Gió Lạnh Đêm Hè

Chương 4

Chương 4
- Anh quạt đi.

- Cô cũng nóng, hãy giữ lấy mà quạt.

- Không, tôi không nóng, ngồi trong bóng mát, tôi không thấy nóng.

Hắn cảm động, đỡ lấy cây quạt, xòe ra, quạt rất khéo, quạt cho hắn và quạt cả cho nàng.

Đối với nàng, làn gió nhè nhẹ từ cây quạt, do bàn tay của hắn phục vụ

nàng là cả một làn gió xuân, tạo cho nàng nhiều sung sướиɠ, yêu đời,

thèm sống.

Hắn vừa quạt vừa nhìn ra xa, rồi trỏ tay nói:

- Kia là cư xá Trung Dũng. Tôi chỉ biết Vân ở trong cư xá ấy, mà không biết ngôi nhà nào.

- Không biết lại càng hay đấy.

Nàng nói thế và trên gương mặt xinh đẹp lộ rõ nét buồn áo não, chỉ vì nàng đã lại nghĩ tới cái chân của mình.

- Vân làm cho tôi nghi hoặc hoài. Vân à, nếu được đến nhà Vân, là thỏa mãn cả một nguyện vọng của tôi.

Nàng nói rất khôn khéo:

- Để chừng nào tôi thấy có thể mời anh tới chơi, tôi sẽ mời.

- Được rồi, tôi sẽ chờ đợi ngày đêm.

Lời nói này, thêm một lần nữa, chứng tỏ tình yêu...

Nàng càng thêm chắc chắn vì lời nói ấy... Nhưng đột nhiên hắn làm cho nàng giật mình:

- Này cô Vân! Cô đã ngồi lâu rồi. Để tôi đưa cô đi dạo một chút nhé?

- Không! Không cần.

Nàng cuống quýt từ chối:

- Tôi chỉ thích ngồi đây. Tôi có thể ngồi rất lâu nữa.

- Nếu vậy, cho tôi được thưởng thức tài hội họa của cô.

- Được lắm.

Nàng bằng lòng ngay, thà chịu để cho hắn coi mình vẽ, còn hơn phá tan

niềm sung sướиɠ của hắn. Thử hỏi, một chàng trai đang say sưa với tình

yêu đầu xuân, đang tôn thờ một hình ảnh tiên nữ trong đầu óc, đang xây

mộng đẹp tuyệt vời... Mà bỗng nhiên bị vỡ mộng, hắn sẽ buồn bã đau đớn

biết chừng nào?

Chàng trai biết cách "hầu hạ" gái, lúc ấy đứng lên, cầm bút trao cho nàng, và tươi cười bảo:

- Nếu quả cô bằng lòng vẽ tôi, tôi rất sung sướиɠ được làm người mẫu cho cô vẽ.

Thật đúng với sở nguyện của Kiều Lê Vân. Nàng vui vẻ gật đầu, nhưng

lại nghĩ, gặp hắn lần này mới là lần thứ hai nên nàng nói:

- Xin để lần sau.

- Tại sao phải chờ lần sau?

- Để tôi còn nuôi dưỡng can đảm đã chứ? Anh không sợ tôi vẽ không giống sao?

- Đối với cô, tôi có một lòng tin lạ thường, không thể giải bày bằng lời nói.

Nàng cảm động sâu xa, cảm động muốn ứa nước mắt. Là thân con gái có

học, nhà giàu, đã hai mươi hai tuổi rồi, hơn nữa, từ trước tới nay chưa

hề được một chàng trai nào nói vào tai một lời tha thiết.

Tiếng nói êm đềm của Khang Thu Thủy lại thỏ thẻ bên tai:

- Cô có tài khiến linh ứng hiện ra ngoài ngọn bút!

Nàng quay đầu nhìn hắn, nở nụ cười cảm ơn, hạ giọng êm ái đáp lại:

- Giờ tôi vẽ cây thanh thông trước mặt kia.

- Hay lắm! Nhưng tốt hơn hết, hãy để tôi ngồi dưới gốc cây ấy, ăn... cây cà rem.

