Ánh Dương Của Trình Mạt

Quyển 2 - Chương 2

Edit: Nynuvola

“Chọc em đó!” Tống Húc Dương kéo Trình Mạt chạy, “Anh nói cái gì em cũng tin à?”

Cậu vừa nắm tay Trình Mạt chạy, vừa ôm mì thạch, cười đến mức thạch trong chén không ngừng đong đưa. Trình Mạt chạy cùng anh trai, đột nhiên nhớ lại hồi còn ở nhà trẻ chơi diều hâu bắt gà nhỏ —— Anh trai giống gà mẹ. Trình Mạt sợ đánh rơi mì thạch trong chén, nhưng mặt khác được bao bọc kín kẽ trong niềm hạnh phúc mà anh trai mang lại.

Tống Húc Dương đưa bánh pha lê chia cho mọi người, mình thì cùng Trình Mạt ăn mì thạch. Tống Húc Dương ăn hai miếng, cảm thấy mùi vị không khác gì so với Long Thành, bất giác có chút thất vọng, cậu nghĩ đồ vặt bán ở sân ga đúng là không bằng được so với đặc sản chính gốc trong cửa hàng. Nhưng Trình Mạt lại cảm thấy nó vô cùng mới mẻ, cực kỳ chuyên chú nhấm nuốt.

“Thích hả?”

“Dạ thích.”

“Lần sau chúng ta đi Tây An chơi ăn thêm cái khác ngon hơn. Bánh kẹp thịt và mì lạnh ở đó cũng rất nổi tiếng.”

Trình Mạt gật đầu.

Tống Húc Dương tiếp tục nói: “Đợi em trưởng thành, chúng ta còn có thể đi thật nhiều thật nhiều nơi, từ nam ra bắc, ăn món ngon, chơi đã đời, cái gì cũng sẽ ăn thử một lần, chơi hết một lần.”

“Vâng ạ.”

Ánh mắt em tràn đầy vui sướиɠ và chờ mong cơ hồ làm Tống Húc Dương cay cay mũi, cậu vươn tay câu lấy ngón tay em trai, móc ngoéo.

Xe lửa đến Thành Đô vào sáng sớm ngày hôm sau. Một số người đã đăng ký tham quan đoàn du lịch địa phương, công ty du lịch sớm đứng ở ga tàu hỏa giơ băng rôn tiếp đón. Công ty du lịch là Triệu Lôi chọn, Tống Húc Dương liếc nhìn tấm băng rôn, suýt cười chết.

“Công ty du lịch Cẩm Quan Thành nhiệt liệt hân hoan chào đón Triệu Lôi tiên sinh và Đỗ Tiên Tiên nữ sĩ”

Đỗ Tiên Tiên lập tức nện một quyền lên người Triệu Lôi, mắng: “Có phải cậu cố tình bày trò đúng không? Cái băng rôn này nhìn thế nào cũng giống như tôi với cậu là ——” Đỗ Tiên Tiên không nói nữa, mặt đỏ bừng.

Triệu Gia Dự đúng lúc phụ họa: “Anh, em học được, học được rồi.”

Hành trình ngày đầu tiên là leo núi Thanh Thành.

Leo đến lưng chừng núi, Tống Húc Dương gọi Trình Mạt lại: “Mạt Mạt.”

Trình Mạt quay đầu: “Sao vậy anh?”

Tống Húc Dương dẫn em đến một cái chòi bên đường, nói: “Nghỉ ngơi ở đây một lát đã.”

Hai người mới vừa ngồi xuống uống chút nước, bỗng nhìn thấy một đôi vợ chồng già trong đoàn du lịch cũng theo sau tới.

Nghỉ hè là mùa cao điểm du lịch, đâu đâu núi Thanh Thành cũng đều là du khách, chỗ chòi nghỉ đã không còn chỗ để ngồi. Tống Húc Dương và Trình Mạt liếc nhau cùng đứng lên, Tống Húc Dương mời đôi vợ chồng già: “Ông bà, hai người ngồi đây đi ạ.”

“Cảm ơn con,” Bà lão nói, “Một chỗ là được rồi, ông ấy ngồi chút, bà không mệt, không cần ngồi.”

Trình Mạt lắc đầu, kiên trì nói: “Bà, cũng, cũng ngồi, đi ạ.”

Hai vợ chồng nói cảm ơn rồi ngồi xuống.

Tống Húc Dương đứng phía trước, tạo ra một khoảng chắn râm mát, cậu kéo Trình Mạt ra sau, thay em che đi ánh mặt trời. Tống Húc Dương nói: “Em uống thêm chút nước rồi chúng ta khởi hành.”

