Người Cũ Đường Mới

Chương 17

.:. 18: Viết một trăm chuyện.:.

Dường như mùa thu luôn rất chóng vánh, tháng 10 nhoáng cái đã trôi qua, khắp sân trường phủ đầy lá cây ngô đồng, chạc cây gầy guộc, thời tiết cuối cùng cũng chuyển sang rét căm căm.

Lý Trì Thư cả ngày vẫn mặc đồng phục học sinh mùa thu, kéo khóa lên trên cùng, tay áo và phần eo luôn rộng thùng thình làm người ta không nhìn ra bên trong tròng thêm mấy bộ quần áo.

Không lâu sau khi nhiệt độ giảm, tôi nhận được mấy trăm miếng dán giữ nhiệt nhờ người vận chuyển bằng đường bưu điện từ Nhật Bản, ở thời đại này ngoại trừ có thể chạm đến Lý Trì Thư thì mọi thứ đều không mấy tiện lợi, nhưng chỉ một phần nhỏ giai đoạn đầu đã đủ để tôi chịu đựng mọi điều khó chịu do chênh lệch cuộc sống gây ra.

Giả dụ muốn gặp em một lần cũng chỉ có thể dùng cách “trèo đèo lội suối” —— Trong lúc đợi băng qua dòng xe cộ trong thành phố, vì không thể dựa vào công nghệ video truyền tin tức nên nỗi mong ngóng bị kéo dài, khiến tôi cảm giác nỗi nhớ cũng hóa dịu dàng đến thế.

Xế chiều thứ bảy, tôi xách túi cỡ lớn và hộp cà mèn giữ nhiệt tiện tay lấy ở nhà đến trường tìm Lý Trì Thư theo thường lệ. Trong túi đựng một trăm miếng dán giữ nhiệt, một chiếc áo khoác lông ngỗng và một áo len, còn cả một con quái thú bốn chân vừa nhìn thấy Lý Trì Thư sẽ sủa ư ử loạn xạ.

Áo là hồi tuần trước đi trung tâm thương mại chọn mua riêng cho Lý Trì Thư, giống kiểu tôi đang mặc nhưng khác màu, tôi chọn xong nói chị nhân viên lấy nhỏ hơn một cỡ, trùng hợp nó hết hàng, đợi một tuần mới có cái phù hợp với Lý Trì Thư.

Giờ ăn, Lý Trì Thư đeo cặp sách đứng ở cổng lớn dẫn vào khu lớp học, cầm cuốn vở nhỏ học ngữ pháp, vừa học vừa ngóng nhìn ra cổng trường. Thấy tôi đến thì không cúi đầu đọc từ nữa, lặng lẽ đứng đợi, nhìn không rời mắt đợi tôi đi đến chỗ em.

Khoai Tây ló đầu ra khỏi ngăn túi, bị tôi ấn đầu xuống, Lý Trì Thư vươn tay ra muốn bế nó nhưng tôi bỏ cà mèn giữ nhiệt lên tay em: “Ăn trước, sờ chó sau.”

Lý Trì Thư ôm hộp cà mèn, lưu luyến rời mắt khỏi Khoai Tây: “Ừ.”

Vừa đi em vừa hỏi: “Anh xách theo gì vậy?”

Lòng hiếu kỳ và ý muốn thăm dò thế giới bên ngoài của Lý Trì Thư dần dần nảy mầm chớm nở, cũng có thể là vì trở nên thân thiêt với tôi, tóm lại nếu là hai tháng trước em ấy sẽ không có hành vi chủ động đặt câu hỏi như thế này.

Tôi đổi tay xách túi giấu nó ra sau, xoa dái tai em: “Ăn xong xuôi rồi nói.”

Hôm nay khẩu vị của em khá tốt, bữa chính không còn thừa nhiều, ăn hết trái cây và bột ngũ cốc, tôi vừa thu dọn cà mèn vừa ghi nhớ đồ ăn hôm nay, định bụng khi nào về sẽ nhờ thím làm thêm mấy món có hương vị tương tự.

Lý Trì Thư rất hăng hái chạy đi rửa tay, ngồi xổm xuống trước cái túi muốn ôm Khoai Tây.

Khoai Tây đã bám hai chân trước lên miệng túi từ, sủa gâu gâu nhảy phốc vào trong lòng Lý Trì Thư.

