Chương 4
Hôm ấy, tôi thức dậy thật sớm lúc trời hãy còn mờsương. Không khí buổi sáng thật tinh khiết. Rửa mặt xong tôi thấy tinh
thần thật sảng khoái, đứng bên cửa nghe tiếng hát thanh thoát của Gia
Gia vương vấn trong gió. Tôi bước ra khỏi phòng chạy xuống thang lầu,
thẳng ra vườn hoa, thiếu chút nữa đã đυ.ng vào một người, ngẩng lên, thì
ra là Trung Đan. Tôi sung sướиɠ:
- À anh, tôi không nghĩ là anh lại dậy sớm hơn tôi thế.
- Vậy à? Hắn cười - Sáng nào tôi cũng dậy sớm, tôi thích ngồi xem sách trong vườn hoa.
- Vậy à! Thế mà hồi nào tới giờ tôi vẫn tưởng người trong nhà họ La nầy không bao giờ thức trước tám giờ chứ!
- Nhưng tôi nào có phải là người họ La đâu? Hắn nói. Ngoài ra đến tám giờ tôi đã phải dạy cô rồi? Cô quên sao?
- Thế anh có thấy bực mình không?
- Bực mình chuyện gì?
- Thì việc dạy một học trò ngu như tôi đó.
- Cô à? Hắn nhìn tôi cười - Nếu tất cả đứa học trò tại tư gia mà đều "ngu" như cô thì hay biết mấy!
- Mấy đứa học lớp đêm của anh có thông minh không?
- Ơ. Hắn nhăn mặt. Thông minh quá đỗi thông minh.
- Sao vậy?
- Tôi thí dụ cô nghe nhé, cậu bé đó học đệ thất tôi phải dạy đủ môn
cho cậu ta. Chương trình đệ thất có môn vạn vật cô biết chứ?
- Có.
- Một hôm tôi phải mất suốt cả một buổi tối để phân biệt cho cậu ta
biết thế nào là đực cái đồng thể. Thế nào là đực cái dị thể giảng muốn
khan cả cổ, thế rồi tôi hỏi cậu ta hiểu chưa hắn nói hiểu. Tôi mới tìm
một câu hỏi để khảo sát, sợ câu hỏi khó thì cậu ta trã lời không được,
nên tôi mới hỏi một câu thật dễ, tôi hỏi: Con người thuộc loại đực cái
đồng thể hay dị thể, cô biết hắn trả lời ra sao không?
- Thế hắn đáp ra sao?
- Hắn nghĩ gần cả buổi mới đáp là: Con người thuộc loại "đực cái đồng thể"!
Tôi cười rũ rượi, sau đó chúng tôi bước vào con đường nhỏ giữa hàng long bá, Trung Đan nói:
- Tôi đến Đài loan một mình khi tôi vừa được mười mấy tuổi. Lúc đầu ở đậu nhà bà dì, sau đó bà dì không nuôi tôi nữa. Mười mấy năm qua, tôi
phải tự lực cánh sinh để học, đến tốt nghiệp đại học, sống nhờ nghề kèm
trẻ. Tôi đã dạy qua không biết bao nhiêu nhà, nhưng có một hạng người mà tôi ghét nhất không muốn dạy.
- Hạng nào?
- Đó là hạng bất tài.
- Nhưng mà trên đời nầy hạng bất tài thì lúc nào cũng nhiều hơn thiên tài, vì vậy tôi không ghét họ, mà chỉ ghét một hạng người.
- Hạng người nào? Trung Đan hỏi ngược lại.
- Đó là hạng nô tài.
Hắn cười to:
- Thật ư? Nhưng bọn bất tài với bọn nô tài hạng nào đáng ghét hơn thì cần hỏi lại.
- Bọn bất tài chỉ đáng ghét chứ không đáng giận, trái lại bọn nô tài đáng giận hơn.