Trình Mạt lại rút từ trong balo ra một bịch khăn ướt, em nhón chân giúp Tống Húc Dương lau đi mồ hồi trên cổ, đáp: “Anh, em nghỉ khỏe rồi, chúng ta đi thôi.”

“Là hai anh em à?” Bà lão đột nhiên hỏi.

“Phải ạ, chúng cháu nghỉ hè, từ Long Thành tới đây du lịch.” Tống Húc Dương trả lời.

“Ừm, thật tốt,” Bà lão phảng phất như có điểm thất thần, lặp lại, “Thật tốt……”

Tống Húc Dương hơi sửng sốt.

“Bà lại nữa rồi!” Ông lão cầm tay bà, quay sang nói với Tống Húc Dương, “Nhà của ông bà trước cũng có hai đứa, là anh em, có điều tuổi tác lớn hơn các con, hiện tại…… Hiện tại hai đứa nhỏ không còn ở bên cạnh, bà rất nhớ chúng. Hai con đừng trách bà.”

Bà lão cũng định thần lại, ngượng ngùng nói: “Đúng đúng, các con mau đi đi, có phải còn mấy bạn học khác đang chờ ở trước đúng không?”

Tống Húc Dương mỉm cười, đáp: “Bà ơi không sao đâu ạ. Chúng cháu đi trước đây!”

“Hẹn gặp lại ông bà.” Trình Mạt cũng lễ phép chào hỏi, theo Tống Húc Dương tiếp tục leo núi.

Buổi tối nghỉ ngơi tại khách sạn trên núi Thanh Thành.

Trình Mạt hơi do dự đứng trước cửa phòng, quanh cảnh lạ lẫm này khiến em có chút bất an.

“Em cầm thẻ phòng cắm và.o đây, đèn sẽ sáng lên.” Tống Húc Dương kiên nhẫn dạy em, “Lần trước anh ra ngoài đi thi tỉnh môn Tiếng Anh, anh và bạn cùng phòng cũng tưởng là bóng đèn hỏng, còn báo thầy dẫn đoàn yêu cầu đổi phòng, gây ra một trận cười to.”

Trình Mạt nghe lời cắm thẻ phòng vào, căn phòng lập tức ấm áp lên bởi ánh đèn sáng.

Phòng khách sạn tiêu chuẩn có hai giường. Trên núi ẩm thấp, hơi nước nặng nề, Tống Húc Dương giũ chăn, lấy tay sờ thử, cảm thấy chăn vừa ướt vừa lạnh. Cậu lo Trình Mạt sẽ bị cảm lạnh, bèn nói: “Mạt Mạt, buổi tối em qua đây ngủ với anh.”

Trước khi đi ngủ, anh em hai người cùng nhau tắm rửa, tắm xong, Tống Húc Dương ôm trình mạt, nhanh nhẹn giúp em hong khô tác. Sau đó cũng tự mình thu dọn thỏa đáng.

Tống Húc Dương rót một chén nước, nhìn Trình Mạt uống thuốc, đặt chiếc ly không lên tủ đầu giường, đoạn cởi bao cổ tay phải đặt xuống cùng chỗ. Trên cổ tay cậu là vết sẹo do Trình Mạt cắn lần ấy, ngày thường mang theo bao cổ tay để che, tắm rửa ngủ nghỉ sẽ cởi xuống.

Trình Mạt và anh trai nằm trong tấm chăn, em vươn tay, đau lòng sờ sờ vết sẹo kia. Tống Húc Dương xoa tóc em, nói: “Mau ngủ đi. Ngày mai đi đập Đô Giang, phải chạy cả ngày đấy.” Trình Mạt ôm lấy cánh tay Tống Húc Dương, dán mặt lên, hai mắt nhắm lại.

Buổi sáng tỉnh dậy, Tống Húc Dương hít sâu một hơi, cảm thấy không khí núi Thanh Thành tuy ẩm ướt nhưng tươi mát. Trình Mạt hiếm khi ngủ thật sự say giấc, Tống Húc Dương rửa mặt xong em vẫn chưa tỉnh lại. Cậu sờ trán em, không thấy nóng sốt, hô hấp của em cũng vững vàng. Có lẽ do ngày hôm qua quá mệt mỏi.

