Bên Bờ Quạnh Hiu

Chương 7

Chương 13-14
Có một lúc, tôi bị lôi cuốn theo các diễn biến trong quyển "Vực Thẳm" mượn của bác Châu. Tôi đã thở dài cho cuộc đời của nữ nhân vật chính, tiếc nuối cho nhân vật nam, phục lăn những lời lẽ của bà dì trong truyện. Tôi gắn cho bác Châu vai trò của người đàn bà giàu tình cảm nhưng giàu nghị lực. Lúc người đàn bà khóc cũng chính là lúc tôi khóc, và khi người đàn bà trở về trạng thái nguôi ngoai, tôi vẫn còn xúc động. Quyển sách đã xem hết, tâm trí tôi vẫn chưa trở lại trạng thái bình thường. Tâm hồn tôi rơi vào một thế giới huyền hoặc, ảm đạm. Đến lúc đã bớt thương tâm thì bỗng nhiên tôi cảm thấy hứng viết một cách không tưởng tượng nổị lật vở ra tôi đặt tất cả chú tâm vào công việc viết lách. Giam mình trong phòng suốt ba ngày liền, thế mà tôi chẳng viết được một câu văn nào ra hồn. Và lúc bấy giờ tôi mới khám phá ra rằng, tôi còn tệ hại hơn ca? Á Nam, tôi chỉ là kẻ mê nghệ thuật viết lách nhưng chẳng có thực tài.

Bỏ rơi mộng viết văn, tôi lại tiếp tục tung tăng trên cánh đồng cỏ. Một buổi sáng, bất chợt tôi gặp Á Nam và Diễm Chi đang đứng đút mồi cho chim câu. Điều này làm tôi kinh ngạc nhưng cũng khiến tôi thích thú. Đời sống của Diễm Chi quá đơn giản an phận, bác Châu tâng tiu con gái quá đáng nên Chi chỉ là một tiểu thơ yếu đuối trầm lặng. Nam rất ít khi đến nông trại, nhưng cho dù chàng ta vẽ chẳng nên thân đi nữa, chàng ta cũng là một thanh niên nhiệt tâm với đời sống này, biết say mê cái mình yêu thích. Lúc tôi đến là lúc Nam đang say sưa nói cho Diễm Chi nghe lý tưởng và quan niệm sáng tác của mình. Diễm Chi chăm chú nghe. Nàng là một thính giả ngoan ngoãn đáng yêu, rất dễ tin và không bao giờ có ý kiến.

Tôi lướt ngang qua mặt họ, chỉ hỏi Á Nam một câu lịch sự:

- Sao, bức họa hôm trước của anh xong chưa?

Mặt Á Nam đỏ lên, hắn ấp úng:

- Tôi mới khởi sự vẽ một bức khác, tôi định vẽ trọn cảnh Hồ Mộng.

Như vậy là bức tranh hôm trước lại thất bại. Có lẽ Á Nam đến đây để tìm Phong, tuy Phong hay trêu hắn, nhưng là người hiểu hắn nhất. Đối với việc vẽ vời của Á Nam, tôi không thấy thích thú mấy nên tôi đi luôn. Buổi sáng hôm nay trời đẹp, tôi cần phải vào rừng để góp nhặt những giọt sương mai và hít lấy nguồn gió mát của trời đất.

Dừng chân lại bên bờ suối, mang quyển Vực Thẳm ra định đọc lại những đoạn hay, nhưng khi ngồi xuống gốc cây, tiếng nước róc rách, tiếng ong kêU đã làm cho sự chú ý của tôi bị phân tán. Gấp sách lại lúc bấy giờ tôi mới phát giác ra ở trang cuối cùng có một hàng chữ nhỏ: Mua tại Bảo Lộc. Vi Bạch.

Thì ra đây là cuốn sách của ông Bạch. Đứng lên tôi định xuống chợ thăm ông ấy để bàn luận quyển Vực Thẳm này. Nhưng chỉ đi được có mấy bước thì một đôi bướm đen to lượn nhởn nhơ trước mặt tôi lôi cuốn tôi, không biết tôi đã chạy theo chúng bao xa, vì tôi mãi đuổi theo chúng. Nhưng 2 chú bướm như trêu như ghẹo, lúc nhởn nhơ trước mắt, lúc mất hút. Đuổi theo một lúc, chúng chui vào một lùm cây thấp rồi biến mất khiến tôi ngẩn ngơ. Đến lúc bỏ cuộc nhìn lại tôi đã không còn trên đường xuống phố chợ nữa. Định rõ vị trí, tôi thấy mình đang ở trên con đường dẫn tới hồ Mộng.

Hồ Mộng! Hồ Mộng! Một bờ hồ đẹp như mơ. Tôi chạy nhanh vượt qua bao tảng đá to, sau cùng tôi dừng chân trước cánh rừng ven bờ hồ. Thở phào nhẹ nhỏm, tôi ngân nga: " Có người con gái xinh xinh.." Trên bờ hồ, những đám sa mù xanh nhạt bốc lên nhè nhe. Tôi nhủ thầm:

- Ta sẽ vớt một ít sa mù xanh đem về rải khắp phòng, tối đến ta sẽ được nhiều giấc mộng đẹp.

Nhưng chưa kịp nghĩ thêm tôi đã phải dừng chân, vì trước mặt tôi có một người đang đưa mắt theo dõi từng cử chỉ của tôi, chẳng ai khác hơn là ông hiệu trưởng Bạch. Bất giác tôi kêu lên một tiếng, vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, lúc nãy nếu tôi đến trường thăm ông thì chắc chắn hố to rồi.

Trong cái rủi có cái may mắn bất ngờ. Trong đôi mắt đang nhìn tôi thoáng có nét buồn. Ông hỏi:

- Cô ở đâu đến đây?

Ngồi xuống bãi cỏ bên cạnh, đặt quyển Vực Thẳm lên váy, tôi đáp:

- Dạ từ nông trại Lệ Thanh, ban nãy tôi định xuống trường thăm ông.

Ông Bạch thờ ơ:

- Thế à, có chuyện gì không? Từ mờ sáng là tôi đã ra đây rồi

Vòng tay ôm gối, tôi nói:

- Không có chuyện gì cả, chỉ định đến thăm ông, tôi vừa mới xem xong quyển Vực Thẳm.

- Phải quyển sách tôi cho bà Chương mượn đấy à?

- Vâng. Tôi mê gần chết.

- Ai? Bà Chương mê hoặc cô à?

