Chương 9
Thứ hai trôi đi, thứ ba đến, rồi thứ tư lại đi. Vũ Vi vẫn chờ trong hy vọng, nàng mong rằng những lời phát xuất từ tâm quyết của mình sẽ gọi được người lang bạt trở về. Nhưng ngày tháng tàn phai tin người chẳng đến. Vũ Vi lại hối hận về sự nông nổi của mình. Tại sao ta mạnh tay như vậy? Làm người đau cả tim thì làm thế nào gọi được người trở về chứ?Sự bứt rứt của Vi không thoát khỏi mắt ông Nghị, một hôm khi chích thuốc, Vi nghe ông Nghị hỏi.
- Sao? Lúc nầy cô và ông bác sĩ phòng quang tuyến cơm chẳng lành rồi à?
Vũ Vi ngỡ ngàng, nhưng rồi nàng hiểu ngay.
- Không có gì cả, vẫn vậy cũng bình thường thôi.
- Thế à?
Ông Nghị ngờ vực nhìn Vi.
- Thế tại sao cô buồn?
- Làm sao ông lại biết tôi buồn?
- Đừng dấu, tôi già rồi cô không qua mắt tôi được đâu. Hôm chủ nhựt đến nay tôi thấy cô có vẻ không vui. Hay là em cô lườỉ. Nếu thấy cần tiền nói tôi biết nhé?
Vũ Vi lắc đầu.
- Cám ơn ông, nhưng em tôi vẫn ngoan như ngày nào, tôi cũng không cần tiền, ông yên tâm.
Ông Nghị yên lặng nhìn Vi, một lúc nói.
- Có gì phiền muộn cô cứ nói cho tôi biết, để tôi giúp cô nhé.
- Vâng.
Vi đáp, nàng không dám nhìn thẳng vào mắt ông Nghị, nàng không biết phải bày tỏ như thế nào cho hợp lý. Có nên cho ông Nghị biết rõ sự phiền muộn của mình không?
- Hôm qua tôi đọc được hai câu rất hay trong tập "Bá gia từ".
- Hai câu đó thế nào?
- Lòng đầy cánh nhạn giăng, hồn ngập niềm tâm sự.
Ông Nghị trầm ngâm.
- Câu ấy có phải nằm trong bài thứ 61 không? của Âu Dương Tu mà, hình như trước đó còn có thêm một đoạn "Thương nhau không hề nói" phải không?
- Vâng.
Ông Nghị ngẩng đầu lên.
- Hai câu đó có dính dấp đến những tiếng thở dài nào của cô mấy hôm nay không?
- Không, đọc thơ tôi thấy trái tim mỗi người như đầy lưới nhện tâm sự nghìn trùng, chỉ mở khi ta tìm được gút.
Ông Nghị nhìn thật lâu vào mắt Vi.
- Thế trái tim cô có rối không?
- Ông thì sao?
Ông Nghị gật đầu thú nhận.
- Có chứ.
- Thế thì ai lại không? chúng ta đều là người đều thích giận hờn yêu ghét thì làm gì trái tim ta lặng sóng được?
Ông Nghị nhíu mày yên lặng.
Và suốt hôm ấy ông trầm lặng như pho tượng gỗ. Ông Nghị nghĩ gì? Vi không biết, một ngày bình thản lại trôi qua.
Ngày thứ sáu, trời vừa hừng sáng, bà Lý đã mang hoa vào phòng. Nhìn thái độ chăm sóc của bà, Vi thấy hổ thẹn khi mình không giúp được gì cho người đầy tớ trung thành.
- Bác Lý ơi, chắc tôi thất bại rồi, bác có buồn không?
Bà Lý cười nhẹ lắc đầu:
- Tôi cũng hiểu chuyện khó chớ đâu dễ mà buồn. Tánh cậu ba ương ngạnh và cứng chẳng kém gì ông chủ, nên chẳng thể một sớm một chiều mà kéo cậu ấy về được đâu.