Tống Húc Dương viết lên giấy nhớ đặt ở đầu giường, sau đó cầm phiếu ăn xuống dưới lầu. Đi đến nhà ăn, hướng dẫn viên đã chia bàn sẵn, Tống Húc Dương và cặp vợ chồng già cùng mấy người bạn một bàn, những người khác trong đoàn ở một bàn.

Bữa sáng đã để sẵn bên trên.

Đinh Viện thấy Tống Húc Dương tới, hỏi: “Em trai cậu đâu?”

Tống Húc Dương nói: “Còn đang ngủ.”

Tống Húc Dương tìm phục vụ hỏi lấy vài cái hộp trống để gói lại, đoạn quay lại nói chuyện với đôi vợ chồng già: “Chào buổi sáng ông bà. Em trai cháu hôm qua còn mệt nên chưa dậy, cháu định lấy bữa sáng về phòng cho em ấy, hai người không phiền chứ ạ?”

Bà lão nói: “Không phiền không phiền, bạn học nhỏ muốn ăn cái gì cứ lấy.”

Tống Húc Dương lấy một quả trứng gà luộc, dùng hộp đựng bánh bao, cũng lấy cho mình bánh bao và một hộp sữa bò.

“Lão Trịnh, ông lấy cho mấy đứa nhỏ thêm bánh đi.”

Lão tiên sinh liền gắp một cái khác cho Tống Húc Dương, nói: “Đang tuổi phát triển, ăn nhiều một chút.”

Dãy núi Thanh Thành, thủy đập Đô Giang.

Đập Đô Giang là điểm cao nhất của dãy Điểm Ngọc Lôi, Tống Húc Dương và Trình Mạt trùng hợp lại đi đến đó cùng đôi vợ chồng già.

Bà lão sờ đầu Trình Mạt, nói: “Em trai thanh tú thật đấy, con tên gì?”

Trình Mạt đáp: “Dạ Trình Mạt. Anh trai cháu là Tống Húc Dương.”

Ông lão đáp: “Ồ, hóa ra là anh em họ, dọc đường ông thấy hai đứa thân thiết như vậy, còn tưởng là anh em ruột cơ.”

Tống Húc Dương lập tức nói: “Không, chúng cháu là anh em ruột ạ.”

Ông bà đều ngẩn ra một chút, nhưng rất nhanh thu hồi cảm xúc không tiếp tục truy hỏi.

“Hai người chúng ta đều họ Trịnh, từ Nam Thành tới. Dương Dương, Tiểu Mạt, đúng không? Hai đứa cứ gọi chúng ta là ông nội Trịnh, bà nội Trịnh là được.” Bà lão dừng một chút, lẩm bẩm nói, “Vợ chồng ta cũng có hai đứa con, đứa lớn gọi là Trí Tu, đứa nhỏ tên Trí Viễn…… Hai chúng ta đều là giảng viên trường đại học, hồi còn trẻ bận bịu công việc, không rảnh rỗi lo cho con cái, đứa lớn chăm nom đứa nhỏ, quan hệ rất tốt. Anh hai không thích đọc sách, nên chúng ta cho nó vào quân đội. Đứa sau lại yêu nghiệp cầm bút, làm phóng viên.”

Tống Húc Dương thấy bà Trịnh dường như hơi xúc động, liền nói: “Cháu rất ngưỡng mộ phóng viên, môn ngữ văn của cháu không tốt, viết cái gì cũng tệ, còn không bằng em trai cháu. Đúng không Mạt Mạt?”

Trình Mạt nói: “Tham gia quân ngũ cũng rất, rất giỏi giang.”

Tống Húc Dương phụ họa: “Đúng vậy, tham gia quân ngũ rất giỏi giang.”

Ánh mắt bà Trịnh nãi ảm đạm dần, kể: “Trận lũ năm 98, đứa lớn theo binh đoàn ra tiền tuyến chống lũ, đứa nhỏ đi theo suốt một đường phỏng vấn, ai ngờ…… Trơ mắt nhìn anh trai nó bị nước lũ cuốn trôi, ngay cả thi thể nguyên vẹn cũng chưa vớt được. Sau đó Trí Viễn xuất ngoại, trong lòng nó khó chịu, nhiều năm rồi cũng ít trở lại……”

“Đừng nói mấy chuyện này cho mấy đứa nhỏ nghe. Chúng nó còn nhỏ lắm, bà dọa chúng sợ mất.” Ông Trịnh chen ngang, “Mỗi lần bà bạn già của ông mà kể về hai đứa nhỏ là sẽ nói rất nhiều. Aizz.”