- Cô nói có lý, bọn bất tài chỉ vô dụng, còn với bọn nô tài thì thật
là hạ tiện. Đối với người chuyên moi móc, luồn cúi thì không thể nào
chịu được. Ức My, cô có vẻ nhìn rõ vấn đề hơn tôi, nhưng có một hạng bất tài, chỉ thích lăn trong bùn nhơ phân thối, thân thể vừa hôi vừa tởm,
thế mà lúc nào cũng cười ngạo kẻ tay trắng làm nên, họ lại còn tự cho
mình hay, mình giỏi không cần ganh đua với đời, chịu an phận trong cuộc
đời hạ tiện và gán cho những kẻ đang nỗ lực xây đựng là những phần tử có dã tâm, đua chen danh lợi không thanh cao. Đối với hạng thối tha nầy
nói thật, tôi không xem họ ra gì cả. Không lúc nào tôi nghĩ rằng: trên
đời nầy người không xông xáo gì cả mà có được lợi danh. Giả sử như có đi nữa thì chẳng qua họ chỉ là một thứ bù nhìn.
- Đúng vậy. Tôi đồng ý.
- Tôi cũng nghĩ rằng những kẻ nhạo báng sự thành công của người khác
chỉ vì họ không thành công được, hoặc vì họ không chịu cố gắng. Nếu chỉ
ngồi không trong phòng trống, không cần phải tranh giành hay tốn sức lao động thì có lẽ họ sẽ vui vẻ chấp nhận ngay!
Tôi chăm chú nhìn Trung Đan, rồi hỏi:
- Thế anh có thuộc thành phần có tham vọng chăng?
Trung Đan cũng nhìn tôi, gương mặc sáng sủa đầy cương nghị, điển hình
cho một tinh thần tranh đấu giàu nghị lực, nếu so sánh về cái mã đẹp
trai thì thua xa Hạo Hạo, Hạo Hạo đẹp trai hơn lại có vẻ phóng khoáng,
nhưng chọn loại điển hình cho hạng người thực tế và tự lập thì Trung Đan lại hơn. Dù không đẹp trai, y phục xốc xếch, ăn uống nhanh nhẩu, nhưng
khi làm việc hay lúc dạy học chàng đều hết sức chăm chỉ.
Tôi
thích nhất vẻ suy tư của Trung Đạn mỗi lần chàng yên lặng nhíu mày là
tôi lại tưởng tượng ra bao nhiêu tư tưởng đang quay cuồng trong bộ Óc
lớn mà mỗi ngày phải bao nhiêu việc để thỏa mãn tinh thần cầu tiến của
chàng. Trung Đan vẫn nhìn tôi với đôi mắt hơi khác thường, chàng nói:
- Đúng, cô có thể cho tôi là người đầy tham vọng cũng được, tôi không hề tự cho rằng mình thuộc loại thanh cao. Lúc nào tôi cũng dùng hết sức mình để làm việc, chinh phục những gì tôi cần chinh phục, không cần
biết đó là danh hay lợi. Nhưng có một điều, đối với lợi lộc tiền tài tôi chỉ muốn mình không nghèo là được, chớ không đòi hỏi phải là phú ông,
chỉ cần sống không thiếu thốn, tiền tài dư dả không ích lợi gì, vì nếu
chỉ cần năm trăm cho một ngày là cuộc sống của cô được đầy đủ, thì một
triệu, chục triệu, trăm triệu hay một tỷ có nghĩa lý gì thêm nữa đâu,
phải không cô?
Tôi gật đầu hỏi:
- Thế đối với công danh thì sao?
Đôi mắt Trung Đan chợt sáng ra, một lúc lâu chàng nói:
- Thuở nhỏ tôi có xem một quyển sách tên là "Anh hùng và những kẻ
được ngưỡng mộ" cuốn sách nầy đã ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, tôi mong
rằng mình được ngưỡng mộ chớ không muốn là một bọt nước trên dòng, có
thể vỡ ra không một âm vang. Sống một cuộc đời bình thản, vô danh là
lãng phí! Tôi muốn được thành công, muốn là một anh hùng được vạn ngàn
người ngưỡng mộ. Có lẽ cô cho tôi là hạng phàm phu tục tử chăng? Ức My.
