Sau vụ hè, đồng ruộng đa số chỉ dành để trồng chút hoa màu, không có gì nặng nhọc và công việc cũng không nhiều, nên hôm nay Hà Kim Vượng quyết định dẫn Hà Hưng Dân đến lò gϊếŧ mổ. Ông không muốn chậm trễ thành ra chỉ đến chào hỏi đại đội trưởng rồi cùng con trai lên đường.
Mọi chuyện diễn ra rất thuận lợi, tất cả thủ tục đều được thông qua suôn sẻ nên ngày mai Hưng Dân có thể đi làm ngay và luôn. Hà Hưng Dân đã cố không biểu lộ ra bên ngoài nhưng hai chữ “vui sướиɠ” hiện chình ình trên trán, anh ta cười đến độ miệng ngoác đến tận mang tai.
Ngày thường trong thôn xảy ra chuyện gì là lập tức cả thôn nắm bắt được ngay, chỉ cần một bà ra đầu làng thì thầm “tôi kể chuyện này chị đừng nói ai …” thì y như rằng làng trên xóm dưới không ai là không biết. Bởi vậy khi hay tin con trai thứ hai nhà ông Hà Kim Vượng đi làm trên huyện đã khiến cho mọi người được phen hú vía, người hâm mộ có, người ghen ghét cũng có. Thậm chí mấy cô mấy thím còn đem chuyện lục đυ.c trong Hà gia ngày hôm qua ra ngồi lê đôi mách: con dâu lớn đẩy con dâu thứ suýt chút nữa thì sảy thai. Sau khi nghe xong hầu như ai cũng suy đoán được phần nào về chuyện công ăn việc làm của Hà Hưng Dân.
Tuy nhiên những chuyện này không hề ảnh hưởng đến Hà Hưng Gia, anh đem những món quà hôm qua mua ở Cung Tiêu Xã ra chia cho cả nhà. Đối với người nhà, Hà Hưng Gia chỉ kể qua loa chuyện lên núi đào được chút dược liệu sau đó lén đem đi bán kiếm ít tiền, rồi còn không quên căn dặn bọn họ chớ có bép xép ra bên ngoài.
Nếu là Trương Đại Ni ngày thường, hẳn chị ta sẽ tra như hỏi cung, miệng cứ xoen xoét truy cho đến từng chân tơ kẽ tóc “dược liệu gì, bán được bao nhiêu, đào ở đâu, đào làm sao?”. Nhưng lạ ở chỗ không biết hôm qua khi về phòng Hà Hưng Quốc đã nói gì mà hôm nay chị ta câm như hến, hẳn ai cũng sẽ thấy không quen với điệu bộ yên tĩnh lạ thường này của Trương Đại Ni. Từ việc Hưng Dân hoàn thành thủ tục sắp sửa đi làm trên huyện, cho đến Hưng Gia bán nhân sâm đem tiền về, từ đầu chí cuối đều im thin thít.
Về phần Hà Hưng Dân, bây giờ hắn đang dương dương tự đắc vì chắc mẩm mình sẽ được vô biên chế, lương tháng ổn định. Chứ còn lên núi đào thuốc ấy hả? Nghe cũng thú vị đấy nhưng làm sao so được với công tác nhà nước việc nhẹ lương cao? Đào một hai củ sâm chẳng qua chỉ là ăn may, cùng lắm thì kiếm được mấy đồng bạc lẻ, mà đời thì làm gì có nhiều may mắn tới vậy, đây chả ham!
Ngược lại, Đại Nha và Đại Hổ rất vui khi được chú tư mua kẹo cho. Hai đứa nhỏ loay hoay quanh bịch kẹo cả buổi trời, phải chia sao cho đều chứ không lại đánh nhau.
Còn con bé Hà Yến thì thôi khỏi nói, ở cái tuổi tập tành se sua mà có được cái nơ cột tóc xinh xinh thì sướиɠ nhất đời, luôn miệng cảm ơn anh tư rồi chạy tót đi khoe với đám chị em bạn dì liền. Nhưng con nhỏ này rất khôn, hễ ai hỏi cái nơ đó từ đâu ra thì lại nói Hà Kim Vượng cứu người mà có.
“Biết vụ anh hai tôi sắp đi làm ở huyện rồi chứ gì? Chức công nhân đó là do ông giám đốc lò mổ hậu tạ cha tôi lần đó cứu cháu ổng mà có đó, nơ cột tóc nằm trong đống quà nhà người ta gửi tới đó.”