Tôi nhấc túi lên một giây trước khi người và chó ôm nhau, kéo Lý Trì Thư rời căn tin: “Đi nơi này trước.”

Căn cuối cùng của nhà vệ sinh lầu một ở trường học không có bồn ngồi, do nằm kế bên phòng hội trường, lãnh đạo sẽ đến thị sát trường bất cứ lúc nào nên nhà vệ sinh lầu này cực kỳ sạch sẽ thông thoáng, đốt nến thơm 24 giờ một ngày.

Lý Trì Thư bị tôi dắt vào phòng về sinh còn đang ngơ ngẩn, dựa vào chân tường không dám nhúc nhích.

“Đi lại đây.” Tôi nửa ngồi nửa quỳ vẫy tay, “Anh ăn em được à?”

Lý Trì Thư chậm chạp nhích sang, tôi móc một miếng dán giữ nhiệt từ đáy túi ra vén vạt áo của em lên: “Vén nó.”

Lý Trì Thư nắm vạt áo, không có ý làm bước kế tiếp.

“Không nói em vén lên hết.” Tôi tưởng em sợ tôi muốn xem vết thương của em giống lần trước, cười giải thích, “Chỉ cần vén đến giữa là được.”

Tôi huơ một miếng lên: “Dán cái này cho em.”

Lý Trì Thư vẫn nắm áo, ngó hỏi: “Cái gì vậy?”

“Miếng dán giữ nhiệt,” tôi đáp, “Anh chỉ em dán một lần, buổi tối em có thể mang về sử dụng.”

“Đây là miếng dán giữ nhiệt?”

“Chính nó.”

Lý Trì Thư cúi người lại gần như rất thích thú: “Lớp em cũng có người dán nó.”

Tôi hỏi: “Thế mà em không biết là gì?”

“Em chỉ nghe họ nói họ dán nó chứ chưa từng nhìn thấy.” Em vươn ngón tay ra muốn sờ, còn chưa động vào thì rụt về, “Cái này ấm thật sao?”

“Ấm hay không dán một lúc sẽ biết thôi.” Tôi xé mặt dán ra, ra hiệu em vén áo, “Nào.”

Em do dự, cúi đầu vén chầm chậm góc áo lên.

Rốt cuộc tôi cũng hiểu vì sao Lý Trì Thư lề mề không chịu vén áo mình lên.

Cách Lý Trì Thư chống lại mùa đông vô cùng lỗ mã.ng, là tròng toàn bộ những thứ mà em nghĩ có thể chống lại cái lạnh: Đằng sau lớp áo đồng phục học sinh mùa thu là một chiếc áo len chui đầu bị rút vải, vì đã mặc nhiều năm nên bị giặt mất hình dáng gốc, sợi len phân bổ to to nhỏ nhỏ không đồng đều; Sau áo len còn một cái áo gi-lê dệt kim, cúc áo dưới cùng đã bung ra để lộ lớp vải màu xanh quân đội ở trong —— Là áo của cha Lý Trì Thư, em ấy dùng làm áo ngủ mặc mùa hè, sau đó tôi đưa bộ đồ ngủ khác thay thế, cái này bị em đổi thành áσ ɭóŧ cho mùa đông.

Lớp cuối cùng là đồng phục học sinh mùa hè, Lý Trì Thư vén bao nhiêu lớp áo chồng chất, chăm chú chờ tôi dán miếng giữ nhiệt lên đồng phục học sinh mùa hè của em.

Biểu cảm em không có vẻ khác thường, tôi đoán em không chịu vén áo chẳng qua là vì thấy rườm rà, mà dĩ nhiên là tôi cũng không tỏ vẻ bất thường. Nhưng khi cúi đầu cầm miếng thứ hai, tôi suýt không cầm chắc, xé mấy lần cũng không rách mảnh giấy dán phía sau.

Phải rồi, trong khoảng thời gian ngắn tôi chăm sóc em ấy chu đáo, mỗi ngày em nhìn tôi bằng ánh mắt lấp lánh, làm tôi suýt quên mất em là Lý Trì Thư từ năm lên 7 không còn ai dạy em cách mặc quần áo, cách ăn uống.

“Xong rồi,” tôi khịt mũi, “Quay lưng lại, dán miếng nữa.”

Dán xong, Lý Trì Thư thả vạt áo xuống, cúi đầu nhìn bụng mình rồi vặn người nhìn sau lưng, lẩm bẩm: “Không có cảm giác gì hết.”