- Không, tôi muốn nói quyển Vực Thẳm đấy!

- Vực Thẳm? Mỗi người chúng ta đều có một Vực Thẳm riêng của mình, phải không? Nếu ta không biết lùi bước ra sẽ rơi xuống nát xương. Nhưng sợ nhất là cảnh đứng trên bờ vực mà lùi chẳng được, tiến cũng không xong.

Không hiểu câu nói vừa rồi là ông Bạch định nói cho tôi nghe hay là câu độc thoại? Tôi ngơ ngác nhìn trên đuôi mắt của ông đang hằn lên nỗi buồn không lối thoát, tôi có cảm giác như nhìn thấu được cả gánh nặng đang đè trĩu lên vai ông. Tại sao ông Bạch lại buồn? Có phải vì mối tình éo le kia chăng? Tôi đột nhiên lên tiếng:

- Tôi không tin là ông đang đứng trên bờ vực vì ông là người đàn ông giàu nghị lực, có thể giữ vững tương lai của mình được.

Ông Bạch lượm một cành cây khô bên bờ, quấy nhẹ vào nước:

- Không ai có thể tự cho rằng mình nắm được tương lai của chính mình, vì người thông minh nhất chính là người bất lực nhất.

Câu nói thật lạ! Tôi chống tay lên đùi, ưu tư. Ông có dáng dấp của một kẻ ẩn sĩ, tư tưởng thật hàm súc, tôi dành cho ông một tình cảm thật đặc biệt. Phải chăng ông đã không còn tự chủ được mình vì đã yêu một người con gái nhỏ hơn mình những hơn hai mươi ngoài tuổi? Ông buồn vì không thể nào mở miệng trình bày cho cha mẹ nàng hiểu được tình yêu chân thật của mình? Nhìn nét sầu trên khuôn mặt ông, đôi mắt buồn vẫn còn vẻ say mê. Ông Bạch nhìn tôi rồi đột nhiên hỏi:

- Tại sao cô lại nhìn tôi như vậy? Cô định tìm bí mật gì ở tôi?

Tôi gật đầu:

- Vâng, tất cả những nhân vật ở xứ này đều rất khó..."khó đọc".

Đột nhiên nhớ tới lần thứ nhất gặp ông Bạch, chúng tôi đã từng cho rằng mỗi một người là một quyển sách rắc rối.

- Cô định viết như Phong đã cho tôi biết đấy à?

- Vâng, nhưng tôi không đủ khả năng.

Ông Bạch vẫn giữ thái độ thờ ơ:

- Thế cô định viết về loại gì? Thời bây giờ việc viết lách tôi thấy dễ dàng quá, nhất là loại văn hiện thực, chỉ cần đem chữ nghĩa đảo lộn thứ tự cho khó hiểu, cho lạ một chút, hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần một cách thật lập dị là thành công rồi.

Tôi phì cười, nói chuyện về văn học coi bộ thích thú đấy:

- Có lẽ ông đã xem nhiều sách lắm. Nhưng tôi không thích viết những điều khó hiểu, văn học là công cụ để biểu lộ tư tưởng, nếu viết một tác phẩm chỉ để cho chính mình hiểu thôi, thì sợ rằng việc tỏ bày tư tưởng của mình cũng chẳng đem lại lợi ích gì cả. Tôi viết những thứ đó để làm gì? Tôi chỉ mong rằng mình có thể viết theo lối văn bình dị dễ hiểu hơn là viết theo lối siêu thực. Trào lưu văn hóa của thế hệ trẻ như đám rừng mù tịt, tôi không thích theo trào lưu đó.

Ông Bạch ngồi thẳng người lên, ông bắt đầu hứng khởi:

- Cô có biết nguyên nhân của trào lưu đó nằm ở chỗ nào không? Bọn trả bây giờ buồn vì nhiều thứ vây quanh: Vấn đề chiến tranh, hôn nhân, học hỏi, giao thiệp...Đời sống là một mối lo thường trực, họ như người đi lạc giữa rừng sâu. Họ cảm thấy bị bỏ rơi-cả một thế giới bị bỏ rơi- Thế là họ lao đầu vào. Có một số ý thức được vấn đề nhưng có một số đua đòi theo mốt...Kết quả là nền văn học hiện đại trở thành một nền văn học lạc lõng, buồn chán. Ông nhìn tôi cười, rồi tiếp:

- Nếu thật sự cô thích viết văn thì hãy cố gắng viết, đừng để mình đi lạc, hãy mở mắt thật to để tìm hiểu đời sống của mọi người.

- Mong rằng tôi sẽ tỉnh táo trong vấn đề. Theo ông thì một tác phẩm lớn có cần phải cao siêu gút mắc không?

Ông Bạch suy nghĩ một chút:

- Theo tôi thì Hồng Lâu Mộng văn chương bình dị, phổ biến rộng rãi, nhưng có ai dám nói nó là không hay đâu? Nhưng thật sự con người vẫn quí trọng những cái gì cao siêu hơn, dù biết rằng văn chương không thể dùng thước tất ngắn dài để đo lường sự hay dở. Do đó theo tôi giá trị của một tác phẩm không phải là sự tán thưởng riêng rẽ của độc giả hay của phê bình gia hiện đại. Mà tác phẩm nào được trường tồn với thời gian là tác phẩm hay, vì nếu dở, nó sẽ bị đào thải. Do đó tôi nghĩ, nếu là nhà văn chân chính họ sẽ viết tác phẩm theo đúng ý của họ, ý thức được trách nhiệm của mình đối với đứa con tinh thần của mình là được rồi.

- Như thế là ông đã phủ nhận giá trị của việc phê bình văn học? Tôi trái lại, tôi nghĩ rằng nó cũng rất cần thiết trong việc giúp đỡ độc giả chọn lực món ăn tinh thần riêng cho mình.

Ông Bạch cười:

- Tôi không phủ nhận giá trị của việc phê bình nghệ thuật, nhưng muốn làm một nhà phê bình chân chính là một việc khó khăn, phải có trình độ thưởng thức văn chương cao, phải khách quan mới là vấn đề khó khăn. Nếu một nhà phê bình mà thiên vị thì làm sao giúp ích được độc giả trong việc chọn lựa tác phẩm chứ? Đó là chưa nói đến cái thời đại đầy nước mắt đầy chua cay này. Có rất nhiều người buồn bực chuyện riêng tư, hoặc bất đắc chí, muốn tìm cơ hội để chửi người khác cho sướиɠ miệng, việc phê bình văn học đã bị lạm dụng trắng trợn làm độc giả tối tăm mặt mũi không biết phải chọn lựa thế nào, và ngay cả những nhà văn cũng không biết mình nên chọn một lối viết nào cho thích hợp nữa. Trong trường hợp này phê bình văn nghệ thuật bị mất giá và độc giả sẽ nghi ngờ giá trị của chính nó.