- Nhưng tôi biết, tất cả những người trong nhà nầy đều mong mỏi anh ấy trở về phải không?
- Vâng, vì cậu ấy giống ông chủ, tuy nóng tính nhưng biết thương người. Cô biết không cách đây 20 năm, khi ông nhà tôi còn làm phu khuân vác trong cơ xưởng của ông chủ, một hôm vì vô ý đã bị xe đυ.ng. Ai cũng tưởng là ông ấy sẽ chết chứ chẳng mong sống nổi. Ông chủ đây mới cấp tốc cho xe mang vào nhà thương tốn không biết bao nhiêu tiền chồng tôi mới sống được mặc dù phải mang thẹo và chân bị gẫy không làm được việc gì cả. Tưởng thất nghiệp may lại được ông chủ cứu vớt một lần nữa, ông gọi vợ chồng chúng tôi về nhà cho công ăn việc làm đến bây giờ. Ông chủ thì thế đó cậu Ba cũng vậy giúp đỡ và thương mến chúng tôi thật lòng chứ không phải là miệng lưỡi...
Bà Lý bước ra cửa còn nói thêm.
- Dù sao đi nữa, tôi cũng mong rồi ngày nào đó cậu Ba sẽ trở về.
Đây là lần đầu tiên Vi nghe bà Lý tỏ bày tâm sự, cũng là lần đầu tiên Vi hiểu được cái ơn lớn của vợ chồng ông Lý với ông Nghị sự lo lắng và chăm sóc thật tình với chủ của họ không còn làm nàng ngạc nhiên. Có điều Vi không ngờ người có vóc dáng khó chịu như ông Nghị lại có thể chứa đựng cả một trái tim mềm yếu. Còn Nhược Trần?
Buổi sáng đã trôi qua rồi buổi chiều lại đến. Trong giờ cơm tối ông Nghị vì chân đã khỏe nên đã xuống lầu dùng cơm. Khi tất cả vừa ngồi vào bàn thì chợt nghe tiếng chuông cửa reo. Ông Nghị chau mày nhìn Vi.
- Hôm nay không phải thứ bảy phải không cô Vi? Vái trời chẳng phải vợ chồng Bồi Trung hay Bồi Hoa thì hay biết mấy.
- Dạ chắc không phải đâu, hôm nay mới thứ sáu mà.
- Chắc luật sư Mậu không chừng...
Bà Lý đoán. Tiếng mở cổng vang vào rồi tiếp đó là tiếng nổ của xe gắn máy.
Trong trái tim ông Nghị, Bà Lý... Tất cả những người thân thuộc quen biết chỉ có một người lái xe gắn máy thôi. Ông Nghị mở to mắt ngạc nhiên, ông có vẻ xúc động, ngồi yên trên ghế. Bà Lý thừ người, trong khi Vũ Vi buông đũa chờ đợi.
Cửa đột ngột mở lớn, một thanh niên cao gầy bước vào, hắn mặc chiếc bluoson bằng da, quần cao bồi, râu ria rậm rạp nhưng vẫn không khuất được đôi mắt sáng...
- Hà!...
Đứng trước bàn ăn hắn kêu lên:
- Bà Lý, bà mang thêm chén đũa ra xem, trời ơi món thịt nướng của bà sao hấp dẫn thế này? Chắc tôi phải ăn hết món nầy mới đủ quá...
Bấy giờ bà Lý như mới chợt tỉnh. "Ồ!" Bà vội buông chai nước ngọt trong tay xuống, chạy bay vào nhà bếp, vừa chạy vừa lải nhải.
- Vâng... Vâng... để tôi mang đủ chén ra... cả bình rượu chát đỏ nữa... Thịt vò viên... món cậu thích dùng nhất.
