Thì ra thằng này cũng tên là Ngô Thăng, xem ra trùng tên là điều kiện để xuyên không?
Xem kỹ tu vi của mình, thân thể này hết tất thảy lành lạnh, không có bất kỳ dấu hiệu bị thương, là bởi vì mình xuyên không mà được chữa trị? Nhưng mà chữa trị cũng chỉ là chữa trị, toàn thân chân nguyên đã kiệt quệ giống như chưa từng tu luyện.
Tạm thời không nói tới tu vì tu veo gì, bây giờ quan trọng nhất là giữ mạng, bản thân gây ra chuyện lớn như vậy: ám sát đại phu Chiêu Nguyên nước Sở, dùng đầu gối để nghĩ cũng biết cả thành Dĩnh Đô này đang truy lùng mình.
Ký ức tiền nhiệm tản tác kéo về, bản thân "đã từng" là thích khách, Ngô Thăng biết nếu bị băt sẽ được "tiếp đón" như thế nào. Xẻo mũi, chặt chân diễu hành thị chúng là còn nhẹ, thiến, rồi thì làm thịt người hun khói, nghĩ thôi đã thấy không rét mà run. Càng kinh khủng hơn đó là, một người "đồng nghiệp" một lần ám sát một vị Trung quân tá* nước Tần thất bại, sau khi bị bắt bị ném vào bụng con bò đồng, nghĩ tới đây, Ngô Thăng toát mồ hôi hột, tòa đình này không thể ở lại thêm nữa. (*Trung quân tá: một trong sáu chức quan nước Tấn thời Xuân Thu, đứng thứ hai trong nội các nước Tấn, chỉ sau Trung quân tướng.)
Đình gỗ này đứng sừng sững bên hồ Bạch Long, rất dễ thấy, người Sở một khi vào hồ Bạch Long nhất định sẽ thấy nơi này.
Ngô Thăng vội vàng đứng dậy, đi về hướng nam men theo đường mòn mọc đầy cỏ dại - phía nam hồ Bạch Long là một phường Quốc Nhân của thành Dĩnh Đô. Dĩnh Đô có bốn phường Quốc Nhân, ở đó đều là người Quốc Nhân sinh sống cũng là dân tộc chính của nước Sở. Địa vị trong nước Sở cơ bản được chia thành: Hoàng tộc, khanh, đại phu, sỹ, dưới đó là lương dân có địa vị cách xa dã nhân (người hoang dại) và nô ɭệ.
Các phường của người Quốc Nhân không giống nơi ở của các quan khanh, đại phu, sỹ, người Quốc Nhân đông, trong phường phòng ốc và vườn cũng nhiều nên có vẻ lộn xộn, là nơi tốt để ẩn thân. Hai ngày trước sau khi Ngô Thăng đến Dĩnh Đô đã đặc biệt khám thính nơi này để chọn làm chỗ thoát thân.
Chạy đến chân tường thì nghe thấy tiếng ồn ào bên kia, qua khe hở lờ mờ thấy giáp sĩ qua lại trong phường Quốc Nhân, còn có người treo bố cáo trên tường Bạch Bích phường. Trong phường hình như đang tự lục xoát, thấy đường bên này đã bị chặn, Ngô Thăng dứt khoát rời đi.
Phía Tây là một vườn hoa quả không biết của quốc quân hay vị quan khanh nào, đây chính là nơi thoát thân thứ hai. Nhưng chạy tới nơi thì lại thấy trong vườn thấp thoáng bóng người, đường này cũng đứt.