Tôi hơi khó chịu:

- Tôi không hoàn toàn đồng ý với sự nhật xét của ông.

- Tôi cần cho cô biết là nãy giờ tôi chỉ bàn về nền bình văn học ở xứ ta thôi. Khó mà thiết lập được một nền phê bình văn học chân chính. Tôi nghĩ là việc phê bình chỉ là cái nhìn của một người đối với một tác phẩm, nó chỉ có thể cung cấp ý kiến cho độc giả lựa chọn, chứ không thể dùng làm mực thước để đo giá trị của một tác phẩm.

Tôi hiểu ý ông Bạch một chút, đưa tay chống cằm tôi nói:

- Theo ý ông thì khi viết về một nhân vật nào ta cũng cần phải lột trần bản tính của người ấy ra hay sao?

Ông Bạch nhìn tôi:

- Cái đó cô phải hỏi cô trước chứ sao hỏi tôi. Theo cô thì sao? Bản tính nói chung của con người như thế nào?

- Theo tôi thì hiền cũng có mà ác cũng có, xấu có, đẹp có, nhưng đẹp bao giờ cũng nhiều hơn xấu.

- Vậy thì cô cứ viết tất cả ra, tốt cũng viết mà xấu cũng viết, tốt viết nhiều, xấu viết ít.

Tôi thích thú hỏi:

- Ông là người trưởng thành, kinh nghiệm đời nhiều, nếu ông bảo thế tôi sẽ nghe theo ông. Nhưng bây giờ ông cũng nên cho tôi hiểu cảm nghĩ của ông về bản tính con người nữa chứ?

Ông Bạch nhặt chiếc lá rơi trên vai tôi. Một tấm lá có chót đuôi màu đỏ, lưng màu xanh pha lẫn vàng nâu, chung quanh nó còn có vết sâu đυ.c thủng một lỗ to. Cầm chiếc lá trong tay ngắm nghía, ông nói:

- Tôi không biết.

- Sao?

Ông Bạch ngẩng mặt lên nhìn tôi:

- Tôi không hiểu về nhân tính cả. Vì đời sống quá nhiều nên tôi nói mình không biết. Cô Thu, một ngày nào đó cô sẽ hiểu tại sao tôi nói thế, bản tính con người phức tạp khó hiểu lắm, không một ai có thể cho tôi biết nó là màu gì không?

Tôi không biết gọi nó màu gì. Trong mau xanh có pha lẫn màu vàng, trong màu vàng lại có chen cả màu đỏ, màu nâu. Nắm chiếc lá trong tay một lúc, tôi mới ngẩng đầu lên, nói:

- Tôi không biết nó là màu gì, nhưng tôi thấy nó đẹp.

Giọng ông Bạch xúc động:

- Lệ Thu, cô khá lắm. Cô còn trẻ, hãy còn nhiều thời giờ để tìm hiểu con người. Bây giờ thì đừng suy nghĩ chi cho rắc rối, hãy tạm tin là nhân tính con người lúc nào cũng đẹp đi.

Đó là một buổi sáng đẹp, đám sa mù lờ lững làm cho cảnh vật thêm mờ ảo thần tiên. Khu rừng xanh thẫm xa xa, ánh nắng phản chiếu trên mặt hồ làm lung linh những màu xanh của lá. Trong khi tôi và ông hiệu trưởng ngồi bên cạnh hồ say sưa bàn luận về văn chương và thiên tính nhân loại thì đàn ong và ve tấu nhạc bên tai.

Một vài chiếc lá nhẹ rơi, điểm tô cho khung trời thêm mơ mộng. Lòng tôi lâng lâng với những cảm xúc tuyệt vời. Chúng tôi tiếp tục đàm luận không biết bao lâu. Đột nhiên tôi phát giác ra bàn tay mình không biết từ lúc nào đã nằm yên trên gối ông Bạch, trong khi ông Bạch với đôi mắt xa vời vẫn không rời nhìn vào mắt tôi. Trong giây phút bồng bềnh đó, tôi nói:

- Tôi biết tại sao ông lại thích sống mãi trong sơn cùng cốc này, có phải chăng vì ông đã yêu một người, người đó sống tại nông trại Lệ Thanh, chính vì người này mà ông không đành bỏ đi, phải không?

Ông Bạch bị chấn động mạnh, mắt ông nhìn thẳng vào mắt tôi hoảng hốt, rồi thật nhanh, lấy lại vẻ bình tĩnh:

- Cô Thu, cô đừng nói bậy như vậy?

Tôi chẳng chịu thua:

- Tôi biết sự thực đúng như vậy, ông yêu người ta mà người ta cũng yêu ông, phải không?

Mắt ông Bạch không rời nhìn tôi, hai hàng lông mi ông nhíu lại, nét buồn càng lúc càng nhiều trên gương mặt tái xanh mét. Một lúc thật lâu, ông ngồi thẳng lưng lại, nắm tay tôi, giọng nói không được bình tĩnh lắm:

- Đừng chen vào đời tư tôi, được không cô Thu? Cô chưa hiểu được thì cô chen vào đó làm gì? Những bắp thịt trên mặt tôi như căng thẳng, máu nóng dần lên mặt. Mắt tôi bắt đầu ướt, tôi không làm sao kềm chế được sự xúc động của con tim mình:

- Tôi nghĩ là tôi hiểu ông, chỉ tại ông lúc nào cũng đóng kín cửa không muốn để người khác tìm hiểu.

Ông Bạch đưa tay kéo những sợi tóc ngắn lòa xòa trước trán tôi, nhỏ nhẹ bảo:

- Cô Thu, cô còn nhỏ lắm, hãy đợi khi nào cô trưởng thành, lúc đó cô sẽ hiểu được nhiều chuyện, còn bây giờ chưa phải lúc, tìm hiểu cũng vô ích thôi.