Bà Lý chạy đi rồi, Nhược Trần mới quay mắt nhìn cha. Vũ Vi nín thở, nàng tưởng chừng không khí trong phòng như đang ngưng lại. Cơn bão âm ỉ trong phòng rộng. Và ông Nghị là người lên tiếng đầu tiên.
- Con từ đâu về đây?
- Không phải từ thiên đàng cũng không phải từ địa ngục.
Nhược Trần đáp:
- Đi lang thang một thời, bây giờ con trở về.
- Tại sao vậy?
- Vì con đã mệt mỏi.
Ông Nghị yên lặng một chút.
- Thế con mang gì về đây.
- Mưa gió, cát bụi, sự mệt mỏi và... Hành trang con cũng không nhiều lắm, cha có cần phải kể hết không?
Ông Nghị đẩy ghế ra, bàn tay ông run rẩy.
- Thôi ngồi xuống đi, tao biết mày đang đói.
Nhược Trần thản nhiên ngồi xuống, chàng ngồi đối mặt với Vũ Vi, ông Nghị không đợi Trần lên tiếng đã hỏi.
- Hai người biết nhau rồi phải không?
- Vâng.
Nhược Trần đáp:
- Nhưng con không hiểu cha đào đâu ra một cô y tá kỳ cục như vậy, lúc nào cũng tưởng như mình là vị thần giảng hòa do trời sai xuống.
Ông Nghị nhìn Vũ Vi, rồi quay sang con.
- Cô ta giữ vai trò gì trong vở kịch con đang diễn?
Nhược Trần chưa kịp lên tiếng thì Vũ Vi đã vội đứng dậy.
- Mấy ông uống gì? Rượu chát nhé, để tôi đi lấy.
Vi không muốn ông Nghị biết chuyện nàng đã làm, bước đến tủ lấy rượu và ly, Vi biết rằng sau lưng mình có hai đôi mắt đang chăm chú theo dõi việc làm của nàng.
Có tiếng của Nhược Trần.
- Cha hỏi cô giữ vai trò gì à? Cô chính là người nêu cao ngọn đuốc để kéo con trở về.
- Thế à?
Tiếng ông Nghị:
- Con muốn nói...
Nhược Trần hớp một hớp rượu.
- Theo một câu chuyện truyền kỳ thì bất kỳ một cánh chim phiêu bạc nào gặp lúc mỏi cánh đều dễ dàng ngã xuống rừng sâu, gai góc của rừng rồi sẽ đâm nát những phiến thịt dày sương, vì vậy thượng đế không hài lòng và người đã phái một vị thần mang đuốc đến soi sáng cho kẻ lạc chân trong rừng.
- Ồ...
- Chuyện chưa hết đâu, sau khi rời khỏi rừng thẳm, tùy theo tâm trạng của kẻ lạc chân, họ sẽ nhìn thấy người cầm đuốc là thần hay quỉ, thế giới của họ là thiên đàng hay địa ngục còn tùy...
Vũ Vi bực bội ra mặt.
- Thôi chứ, Thiên đàng hay địa ngục thì anh cũng đã về đây rồi, bây giờ ăn đi chứ tôi đói quá rồi.
- Khoan. Ông Nghị nâng ly lên - Uống một ly trước rồi hãy ăn, cô Vi nâng ly lên đi chứ, còn thằng Trần thì chắc khỏi mời, nó là hũ rượu mà.
Vũ Vi nâng ly lên chẳng chút do dự. Rượu nhuộm đỏ dần gương mặt của ba người. Nhược Trần lại rót rượu thêm, nói to:
- Bây giờ thì đứa con lang bạt của cha đã trở về rồi phải không cha? Uống với con một ly nữa nào...
Rồi quay sang Vũ Vi, Nhược Trần do dự một chút hỏi:
- Còn cô... Tôi phải gọi cô là gì? Nữ chúa, nữ thần hay nữ quỷ.
- Phải gọi là nữ bạo chúa!
Ông Nghị lên tiếng. Hơi rượu đã làm ông chuếnh choáng, ông cười thật to tiếp.
