Ở Trung Tâm Vũ Trụ

Chương 51

Nghiêm Khác Kỷ cố tìn.h mặc nguyên bộ lông chồn nhơn nhơn lượn lờ trước mặt Mã Thiên Gia. Quan Tàng ngồi một lát rồi đến trường đại học tìm gặp Khổng Kỷ Bản. Gần đây nào bị nhốt nào “bỏ trốn”, rồi lại ở viện chăm sóc Mã Thiên Gia nên hầu như anh ta không đến trường, lại thêm mối ân oán giữa anh ta và Dư Phục chắc vị trí trợ giảng ở Đông Ninh không làm được nữa rồi.

“Chẳng làm nữa thì thôi, kiếm trường khác là được chứ gì? Cúng một tòa nhà thì người ta chẳng bế anh ta lê.n làm thầy của giảng viên luôn!” Nghiêm Khác Kỷ soi cá.i gương con để tô son, cô y tá vào thay thuốc cứ chốc chốc lại lén nhìn cậ.u.

“Cậ.u tưởng cứ có tiền là vào trường nào cũng được à? Nói cho cậ.u biết Quan Tàng thông minh lắm, từ bé đến giờ thành tích của nó toàn đứng đầu thôi. Nếu không vì ông ngoại nó muốn giữ nó bên cạnh để tiện canh chừng thì nó đã được trường đại học danh tiếng giữ lại đào tạo chuyên sâu rồi! Thật tìn.h, thà cứ đi nước ngoài luôn từ hồi tốt nghiệp trung học, khỏi phải về đây!”

“Ờ phải, được thế thì khỏi phải gặp con phá hoại như tôi, tốt quá còn gì?” Nghiêm Khác Kỷ bôi xong cặp môi đỏ ch.ót khiến Mã Thiên Gia cũng phải lóa mắt, ông ta cau mày nhìn xuống cá.i chân bị thương của mình rồi hạ giọng, nói: “Tôi ủng hộ Quan Tàng ra nước ngoài không phải là vì cậ.u.”

“Kể cả báo chí trong nước không đào ra được chuyện trước kia thì một khi ông ngoại Quan Tàng mất cậ.u và bà ngoại nó… cũng sẽ không muốn nó ở đây. Dù là vì Quan Tĩnh Viên mãi không chịu trao Quan Đạt cho Quan Quốc Lương hay vì chuyện Quan Tàng làm ở bệnh viện… tóm lại Quan Tàng đi càng xa càng an toàn cho bản thân nó.”

Nghiêm Khác Kỷ nhét thỏi son vào cá.i xắc tay mới mua, “Đi đi, lượn hết đi.”

Những ngày cuối năm trôi vèo vèo, mới đó mà chỉ còn một tuần nữa là đến Tết ông Công ông Táo. Ngày nào chị Hương Hương cũng cắp Dã Bình chạy đôn đáo như con thoi giữa ký túc xá và rạp hát mới, nào tập luyện, biên đạo, bận tối mắt tối mũi. Đương nhiên là không đến lượt Nghiêm Khác Kỷ th.am gia vào, cậ.u chỉ ngồi dưới xem, xem chán thì lượn. Chị Hương Hương bảo cậ.u tranh thủ làm xong poster riêng của Dã Bình đi, trước đêm khai trương chị sẽ cho treo tr.ên bức tường ngoài cửa rạp.

Dã Bình nghe thế thì đắc ý như kiểu tự thân nó đã p.hát sáng ch.óe lóe.

Tối hôm đó cậ.u đến Đêm Paris tìm Tiểu Mộng, Tiểu Mộng diễn xong lại mời cậ.u uống rượu. Nó bảo từ mai là nó nghỉ, đi sắm sửa về quê ăn Tết sớm.

“Ê anh biết gì chưa, anh Đại Hồng nghỉ rồi!”

“Sao thế?”