Ông Bạch nói thế có nghĩa là người con gái kia trưởng thành hơn tôi hay sao? Cô ấy đâu có lớn hơn tôi làm sao hiểu ông nhiều hơn tôi được? Dòng lệ tự ái tôi làm cho mặt tôi mờ hẳn đi. Tôi đứng bật dậy, mang trái tim bị xúc phạm chạy nhanh về phía rừng. Tôi cũng không hiểu tại sao mình lại làm như thế, chỉ biết là mình phải đi khỏi nơi này. Vào đến rừng, tựa lưng vào thân cây tòng, tôi che mặt khóc, có tiếng chân của ông Bạch, rồi tiếng gọi gấp rút:

- Lệ Thu! Lệ Thu!

Tôi đứng bất động ở một chỗ, bàn tay che mắt vẫn giữ nguyên nhưng tôi biết ông đã nhìn thấy và đang tiến tới. Có một bàn tay vịn nhẹ vào tay tôi rồi giọng nói lo lắng của ông Bạch:

- Lệ Thu! Sao vậy? Tôi đã làm gì để cô buồn?

Buông tay ra, quẹt những giọt nước mắt đọng trên mắt, đột nhiên tôi cảm thấy mình vô duyên lạ, nhất là những cử chỉ đột ngột vừa qua. Cúi mặt xuống (tôi không dám nhìn thẳng vào mặt ông ấy) nói nhỏ:

- Dạ không có gì, ông đừng lo cho tôi.

Ông Bạch thật ôn tồn:

- Cô không giận tôi chứ? Nếu tôi có lỡ lời, đó là một sự vô ý chớ không phải cố ý đâu. Vì...vì ban nãy, lòng tôi rối rắm quá. Cô hiểu không? Cô Thu, cô đừng buồn nhé. Tuổi trẻ là tuổi của vui sống.

Mắt ông Bạch đầy vẻ thành khẩn khiến tôi không đành lòng, tôi nói:

- Ông hiệu trưởng, ông cũng nên làm bạn với niềm vui và bỏ quên hết bao nhiều điều sầu khổ. Dù sao ông cũng nên nghĩ đến một người thành tâm mong mỏi ông được như vậy, dù người đó chỉ là một đứa con nít không hơn không kém.

Nói xong, tôi chợt cảm thấy mặt mình nóng ran lên. Rút tay ra khỏi tay ông Bạch, tôi bỏ đi xuống núi, ông ấy không đuổi theo tôi nữa, cũng không gọi tôi lại. Khi xuống tới chân núi mà mặt tôi vẫn còn nóng hừng hực, và tim tôi đập thật mạnh. Đi chậm lại tôi bắt đầu lấy lại hơi thở đều hòa, và trở về khu nhà trầm mặc. Bây giờ thì đi thật nhanh, đi như bị ma đuổi.

Đến trước mảnh đất thí nghiệm hoa mầu, tôi gặp Phong đang đứng đấy. Không lẽ hắn lại chịu khó làm việc đồng án nữa sao? Vừa trông thấy tôi là hắn ném ngay cuốc xẻng, chụp lấy tôi:

- Chú ong nhỏ này, nãy giờ chú đi đâu vậy?

Tôi giật mạnh thoát khỏi tay hắn, nói:

- Mặc tôi!

Rồi bỏ đi về phía nhà. Phong đuổi theo hỏi:

- Làm gì thế? Ai làm gì cô?

- Mặc tôi.

- Sao vậy? Hôm nay Thu làm gì mà khó chịu thế? Ai đã làm Thu buồn?

Giận quá, tôi giậm chân:

- Tôi đã bảo mặc tôi mà, hôm nay tôi không có thời giờ đùa cợt với mấy người nhé.

Phong nheo mắt lại nhìn từ đầu đến chân tôi, rồi chậm rãi nói:

- Tại sao? Thế mà tôi tưởng chúng ta đã có sự liên hệ mật thiết với nhau rồi chứ, Thu có gì buồn cứ nói để tôi giúp cho.

Tôi đứng lại, không giằng co với Phong nừa. Quay nhìn hắn, hắn đang mỉm cười. Nụ cười mà tôi ghét cay ghét đắng vì nó trông thật đểu. Tôi lạnh lùng nói:

- Anh Phong, cho anh biết tôi không có gì buồn hết, anh không cần phải bận tâm, tôi cũng không thích anh cứ nắm tay tôi thế này mãi.

Câu nói của tôi như một mũi gai nhọn đâm vào Phong, , Phong buông tôi ra, nụ cười đểu giả chưa mất hẳn trên môi, nhưng giọng nói của hắn đã bất bình:

- Dạ xin lỗi tiểu thơ, tôi mong rằng tôi chưa làm cho bàn tay quý giá của tiểu thơ bị đau đớn. Đưa bàn tay của hắn lên nhìn, Phong nói tiếp:

- Thế mà tôi cứ tưởng bàn tay tôi không có chứa chất độc chứ!

Quay lưng lại, tôi nói:

- Bây giờ tôi có quyền trở về phòng tôi rồi chứ?

- Khoan! Phong chận ngang lối đi, đôi mắt của hắn hiện lên nét hung dữ, hắn tiếp: - Cô Thu! Cô là cái gì mà kênh kiệu thế? Cô tưởng tôi muốn tán tỉnh cô à? Hay là cô tưởng rằng cô là nữ hoàng, là công chúa chứ?

Tôi bực bội lớn tiếng:

- Tôi không tưởng mình là cái gì hết! Anh làm ơn tránh ra, đừng quấy rầy tôi nữa.

- Không dễ dàng như vậy đâu!

Phong lạnh lùng nói, hắn lại nắm chặt tay tôi, giọng chẳng có tí gì là thân thiện cả:

- Cô tưởng cô giỏi lắm sao mà muốn lên mặt dạy đời tôi lúc nào cũng được? Hôm nay, nhất định tôi phải lột cái vỏ kiểu cách của cô mới được.

Hắn giữ vai tôi rồi bỗng nhiên ôm chặt người tôi. Trong lúc tôi chưa kịp phản ứng gì cả, thì đầu hắn đã kề sát vào mặt tôi. Tôi la hét vùng vẫy. Nhưng hắn giữ hai tay tôi chặt quá khiến tôi không cựa quậy gì được. Sau đó, môi hắn in lên môi tôi, đầu lưỡi hắn chạm vào răng tôi, luồng hơi nóng tràn lan qua miệng, cảm giác đê mê lan truyền khắp thân thể. Ánh nắng chói chang như hàng ngàn vạn sợi dây kim tuyến quay cuồng trong mắt tôi, quay cuồng đến lúc tôi rã rời không kháng cự được

Mấy thế kỷ dài đã trôi qua, mấy trăm tinh cầu đã vỡ nát. Rồi Phong buông tôi ra. Ánh mắt tinh quái của hắn vẫn đăm đăm nhìn tôi cười ngạo nghễ đắc thắng.