- Gọi là nữ bạo chúa đúng nhất, có nhiều chuyện chẳng ai dám nói với ta, thế mà cô ta... hì hì...
Nhược Trần vỗ mạnh lên vai ông Nghị như vỗ vai người bạn thân.
- Hố. Hố! "Cha nhất rồi! Lúc nào cha cũng khôi hài thật hay.
Ông Nghị thấm men, đưa cao ngón tay cái lên.
- Con cũng thế, con vẫn hào phóng như ngày nào.
Rồi hai cha con cùng cười to. Rượu cứ thế cạn dần. Vũ Vi nhìn cảnh trùng phùng của hai cha con mà cảm động. Nàng nhẹ nhàng đứng dậy định dành riêng gian phòng cho họ, nhưng không kịp, Nhược Trần đã nhìn thấy.
- Cha ơi, cô y tá của cha định trốn kìa.
Ông Nghị lắc đầu.
- Không được, không thể để cô ta trốn được, phải tưới say một lần cho biết tay.
Nhược Trần hất mặt về phía Vũ Vi.
- Đó có nghe không?
Vừa hỏi anh chàng cũng trông thấy những giọt nước mắt trên má Vi nên kêu lên.
- Trời ơi ô, ô... cô ta khóc rồi kìa...
Vũ Vi đưa tay dụi mắt, nàng cố làm ra vẻ tỉnh với nụ cười.
- Tôi khóc bao giờ đâu? Tôi đang cười đây này thấy không?
Ông Nghị gục gặc.
- Đúng, Trần, con nhìn sai rồi, cô ấy đang cười mà.
- Thế à.
Nhược Trần nâng ly lên:
- Vậy thì chờ gì mà chúng ta không cạn thêm một ly nữa chứ?
Ba người lại uống thêm, bà Lý mang bò vò viên ra nhìn thấy khung cảnh vui nhộn trong phòng ăn mà rớt nước mắt.
- Đây còn nữa nhé. Để tôi đi dọn phòng cho cậu ba.
Nhược Trần khoát tay.
- Ai đi, nhưng nhớ cho tôi một ly...
- Trà đậm!
Trần chưa dứt lời thì bà Lý đã tiếp nói khiến Trần không dấu được sự sung sướиɠ.
- Bà hay quá vậy, nhớ cả những tật xấu của tôi! Cho tôi hôn một cái đi!
Bà Lý ngoe ngoẩy.
- Không được đâu, tôi già rồi!
Bà bước nhanh ra khỏi phòng, căn phòng cũng trở về với sự yên lặng cũ.
Nhược Trần không còn khôi hài nữa.
- Thưa cha, Trần hạ thấp - Cha sẵn sàng cho con trở về không?
Ông Nghị trang nghiêm trở lại, giọng ông ấm và nặng.
- Cha đang mong đợi ngày này hơn bốn năm nay.
Rồi hai cha con nắm tay nhau, hình ảnh thật cảm động.
- Ai cũng mong con về cả.
- Vâng, từ nay con sẽ không bao giờ lang bạt nữa.
Vũ Vi lẳng lặng đứng dậy, lần này Nhược Trần không giữ nàng lại nữa. Vi cũng biết, giờ phút này là lúc cha con họ cần tâm sự, nàng không nên ở lại làm gì. Vi bước ra khỏi phòng lên lầu, nàng trở về phòng riêng với bao nỗi xốn xang trong lòng.
Thương nhau không hề nói.
Lòng đầy cánh nhện giăng.
Hồn ngập niềm tâm sự
Nhưng ở đây một gút nhện đã cởi. Vi nghĩ và mỉm cười. Nhìn ra cửa. Bầu trời ngập đầy sao. Vi nghĩ đến trái tim của con người. Nó có bao nhiêu nổi bâng khuâng? Tâm sự có ngập đầy như những ánh sao trên trời không? Và nàng thϊếp đi lúc nào không biết.