- Cười anh phàm tục à? Không đâu, tôi hết sức ngưỡng mộ sư siêu phàm
của anh. Thật vậy ai bảo anh phàm tục? Không, anh không phàm tục chút
nào cả, vì có rất nhiều người khao khát được thành công nhưng không dám
thú nhận còn anh thì không thế, anh đã nói thẳng điều anh muốn.
Chúng tôi đến cạnh vườn hoa. Tôi đứng lại.
Gia Gia đang trổ tài hát, khoan thai tưới mấy cụm hoa, thấy chúng tôi
đến, bà ngừng tưới, ngẩng đầu nhìn chúng tôi cười ngớ ngẩn. Trung Đan ôn tồn hỏi:
- Hoa nở hết chưa, Gia Gia?
- Hoa nở rồi.
Gia Gia ngớ ngẩn nói, đôi mắt tròn xoe nhìn tôi như khám phá ra một
điều gì mới lạ. Thùng nước trên tay hạ dần xuống, nước đổ tung tóe. Để
bà nhìn một lúc lâu, tôi cảm thấy hơi dễ chịu và bước đến gần bà cười:
- Nước trong bình đổ ra hết rồi kìa, Gia Gia.
Vừa nói tôi vừa tiếp lấy thùng.
- Để tôi giúp bà tưới hoa nhé, được không? Tôi thích tưới hoa lắm.
Bà ngạc nhiên nhìn, nhưng rồi cũng để tôi cầm chiếc thùng tưới lên
những luống hoa, một tay tôi giữ áo vì sợ bị ướt. Nhìn những giọt nước
ướt đẫm trên hoa lá với ánh nắng mới lấp lánh sáng, tôi thích thú vô
cùng. Rồi như vô tình một mặt tưới hoa, một mặt tôi hát bài mà Gia Gia
thường hát. Đến khi nước trong thùng đã hết, tôi ngừng tưới, quay nhìn
ra thì bắt gặp Trung Đan đang ngắm tôi với đôi mắt chiêm ngưỡng và nụ
cười trên môi, tôi mỉm cười đáp lại. Kéo thẳng nếp áo, đưa mắt lên gặp
ánh mắt của Gia Gia. Gia Gia nhìn tôi sung sướиɠ, những vết nhăn trên
mặt ửng đỏ, đôi môi khép hờ, thái độ thật giống trẻ thơ khi trông thấy
món quà vừa ý, tôi hơi ngạc nhiên, bước đến nắm lấy cánh tay trơ xương:
- Gia Gia làm gì vậy?
Bà vẫn nhìn tôi âu yếm, rồi chạy nhanh vào vườn hoa, ngắt lấy hai cánh hoa xong chạy trở lại. Hai đoá hoa màu vàng không tên. Cánh hoa không
có vẻ gì quí giá cả, có lẽ là một loài cỏ dại. Bà trao hai cánh hoa cho
tôi, gương mặt hồng hào vui sướиɠ. Tôi Ngac nhiên:
- Bà cho tôi đấy à?
Hai cánh hoa được vào lòng tôi với bao nhiêu vẻ thành khẩn, tôi nhận lấy hoa gật đầu:
- Cám ơn Gia Gia nhiều nhé!
Quay đầu sang nhìn Trung Đan, thái độ của hắn cũng tương tợ khiến tôi
không hiểu gì cả. Cầm hoa trên tay, tôi tiếp tục bách bộ với chàng một
đoạn xa, quay đầu nhìn lại vẫn thấy Gia Gia đứng sững nơi ấy, chăm chú
nhìn chúng tôi. Đưa hoa lên mũi ngửi, rồi lại cầm xem, tôi tò mò hỏi
Trung Đan:
- Anh biết hoa này hoa gì không?