- Tôi dám chắc là Thu chưa được hôn!

Tôi đứng chết điếng một chỗ, những giọt nước mắt nhục nhã thi nhau rơi xuống. Gương mặt Phong, cánh đồng và rừng cây lay động trước mặt. Tôi không thể nào nén được hơi thở dồn dập, những hơi thở đầy uất ức, phẫn nộ, nhục nhã. L*иg ngực tôi muốn bể tung ra. Nhưng hắn vẫn đứng đấy, nụ cười đểu cáng vẫn còn nguyên

- Có thế này cô mới nhận chân được con người thật của cô, biết không Lệ Thu? Cô là con người tràn đầy sinh lực, toàn thân cô ấm như một hỏa lò, chỉ cần ngọn đuốc làm mồi là có thể bốc cháy, tôi sẵn sàng làm đuốc cho Thu. Sao? Được không?

Hắn vừn nói dứt câu, tôi giận quá đưa thẳng tay lên tát hắn một cái tát tóe lửa như trong phim chiếu bóng. Trong lúc chẳng đề phòng hắn đã lãnh trọn. Chưa hả cơn giận, tôi hét lớn:

- Anh là thằng hèn! Hạ cấp! Vô liêm sĩ! Tôi sẽ chẳng bao giờ coi anh ra cái giống gì cả! Anh đừng có hòng!

Quay lưng lại, tôi chạy nhanh vào khu nhà trầm mặc. Vào đến phòng, tôi cài chặt cửa lại rồi nhảy lên giường.

Trưa hôm ấy, tôi không dùng cơm, bác Châu đến trước cửa phòng gọi, nhưng tôi nói với ra là mình chưa khỏe nên không muốn ăn.

Chương 14

Suốt một buổi chiều dài tôi nằm bất động trên giường, mắt nhìn vô hồn ra ngoài cửa sổ. Những hạt nắng lấp lánh trên kính làm phiêu bạt bóng trúc mập mờ. Cứ thế nằm dài từ lúc nắng còn chói chang cho đến lúc khung trời bên ngoài ửng đỏ. Chiều đã đến, bốn bề yên lặng không một tiếng động.

Bác Châu đã mấy lần đến trước cửa phòng gọi khẽ tên tôi, nhưng tôi chẳng trả lời, và bác cứ tưởng là tôi ngủ, nên chỉ đứng chần chờ một lúc rồi bỏ đi. Nằm dài ra đó mà tâm hồn tôi bay bổng tận đâu đâu. Khi nắng chiều đã nhạt, tôi bắt đầu chợp mắt, giất ngủ đã đến với tôi chẳng bình yên tí nào cả. Hình ảnh của ông Bạch, của Phong cứ chập chờn nhảy múa trong giấc mộng của tôi, rồi một lúc sau, tôi lại thấy những chiếc bóng kia kết thành một mạng nhện thật to quấn chặt lấy người tôi, tôi không thể nào cử động, tôi ngợp thở, tôi vùng vẫy, tôi hét to lên, rồi giật mình thức giấc. Mồ hồi ra như tắm, ướt cả áo quần. Ngồi ld^n, khối óc rỗng tuếch, cho đến lúc hoàn hồn lại, tôi mới lau nhẹ những giọt mồ hồi trên trán. Thân thể tôi rã rời, nằm suốt một buổi chiều gân cốt tôi ê ẩm, giấc mộng làm đầu tôi nặng nề. Vả lại, bây giờ tôi cảm thấy đói rồi.

Ngồi trước kính nhìn khuôn mặt hốc hác, đôi mắt ngơ ngác, mái tóc rối bù rủ trên vai, tôi cầm lược lên, chậm rãi chải, nhưng rồi ném lược xuống thở dài. Không hiểu tại sao tôi thấy bực bội vô cùng. Tôi phải làm sao đây? Sau chuyện xảy ra giữa tôi và Phong, tôi tự hỏi có nên lưu lại nông trại này nữa hay không? Nhưng bỏ nơi này thì tôi sẽ đi đâu? Chuyện mẹ và cha tôi đã đi đến đâu rồi? Về nhà à? Trong tình trạng kiện tụng kia tôi làm sao về được? Mà...mà...làm sao tôi có thể bỏ bờ hồ, bỏ cánh đồng, rừng cây, ngọn suối và ánh nắng reo vui nơi đây cho được? Đi vòng trong phòng, đi cho đến lúc mỏi nhừ tôi mới ngừng lại. Ráng chiều càng lúc càng đỏ chói. Mở cửa sổ ra, tôi đứng ngắm cảnh vật. Màu đỏ nhuộm cháy cành lá trúc. Cả một góc trời bị đốt cháy đỏ rực, những đám mây ngũ sắc đang phiêu lãng trên tận cùng tầm mắt, lúc hợp lúc tan như một trò chơi tinh nghịch. Tôi nở l*иg ngực hít mạnh gió chiều thật mát. Tựa mặt vào khung cửa, tôi cảm thấy mình yêu cảnh va6.t này quá đi. Không phải chỉ khung cảnh thôi, mà còn yêu cả nông trại Lệ Thanh, yêu những đám mây, yêu những dãy núi mờ xa, yêu khu rừng và cả mặt trời yêu dấu!

Lại có tiếng người gõ cửa, nhưng tôi nghe tiếng gọi khẽ của Diễm Chi:

- Chi. Thu ơi! Chi. Thu!

Lúc lắc cái đầu, những rối rắm vẫn chưa ra. Tôi bước ra mở cửa, Diễm Chi đang cầm vải thêu trên tay, mặt thật tươi:

- Chi. Thu, chị làm sao thế? Mẹ bảo tôi đến thăm Thu đó.

Tôi cắn nhẹ môi:

- Không sao cả, chỉ hơi choáng váng một chút thôi.

Diễm Chi lấy chai dầu bạc hà trong túi ra dưa cho tôi:

- Chắc trúng nắng rồi, Thu thử dùng cái này xem!