Câu nói vui của hắn càng khiến nàng cảm thấy vẽ bất cứ cảnh gì, vật gì cùng không quan trọng đối với nàng bằng một chàng trai. Nàng vốn vẽ rất giỏi, nên lúc này chỉ đưa ngọn bút phất phất nhẹ nhàng chốc lát đã

thành hình một vật rất sống động. Cố nhiên cũng vì có Khang Thu Thủy

đứng cạnh nàng. Thêm nữa, hắn giống như một kẻ hầu hạ nàng, luôn tay phe phẩy cây quạt, quạt cho nàng được mát. Sự có mặt của chàng trai bên

cạnh nàng là cả một sức mạnh kỳ diệu giúp thêm cho nàng trổ tài năng.

Bức họa được hình thành rất chóng. Nàng buông cây bút, quay nhìn chàng trai với một ánh mắt khó mô tả. Thật ra, một lời khen nịnh của chàng

trai dủ khiến nàng hởi lòng hởi dạ quả nhiên, hắn nói:

- Nếu

tôi không đứng ở đây, nhìn tận mắt cô vẽ bức tranh này, thì khi khi thấy nó ở một nơi nào khác, tôi sẽ cho là một tác phẩm của một đại danh họa.

Kiều Lê Vân phấn khởi hỏi:

- Thật ư? Nếu vậy tôi phải mở một cuộc triễn lãm tranh mới được.

- Và tôi sẽ là người thứ nhất thưởng thức các tác phẩm của cô.

- Người thứ nhất và cũng có thể là người duy nhất.

- Cô Vân à, sắp nghỉ hè rồi. Lúc ấy tôi phải nhờ cô dạy vẽ mới được.

- Đó là một trò cười thú vị.

- Vân cứ quá nhún nhường.

Một con người, nhật là một thiếu nữ yêu mỹ thuật, muốn phụng sự mỹ

thuật, lại bị tật nguyền, thì nỗi vui mừng rất dễ đổi thành nỗi tự ti

buồn khổ Kiều Lê Vân cúi xuống nhỏ một cọng cỏ nho nhỏ, nhưng nàng dùng

hết sức mạnh, bởi nàng đang buồn khổ, như muốn trút nỗi buồn bực vào cử

động ấy.

Sở dĩ Kiều Lê Vân yêu thích hội họa một cách say mê

cũng là vì cái chân tật nguyền của nàng. Nàng biết rằng thân mình sẽ

không bao giờ được hoàn mỹ, không có cách gì làm cho nó trở nên đẹp đẽ,

thì chỉ có một cách là vẽ! Chỉ có vẽ mới tạo được cái mình muốn. Do đó,

nàng rất thích vẽ những cô gái đang chạy nhảy, và đặc biệt, những cặp

giò của người trong tranh, nàng cố gắng vẽ cho thật dài, thật hấp dẫn.

Bấy giờ, nhận thấy nàng có vẻ suy tư đăm đăm, hắn nói:

- Tôi không thể đoán biết cô đang nghĩ gì, nhưng tôi biết rằng cô nghĩ ngợi rất nhiều.

ôi! Chàng trai ở bên nàng mới thông minh sáng suốt làm sao! Hắn nói

khiến nàng thêm áy náy lọ Hiện tại nàng đang nghĩ đến mối lo sẽ mất hắn, và nàng ý thức được rằng sớm muộn gì nàng cũng phải mất hắn. "Tại sao

hắn lại xuất hiện để đến với tả Tại sao hắn lại vui thích tiến tới gây

cảm tình, và đưa tay mở cánh cửa trái tim ta kỳ được như vậy?"

Lòng xốn xang, nàng không dám ngửng nhìn lên mặt hắn, sợ hắn nhận thấy

nét lo lắng buồn khổ hiện rõ trên mặt nàng. Nàng cứ mân mê nhánh cỏ với

những ngón tay như đã tê mê... mãi hồi lâu, nàng gượng nụ cười bảo hắn:

- Tôi xin lỗi. Tôi đang nghĩ về một vấn đề.

- Mong rằng tôi không quấy rầy cô.