“Đợi một lúc.” Tôi quay người lấy áo phao lông ngỗng trong túi ra đứng dậy rũ nó, “Cởϊ áσ ra đi.”

“Hả?”

“Cởi đi.” Tôi nói, “Giữ lại cái cuối cùng, còn lại cởi hết.”

Lý Trì Thư làm theo lời tôi.

Móc treo trên vách tường đã treo cặp sách của em ấy, không thể gánh thêm mấy chiếc áo cởi ra. Tôi cầm chúng, đưa áo phao qua: “Thử nó xem.”

Lý Trì Thư nhìn lướt một vòng nhãn mác tiếng Đức em đọc không hiểu trước, sau đó đối diện với ánh mắt của tôi, mím môi mặc nó.

“Rất đẹp.” Tôi gấp gọn đống áo trên tay Lý Trì Thư bỏ vào trong túi đồ, bước lại kéo khóa kéo cho em, “Mặc cái áo này, bên trong mặc thêm cái ngắn tay là ấm nhất, càng mặc đồ dày sẽ càng lạnh, em biết chưa?”

Không biết em ấy có nghe lọt tai không.

Lý Trì Thư chỉ đắn đo mấy giây, ngón tay để trên khóa kéo muốn cởi mà không dám cởi, thăm dò thái độ của tôi: “Thật ra… có miếng giữ nhiệt thì không còn lạnh nữa…”

Tôi vờ không hiểu: “Thật à?”

Lý Trì Thư gật đầu.

Chỉ cần xuôi theo lời em, em sẽ nhanh nhẹn cởi chiếc áo phao lông ngỗng này ra, tròng mấy lớp áo len cũ của mình lại ngay.

Sao tôi có thể cho em cơ hội đó?

“Nhưng chiếc áo này là hàng chỉ còn một kích cỡ mua một tặng một ở cửa hàng.” Tôi quay lại bế Khoai Tây ở trong ngăn kép của túi xách nhét vào lòng Lý Trì Thư, đã luyện được thuật nói dối điêu luyện, “Chỉ còn mỗi kích cỡ này của em, anh với cha anh không mặc được, cũng cắt mác với thanh toán hết rồi, trả lại cửa hàng nghĩa là tặng không tiền cho người ta, anh không mặc cũng không ai cần.”

Tôi lấy cặp của em ấy đeo lên vai mình: “Nếu thật sự không cần, hay em bứt lông ngỗng trả lại cho con ngỗng?”

Lý Trì Thư bật cười, đi ra ngoài nhà vệ sinh với tôi, bế Khoai Tây đi từng bước phía sau, nhẹ nhàng gọi tôi: “Thẩm Bão Sơn.”

“Sao?”

Em im lặng một chốc mới bước lên, ngước mắt nhìn tôi: “Em biết, những cái này anh cho em, thật ra không phải như anh nói.”

Tôi nhìn xuống, mím môi.

Có vẻ em sợ tôi viện cớ mới lừa em. vội vàng nói tiếp.

Mỗi lần Lý Trì Thư nói đến chuyện nghiêm túc đều sẽ nói rất chậm, vừa chậm vừa nói lắp tựa như mỗi một chữ nặng vạn cân: “Em biết, anh… anh muốn quan tâm đến cảm xúc của em, em biết anh muốn làm thật chu đáo. Nhưng, nhưng anh cũng có thể tin tưởng em.”

Nói ra những điều như vậy tiêu tốn rất nhiều dũng khí của em, Lý Trì Thư tạm ngừng mới tiếp tục: “Thật ra, thật ra lòng tự trọng của em không yếu ớt đến vậy. Anh có thể, thoải mái nói với em, em sẽ không nhạy cảm, cũng sẽ không từ chối anh. Anh cho em tất cả những cái em cần, em sẽ ghi nhớ từng cái một, sau này, sau này từ từ… tặng cho anh, theo cách mà anh muốn, giống như anh đã quan tâm em.”

“Lý Trì Thư.” Tôi dừng bước, cúi đầu nhìn em, “Nói suông không làm là không được.”

“Không.” Em nói, “Em ——”

“Chi bằng viết giấy cam kết đi.” Tôi ngắt lời em.

Lý Trì Thư bất ngờ: “Hả?”