Tôi nhận chai dầu, cô bé bước vào đặt vải thêu và kim chỉ lên bàn. Thoa một ít dầu lên trán, một ít dầu vào mũi, mùi bạc hà thơm thơm làm tôi thấy dễ chịu. Diễm Chi ngồi đấy, nước da trắng hồng. Nhìn lên mảnh vải thêu dở trên bàn, tôi thấy nét thêu thật tinh xảo, hoa cúc, mấy hàng dậu và cỏ lau. Đột nghiên tôi đọc khẽ mấy câu thơ mình đã gặp:

Người cao ngạo vì ai ở ẩn?

Cũng loài hoa nở muộn vì ai?

Bên sân sương rụng u hoài?

Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi?

Diễm Chi mở to mắt ra:

- Chị đọc cái gì thế?

Tôi nghi ngờ:

- Chi không biêt mấy câu thơ này sao? Thơ của Tào Tuyết Cần mà không biết sao?

Diễm Chi lắc đầu, đôi mắt nàng nhìn tôi thành thật:

- Vâng, em không biết, em ít khi đọc sách lắm, nhất là thơ, em xem mãi mà không hiểu gì cả.

Tôi ngạc nhiên:

- Thế làm sao Chi hiểu được lời nhắn nhủ của người ta chứ?

Diễm Chi có vẻ không hiểu ý tôi, cô bé ngẩn ngơ:

- Ai ? Chị nói cái gì lạ vậy?

- Tôi muốn nói..

Đột nhiên tôi ngưng lại. Thôi cần gì! Chuyện của người ta mà chen vào không tốt. Như lời ông Bạch đã bảo, con người phức tạp không thể nào phân tích được, cũng không thể nào có thể tự phụ là hiểu được, vậy thì cứ cố gắng hạch hỏi hay tìm hiểu chuyện người làm gì? Đó là chưa nói tình yêu giữa trai và gái như một sự kết hợp bằng những giác quan thứ sáu, thứ bảỵ..Tình yêu đến như một trực giác đón nhận không đắn đo.

Tôi lắc đầu bảo:

- Không, không có gì cả, hôm nay trong người tôi sao khó chịu quá.

- Thu nhớ nhà, nhớ mẹ chớ gì?

- Tôị..Tôi cũng không biết, có lẽ tôi phải trở về thành phố một vài hôm.

Diễm Chi nắm tay tôi:

- Đừng, đừng chị Thu! Làm gì về sớm quá thế? Ở lại đây đi, ở đây ai cũng yêu chị cả. Chị đi rồi nhà buồn chết.

- Chi sẽ không buồn đâu.

- Thật đấy. Chị Thu, đừng đi chị nhé qua mấy hôm nữa mấy cây diếc trong rừng đổi lá đỏ đẹp lắm. Em bảo đảm với chị là chị sẽ thu thập được rất nhiều tài liệu cho việc viết lách của chị. À mà chị đã thấy mùa anh đào chưa?

- Chưa?

- Thế thì còn có một chiếc hồ tên là hồ Bích, chung quanh hồ nở đầy hoa anh đào. Đứng xa mấy cây số vẫn nhìn thấy màu hồng tươi thắm. Ở lại nhé chi. Thu, em chắc chắn chị sẽ thích thú, em bảo đảm mà.

- Cần gì phải đợi đến mùa xuân? Chỉ có một mùa hè mà tôi yêu nó quá rồi. Tựa lưng vào cửa, tôi yên lặng, phải chi không có tên Phong đáng ghét, phải chi đừng có buổi sáng xui xẻo thì đâu có gì phải khó xư?

Bác Châu xuất hiện trước cửa phòng. Trên tay bà là một chiếc mâm có mấy cái bánh bao bốc khói. Bà cười hiền hòa:

- Lệ Thu, con đói lắm rồi phải không? Thưởng thức thử món bánh bao này xem, bác làm đó, bác trai con thích nhất là món này.

Mùi thơm của chiếc bánh bao mới hấp thoảng qua mũi, tôi thấy mình quả đang đói thật. Lấy một cái cho vào miệng, ngoài bột với nhân thịt, không có gì đặc biệt hết, thế mà ngon chi la. Bác Châu nhìn tôi với cái nhìn của người mẹ chăm sóc con thơ:

- Mặt con sao tái xanh vậy? Bệnh rồi phải không? Phơi nắng nhiều lắm chứ gì?

Tôi lắc đầu cười miễn cưỡng:

- Dạ không.

Diễm Chi đỡ lời:

- Chi. Thu nhớ nhà, chị ấy bảo muốn về thành phố, con đang thuyết phục chị ấy ở lại đấy mẹ ạ!

Bác Châu nhìn tôi với ánh mắt nghi ngờ:

- Sao lạ vậy? Có chuyện gì làm con buồn? Có phải vì mấy câu nói hôm trước của bác trai con không?

- Dạ không phải, không phải chuyện đó đâu.

Bác Châu đặt tay lên vai tôi:

- Thế tại sao bỗng dưng con lại muốn về thành phố? Có cái gì cứ cho bác biết đi!

Đột nhiên tôi cảm thấy muốn khóc. Những giọt nước mắt lưng tròng như sẵn sàng rơi. Quay mặt đi, tôi nghẹn lời:

- Không có chuyện gì cả bác ạ, không hiểu tại sao bỗng nhiên con thấy nhớ mẹ quá, con muốn về ngay.

Bác Châu vòng tay ôm ngang người tôi. Nhìn thẳng vào mắt tôi, bác nói:

- Bác không tin như vậy. Lệ Thu, con đừng buồn nữa, bác phải tìm cho ra đứa nào đã làm con buồn, bác không tha cho nó đâu. Riêng về việc muốn về thành phố, đó có phải là ý định thật của con hay không hở Thu?

Tôi yên lặng, bác Châu vỗ nhẹ lên vai tôi:

- Để Diễm Chi đưa con đi một vòng cho khuây khỏa, sao chịu không?

Tôi lắc đầu, bây giờ tôi chỉ muốn được đi riêng một mình.

Bước ra khỏi khu nhà trầm mặc, thả dọc về phía l*иg chim cũng vừa lúc bé Sao Ha đuổi dê về chuồng. Tú đứng cạnh đếm. Những con thú đầy lông mề trông thật hiền, thật dễ thương. Không biết thế giới của những con vật này có chứa chấp những tình cảm phiền muộn lo lắng hay không? Loài người quá thông minh nên đã gây ra làm điều khổ sở.

Tú hỏi tôi:

- Nghe nói cô không được khỏe phải không cô Thu?

- Không có gì, chỉ tại khí hậu nóng bức quá.