Trước mắt Khang Thu Thủy, Kiều Lê Vân sao mà xinh đẹp đến thế, đáng

yêu, đáng chiều chuộng đến thế! Mới nhìn lần đầu, hắn đã yêu nàng ngay,

đến nỗi chính hắn cũng lấy làm lạ, và chưa dám tin chắc ở lòng hắn nữa.

Nhưng đến lúc này, hắn đã nhận thấy thực tế bày ra rõ ràng. Hắn đã yêu

nồng nhiệt say mệ Hắn hoàn toàn quên bẵng cái quan niệm "Đang học không

thể yêu đương". Đích thực là ái tình đã phát sinh và đang lớn mạnh.

ái tình có sức mạnh vô biên như đại dương vậy.

- Hôm nay chúa nhật, cô thích đi dạo phố chút chăng?

Nghe hắn hỏi, Kiều Lê Vân vội từ chối:

- Anh thứ lỗi! Tôi vốn ưa tĩnh mịch, và phong cảnh thiên nhiên bao la mới khiến tôi vui thú..

- Tôi khao khát được "lây" cái sở thích ấy, và bản chất cao quý của cô.

"Bản chất cao quý"? Có trời mới hiểu được. Nàng lại tự ti mặc cảm: Một cô gái thọt chân thì còn đâu "bản chất cao quý"? Chỉ bởi cái bản năng

thiên sống của con người nó giữ nàng lại cõi đời; nếu không, nàng có thể tìm cái chết để khỏi phải lết từng bước xiêu vẹo trên mặt đường!

Nghĩ tới đây, nàng bỗng nóng lòng mong Khang Thu Thủy đi khỏi cho mau, đi ngay lập tức. Nàng không muốn hắn ở bên cạnh nàng một phút nào nữa.

Tội nghiệp nàng quá! Nàng ngồi đã lâu lắm rồi, đôi chân đã tê đi.

Nhưng nàng đâu dám đứng dậy. Phải đợi lúc hắn quay nhìn đi nơi khác,

nàng mới vội vã duỗi chân ra thật nhanh.

- Này, anh... anh Thủy à! Tôi...

- Có điều gì, Vân cứ nói?

Thấy hắn trả lời với giọng điệu em như ru, ngọt ngào như rót vào tai,

nàng lại không nỡ nói thật. Nhưng không nói thì không xong. Khi ra đi,

nàng đã dặn mẹ nàng: "con vẽ lâu lắm cũng chỉ một tiếng đồng hồ, con sẽ

về" mà cho đến giờ này nàng vẫn chưa về được, chắc hẳn mẹ nàng phải sốt

ruột lắm. Lúc này, nàng còn chưa muốn cho mẹ hay là bên cạnh nàng có một thanh niên đang tỏ ý tán tỉnh.

- Tôi phải về thôi.

- Tôi đưa cô về.

- Không. (Nàng nói giọng quyết định) Tôi không quen đi cùng với ai, không quen nhờ người đưa đón.

- Nhất là đi với một người con trai?

- Vâng.

Tiếng nói yếu ớt mệt mỏi lộ rõ vẻ e thẹn ngượng ngùng. Thật ra, đã có

những buổi chiều tối, đã có nhiều đêm thanh vắng, Kiều Lê Vân thầm trông đợi một vị hoàng tử ngựa trắng áo hoa, yêu thương nàng, dìu nàng đi

thong dong trong tình thơ ý họa, đưa nàng về giữa lúc đêm khuya... Lúc

ấy Khang Thu Thủy lại nói:

- Vậy, chúng ta cùng ra về nhé!

Nếu có thể cùng nhau ra về, thì còn phải nghĩ ngợi khó khăn gì nữa!

Nàng lại đảo mắt ngầm dò xét hắn. Và nàng nhận thấy hắn không tinh ý cho lắm. Nếu tinh ý, nhất định hắn đã phải nghi ngờ... Phần nàng, cái bàn

chân tuy có tật, nhưng đầu óc rất tế nhị thông minh. Suy nghĩ giây lát,

nàng đáp ngay:

- Anh hãy về trước, tôi còn muốn vẽ một bức nữa.