Phía Bắc là chỗ ở của quan khanh, đại phu và sỹ, không cần nói bên trong có biết bao nhiêu tu sĩ cao thủ ẩn thân, chỉ cần mấy bức tường cao ngất cái nào cũng giống như ổ bảo* thôi với bản thân hiện tại chắc chắn không thể leo qua được. (*ổ bảo: Ổ bảo, còn gọi là Ổ bích, là một loại kiến trúc mang tính phòng vệ dân gian Trung Quốc, bắt nguồn từ thời Hán Vũ Đế, tường vây vây quanh, trước sau mở cửa, trong ổ xây vọng lâu, bốn góc xây giác lâu, hơi giống pháo đài)
Còn phía Đông lại là một cánh đồng rộng lớn trong nội thành Dĩnh Đô, bốn bề mênh mông trống trải không có chỗ để ẩn thân. Sau một lúc băn khoăn không biết đi đâu về đâu, Ngô Thăng đành phải tới chỗ cầu đá phía đông bắc Phế Viên, tạm thời trốn ở đó. Hai ngày trước Ngô Thăng đến đây vừa đúng lúc gặp mưa thu bèn trú mưa dưới cầu đá này. Hai bên cột cầu đá đều có lỗ thoát nước, nước ài mòn tạo thành lỗ rỗng, từ ngoài nhìn vào sẽ không thấy.
Sau khi trốn vào thì thấy một bộ y phục, hắn nhớ tới là lúc trước để lại đề phòng ngộ nhỡ, giờ khắc này vừa vặn phát huy công dụng, Ngô Thăng vội vã thay vào. Trên đường tới đây không biết có ai thấy không, thay bộ y phục khác càng an toàn hơn, bộ cũ kia đem chôn ở gần đây - có trời mới biết mình vừa từ Thượng Viên đi ra!
Hộp gỗ đựng gốc Lục La kia cũng chôn cùng y phục, nếu không, bị bắt thật món đồ này ắt là mầm tai họa. Dẫu trong lòng ngàn lần không nỡ nhưng lúc này chỉ có nước chôn đi, để lại dấu ở đó đợi sau này có cơ hội lấy lại là được.
Sau khi thu dọn xong, lúc trở lại cầu đá thì nghe thấy tiếng vệ sĩ Dĩnh Đô hò hét và tiếng chó sủa, đang xông vào Bạch Long Trì lục soát. Có chó thì gay go to, Ngô Thăng thầm than khổ một tiếng, đắn đo một hồi cũng chỉ còn cách đem hi vọng ký thác vào trong hồ.
Bạch Long Trì từng thuộc nơi ở của gia quyến Nhược Ngao- vị quan quyền lực ngút trời nước Sở, sau khi họ nhà Nhược Ngao bị diệt tộc thì nó trở nên hoang phế, không có người dọn dẹp, trong hồ đầy là lục bình, lau sậy, cỏ dại.
Ngô Thăng lội xuống nước, cách bờ bảy tám trượng chỉ còn đầu là lộ trên mặt nước. Y không dám lội sâu hơn, dưới chân là bùn đặc quánh, nếu đi tiếp e rằng sẽ lún sâu xuống không thoát lên được. Đột nhiên y nảy ra một ý, bẻ một cành lau ngậm vào miệng làm ống thở, như thế lúc cần thiết có thể lặn xuống nước.
Không lâu sau, Bạch Long Trì trở nên ồn ào, có rất nhiều vệ sĩ đi lục soát bốn phía, dưới sự dẫn dắt của mấy con chó săn, rất nhanh chúng đã tìm thấy chỗ Ngô Thăng chôn y phục. Nghĩ tới gốc Lục La kia Ngô Thăng liền cảm thấy tiếc đứt ruột. Lũ vệ sĩ rất nhanh sau đó cũng đã tìm tới chân cầu đá, may là bản thân đã rời khỏi đó, nếu không khắc này đã thành ba ba trong vại.
Vẫn còn đang thấp thỏm lo sợ, trong đám vệ sĩ đã có kẻ đạp lên mặt nước hồ. Cao thủ, đây nhất định là cao thủ! Mặc dù đã mất hết tu vi nhưng mắt nhìn vẫn còn đó, có thể đi trên nước như trên bộ ít nhất cũng là Luyện Thần Cảnh, cho dù là lúc tu vi vẫn còn đối phó với người này hẳn không dễ dàng gì.