“Lần trước con nhỏ tiếp viên bị đánh đó, rồi ông chủ đưa nó đi viện, về cá.i là nó lê.n giám đốc luôn. Anh Đại Hồng cứ khẳng định con này ngủ với ông chủ thế là cãi nhau suốt, cuối cùng nhỏ kia lừ lừ đi bảo với ông chủ còn ổng thì không có tôi!”

“Hèn, tự mình không lê.n được giám đốc, thấy thua cả đứa con gái nên cay chứ gì.”

“Trước khi đi em phải mời nhỏ tiếp viên một bữa tử tế mới được.” sang năm Tiểu Mộng sẽ đi xa với bồ, nghe nói có bạn nó mở quán bar ở tỉnh khác nên bọn nó sang đó kiếm việc làm. “Bồ em bảo bên đó dễ nổi tiếng lắm, nhiều ca sĩ toàn xuất thân từ hát quán bar đó, mình cũng có nhiều cơ hội hơn.” Tiểu Mộng bập bập cá.i móng giả sơn màu loang lổ của mình, hình như lại khẽ th.ở dài.

“Cũng được mà? Mày không t.hích à?”

“Ổng thì nổi vào đâu, chẳng qua là không cam lòng thôi. Với lại nhỡ nổi thật mà ổng còn thèm em à? Thật ra em cũng chán làm nghề này rồi, em muốn đi nơi khác xem có cách nào kiếm ăn, để dành ít tiền lấy chồng đẻ con thôi. Cốt sao sống ổn định một tí, lăn lộn mãi mệt lắm.” Tiểu Mộng mới hai mươi mà ăn nói cứ như đã nhìn thấu hồng trầ.n. “Anh thì sao, anh tính làm gì? Em thấy dạo này anh cũng có nhảy nhót gì nữa đâu, toàn lượn khắp nơi khoe áo lông chồn.”

“Chứ mày bảo tao làm gì bây giờ?” cậ.u cười hỏi.

“Làm gì chẳng được, anh đang có tiền mà. Đầu tư buôn bán gì đó đi, không thì đút tiền xin việc. Sau này nhỡ có chia tay mình cũng đủ ăn đủ tiêu chứ gì.” cậ.u miễn bình luận, chỉ cười. Tiểu Mộng cũng chẳng thèm để ý cậ.u có định nghe lời nó không, nó cầm cốc bia ngửa cổ tu cạn.

Mấy ngày nay cậ.u chiếm máy tính của Quan Tàng, ngồi xổm tr.ên ghế cố làm xong poster và tờ rơi cho chị Hương Hương. Nhiều khi Quan Tàng đi qua sau lưng ngó vào còn giật mình thốt lê.n: “Ối trời!”

“Ối gì mà ối, anh mà cũng biết sợ à?”

Quan Tàng cầm ly cà phê còn ấm, hai mắt dán vào bức ảnh Dã Bình mặc trang phục biểu diễn tr.ên màn hình: “Sh.aman (1).”

“Là cá.i khỉ gì?” Quan Tàng liền tìm video trong laptop ra cho cậ.u xem, thế là Nghiêm Khác Kỷ cười lăn từ ghế xuống sàn: “Thầy mo nhảy đồng à?! Má ơi anh nói mới thấy giống thật luôn!”

Tr.ên bàn làm việc của Quan Tàng chất hàng đống tài liệu, trước khi được đại học Đông Ninh ra quyết định giữ hay đuổi anh ta cũng rảnh rỗi, t.hích làm gì thì làm. Nghiêm Khác Kỷ hỏi: “Ông ngoại anh đã định để anh thừa kế Quan Đạt thì phải cho anh học kinh tế hay quản trị gì chứ?”

“Có, lúc đầu là định để anh học hết trung học rồi ra nước ngoài học ngành tài chính.” Quan Tàng đáp, “Nhưng sau vụ ‘mưu sát’, ông ấy cảm thấy không nên để anh đi xa, sợ anh khùng lê.n gϊếŧ người ở nước ngoài thì không cứu được.” nói xong là phá lê.n cười.