- Để tôi đứng đây phục vụ cô.

- Đừng! (Giọng nói nàng càng quyết liệt hơn) Tôi có thói quen, khi

thật sự vẽ một bức tranh, không thể có ai ở bên cạnh. Nếu không thế, thì hết cả linh cảm và trí tưởng tượng...

- Ồ! (Hắn có vẻ lấy làm lạ)...

- Tôi thành thật xin thứ lỗi.

Khang Thu Thủy đứng lên, vừa thu xếp họa cụ vừa nói:

- Tôi không thể ngăn cản linh cảm của cộ Vậy tôi xin về trước, nhưng cũng xin báo trước: tôi sẽ còn đến đây nữa.

Nàng vui vẻ gật đầu. Đương nhiên, nàng mong mỏi hắn sẽ còn đến với nàng nữa. Hắn trỏ tay ra phía xa:

- Chiếc mô tô của tôi để đằng kia.

Nàng nhìn ra, quả thấy chiếc xe dựng đó từ hồi nào nàng không hay.

Nhưng hắn còn nài thêm:

- Cô Vân! Trời nắng nực thế này, cô cho phép tôi chở cô về là hơn. Tôi xuống trước, đợi cô ở dưới kia nhé?

- Không! Tôi đã có cây dù. Vả lại tôi thích đi bộ một đoạn đường.

- Nếu vậy...

- Thôi, tạm biệt! (Nàng vẫy tay như thúc giục).

- Vâng, tạm biệt.

Bước xuống phía dưới một quãng, hắn còn quay lại nhìn nàng, giơ tay

vẫy vẫy. Cảm giác của nàng lúc này thật lạ: Vừa mừng được thoát mối nguy bị phát giác cái chân có tật, lại vừa tiếc vì chàng trai không còn ở

bên nàng.

Nhưng, suy đi xét lại, nàng mừng nhiều hơn buồn.

Khang Thu Thủy thật dễ bảo. Nàng hài lòng vì hắn chịu nghe lời. Nàng rất sợ hạng trai trẻ bám sát gái, mặc dù trước nay nàng chưa được chàng

trai nào "bám" sát, tán dai cả.

Lúc nghe tiếng máy mô tô tới

gần, nàng không hề để ý, vì nàng đâu có ngờ đó là xe của Khang Thu Thủy. Nhưng lúc này, nghe tiếng máy nổ xa dần xa dần, nàng chú ý theo dõi

từng giây, từng giây... và tim nàng hồi hộp theo nhịp với tiếng máy xe

đó...

Khang Thu Thủy đi xa rồi, Kiều Lê Vân mới thật sự yên

lòng. Nàng đứng lên cho đỡ tê chân, vươn vai thở mạnh cho nhẹ nhàng cơ

thể.

Lúc ấy, ánh nắng thật tươi, sắc mây thật rạng rỡ, cây núi một màu xanh biếc, đồng lúa một màu xanh rờn... Nhưng Kiều Lê Vân không còn bụng nào ham vẽ tranh nữa.

Nàng đeo gói đồ vẽ lên vai, tay cầm cây dù, thất thiểu bước đi trên mấy con đường nhỏ băng qua ruộng rẫy, trở về nhà...

o0o

Bước chân vào qua cửa, Kiều Lê Vân đã vui vẻ gọi lớn:

- Má ơi, má!

Bà Kiều Khắc Văn vội bước ra. Dường như bà đang làm việc ở trong bếp; bà nhìn con với ánh mắt âu yếm:

- A! Con má đã về.

Kiều Lê Vân đặt gói đồ lên bàn.

- Hôm nay con vẽ thật đắc ý má à!

- Má rất thích được nghe con nói như vậy. Mồ hôi đầm đìa thế kia, mau vào rửa mặt đi. Có cô Anh Đài tới chơi, đang ở trong phòng con đấy.

- A! Hay quá! Con đang cần gặp.

- Con giữ Anh Đài ở lại ăn cơm nhé! Má đã chuẩn bị cả rồi.

- Anh Đài rất thích ăn món xào do má làm mà!

Bà Văn nở nụ cười thích thú:

- Cô bé ấy sành ăn đấy.

