Trọng Sinh 80: Nữ Thầy Tướng

Chương 25:

Diệp Hoan không có gì để nói với ông bà nội, sáng nay luôn rảnh rỗi không có gì làm, Diệp Đông và Diệp Nam khó khăn mới về một lần, đã sớm ra ngoài tìm bạn chơi, Diệp Hoan chê nóng không muốn ra ngoài, hơn nữa cô cũng không thể chơi cùng đám nít ranh được, bèn ở trong nhà ngây ngốc (thực ra đang học tri thức trong đầu).

May mà sau khi bác gái và chị Tiểu Liên về, cô còn có thể nói chuyện với họ, nếu không cô thật sự muốn bảo cha dẫn cô về nhà sớm một chút.

“Bác nhớ Hoan Hoan thích ăn mì sốt, vừa hay bác tiện tay hái được một nắm rau dại, đợi lát nữa dùng rau dại và trứng gà làm sốt, cho Hoan Hoan ăn nhiều thêm một chút.”

“Cảm ơn bác gái.”

“Vẫn là mẹ cháu biết dạy con, dạy cháu rất lễ phép, luôn nói cảm ơn.” Vương Tú Chi vừa nhào bột vừa nói chuyện với Diệp Hoan.

Diệp Hoan cười.

Diệp Chi thích sờ đầu của Diệp Hoan nói: “Sao chị phát hiện lần này em tới ngoan ngoãn hơn nhiều, trước đây đều theo Đông Đông Nam Nam ra ngoài chơi, chưa tới giờ ăn cơm cũng không biết về.”

Diệp Hoan bị chị họ nói giật mình, vội tìm cớ nói: “Mẹ em nói em lớn rồi, phải có dáng vẻ của con gái.”

Vương Tú Chi và Diệp Liên thấy Hoan Hoan nghiêm chỉnh nói mình lớn, đều bị cô chọc cười. Xem ra ở trước mặt người thân quen, hơi thay đổi một chút sẽ bị người ta phát hiện. Không biết hành vi dạo gần đây của cô có bị cha mẹ phát hiện chỗ sai khác không.

Có thì đương nhiên là có, nhưng Lý Vệ Hoa cảm thấy con trẻ lúc gió lúc mưa, có chút thay đổi không kỳ lạ. May mà Diệp Hoan cũng không làm chuyện quá khiến người ta cảm thấy kinh ngạc, ví dụ đề nghị mua bán làm giàu, nếu cô nói ra suy nghĩ như thế, chắc chắn cha mẹ sẽ cảm thấy kỳ quái. May mà cô vẫn luôn bận học tri thức trong đầu, cha mẹ tưởng cô thích ngủ hoặc ngây ngẩn.

Vương Tú Chi: “Còn gì nữa, Hoan Hoan ngày càng hiểu chuyện rồi.” Vừa nghe ngữ khí đã biết là dỗ trẻ con.

Diệp Hoan không quan tâm, dù sao cô sớm muộn cũng sẽ lớn.

Diệp Hoan thấy bác gái cán bột đã nhào xong thành một miếng bánh lớn mỏng lét, sau đó rắc đều bột ngô lên, lớp lớp chồng lên, nhanh chóng cắt thành sợi mì.

Mà chị Tiểu Liên đang chuẩn bị thức ăn kèm trên mì lạnh, một loại sốt cay, cắt cà rốt và củ dưa muối thành hạt lựu, rồi cắt nát mầm hương xuân muối bỏ lên; loại còn lại chính là nước dùng làm từ rau dại và trứng.

Vương Tú Chi dặn: “Sắp nấu cơm xong rồi, Hoan Hoan đi gọi Đông Đông và Nam Nam về. Hai đứa nhỏ này không gọi không biết về đâu.”

Trẻ nhỏ nghịch ngợm đều như vậy, Diệp Hoan tới cổng, kéo cổ họng hét lớn hai tiếng: “Đông Đông, Nam Nam về ăn cơm!”

Chẳng bao lâu, Diệp Hoan nhìn thấy hai em trai đầm đìa mồ hôi chạy về. Diệp Hoan không quản chúng một buổi, đứa nào cũng giống như khỉ bùn.

Diệp Hoan ghét bỏ nói: “Hai đứa đi đâu chơi vậy, nghịch bẩn thật, mau về nhà rửa ráy ăn cơm.”

Diệp Đông và Diệp Nam cười hi hi hai tiếng, chui vào cổng đi rửa tay.

Diệp Hoan căn dặn một câu: “Rửa sạch mặt một chút.” Cô nhìn hai đứa rửa sạch sẽ, sau đó mới cho chúng vào nhà đợi.

Chỉ một lúc, bác gái đã bỏ mì sợi đã cắt xong vào trong nồi lớn, lửa dưới đáy nồi cháy lớn, khiến bác gái nóng đầm đìa mồ hôi.

Mì sợi chín sôi trong nước sôi, sau đó bác gái dùng vợt vớt mì vào trong chậu nước lạnh, chị Tiểu Liên cũng bưng đồ ăn kèm bày lên bàn trong nhà, ăn cơm thôi.

Diệp Trường Vinh ăn khá nhiều, khen một câu: “Vẫn là mì sợi do chị dâu cán dai ngon.”

Diệp Hoan nói: “Đồ ăn chị Tiểu Liên nấu cũng ngon.”

“Tay nghề của Tiểu Liên là được luyện ra, sau này không thiệt miệng của mình.”

Cả nhà vừa ăn vừa nói chuyện, mì sợi nhanh chóng ít đi.

Đừng thấy cuộc sống ngày càng tốt lên, nhưng nhà nông thời này vẫn có rất nhiều người không nỡ ăn gạo trắng. Bà con hàng xóm bình thường ăn bánh ngô, bánh ngô nhiều một chút, cũng chỉ thi thoảng ăn bữa mì, bánh bao hoặc sủi cảo cải thiện bữa ăn.

Một là vì sản lượng lương thực sản xuất không cao bằng sau này, hai là thôn dân vẫn phải nộp thóc công, nộp thóc công xong còn lại mới là phần của mình. Thế nhưng bởi vì giá lúa mì cao hơn một chút, phần lớn thôn dân sẽ bán một phần lúa mì đổi thành tiền, còn lại hầu như đều ăn lương thực phụ.

Bởi vì nông dân hi vọng chút lương thực này đổi tiền, không có tiền năm sau sao mua phân giống và nông dược, không có tiền làm sao xây nhà cưới vợ cho con trai, không có tiền làm sao cho con đi học? Rất nhiều cái cần tiêu tiền, nhưng lương thực làm được mỗi năm chỉ có từng đó, cho nên dày vò cả một năm, tiền thôn dân để dành được thật sự không nhiều, cuộc sống vẫn khá eo hẹp, người lớn không nỡ ăn, không nỡ mặc, ra sức góp tiền cho các con.