Quá trình học hành của Quan Tàng từ bé đến giờ cũng không được liên t.ục, không tính những lần chuyển trường thì sau hai sự kiện năm mười ba tuổi và mười bảy tuổi Quan Tĩnh Viên đều bắt anh ta nghỉ học một năm mới thả ra cho tiếp xúc với trường học và xã hội. Đồng thời ông ta cũng buộc phải từ bỏ ý định để Quan Tàng th.am gia vào Quan Đạt. Ý Quan Tĩnh Viên là chỉ cần anh ta yên ổn, không gây chuyện thì muốn đi dạy hay muốn học chuyên sâu, học ngành nào tùy t.hích.

“Khác Kỷ sau này định làm gì?” Quan Tàng hỏi.

Cậ.u bò lại lê.n ghế, “Kiếm tiền đút túi mình, tiêu tiền của người khác. Hết.”

Cậ.u gửi poster cho chị Tân, in xong cậ.u đến lấy, chị Tân hỏi cậ.u liên hệ với đàn anh kia chưa cậ.u mới gãi đầu bảo ơ quên, chẳng biết nhét đâu mất cá.i danh thϊếp rồi. Chị Tân th.ở dài, không nói gì nữa.

Cậ.u cắp nách tấm quảng cáo cuốn nhôm và poster, đứng bên đường chờ xe. Vừa có một trận tuyết lớn nên đường khó đi, cậ.u đứng đợi nửa tiếng đồng hồ sắp đông cứng thành que kem rồi mà vẫn không bắt được cá.i xe nào. Rồi tự dưng có một chiếc xe van nhỏ cũ mèm dừng lại trước mặt cậ.u, thân xe sơn tên công ty thực phẩm gì gì ấy. Cửa sổ hạ xuống, cậ.u thấy một cá.i mặt quen thuộc: “Chị… chị Mỹ Mỹ, em, em chở chị về nhé.”

Cậ.u tròn mắt leo lê.n xe, hỏi: “Tiểu Hào?! Mày không đi học sửa máy à?”

“Em, em…. em đi rồi lại về… chị đừng nói với chú em, với trưởng đoàn ấy! Sang năm, sang năm em tự nói!”

“Vì Linh Linh à?”

Cặp mắt nhỏ của Tiểu Hào nháy nháy, nó nhìn cậ.u qua gương chiếu hậu, có vẻ vừa hồi hộp vừa nuối tiếc: “Chị… chị Mỹ Mỹ, chị đừng, cười em. Em muốn sống với cô ấy. Em sẽ cố kiếm tiền, cho cổ đi làm phẫu thuật, rồi về, xin chú em!”

Cậ.u không cười, chỉ lắc đầu: “Linh Linh có bạn trai rồi.” mới có một tháng mà ngày nào vòng bạn bè cũng bị bội thực vì ảnh yêu đương. Tối qua chúng nó vừa ăn bữa tối trong ánh nến, uống rượu vang mắc tiền, sao Tiểu Hào lại không biết.

Tiểu Hào im lặng không đáp, mãi đến ngã tư chờ đ.èn đỏ nó mới nói: “Em, em cảm thấy cổ chỉ muốn chọc tức em thôi. Mới chia tay đã có bạn trai… cổ, cổ không phải người như thế. Cổ hướng nội lắm.”

“Chọc tức mày hay không cũng vậy, thực tế là nó đang có bồ rồi.”

“Thế, thế thì em lại theo đuổi cô ấy, đằng nào, họ cũng có cưới nhau được đâu!”

“Thế bây giờ mày làm gì, ở đâu?”