Nóng bức thật. Gió không biết đã lặng yên từ bao giờ. Những đám mây ráng chiều chói chang, dần dần mây đen kéo đến vây quanh đầu núi. Tôi bỏ đi và không quên nhắn lại Tú:

- Nếu trời tối mà không thấy tôi về thì đừng đợi cơm nhé. Tôi vừa ăn mấy cái bánh bao cũng no quá rồi.

Tú nhìn lên trời, bảo:

- Tốt nhất là cô đừng đi đâu xa quá, mây đen nhiều quá coi chừng mưa đấy.

Nếu có mưa, được dầm mưa cũng thú lắm chớ. Lòng tôi đang nóng như lửa đốt. Đi về phía bờ suối, tôi nghĩ dòng suối sẽ làm thanh thản tâm hồn tôi. Đến bờ suối tôi cởi giày ra và đi xuống mé nước. Những giòng nước nhẹ len qua chân như một an ủi vỗ về. Tôi ngâm bóng mình trên mặt nước, kết hợp với bóng, mây và núi đảo ngược, trông tôi sao tôi mủi lòng quá.

Sự nóng nực bứt rứt nguôi dần, nhưng thay vào đó vẫn không được yên tĩnh. Một nỗi buồn nhè nhẹ vẫn còn thấm trong tim. Nước vẫn trôi vẫn reo vui, có thể nào kéo trôi nỗi buồn hàng bao nhiêu thế kỷ của nhân loại chăng? Đầu óc tôi cứ thế quanh quẩn mãi cho đến khi lúc sấm chớp nổ vang và những giọt mưa đầu tiên rơi xuống tôi mới chợt tỉnh! Những giọt mưa nhỏ đan nhau bao trùm vạn vật. Gió làm cho rừng cây gào thét vùng vẫy. Váy tôi, tóc tôi bị thổi tung lên. Mưa càng lúc càng to. Tôi nhanh chân rảo bước về nông trại với hy vọng là sẽ kịp về đến nhà mà người vẫn chưa bị ướt như chuột. Giày trên tay, tôi chạy nhanh trong cơn giận dữ của trời đất. Sấm sét nổ ầm ầm, mưa như trút nước. Bốn góc trời chỉ toàn mây đen. Đêm đã buông xuống, tôi phải về đến nhà cho thật nhanh. Ven theo đường mòn tôi chạy băng vào rừng. Một gã đàn ông xuất hiện trước mặt khiến tôi tránh chẳng kịp, giá vẽ, mực sơn đổ tung. Thở phào, may quá, dù sao cũng chẳng phải quái vật hay một ai xa la.

- Trời anh Nam, thì ra là anh.

Á Nam giữ chặt tay tôi, trên tóc trên mi hắn đầy những hạt nước nhỏ. Ánh sáng trong rừng thật ít, thật tối. Cả 2 chúng tôi đều ướt. Á Nam hỏi:

- Cô có đau lắm không?

- Không sao cả, tôi chỉ bị..hết hồn thôi.

Á Nam cười, trong bóng tối đôi mắt hắn không mở được ánh long lanh:

- Cô sợ à? Chúng ta tìm một nơi nào để trú mưa nhé? - Ở trong rừng nguy hiểm quá, tôi sợ bị sét đánh.

Á Nam kéo tôi băng qua một vùng cây rậm rạp nhưng thấp, một chiếc lều thiên nhiên làm bằng dây leo và lá cây. Chỗ núp tuy ẩm nhưng khá ấm, lại được lót bằng lá khô. Nam hỏi:

- Đây được không? Chỗ này không có cây cao chắc sét không đánh tới đâu. Vả lại bây giờ là mùa hè, mưa chắc cũng không đến nổi dai lắm.

Đặt giá vẽ lên đám lá khô, Á Nam bảo tôi ngồi lên đấy. Trời trong rừng tối âm u, đầy đe dọa bất trắc, Á Nam hỏi:

- Cô sợ lắm sao mà run dữ thế?

- Không phải sợ, nhưng lạnh quá.

Quần áo ướt ép sát vào da thịt, gió thổi thế này sao không lạnh cho được. Á nam vòng tay qua ôm tôn hắn nói:

- Cứ tựa sát vào người tôi thế này ấm hơn.

Bất giác tôi ngồi thẳng lưng lên, một nỗi lo sợ vu sơ len lén vào tri thức tôi, nhưng Á Nam vẫn bình thản như không:

- Cô Thu, cô sợ tôi à? Tôi không làm gì cô đâu, đừng sơ.

Tôi ấp úng:

- Vâng, tôi biết. Mưa gió chặt gãy cành lá. Rồi sấm chợp dài giống như chiếc lưỡi rồng cong queo, mang theo những tiếng nổ long trời. Tôi ngồi đấy bên một gã đàn ông không thân thiết.

- Cô Thu, lần đầu tiên cô đứng dưới mưa tôi thấy cô đẹp như chiếc móng sắc. Á Nam nói giọng ấm và nhỏ, ấm như liều thuốc ru ngủ. Tôi yên lặng, hắn tiếp: - Chúng ta gặp nhau nhiều lần, nhưng mỗi một lần gặp nhau là tôi lại quí cô hơn. Khuôn mặt cô đầy nét sống, đôi mắt thông minh của cô khiến tôi mỗi lần nhìn là lại tưởng chừng đấy là hai nguồn sáng, ai nhìn cô là bị cô thu hút ngay. Có nhiều lúc tôi cứ tưởng chính cô là nguồn cảm hứng của tôi, tôi nói thế có quá lắm không hở cô Thu?

Cảm giác sợ hãi càng lúc càng tăng, tôi muốn ngồi xa một tí, nhưng cánh tay hắn cứng quá.

- Cô có thấy tôi điên không?

Tôi miễn cưỡng đáp:

- Không, nhưng có điều tôi không hẳn được như lời anh nói.

Á Nam cãi lại:

- Không, tôi không lầm đâu, chỉ tại cô không hiểu rõ mình đấy thôi. Đừng, đừng nhúc nhích, cô sợ sét đánh à? Không sao đâu. Ban nãy tôi vừa bảo cô là nguồn cảm hứng của tôi, thế cô có chịu làm người mẫu cho tôi vẽ không? Cô sẽ đứng dưới nước, hậu cảnh sẽ là trời với mây. Bên dưới nước sẽ có bóng cây và cô có thể vào chung kết cuộc thi hội họa quốc tế ngay. Cô Thu, cô tin là tôi sẽ trở thành họa sĩ hữu danh không?