Thấy thế, Ngô Thăng lập tức ngụp xuống, cả người chìm vào trong nước, hô hấp chỉ dựa vào một nhành lau. Tu sĩ đi trên mặt nước kia cẩn thận tra xét một vòng, Ngô Thăng rón rén dò vào bãi lau, tận lực che dấu mình. Bạch Long Trì không lớn lắm, nhưng cũng không nhỏ, diện tích mặt nước áng chừng hơn trăm mẫu, vả lại bị lục bình, lá sen, lau sậy bao phủ gần hết, chỉ cần không lộ đầu tất không dễ bị phát hiện. Đáng tiếc đây là hồ chết, nước hồ đều là nước mưa tù đọng, nếu không Ngô Thăng đã tìm được lối ra khỏi hồ từ sớm.
Vị tu sĩ kia ở trên mặt nước tìm qua tìm lại, không biết đo mặt hồ được mấy vòng rồi nữa, chừng nửa canh giờ sau mới thôi. Ngô Thăng trốn dưới nước thấp tha thấp thỏm, qua một hồi lâu mới dám ngoi lên, Bạch Long Trì đã lấy lại vẻ tĩnh lặng vốn có, đám vệ sĩ đã rời đi.
Trở lại dưới gầm cầu, Ngô Thăng rét run cầm cập, không dám phát ra tiếng động, càng không dám đốt lửa, chỉ có thể cởi y phục ra vắt rồi phơi lên chân cầu. Thân thể lõα ɭồ dưới chân cầu không chịu được gió thu cùng cơn đói ào ào ập đến.
Đến đêm Ngô Thăng mới lấy hết cam đảm lẻn đến tường nam ngó hồi lâu, thấy vệ sĩ đi truy lùng trong phường Quốc Nhân đã tản đi, nhà nào nhà đấy đóng cửa đi ngủ, bốn bề tĩnh lặng, thế là trèo qua tường nhảy vào. Ngô Thăng lén la lén lút núp vào một hộ sân gần đó, tường rào rất nhảy một cái là qua, vươn tay lấy quần áo phơi trên sào trúc mặc vào, lúc này mới cảm thấy vài phần ấm áp.
Bổng nhiên một mùi hương mê người sực lên nũi, ngẩng đầu lên tìm kiếm thì thấy thịt khô treo dưới hiên nhà. Bây giờ bụng sôi cồn cào, thật sự không chịu nổi cơn đói bèn nhón chân lấy xuống một xâu.
Đúng lúc chuẩn bị rời đi thì thấy bức đường dán bố cáo trong phường kia, hắn do dự một lát rồi lấy hết cam đảm tiến lại gần. Mượn ánh sáng của hai ngọn đuốc nhìn kỹ, trên bảng gỗ bố cáo dán lệnh truy nã thích khách Ngô Thăng, treo thưởng mười kim.
Mười kim là mười dật* vàng viên, loại vàng này to cỡ chân mèo, do Học cung quản lý tu hành Tắc Hạ chế tạo, bên trong có một chút linh tài, rất khó phỏng chế, Học cung Tắc Hạ cũng nghiêm cấm các quốc gia phỏng chế. Vàng viên có thể dùng để mua linh tài ở Học cung, cống nôp cho vua Chu ở Lạc Ấp. Mặc dù các nước có rất nhiều loại vàng, nhưng thông hành trong dân gian lại là vàng viên.
(*dật: đơn vị đo cổ, 1 dật = 20 lượng vàng, có nơi ghi là 24)
Ở nước Sở, người ta thường dùng tiền nghĩ tị*, một ngàn miếng có thể đổi thành một dật vàng viên, mười kim là số tiền rất lớn. Lúc mình mới xuất đạo, nhận một đơn hàng cùng lắm cũng chỉ 300 đồng mà thôi.
(*nghĩ tị: loại tiền cổ được dùng vào thời Sở, đúc bằng đồng, hình vỏ sò)
Lại nhìn bức tranh treo trên bảng gỗ, Ngô Thăng chớp mắt, bỗng nhiên cười.
Vẽ cái quái gì vậy? Đây là ai?