- Tôi
nghĩ chắc nó thuộc loài Khổ Công Anh, một thứ cỏ dại. Chàng đáp - Hình
như loại hoa nầy là thứ rẻ tiền nhất trong các loài hoa trong vườn này,
nhưng nó lại là bảo vật của Gia Gia đấy. Bà cho mọi người hái tất cả các hoa nhưng trừ thứ nầy.
- Thật không?
Tôi nghi ngờ.
- Bởi vậy việc nầy có vẻ hơi lạ lùng đấy. Rồi Trung Đan trầm ngâm
nhìn tôi: - Gia Gia có lẽ rất thích cô nên mới hái thứ hoa mà bà yêu
quí nhất để tặng cô. Hành động hôm nay của bà hồi nào tới giờ tôi chưa
hề thấy.
Chúng tôi bước vào rừng cây, đến ngồi đưới giàn hoa
giấy. Tôi thẫn thờ nhìn đóa hoa vàng năm cánh của Gia Gia cho, tuy không đẹp, nhưng vương vấn một vẻ gì mong manh đáng thương.
- Đóa hoa đáng thương, Tôi nói - Hình như nó yếu đuối quá phải không? Cánh hoa nho nhỏ như có thể rơi ngay khi chạm đến.
Tôi đặt cánh hoa lên ghế, ngẫm nghĩ một lát nói:
- Anh có nghĩ rằng Gia Gia là người có tình cảm, biết vui buồn giận hờn hay không?
- Có chớ, Trung Đan đáp - Có lẽ bà ta còn nhiều ký ức trong tiềm thức.
Chàng nhìn tôi, đôi môi mím lại, đôi mày hơi cau, có lẽ tư tưởng đang quay cuồng trong đầu chàng.
- Tôi nghĩ bà ta cô độc vì không ai chịu kết bạn, và cô tử tế với bà, nên bà thích cô. Sự thật, bà cũng là người cũng có tình cảm và tư
tưởng. Thế giới riêng của bà có lẽ còn dễ thương hơn xã hội chúng ta nữa là khác.
- Tại sao vậy.
- Vì bà chỉ cần có người
cho cơm ăn, thấy hoa nở đẹp là sung sướиɠ. Thỏa mãn rồi không có một đòi hỏi, không biết thất tình, tự ái cũng không... tất cả những điều phiền
não đều không có. Ngoài ra lại không có trách nhiêm đối với sự hiểu
biết, thế có phải bà quá giản dị sung sướиɠ hơn chúng ta nhiều không?
- Trách nhiêm đối với sự hiểu biết là gì?
- Thế cô không nghĩ rằng sự hiểu biết là trách nhiệm của con người à?
Rồi chàng cười:
- Sự hiểu biết càng nhiều, con người càng thấy mình có trách nhiệm vì trí thức vói tư tưởng luôn luôn đi đôi. Cô hãy xem, những người làm
việc lao lực, quần quật suốt một ngày, tối về tắm rửa, ăn cơm xong là
nhảy lên giường đánh một giấc ngon lành không cần suy nghĩ gì ngoài một
giấc ngủ thỏa mãn. Trái lại với người học thức cao, tư tưởng phong phú
thì lại khác, không phải chỉ cần ăn với ngủ mà họ còn cả một trời hiểu
biết, suy nghĩ. Họ nghiên cứu bản tính con người, khoa hoc, xã hội, tìm
hiểu cái này tìm hiểu cái kia lúc nào cũng làm cho đầu óc nứt ra để thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu vô biên của họ. Cô thấy không, chỉ có hạng người
trí thức mới phải dùng đến thuốc ngủ thôi.
Những câu nói của
Trung Đan khiến tôi thích thú, hai tay ôm lấy gối nhìn lên những đóa hoa tím trên giàn tư lự, còn chàng ngã người về sau, cánh tay choàng ra
băng ghế phiá sau, Trung Đan tiếp tục:
- Con người có hai trách nhiệm lớn đó là trí thức và tình cảm.
