Trường Gary ở thành phố Thượng Hải được xây dựng ở trung tâm thành phố, là một ngôi trường quý tộc nổi tiếng, được trang trí tổng thể theo phong cách Locke, chỉ cần nhìn vào những bức tranh trên tường của tòa nhà chính là có thể thấy được sự hoành tráng của ngôi trường này.
Các trường còn lại vây quanh trường này mở rộng ra ngoài, hình thành một vòng tròn giáo dục rất đặc biệt ở thành phố Thượng Hải.
Khu biệt thự của Công Thượng Văn Ngọc nằm ngay trước tòa nhà này cách khoảng 500 mét, nơi này được xem như là nằm trong khu học chính và cha cậu có thể để giáo viên dạy dỗ cậu đến khi cậu hoàn thành tốt nghiệp ở đây.
Ở trung tâm thành phố Thượng Hải, nơi mà mỗi tấc đất đều rất đắt đỏ này, nhưng vẫn có thể sống trong biệt thự riêng, người có thể sở hữu một khu vườn Bách Bình Viên, thì họ chắc chắn là những người giàu sang, hoặc là người quyền quý có địa vị trong xã hội.
Khu biệt thự của người giàu có, luôn lộ ra vẻ nghiêm cẩn nhàn nhã, bên ngoài biệt thự được trang trí rất giống với trường học Gary, ánh mặt trời chiếu lên những cánh hoa non nớt trong vườn, thỉnh thoảng có những giọt nước rơi xuống, phản chiếu lên ánh sáng trong suốt, nhưng so với ánh sáng này còn có thứ chói mắt hơn đó là bộ móng tay được cắt tỉa cẩn thận và trên những ngón tay thon thả có đeo vài chiếc nhẫn.
Ánh nắng phản chiếu mái tóc bạch kim lạnh lẽo của người này làm cho nó ấm áp lên hẳn, đôi môi hồng nhạt bị tóc lướt qua thư giãn khép lại, phía trên môi đầy đặn, đường viền môi tinh tế, cùng các đường nét khuôn mặt hài hoà, sống mũi cao thon gọn, lông mi dài rậm, đuôi mắt theo độ cong trên dần dần thu hẹp lại, cuối đuôi mắt như ẩn như hiện lộ ra một nốt ruồi son.
Để giảm bớt sự đơn điệu của quần áo đen trắng, nên giữa các ngón tay của người thiếu niên này có đeo thêm một vài chiếc nhẫn đá quý sáng lấp lánh.
Cả người thiếu niên toát lên khí chất rụt rè cao quý, làm cho người ta cho dù có thành công tới gần cũng sẽ sinh ra cảm giác e ngại.
“Văn Ngọc.” Ai đó đã phá vỡ sự lãng mạn và thơ mộng của bức tranh sơn dầu này.
Công Thượng Văn Ngọc ngước đầu nhìn lên, không lên tiếng nhưng lại dùng ánh mắt hỏi xem người đó có chuyện gì.
“Dì làm cơm trưa xong rồi, ăn uống xong con sửa sang lại một chút rồi cha sẽ đưa con đến trường.” Người đàn ông đứng trước cửa sổ điêu khắc nói.
Ngón tay trắng nõn của Công Thượng Văn Ngọc nhẹ nhàng vuốt ve cánh hoa có dính chút nước, cậu thu dọn sách vở và đặt chúng lên ghế treo, rồi đi thẳng vào phòng ăn.
Cơm trưa đều là những món mà Công Thượng Văn Ngọc thích ăn, ngay cả cách trang trí cũng dùng loại rau củ mà cậu thích, phòng trường hợp cậu nhìn vào lại cảm thấy không thoải mái.
"Chuyện lần trước là do cha suy siết không chu toàn, sau này sẽ không có chuyện như thế nữa, nếu con muốn đi học thì đi học, chuyện này coi như là cha xin lỗi con trai, được không?" Công Thượng Vân Bình dùng dao cắt miếng bít tết của Công Thượng Thượng Ngọc ra thành từng miếng nhỏ.
Công Thượng Văn Ngọc rũ mắt xuống, trên mặt lộ ra vẻ lạnh nhạt, gật đầu hỏi: "Con có thể được học đến tốt nghiệp sao?"
"... Có thể, khoảng thời gian này cha sẽ không thuê gia sư cho con, nhưng thứ bảy và chủ nhật thì con không thể bỏ qua tiết học của giáo viên mỹ thuật." Công Thượng Vân Bình là người nổi tiếng trong giới kinh doanh về độ lạnh lùng quyết đoán, tuyệt không nhân nhượng, nhưng khi về nhà ông lại rất ôn nhu dịu dàng đặc biệt là sự yêu chiều của ông dành cho cậu con trai cưng này.
Nhưng con trai lại có vẻ ngoài không giống ông, mà cậu rất giống người mẹ đã khuất của mình, rất thanh tú, làm cho ông đánh không được cũng mắng không được, điều này khiến Công Thượng Vân cảm thấy đau đớn quặn thắt, đồng thời cũng có một nỗi khổ tâm không nói nên lời.
Thế là Công Thượng Vân Bình lại trầm ngâm bổ sung: “Sau này cha sẽ không để bọn họ ở lại quá lâu.”
"..."
Trường Gary áp dụng việc dạy học nội trú khép kín, điều này cũng có nghĩa là Công Thượng Văn Ngọc trong tuần tới sẽ chỉ có hai ngày ở nhà.
Lúc đầu Công Thượng Vân Bình sao cũng không đồng ý cho Công Thượng Văn Ngọc ở lại chỗ học, còn định đập tiền mở cửa sau cho con trai mình, nhưng cuối cùng lại bởi vì một chữ thích của Công Thượng Văn Ngọc mà im lặng.
Công Thượng Vân Bình ở nhà đợi đến khi cổng trường đóng cửa được 10 phút, mới tự mình lái xe đi đưa Công lên Văn Ngọc đi học.”