Ông thở dài nói: “Mấy năm rồi hai chúng ta thích đi theo dọc miền sông nước tổ quốc, nhưng tuổi đã lớn, sức khỏe không bằng trước đây, cho nên đi không được nhiều, những năm trước năm nào cũng sẽ đi vài lần. Cảm thấy bên trong từng dãy núi dòng sông kia vẫn còn có thể nhìn thấy bóng dáng của đứa lớn……”

Tống Húc Dương cùng Trình Mạt nghe, bất tri bất giác chua xót.

“Này, cháu xem xem, ông nói bà thế mà chính ông cũng vậy……” Ông Trịnh lại thở dài.

Tống Húc Dương gỡ máy ảnh trên cổ xuống, tìm một đề tài: “Ông nội Trịnh ơi, ông giúp hai tụi cháu chụp một tấm ảnh nha?”

“Được được được, bấm vào chỗ này đúng không?” Ông Trịnh vội vàng móc kính viễn thị ra, nghiên cứu mấy cái nút một chút, sau đó chụp vài tấm hình chung cho anh em bọn họ.

Ông Trịnh đưa máy ảnh cho Tống Húc Dương, cậu nói: “Ông nội Trịnh và bà nội Trịnh chụp cùng chúng cháu một tấm đi ạ.”

Bà Trịnh cực kỳ vui vẻ, nước mắt lưng tròng lôi kéo tay hai đứa nhỏ, nói: “Trẻ ngoan, chúng ta đúng là có duyên phận.”

Một ngày vui chơi cuối cùng kết thúc ở nội thành, ông nội Trịnh huyết áp hơi cao, vợ chồng hai người bàn luận một phen, quyết định vẫn nên lui đoàn trước.

Trình Mạt lấy giấy bút từ balo ra, nói: “Bà ơi, cho cháu địa chỉ được không? Gửi, gửi ảnh chụp.”

Bà Trịnh khéo léo viết xuống tờ giấy địa chỉ ở Nam Thành dòng chữ duyên dáng. Bà ôm riết không buông Trình Mạt, đoạn vỗ lưng Tống Húc Dương, nói: “Dương Dương, Tiểu Mạt, hai đứa trẻ ngoan, sau này nhớ đến Nam Thành chơi!”

Tống Húc Dương an ủi bà: “Chúng ta nhất định còn gặp mặt, bà đã nói chúng ta rất có duyên phận!”

Trên chuyến tàu hỏa trở về, cảm xúc của Trình Mạt tựa hồ không được tốt, vẫn luôn u sầu.

Buổi tối khoang xe tắt đèn, Trình Mạt vẫn như cũ lăn qua lộn lại. Tống Húc Dương nhẹ giọng hỏi: “Mạt Mạt, ngủ rồi sao?”

“Em ngủ không được.”

“Lại đây, đến chỗ anh.” Giường nằm tàu hỏa rất nhỏ, Tống Húc Dương ngồi dậy, lùi về phía sau, để Trình Mạt tựa vào l*иg ng,ực mình. Cậu nhét một tai nghe vào tai Trình Mạt, nhỏ giọng trò chuyện với em trai.

“Lần này chơi vui vẻ không?”

“Vui ạ.”

“Thích nhất cái gì?”

“…… Combo đồ ăn.”

“Anh cũng vậy.”

Combo đồ ăn mà Trình Mạt đề cập đến là một combo gồm nhiều phần ăn nhỏ ở Thành Đô, một combo bao gồm 30 món, bỏ trong từng cái đĩa nhỏ bưng lên, mỗi cái cái đĩa chỉ đựng một chút, hai viên bánh trôi và một vắt mì bằng chiếc đũa, đa dạng lại phong phú, sắc hương vị đầy đủ, thêm phần mới mẻ. Trình Mạt sức ăn ít, vì vậy hai người chỉ ăn một phần.

Món cay Tứ Xuyên nhiều ớt, nhìn qua đều đỏ đỏ hồng hồng. Tống Húc Dương cố ý chọn những phần bánh hấp không cay, Diệp Nhân Ba, Tạm Đại Bảo, bánh trôi gạo nếp lấy đến trước mặt Trình Mạt, cậu thấy Long Sao Thủ vừa mềm vừa ngon, bèn vớt ra rửa sạch dầu ớt đi rồi bảo vào chén của Trình Mạt.

Trình Mạt múc một viên bánh trôi ăn ngay, Tống Húc Dương hỏi: “Ăn ngon hả?”

Trình Mạt gật đầu, múc một viên bánh trôi khác trong đĩa nhỏ đưa đến trước miệng Tống Húc Dương: “Không nóng.”