Kiều Lê Vân vội vã tìm vào phòng riêng. Nàng càng bước vội cái tật

lệch mình càng rõ rệt... Bấy giờ Khâu Anh Đài đang nằm thiu thiu ngủ

trên giường. Kiều Lê Vân vào đứng đầu giường, nhìn bạn mà không khỏi lắc đầu. Nàng nghĩ rằng: Một cô gái có đôi chân hoàn toàn lành mạnh, có khi cũng khổ. Không nghi ngờ gì nữa, hẳn Khâu Anh Đài đêm qua khiêu vũ

nhiều quá nên giờ mới mệt mỏi thế này. Nàng quyết định gọi bạn dậy để

nói chuyện, rồi sau bữa cơm trưa, sẽ lại ngủ nữa.

Bị lay gọi, Khâu Anh Đài trở mình nhưng chưa tỉnh, mép quần cuộn lên cao. Kiều Lê Vân phát vào đùi bạn một cái.

- Ối chao! Cái gì..?

Anh Đài giật mình ngồi dậy, tay dụi mắt, miệng mơ hồ hỏi:

- Chuyện gì thế?

- Hãy ngồi dậy, ra ngoài này. Đừng ngủ ngày nữa.

- Tôi đang cần ngủ. Bảo em tôi đi có được không?

Thì ra Khâu Anh Đài còn chưa tỉnh hẳn. Kiều Lê Vân buồn cười gọi:

- Tiểu thư ơi! Hãy mở mắt ra xem đây là nơi nào?

- A! Biết rồi... Đêm qua, tớ không về nhà.

Kiều Lê Vân ngạc nhiên hỏi:

- Tại sao vậy, Đài ngủ ở đâu?

Anh Đài đầu tóc rối bù, miệng ngáp liên miên. Kiều Lê Vân phải lấy cái khăn lông nhúng nước lau mặt cho bạn. Bấy giờ Anh Đài mới tỉnh hẳn.

- Suốt đêm tớ không ngủ. Tớ với chàng Lý Kiên ngồi trong vườn hoa nhỏ, nói chuyện cho tới sáng.

- Trừ phi là điên, nếu không, tớ tin chắc hai bên đã dài dòng tình tự ghê lắm!

- Ồ! Đừng nhắc đến nữa. Chỉ tại ông già tớ gây nên chuyện đấy.

- Ông già mày...

- Tớ đi nhảy với Lý Kiên, đêm về hơi khuya, ông già cấm hẳn không cho phép ai ra mở cửa.

- Sao mày cứ quen thói về khuya như vậy?

Khâu Anh Đài buông một tiếng thở dài, rồi cho bạn biết hai lý do khiến nàng bị cấm cửa: một là nàng về khuya quá; hai là trước đó cha nàng với mẹ nàng, có chuyện bất hòa, cãi cọ hờn dỗi nhau đã hai ngày, nên cha

nàng trút hết cơn giận dữ lên đầu nàng. Kiều Lê Vân lại hỏi:

- Thế tại sao không đến thẳng nhà chàng Kiên, mà lại ngồi ở vườn hoa?

Anh Đài ngao ngán đáp:

- Ông già, bà già hắn lại cũng là một cặp lão đảng viên bảo thủ, tới

nhà hắn không khác gì đem đầu tới nghe chửi. Bản cô nương chưa phải là

con dâu nhà họ Lý, sức mấy chịu nghe chửi!

- Thế trời sáng, sao không về? Không sợ người nhà đi tìm kiếm sao?

Anh Đài không trả lời câu hỏi, lại mỉm cười:

- Ồ, Mình chưa bao giờ ngồi với một bạn trai trong cảnh trời vừa rạng sáng. Thật là hai thú vị hiếm có! Nếu chàng Kiên không mắc việc phải

đi, thì sợ rằng...

- Sợ rằng mày không tới đây?

- Cho mày nói đúng đi. Từ sáng tới giờ mày đi đây?

- Tao đi vẽ tranh.

- Hèn chi người mày nóng hừng hực

- Đêm qua mày theo con Nhụy vào đại náo động phòng phải không?