Tôi nuốt nước bọt xuống:

- Vâng, tôi tin lắm chớ.

- Thế cô có sẵn sàng giúp tôi không?

Mưa bắt đầu nhỏ lại, gió không còn hung hăng như trước. Tôi lắng tai nghe. Mưa có vẻ sắp tạnh.

- Cô có nghe tôi nói gì không cô Thu?

- Vâng tôi nghe.

Tôi trả lời ngay. Trên cành cây cao, bỗng có tiếng chim hót. Trong cơn mưa nó đã trốn ở nơi nào? Một tiếng chim gọi bao nhiêu chim khác hưởng ứng. Những tiếng chíp chíp thật vui tai. Tôi nói nhanh:

- Hy vọng tôi có thể giúp anh.

- Cô sẽ giúp được, tôi nói cô nghẹ..

Tôi vùng đứng dậy, mưa đã dứt hột rồi.

- Hết mưa rồi, tôi phải trở về nông trại dùng cơm tối. Cám ơn anh, lúc nào tôi cũng sẵn sàng làm người mẫu cho anh.

Nói xong rồi tôi quay lưng bỏ chạy về phía rừng trúc không đê? Á Nam kịp phát biểu ý kiến. Chạy một đỗi thật xa, tôi mới nhớ lại và chào hắn thật to. Hắn vẫn yên lặng, sự yên lặng đó hình như là để phản đối sự bỏ đi bất thần của tôi, tôi cũng biết hắn khó chịu lắm, nhưng rồi cái không khí mát mẻ khiến tôi quên thật nhanh.

Đám mây đen ban nãy không biết đã tan đi đâu mất, ánh sáng nhạt lại trở về với bầu trời, những hạt nước còn đọng trên lá cỏ lấp lánh, ở những vùng đất thấp nước chảy thành dòng. Tay xách giày, tôi đi chân trần trở về khu nhà trầm mặc. Toàn thân ướt đẫm, phải đi theo lối ngõ sau, vì tôi không muốn một ai trông thấy mình bê bối. Gió thổi thật mát, mang theo mùi cỏ dại. Sương đêm phủ một lớp mỏng lên cây cỏ, nhưng tôi vẫn có thể phân biệt được mấy cây Diệc, cây Mun, cây Hoàng Phi. Nhớ lại lời Diễm Chi bảo là mấy hôm nữa, lá Diệc sẽ đổi sang màu đỏ tươi và trên đám cỏ xanh kia sẽ lác đác một vài chiếc lá đỏ, chắc đẹp lắm. Thế mà tôi đành bỏ đi? Sao vậy? Bước hẳn vào lùm trúc, chuồng dê ở trước mặt, bên cạnh là căn chòi lá dùng chứa củi của nông trại, tôi nhẹ nhàng lách qua cổng. Đột nhiên, tôi nghe có tiếng vật nhau bên trong kho chứa củi vọng lại, rồi một bóng người chạy ra. Giật mình tôi nhìn theo. Sao Ly! Nàng cũng ngạc nhiên nhìn lại tôi. Mái tóc rối bù dính một vài cọng rơm và áo quần xốc xếch, tôi biết ngay Sao Ly đã trú mưa trong chòi củi đó lâu lắm rồi. Đang lúc tôi định nói chuyện với nàng thì vụt bỏ chạy đi. Tôi đứng bất động nhìn theo. Trong căn chòi bỗng có một bóng người thứ 2 đi ra. Thấy tôi, hắn ngạc nhiên ngẩn người ra. Tôi nghe tim mình đập thật nhanh. Phong! Đúng là hắn, chiếc thân trần với mái tóc rối và ướt dính đầy rơm. Chiếc quần dài bết bùn. Gương mặt vẫn còn đầy nét du͙© vọиɠ.

Chúng tôi ngỡ ngàng nhìn nhau. Rồi tôi chạy nhanh vào nhà Phong, tôi đã nhìn rõ được con người thật của hắn! Một thứ đàn ông đàng điếm. Không buông tha cả người con gái mà anh mình đang yêu! Đột nhiên, hắn nhảy tới trước chận tôi lại:

- Đợi một chút, Thu!

Tôi quắc mắc, cắn chặt răng nhìn hắn, nói nhanh:

- Đồ hạ tiện! Tồi bại, tránh ra!

Nói xong, tôi định chạy về phòng, nhưng hắn đã giữ chặt tôi lại, cánh tay hắn mạnh và rắn, cườm tay tôi đau nhói lên, tôi hét lớn:

- Buông tôi ra! Buông tôi ra! Đồ hạ cấp!

Gương mặt hắn kề sát vào gương mặt tôi, mắt hắn đỏ ngầu:

- Cô tưởng là...

Đột nhiên nét hung bạo trên mặt hắn biến mất, rồi hắn cười đểu giả:

- Tại sao cô giận dữ như vậy? Cô ghen phải không?

Tôi chưa bao giờ cảm thấy giận kinh khủng như thế này. Cắn chặt môi, tôi run run nói không thành tiếng:

- Anh...anh...

Gương mặt hắn bình thản trở lại:

- Thôi được rồi Lệ Thu ạ, bây giờ cô đi thay áo đi, áo cô ướt đẫm thế này, coi chừng bệnh đấy!

- Tôi không cần anh lo cho tôi. Tôi nói nhanh: - Anh Phong, anh là thứ điếm đàng, không có nhân cách, không biết tự trọng! Anh chỉ là một con thú biết mặc quần áo không hơn không kém. Thật không may cho tôi lại kết bạn với một người hạ tiện và vô lương tâm như vậy. Rất tiếc là mấy năm học đại học của anh...

Phong lớn tiếng cắt ngang:

- Im mồm! Đôi mắt mắt long lên sòng sọc, hắn cũng bặm môi nói: - Tôi không làm một cái gì bậy bạ với lương tâm con người, cô không có quyền kết án tôi! Cô cũng đừng tưởng mình là thần thánh, sợ cô trong sạch không bằng ca? Sao Ly nữa là...Cút ngay đi! Đừng làm tôi phải bực!

Hắn đẩy mạnh, khiến tí nữa thì thân tôi va vào tường. Tôi quay đi, không quên liếc hắn một cái, xong chạy nhanh vào phòng. Cài chặt cửa lại, ngã mình trên giường, đột nhiên nước mắt tôi tuôn ra như mưa. Tôi không thể nào kềm chế được niềm đau khổ đang hành hạ tim óc tôi từ hôm qua đến nay.