Tống Húc Dương há miệng cắn xuống, chậm rãi nhai hỗn hợp mè đen xay nhuyễn với đường cát, mùi thơm và hương vị ngọt dịu lan tỏa khắp khoang miệng.

Người quá dễ dàng bị đồ ăn nắm bắt và chữa lành. Thiếu niên trải qua tư vị gian khó cuộc sống, nhưng vẫn nếm ra hương ngọt nhẹ nơi đất khách mà mình đi qua.

Quạt trên tàu vẫn đang xoay. Tống Húc Dương kéo cao chăn cho Trình Mạt, sau đó duỗi tay lôi máy ảnh trong balo ra. “Chúng ta cùng nhau xem ảnh chụp đi.”

Máy ảnh là một chiếc SLR, phần thưởng Tống Tử Minh mua khen tặng Tống Húc Dương thi đậu lớp mũi nhọn, Tống Húc Dương lần đầu tiên dùng nó, chỉ cố gắng chụp tất cả mọi thứ coi như luyện tập. Ga tàu hỏa Thành Đô, những con sóc trên núi Thanh Thành, những ụ nấm bên dưới tàng cây trong sân vườn khách sạn, đập Đô Giang cuồn cuộn nước sông……

Hai người xem từng hình, xem đến tấm ảnh chụp chung mà ông nội Trịnh chụp, Tống Húc Dương ngẩn người, ông nội Trịnh dùng máy SLR không thành thạo, lúc ấy không nhìn kĩ, bây giờ mới phát hiện, mấy tấm ảnh hai anh em chụp chung đều bị chói sáng.

Tống Húc Dương ôm vai Trình Mạt, Trình Mạt dựa vào cậu, hai người thân mật dán sát bên nhau, khuôn mặt mờ ảo. So với hình chụp cùng ông bà nội Trịnh với sự trợ giúp của Đinh Viện bấm máy, tấm sau trông rõ ràng hơn nhiều.

Lòng Trình Mạt hơi khó chịu, bất giác nhớ đến lời hai ông bà nói ở đập Đô Giang.

“Đứa lớn là Trí Tu, đứa nhỏ kêu Trí Viễn……”

Anh trai lớn lên bên em trai từ hồi thơ ấu.

“Đứa lớn làm quân nhân, đứa nhỏ làm phóng viên……”

Một người mạnh mẽ đĩnh bạt, một người hào hoa phong nhã, khuôn mặt thời thiếu niên bừng bừng sức sống, không kém phần tương tự nhau.

“Đứa lớn ra tiền tuyến chống lũ, đứa nhỏ đi theo một đường phỏng vấn, sau trơ mắt nhìn anh trai bị nước lũ cuốn trôi…… Đứa nhỏ đau buồn xuất ngoại, nhiều năm rồi ít khi trở lại……”

Đột nhiên cơn mưa ào xuống, rửa trôi tất cả những hình ảnh tốt đẹp, cơn lũ chôn vùi nhà cửa, đồng ruộng, sinh mệnh tuổi trẻ bị cuốn trong dòng nước vẩn đυ.c cuồn cuộn, vĩnh viễn trôi đi không thấy.

“Suy nghĩ gì đó?” Tống Húc Dương nhạy bén bắt được tâm tư của Trình Mạt.

“Nghĩ đến ông Trịnh, bà Trịnh, còn có……”

Xe lửa bỗng chốc đi vào đường hầm không dự báo trước, ánh sáng bên cạnh Trình Mạt chợt vụt tắt, em thảng thốt kêu lên một tiếng: “Anh ơi.”

Tống Húc Dương lập tức ôm em, cằm đặt trên đỉnh đầu em. “Anh ở đây.”

“Anh, anh nhất định phải khỏe mạnh.”

Đường hầm dài giống như một vị khách xâm nhập vào đêm tối không mời mà đến, thoáng chốc đánh vỡ một hồi nhạc dạo tâm sự thiếu niên.

Tai nghe vẫn đang vang lên giọng Tôn Yến Tư, thế gian có đôi khi thật sự cô đơn, cần phải có sự xuất hiện của tri âm. Gương mặt Trình Mạt phản chiếu lúc sáng lúc tối.

“Nhất định. Nhất định lớn lên khỏe mạnh cùng Mạt Mạt của chúng ta.”

Thanh âm thổn thức của Tống Húc Dương như tiếng gió bên trong đường hầm, nghe lên tựa hồ một lời hứa hẹn thong thả mà trịnh trọng.