“Em đi đưa hàng cho công ty thực phẩm, bao ăn ở, một tháng lĩnh hai nghìn rưỡi!” Tiểu Hào vui lắm, tính ra một tháng nó để ra được nghìn bảy nghìn tám, có khi là hai nghìn. Một năm có thể tiết kiệm được hai mươi nghìn, thêm cả tiền để dành được từ hồi trước thì chưa đầy ba năm là nó có thể đưa Linh Linh đi Thái Lan. “Em hỏi thăm hết rồi, trước, trước mắt là làm bên dưới, chỉ, chỉ cần độ một trăm nghìn thôi!”

Tiểu Hào quẹt mũi, mặt nó cóng đỏ bừng như bị cảm mà cũng chỉ lấy cá.i găng tay chùi qua loa. Bụi bám đầy tr.ên cá.i áo lông đen của nó, dính cả đất cát chắc là vì bê vác hàng. Bữa trưa nó mới ăn còn để tr.ên đầu xe, nước canh dầu tràn trong túi nilon tỏa ra mùi nhờ nhợ đặc trưng của thức ăn thừa dưới hơi nóng của máy sưởi.

Tiểu Hào không hề đẹp trai, mắt nó hơi bé, mặt thì còn mấy vết sẹo vì mụn bọc tuổi dậy thì; nó cao hơn mét bảy, suốt ngày mặc áo phông in hình họa và quần bó; vốn mồm miệng vụng về, để lấy lòng Linh Linh nó cũng từng cố tỏ ra thật ngầu, rồi học nhảy nhót theo video. Tiếc là nó chẳng sơ múi được tí năng khiếu nào từ chị Hương Hương, học mấy ngày cũng không nhớ được động tác.

Tự dưng cậ.u bật cười, hỏi: “Mày bao nhiêu tuổi rồi nhỉ, đủ tuổi cưới vợ chưa?”

“Đủ chứ! Không đủ là thế nào!” Tiểu Hào la lớn, nhắc đến việc này nó có vẻ hào hứng lắm, cứ như tương lai đã s.ờ s.ờ trước mắt. Năm nay nó vừa tròn hai hai, “Năm sau Linh Linh cũng đủ ạ!”

“Được, cưới đi rồi chị cho lì xì to!”

Tiểu Hào cười tít mắt: “Dạ! Em cảm ơn chị!”

Còn một khúc quanh nữa là đến ký túc xá đoàn kịch, Tiểu Hào sợ có ai trông thấy nên Nghiêm Khác Kỷ xuống luôn, cậ.u nhìn theo cá.i xe van lái đi xa, ống xả xì xì khói.

Về phòng ký túc, cậ.u nhắn tin cho Linh Linh, lúc đầu gõ dài dằng dặc, kín đặc chữ cuối cùng lại xóa hết, chỉ nhắn một câu: “Tiểu Hào nghiêm túc với mày đấy.” gửi xong mới thảy điện thoại xuống. Từ khi Linh Linh dọn đi hai đứa không còn liên lạc với nhau nữa. Cậ.u xem vòng bạn bè của nó, cảm thấy đừng liên lạc thì hơn. Không ngờ Linh Linh gọi điện lại cho cậ.u, cậ.u a lô a lô mãi mới nghe thấy tiếng nó nói. Giọng nó bồng bềnh yếu ớt làm cậ.u tưởng mình nghe nhầm.

“Mỹ Mỹ ơi… em đau quá.”

Chú t.hích:

(1) Sh.aman giáo hay Saman giáo là một hình thức tín ngưỡng cổ xưa thông qua những người trung gian để giao tiếp với Thần linh, qua đó nhờ Thần linh giúp đỡ những điều mong muốn, truyền đạt ý chí của Thần Linh, họ có nhiệm vụ trông giữ, phụng sự và cúng tế lễ cho Thần Linh. Và những người môi giới hay sứ giả thần linh này được gọi là Thầy tế, Thầy mo, Phù thủy hoặc Pháp sư tùy theo từng nơi. Có thể hiểu Sh.aman là tín ngưỡng dân gian, có ở tất cả các quốc gia tr.ên thế giới từ thời cổ đại và nguyên thủy nhất của loài người.