“Viết giấy cam kết.” Tôi lặp lại, “Viết là: Lý Trì Thư hứa ngay tại đây, tất cả những gì Thẩm Bão Sơn tặng cho tôi ngày hôm nay có thể đòi lại bằng bất kỳ phương thức nào, ngoại trừ tiền tài. Chẳng hạn, đáp ứng vô điều kiện một chuyện với anh ấy.”

Lý Trì Thư dám lưỡng lự.

Em nhắc khéo: “Gϊếŧ người phóng hỏa…”

“… Ngoại trừ vi phạm pháp luật!” Tôi tiếc rèn sắt không thành thép, “Vậy được chưa?”

“Ừ!” Em trả lời rất nhanh, “Em về viết ngày mai đưa anh.”

“Không được.”

“Hả?”

“Viết ngay bây giờ.” Tôi bỏ túi xách xuống, “Lấy giấy bút ra viết ngay.”

“…”

Lý Trì Thư viết giấy cam kết xong, tôi cầm nó lật qua lật lại soi dưới ánh nắng chiều ở đằng xa giống đang tra xét thật giả trên ti vi, xác định đây là giấy cam kết giấy trắng mực đen không biến mất mới vui vẻ cất vào túi.

Lý Trì Thư ngập ngừng: “Thẩm Bão Sơn?”

“Nói.”

“Có phải anh… đã nghĩ ra chuyện muốn em làm không?” Em vu.ốt ve đầu Khoai Tây, vuốt mà lông vàng trên đầu nó trơn nhẵn phản quang, “Nên mới muốn em viết cái này.”

“Không.” Tôi nói, “Anh phải nghĩ từ từ, em làm chuyện gì anh mới không bị lỗ.”

Lý Trì Thư cười: “Nhiều thứ như thế, chỉ làm một chuyện mà anh hòa được vốn thì phải là chuyện to lớn cỡ nào.”

“Một chuyện siêu lớn.” Tôi kề sát nói cứ như thật, cố tình làm ra vẻ bí ẩn đợi một hồi mới nói tiếp, “Ví dụ như… Sống thật tốt.”

Em phì cười thành tiếng: “Sống thật tốt là chuyện gì chứ.”

“Sao sống thật tốt không phải là một chuyện?” Tôi dời mắt nhìn ra ánh chiều tà phía xa, nhìn trực tiếp ánh nắng làm hai mắt tôi cay xót.

“Sống thật tốt là chuyện trọng đại nhất.” Tôi cười mà không phải cười, “Lý Trì Thư à, sống sót qua một ngày không gọi là sống thật tốt. Em phải cùng anh cơm ăn áo mặc cả đời, thế mới gọi là không thất hứa.”

Ngày 16 tháng 11, trời quang

Lạnh quá đi. Mặc hai cái áo len cũng không tác dụng.

Nhưng bây giờ chỉ mặc áo len, đến lúc rét hơn thì biết làm sao đây?

Cố chịu qua hai tuần nữa xem sao.



Ngày 16 tháng 11, trời quang

Hình như Khoai Tây lớn rồi, một tay mình sắp không che khuất được nó.

Thẩm Bão Sơn mang theo rất nhiều miếng dán giữ nhiệt cho mình, dặn mình lúc ngủ thấy lạnh thì dán nó trên người. Một thứ đồ nhỏ vậy mà dán lên có thể ấm toàn thân.

Anh ấy còn mang theo một cái áo cho mình, chỉ mặc thêm áo ngắn tay ở trong mà không bị lạnh, không biết là làm từ gì, Thẩm Bão Sơn nói là lông ngỗng. Năm ngoái áo của anh ấy cũng giống vậy phải không? Chẳng trách mình mặc dày cỡ vậy mà vẫn lạnh, hóa ra chỉ cần một lớp áo mỏng là được.

Thẩm Bão Sơn còn muốn mình viết một tờ giấy cam kết. Chỉ cần mình viết một chuyện là đủ thật sao? Nấu ăn, pha cà phê và ngắm Cực Quang tận ba chuyện mà. Anh ấy có thể nói mình viết rất nhiều chuyện, thật ra dù là bao nhiêu chuyện mình cũng sẽ đồng ý với anh. Nhưng hình như anh ấy không tin lời mình nói.

Bây giờ nói anh ấy viết thật nhiều chuyện cũng vô ích, sau này mình viết một tờ khác cho anh ấy là được. Viết một trăm chuyện.