- Phải. Dự cuộc náo động phòng xong, tao y hẹn tìm đến với chàng

Kiên. à, cuộc phá phách hôm qua nhộn ghệ Tao đã bắt chú rể phải cầm cây

bút...

- Để làm gì?

- Để viết ba chữ "em yêu quý" lên má cô dâu.

- Chơi ác làm gì thế?

- Thì "náo tân phòng" mà!

- Thế chú rể có viết không?

- Hắn phải năn nỉ trối chết mới được tha đấy. Rồi tao lại đổi trò:

buộc cô dâu phải đóng hai dấu môi son lên hai má chú rể. Nhưng thằng

Diệp Lạc ghê thật! Hắn lại yêu cầu tao phải chỉ dạy cho cô dâu, nghĩa là buộc tao phải làm trước, để cô dâu bắt chước.

Hai cô bạn ngồi chuyện trò cười cợt với nhau thật là thích thú. Nếu lúc ấy có một nhà

khảo cổ học ở trong nhà, chắc hai cô sẽ hỏi thêm về nguồn gốc tập tục

"náo tân phòng": Có từ đời nào, do ai xướng xuất... v... v...

Nhân chuyện đám cưới, Anh Đài lại hỏi:

- Này Vân! Anh chàng ngồi bên mày tối qua là ai vậy?

Bị hỏi đột ngột quá, Kiều Lê Vân đỏ rần đôi má, không biết trả lời làm sao. Anh Đài lại tiếp:

- Trông bề ngoài khá lắm. Hai bên có quen nhau từ trước chăng?

- Đâu có! Chỉ thấy hắn tự giới thiệu là Khang Thu Thủy.

- Nhất định hắn có tình ý với mày. Hắn là trường hợp "mắt vừa liếc thấy, lòng đã nao nao"...

- Nhưng nào có ích gì?

- Sao lại vô ích? Nếu hắn thực sự mến mày, mày cứ can đảm chấp nhận.

Kiều Lê Vân nhíu mày, nét buồn hiện rõ:

- Đài biết đấy, mình chỉ là đức con gái thọt chân.

- Vân nên nhớ rằng: trên cõi đời này, không có người nào thật toàn,

đẹp mười phân vẹn mười, đối lại, vẫn có những chàng trai có lòng chân

thành, một khi đã yêu, thì không nề hà vì một chút tì vết ở người con

gái.

- Mình không phủ nhận trên đời này có hạng nam nhi như thế. Nhưng chỉ có thể gặp gỡ, chứ không thể nên duyên.

- Biết đâu Khang Thu Thủy chẳng thuộc hạng người đó.

- Thôi đừng bàn luận về một chàng trai xa lạ nữa. Đài đừng lấy làm lạ, khi thấy mình không hề tự tin trong vấn đề này.

Khâu Anh Đài trở mình nằm sấp xuống, hai tay chống cằm, đôi chân co

gác lên vách tường, đưa ánh mắt tinh anh sắc sảo nhìn Kiều Lê Vân chăm

chú rồi ôn tồn bảo bạn:

- Chỗ chị em với nhau, mình thành

thật khuyên Vân đấy: Vân toan tính làm gì, hãy cứ can đảm làm đi. Đừng

có nhút nhát co đầu rụt cổ. Trên cõi đời này, người nhút nhát, kẻ vội co đầu rụt cổ trước khó khăn, không bao giờ thành công về một việc gì hết.

Trước lời khuyến khích tự đáy lòng của bạn thân, Kiều Lê Vân

cảm động sâu sạ Gương mặt tuấn tú với nụ cười tươi tắn của Khang Thu

Thủy lại hiện ra trước mắt nàng, giọng nói êm ái như ru hồn của hắn lại

văng vẳng bên tai nàng... Phải, nàng không nên nhút nhát. Biết đâu đó

lại chẳng là một chàng trai mà Thượng Đế đem ban cho nàng?

- Sao? Vân nghĩ kỹ rồi chứ?

Đang đắm chìm trong suy tư, Kiều Lê Vân giật mình bừng tỉnh, bèn nhìn bạn, mỉm một nụ cười biết ơn...