ phía kinh ngạc vô cùng, mồm kêu “ủa” một tiếng rồi buông mình nhảy xuống và nói:
– Người này thân thủ cao tuyệt, mấy con chó Tây Tạng đánh hơi nhất định không sai, nhưng tại sao y lại tẩu thoát được…
Bỗng nghe thấy một giọng khàn khàn, có vẻ già nua nói:
– Biết đâu tên đó đã nhảy sang mái hiên Xướng Quan Lầu rồi cũng nên.
Thượng Cửu ha hả cả cười nói:
– Lão sư chớ có nói đùa, cây này cách mái hiên gần hai mươi trượng, đến công lực của Thượng Cửu này cũng chưa chắc nhảy tới, thì tên nọ làm gì tài ba tuyệt luân như vậy? Đi! Có lẽ nó vẫn còn quanh quẩn đâu đây chớ chưa đi xa lắm đâu.
Nói xong y liền xua mấy con chó Tây Tạng đi trước dẫn đường. Vân Nhạc thấy chúng đi về góc vườn bên kia, chàng chờ cho chúng đi xa rồi mới phi thân xuống. Hai chân vừa đυ.ng đến ván lầu, đột nhiên thấy có bóng bé nhỏ nhảy lên. Chàng kinh hãi tưởng là trong phủ đã phát giác mình, nên vội lẻn vào góc lầu ẩn tránh. Chàng theo dõi bóng nhỏ đó thấy cái bóng nhảy tới trên lầu, dòm vào cửa sổ, chàng nhận ngay ra Phó Thanh. Chàng khen thầm cậu bé đó can đảm thật, nhưng chàng không tiện lên tiếng gọi.
Kể ra Phó Thanh cũng may mắn vô cùng, y nhảy vào trong vườn chỉ sau Vân Nhạc có đôi phút thôi và khi y nhảy xuống thì đúng ngay chỗ con chó Tây Tạng ẩn núp mà Thượng Cửu vừa gọi đi. Chớ không y làm sao mà vào Xướng Quan Lầu một cách dễ dàng như vậy.
Trong Phủ Tam Bối Tử có mấy chục tay cao thủ, lúc này được chia ra ẩn núp nơi các lầu và tắt hết đèn l*иg để chờ kẻ địch vào trong. Ngoài lầu các đã có bọn Ác Gia Sư Thẩm Thượng
Cửu đi lại tuần tiễu luôn luôn.
Phó Thanh dòm vào cửa sổ thấy có một tấm màu đen phủ kín khiến chàng không thấy gì cả, liền nghĩ:
– Không vào trong hang hổ thì làm sao bắt được hổ con.
Nghĩ đoạn chàng phá cửa vào. Người Phó Thanh tuy nhỏ bé nhưng gan mật rất lớn. Hai tay rút đôi phán quan bút ra.
Vân Nhạc thấy vậy lo ngại vô cùng, định nhảy lại cản trở, đột nhiên nghe trong cửa sổ có tiếng cười và một giọng nói phát ra:
– Tiểu tử này táo gan thật, quả nhiên đã tới số.
Tiếng nói vừa dứt, cửa sổ mở ra, một bóng đen nhảy xổ ra, trong như mũi tên bắn ra vậy. Phó Thanh nghe thấy có tiếng động, liền lùi về phía sau bốn năm trượng vì chỗ y đứng có một cái sân rộng chừng mười trượng. Phó Thanh vừa lùi về phía sau đã thấy người nọ đánh luôn một chưởng, sức mạnh phi thường. Vân Nhạc trông thấy Phó Thanh sắp bị toi mạng dưới chưởng của người nọ. Chàng không ngờ người nọ ra tay nhanh như vậy.
Lúc này chàng tự biết là không tiện hiện thân ra, nhưng không lẽ cái chết sắp đến với cậu bé nọ mà chàng làm ngơ sao. Đang ở góc lầu, chàng liền giở Di Lạc Thần Công ra đánh mạnh tới để đỡ chưởng phong của người kia. Tuy chưởng của người đó bị chận, giảm mất một nửa, nhưng phân nửa sức còn lại cũng đủ đánh bật Phó Thanh rơi xuống lầu.
Chỉ nghe một tiếng la thất thanh, thân hình của Phó Thanh đã rơi xuống lầu Xướng Quan, cao hơn mười trượng rồi.