Còn về phần vợ chồng Hà Kim Vượng, sau khi được con trai yêu quý tặng cho khúc vải, sắc mặt ông bà nói chung cũng giãn ra phần nào. Ngoài mặt cầm khúc vải giơ lên giơ xuống nói là tiếc tiền phí của, nhưng miệng tủm tỉm cười mãi không thôi. Đã vậy còn liếc Hà Hưng Gia một cái, tỏ ý trách cứ “mới kiếm được tí tiền mà không biết tiết kiệm, học theo người ta ăn xài phung phí”, nhưng ai nghe xong thì cũng hiểu là đang trách yêu con trai cưng đây mà.
Hà Hưng Gia chỉ nói với vợ chồng Hà Kim Vượng là bán nhân sâm được 120 đồng và đổi được ít tem phiếu, sau đó anh dúi cho bà Lý 50 đồng cùng vài phiếu thịt gạo để phụ giúp thêm trong gia đình.
Hà Hưng Gia làm gì với số tiền còn lại, Lý Nhị Anh chẳng quan tâm, chỉ kéo tay anh và nói: “Tiền này coi như mẹ giữ giúp anh, sau này anh lấy vợ thì mẹ đưa lại, đỡ cho anh ăn xài phung phí.”
“Ơ kìa mẹ, mẹ đừng làm thế, tiền này cứ cầm lấy để thêm vào tiền sinh hoạt cho gia đình mình”, Hà Hưng Gia cười cười.
Theo luật, nếu chưa ra riêng thì phải đưa hết tiền cho cha mẹ quản lý. Nhưng Hà Hưng Gia thừa biết hai ông bà đều thiên vị mình, như cái chuyện anh đào được nhân sâm cũng có hé môi nói với ai đâu.
Hay ví dụ như lúc này, dù thằng tư bảo tiêu nhưng Lý Nhị Anh nhất quyết cất riêng lên. Trong lòng bà, thằng cả và thằng hai đều kiếm được công điểm, còn thằng năm có ăn có học, không chừng được người ta giữ lại huyện làm. Chỉ tội thằng tư, hồi xưa thì học tài thi phận, bây giờ về quê vác cuốc vác xẻng tự mình kiếm công điểm nuôi sống bản thân, ngặt nỗi sức khoẻ yếu làm không lại người ta, thế nên tốt nhất phải tích cóp nhiều chút để lo cho tương lai của nó.
Qua vài ngày nghỉ ngơi, Hà Hưng Gia cảm thấy cơ thể mình đã hồi phục đáng kể, không lẽ cứ vô công rỗi nghề như này mãi sao? Nên anh quyết định sau khi Hà Hưng Dân đi làm ở lò gϊếŧ mổ, anh cũng bắt đầu ra ruộng thế chỗ là vừa.
“Tuy rằng hiện tại không phải ngày mùa bận rộn ngoài đồng chỉ có vài việc lặt vặt, nhưng đây lại là thời kỳ nắng nóng đỉnh điểm trong năm, thành ra đi làm vẫn cực khổ như thường”. Đó là suy nghĩ của Hà Hưng Gia, bởi mặc dù anh sinh ra ở nông thôn, ba đời đều làm nông nhưng Hà Hưng Gia lại rất sợ đen. Hễ thò mặt ra đường là đóng bộ kín mít từ đầu đến chân: áo tay dài, quần dài, trùm mũ trùm khăn kín mít … khiến cho dân chúng trên đường ai cũng phải ngoái lại nhìn vì người ta tưởng anh là xác ướp cổ đại hoặc thích khách phương nào. Mặc cho mồ hôi mồ kê chảy ròng ròng nhưng thà nóng chết cũng không chịu lộ ra, dù chỉ là một phân da thịt cũng không được cháy nắng.
Hôm nay khi vừa nghe tiếng *boong* báo hiệu đến giờ nghỉ trưa, Hà Hưng Gia lập tức buông cuốc tranh thủ phi thật nhanh xuống bóng cây gần nhất để tránh nắng, thời tiết nóng nực thế này làm cho anh ăn uống cũng chẳng vô. Bỗng dưng cách đó không xa có tiếng đám đông xì xào, nhìn sang thì thấy một đám người đang vây quanh cái gì đó, Hà Hưng Gia thắc mắc tại sao toàn bộ người trong thôn đều ở đây, bọn họ đang xem cái gì vậy?