Tôi nhíu mày, suy nghĩ:
- Như thế có ích lợi gì đâu?
- Sao lại không ích lợi? Chàng nói - Nếu mọi người như thế cả, thì
cuộc sống vẫn bình thường biết bao. Cô chỉ cần đi săn thú kiếm thịt cho
đầy bụng là thỏa mãn rồi, cuộc sống sẽ giản dị và sự bực mình sẽ giảm
nhiều. Nhất là cô không phải lo lắng sợ thi rớt vào đại học, cũng như
khỏi phải buồn khi chứng minh một bài hình học mãi mà không ra.
Tôi mỉm cười, chàng cũng cười theo, xong quay nhìn đồng hồi giật mình bảo:
- Chết chửa, gần tám giờ rồi. Thôi chúng mình phải trở về thực tế lo
học đi là vừa. Ờ, mà hình như cô chưa ăn điểm tâm phải không? Mau đi ăn
đi để học cho kịp. Hôm nay nếu tôi không lầm thì giờ đầu chúng ta ôn
Hình học, môn đau đầu nhất của cô đấy!
Tôi đứng dậy vươn vai, lười biếng đáp:
- Ơ! Nói chuyện thích hơn học nhiều, Rồi nhìn hắn tôi nhăn mặt nói - Anh Trung Đan, anh biết tôi nghĩ thế nào về anh không? Tôi nghĩ có lẽ
anh là người có trái tim sắt đá nhất.
- Tại Sao?
- Anh xem, trong một không khí vui vẻ như thế này mà anh nỡ bắt tôi vùi
đầu vào sách, anh thiên về lý trí nhiều quá, vì vậy tôi nghĩ anh là
người ít tình cảm.
- Thật à? Chàng mỉm cười, đôi mắt sáng lên - Đối với điều cô nói, tôi nghĩ rằng tốt nhất là để thong thả hãy kết
luận, đợi đến lúc nào chúng ta biết nhau rõ hơn đã nhé!
Tôi nhặt các cánh hoa trên ghế đá sửa soạn đi:
- Chúng ta không cùng đi sao? Anh ăn sáng rồi à?
- Tôi để cô 15 phút ăn điểm tâm. Chàng nói- Tôi còn được mười lăm phút xem sách.
Nói xong chàng dở quyển Tâm Lý Phổ Thông ra. Tôi cầm các cánh hoa bước về phiá khu vườn. Đi một đoạn, tôi quay đầu lại:
- Anh biết không, giờ phút nầy tôi chỉ mong mình biến thành người thượng cổ.
Chàng nhìn tôi:
- Nhưng không được phải không? Sống trong xã hội thời đại này lúc nào cũng phải tranh đấu, vì vậy Ức My, đừng bao giờ làm kẻ yếu hãy làm một
kẻ mạnh.
Tim tôi đập mạnh nhìn hắn, gương mặt thành khẩn đầy
tình hữa nghị, gương mặt của một giáo sư tận tâm, tôi gật đầu, lòng mang mang xúc động.
- Anh cứ yên trí, tôi nhẹ nhàng đáp- Tôi sẽ cố gắng thi đậu vào Đại Học.
Cầm những cánh hoa, bước lên lầu trở về phòng, lấy chiếc bình đặt lên
kệ sách xuống, thay những cánh hoa hồng bằng loài hoa vàng không tên
nầy. Mãi nhìn những cánh hoa, 15 phút trôi qua, Trung Đan đẩy cửa bước
vào:
- Sao? Cô dùng điểm tâm chưa?
Hắn hỏi, đoạn ngồi xuống trước mặt tôi, giở quyển hình học ra sắp sửa giảng bài.
- Rồi ạ!
Tôi nhẹ nhàng đáp.
- Ăn rất no.
Đoạn tôi nhìn hắn cười, và miễn cưỡng mở vở ra.